MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu . 1
1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu . 1
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn . 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu chung. 2
1.2.2. Mục tiêu cụthể. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4.1. Không gian . 3
1.4.2. Thời gian . 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1. Phương pháp luận . 4
2.1.1. Khái niệm . 4
2.1.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. 4
2.1.3. Ý nghĩa . 5
2.1.4. Nhiệm vụ. 5
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 6
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu . 6
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu . 6
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG KIÊN GIANG. 17
3.1. Giới thiệu khái quát vềCông ty Cổphần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Kiên
Giang 17
3.1.1. Quá trình hìnhthành và phát triển của công ty . 17
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụvà quyền hạn của công ty. 18
3.1.3. Cơcấu tổchức và nhân sự. 19
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty . 29
3.1.5. Phương hướng phát triển của công ty . 30
3.2. Thực trạng của công ty Cổphần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang30
3.3. Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty Cổphần Sản
xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang . 38
3.3.1. Phân tích tình hình doanh thu. 38
3.3.2. Phân tích tình hình chi phí . 41
3.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận . 45
3.3.4. Phân tích các chỉsốtài chính . 51
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG 67
4.1. Môi trường vĩmô. 67
4.2. Môi trường tác nghiệp . 69
Chương 5: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG KIÊN GIANG . 71
5.1. Những thuận lợi của công ty. 71
5.2. Tồn tại và nguyên nhân . 71
5.2.1. Tốc độthu hồi công nợcòn chậm . 72
5.2.2. Khảnăng thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng
giảm xuống 72
5.2.3. Lượng hàng tồn kho cao. 72
5.2.4. Chi phí sản xuất còn cao . 72
5.3. Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh tại
công ty . 72
5.3.1. Tăng khảnăng thu hồi công nợ. 73
5.3.2. Nâng cao khảnăng thanh toán nhanh . 74
5.3.3. Giải quyết vấn đề ứ đọng vốn dưới hình thức hàng tồn kho. 74
5.3.4. Chi phi sản xuất còn cao . 75
5.3.5. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu và mởrộng thịtrường . 75
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ77
6.1. Kết luận. 77
6.2. Kiến nghị. 78
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6033 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấu hao bình quân ước tính cho một nhóm tài sản như sau:
+ Nhà xưởng và vật kiến trúc: 10 - 15 năm
+ Máy móc thiết bị : 8 - 10 năm
+ Phương tiện vận tải : 8 -10 năm
+ Tài sản vô hình : 10 -25 năm
+ Tài sản khác : 5-10 năm
* Phương pháp xác định doanh thu:
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ
thu được. Trong hầu hết các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển
giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu
hàng hoá.
* Chi phí lương:
Tổng quỹ lương tính vào chi phí cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm, được tính theo đơn giá tiền lương được duyệt bởi Chủ tịch Hội
đồng Quản trị, Sở Tài chính Kiên Giang và Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Kiên Giang.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 8
* Bảo hiểm Xã hội và bảo hiểm y tế:
Công ty thực hiện trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như sau:
- Bảo hiểm xã hội được trích trên lương cơ bản vào giá thành là 15% và 5%
khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên.
- Bảo hiểm y tế được trích trên lương cơ bản vào giá thành 2% và 1% khấu
trừ vào lương cán bộ công nhân viên.
- Kinh phí công đoàn được trích trên tổng thu nhập của cán bộ công nhân
viên vào giá thành là 1%.
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty
3.1.4.1. Thuận lợi:
Công ty có sẵn tiềm năng về nguồn tài nguyên phong phú, lao động, thiết
bị, máy móc, thiết bị vật chất,... được bổ sung theo định hướng công nghiệp hoá
hiện đại hoá, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và lao động, trình
độ quản lý chuyên môn, tay nghề luôn được nâng cao, đơn vị có truyền thống
đoàn kết thống nhất cao, được thử thách cạnh tranh trong cơ chế thị trường mới.
Công ty khẳng định được chính mình, bên cạnh đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo
sâu sắc thiết thực của cơ quan Đảng, Chính quyền và Đoàn thể cấp trên, sự hỗ trợ
giúp đỡ tận tình của các cơ quan ban ngành, các huyện thị trong tỉnh, mặt khác
tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có nhiều dự án đầu tư mới được triển
khai thực hiện do uy tín và năng lực của Công ty được nâng cao và hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Đồng thời công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khá vững
chắc, có lực lượng công nhân khoẻ, phần lớn là có tay nghề luôn nhiệt tình phấn
đấu đưa Công ty ngày càng lớn mạnh, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công ty đã được chứng minh là đơn vị làm ăn có hiệu quả trong những năm qua.
3.1.4.2. Khó khăn:
Công ty hoạt động phần lớn chủ yếu về vật liệu xây dựng nên luôn gặp
khó khăn là phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Máy móc thiết bị
còn hạn chế, thiếu vốn kinh doanh, mở rộng phạm vi kinh doanh. Do diễn biến
thị trường phức tạp, cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt làm cho mặt
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 9
hàng của công ty phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng để đáp ứng
theo nhu cầu của thị trường.
3.1.5. Phương hướng phát triển của công ty:
Công ty tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành các huyện
thị trong tỉnh để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường hợp tác chặt chẽ tạo mối quan hệ tốt và tìm kiếm khách hàng
mới.
Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể ở các khâu, đặc biệt quan tâm đến
chất lượng sản phẩm để tạo ra niềm tin và uy tín với khách hàng, ngày càng tăng
thêm bạn hàng thân thết trong tưong lai.
Tiếp tục nâng cao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn trong kinh doanh, ý
thức tiết kiệm, chống các biểu hiện tiêu cực, lãng phí.
3.2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG KIÊN GIANG
Trước hết ta căn cứ vào số liệu trên bảng Cân Đối Kế Toán để so sánh
tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa các năm 2004 - 2006 để thấy được quy
mô vốn mà xí nghiệp đã và đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh có hợp lý
hay không, cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Từ đó rút
ra nhận xét ban đầu về tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua.
Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
Đvt: triệu đồng
2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số
tiền
% Số
tiền
%
A.TÀI SẢN NGẮN
HẠN
6.906 6.120 7.920 -786 -11,38 1.800 29,41
I. Tiền 1.077 385 258 -692 -64,25 -127 -32,98
II. Các khoản phải
thu
4.978 3.868 4.743 -1.110 -22,3 875 22,62
1. PTKH (1) 3.937 3.336 4.434 -601 -15,26 1.098 32,91
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 10
2. Trả trước cho
người bán
23 23 48 0 0 25 108,7
3. DPCKPT KĐ (2) -23 -21 -21 2 -8,69 0 0
4. Các khoản phải thu
khác
1.041 530 282 -511 -49,08 -248 -46,8
III. HTK (3) 732 1.578 2.405 846 115,57 827 52,40
IV. Tài sản ngắn hạn
khác.
119 289 514 170 142,85 225 77,85
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
9.124 8.601 8.484 -523 -5,73 -117 -1,36
I. Tài sản cố định 8.862 8.295 7.791 -567 -6,39 -504 -6,07
1. Tài sản cố định
hữu hình
8.497 7.932 7.397 -565 -6,65 -535 -6,74
2. Tài sản cố định vô
hình
352 328 305 -24 -6,82 -23 -7,01
3.CPXDCBDD (4) 13 35 89 22 169,23 54 154,28
II. Tài sản dài hạn
khác
262 306 693 44 16,8 387 126,47
TÀI SẢN 16.030 14.721 16.404 -1.309 -8,16 1.683 11,43
A. NỢ PHẢI TRẢ 5.601 4.727 5.463 -874 -15,60 736 15,57
I. Nợ ngắn hạn 3.571 4.239 5.076 668 18,71 837 19,74
1. Vay và NNH (5) - 1.005 1.296 1.005 - 291 28,95
2. PTCNB (6) 275 462 923 187 68 461 99,78
3. Người mua trả tiền
trước
35 54 153 19 54,28 99 183,33
4. TVCKPNNN (7) 935 825 894 -110 -11,76 69 8,36
5. Phải trả công nhân
viên
1.070 1.006 836 -64 -5,98 -170 -16,89
6. Chi phí phải trả 406 473 425 67 16,50 - 48 -10,14
7. CKPT, PNK (8) 850 414 549 - 436 -51,3 135 32,61
II. Nợ dài hạn 2.030 488 387 -1.542 -75,96 -101 -20,7
1. Vay và nợ dài hạn 2.030 488 387 -1.542 -75,96 -101 -20,7
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
10.429 9.994 10.941 - 435 -
4,17
947 9,47
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 11
I.Vốn chủ sở hữu 10.210 9.647 10.674 -563 -5,51 1.027 10,64
1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
8.840 8.840 8.840 0 0 0 0
2. Quỹ dự phòng tài
chính
132 229 318 97 73,48 89 38,86
3. Lợi nhuận chưa
phân phối
1.238 578 1.516 -660 -53,31 938 162,28
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác.
219 347 267 128 58,45 -80 -23,05
1. QKT, PL (9) 219 347 267 128 58,45 -80 -23,05
NGUỒN VỐN 16.030 14.721 16.404 -1.309 -8,16 1.683 11,43
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006)
Chú thích: (1): Phải thu khách hàng.
(2): Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
(3): Hàng tồn kho; (4): Chi phí Xây dựng cơ bản dở dang.
(5): Vay và nợ ngắn hạn.
(6): Phải trả cho người bán.
(7): thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
(8): Các khoản phải trả phải nộp khác.
(9): Quỹ khen thưởng phúc lợi.
Nhìn vào Bảng Cân Đối Kế Toán ta thấy tổng Tài sản và Nguồn vốn năm
2005 là 14.721 triệu đồng so với năm 2004 là 16.030 triệu đồng đã giảm 1.309
triệu đồng tương ứng 8,16%, tổng Tài sản năm 2006 là 16.404 triệu đồng so với
năm 2005 đã tăng lên 1.683 triệu đồng ứng với số tuyệt đối là 11,43%. Để biết
được các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này ta đi sâu vào nghiên cứu sự biến
động của từng khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế toán:
* Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của Công ty trong năm 2005 đã giảm so với năm 2004
là 786 triệu đồng tương ứng với 11,38%. Năm 2006 thì giá trị khoản mục này so
với năm 2005 đã tăng lên là 1.800 triệu đồng tương ứng với 29,41%. Sự thay đổi
này là do sự thay đổi của các khỏn mục như tiền, các khoản phải thu hàng tồn
kho,... chúng ta sẽ phân tích từng khoản mục này:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 12
+ Trước hết là xem xét sự biến động của vốn bằng tiền:
Khoản mục tiền mặt giảm mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2005 tiền
mặt đã giảm 692 triệu đồng tương ứng với 64,25% so với năm 2004 và đến năm
2006 khoản mục này so với năm 2005 có giảm nhưng chậm hơn so với tốc độ
giảm xuống của năm 2005/ 2004 sự giảm xuống của năm 2006 là 127 triệu đồng
ứng với 32,98% do công ty đã mở rộng quy mô hoạt động vì vậy Công ty phải bỏ
ra nhiều tiền để đầu tư vào khai thác các mỏ núi đá mới vào năm 2005. Công ty
phải khai thác những mỏ đá mới vì những mỏ đá cũ ở những vị trí thuận lợi đã
khai thác hết, những mõ đá mới này khó khai thác hơn nên Công ty phải đầu tư
nhiều vốn để mua sắm máy móc thiết bị mới đáp ứng với nhu cầu khai thác đá
của công ty.
+ Biến động các khoản phải thu:
Các khoản phải thu là những khoản nợ mà khách hàng phải trả cho Công
ty, nhưng công ty chưa thu được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Ta có bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 13
Bảng 2: Bảng phân tích các khoản phải thu
Đvt: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/200
5
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền
%
Khoản phải
thu
4.978 100 3.868 100 4.743 100 (1.110) (22,3) 875 22,
62
1.Phải thu
khách hàng
3.937 79,08 3.336 86,24 4.434 93,48 (601) (15,26
)
1.09
8
32,
91
2.Trả trước
cho người
bán
23 0,46 23 0,59 48 1,01 0 0 25 10
8,7
3.Dự phòng
các khoản
phải thu khó
đòi
(23) (0,46) (21) (0,54) (21) (0,44) 2 (8,69) 0 0
4.Các khoản
phải thu
khác
1.041 20,91 530 13,70 282 5,94 (511) (49,08
)
(248
)
(46
,8)
(Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2004, 2005, 2006)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 14
Khoản phải thu của Công ty Cổ phần Sản Xuất Vật liệu Xây dựng Kiên
Giang năm 2005 so với năm 2004 đã giảm 1.110 triệu đồng tương ứng với
22,3%. Năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này đã tăng lên 875 triệu đồng
tương ứng 22,62%. Khoản phải thu của công ty gồm: Phải thu khách hàng, trả
trước cho người bán, dự phòng các khoản phải thu khó đòi,... trong đó khoản
mục ảnh hưởng lớn đến khoản phải thu của công ty đó là: Phải thu khách hàng.
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Khoản phải thu khách hàng năm 2004 chỉ
chiếm 79.08%, năm 2005 khoản phải thu của khách hàng chiếm 86,24% trong
khoản phải thu của công ty, đến năm 2006 khoản mục này đã chiếm hầu như toàn
bộ khoản phải thu của công ty, nó chiếm 93,48%. Năm 2005 khoản phải thu
khách hàng có giảm so với năm 2004 là 601 triệu đồng tương ứng 15,26% nhưng
đến năm 2006 thì khoản mục này đã tăng lên 1.098 triệu đồng tương ứng 32,91%
so với năm 2005. Sự tăng lên này chứng tỏ Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt
hàng hơn, thị trường ngày càng được mở rộng và phát triển hơn những năm trước
đó. Tuy nhiên xét về phương diện tài chính thì điều này gây không ít khó khăn
cho công ty trong thu hồi nợ nhằm giảm lượng vốn bị chiếm dụng đảm bảo khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Khoản mục trả trước cho người bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong
khoản phải thu của công ty vì vậy nó không bị người cung cấp chiếm dụng vốn
mà ở đây công ty chỉ trả trước những khoản mục cần thiết để nâng thêm uy tín
của công ty với nhà cung cấp để ngày càng có mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với các
nhà cung cấp.
+ Khoản mục hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của Công ty tăng dần qua các năm cụ thể năm 2005 tăng
846 triệu đồng tương ứng 115,57% so với năm 2004 và năm 2006 khoản mục
này tăng 827 triệu đồng tương ứng với 52,40% so với năm 2005. Tuy nhiên, ở
đây ta thấy mức tăng của năm 2005/2004 so với mức tăng của năm 2006/ 2005
đã giảm từ 115,57% xuống còn 52,40%, để biết được cơ cấu hàng tồn kho của
công ty như vậy đã hợp lý hay chưa. Việc đánh giá này sẽ được làm rõ trong
phần sau thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 15
* Tài sản dài hạn:
Từ Bảng Cân đối Kế Toán ta thấy tài sản dài hạn giảm dần qua các năm.
Năm 2005 đã giảm 523 triệu đồng tương ứng 5,73% so với năm 2004, năm 2006
giảm 117 triệu đồng ứng với 1,36% so với năm 2005. Tài sản dài hạn của công ty
chịu ảnh hưởng của Tài sản cố định và tài sản dài hạn khác nhưng đây là công ty
chuyên sản xuất các vật liệu dùng cho xây dựng nên khoản mục Tài Sản cố định
tác động rất lớn đến hoạt động của công ty.
Tài sản cố định của Công ty mặc dù giảm qua các năm nhưng chênh lệch
không bao nhiêu, nhưng năm nào Công ty cũng đầu tư mạnh vào máy móc thiết
bị mới. Sự giảm xuống của tài sản cố định qua các năm do đơn vị đã tiến hành
thanh lý nhượng bán những máy móc cũ kỷ, lạc hậu không còn đưa lại hiệu quả
cao cho công ty nên mặc dù công ty đã đầu tư vào máy móc với số vốn lớn
nhưng tài sản cố định của công ty vẫn giảm. Tài sản Dài hạn mà cụ thể là tài sản
cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Điều này cho
thấy đơn vị luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới trang thiết bị
hiện đại đảm bảo chất lượng sản xuất và an toàn cho người lao động.
Chúng ta sẽ làm rõ khoản mục này thông qua phân tích tỷ số luân chuyển
tài sản cố định của Công ty ở phần các chỉ số tài chính.
* Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, đơn vị sẽ nắm được khả năng
tự tài trợ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh hoặc có những khó khăn
mà đơn vị gặp phải trong việc khai thác vốn. Nguồn vốn của Công ty chịu tác
động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty.
Vốn Chủ Sở Hữu năm 2005 so với năm 2004 giảm 435 triệu đồng tương
ứng 4,17% nhưng đến năm 2006 thì khoản mục này đã tăng lên 947 triệu đồng
tương ứng 9,47% so với năm 2005. Điều này thể hiện khả năng tự tài trợ của
Công ty ngày càng tăng lên, tình hình tài chính của Công ty có xu hướng nâng
cao và ngày càng khả quan hơn.
Điều đáng mừng là vốn đầu tư của Chủ Sở Hữu ổn định qua 3 năm. Bên
cạnh đó thì lợi nhuận chưa phân phối có nhiều biến động, năm 2005 so với năm
2004 giảm 660 triệu đồng ứng với 53,31% nhưng đến năm 2006 thì khoản mục
này đã tăng lên rõ rệt là 938 triệu đồng ứng với 162,28%. Chứng tỏ Công ty làm
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 16
ăn ngày càng có hiệu quả và qua đó thể hiện sự nổ lực cố gắng của tất cả các
thành viên nhằm đưa hoạt động của công ty ngày càng đi lên.
Ngoài vốn Chủ Sở Hữu thì nợ phải trả cũng góp phần làm cho tổng
nguồn vốn của Công ty lớn hơn. Các nhân tố làm ảnh hưởng lớn đến nợ phải trả
của Công ty là nợ ngắn hạn. Ta thấy khoản mục này tăng dần qua 3 năm. Chứng
tỏ Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động của mình, đẩy mạnh mua sắm mới
trang thiết bị hiện đại với tổng số vốn khá lớn và để đầu tư máy móc thiết bị công
ty đã vay nợ ngân hàng vào năm 2005 và năm 2006.
Khoản mục phải trả cho người bán của công ty qua 3 năm đều tăng lên rõ
rệt, năm 2005 so với năm 2004 là 187 triệu đồng ứng với 68%, sang năm 2006
thì đã tăng lên 461 triệu đồng ứng với 99,78% so với năm 2005. Nhằm bình ổn
giá cả và tăng tính cạnh tranh trên thị trường nên công ty tăng cường việc chiếm
dụng vốn của nhà cung cấp. Xét khoản người mua trả tiền trước ta thấy khoản
mục này tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 tăng 19 triệu
đồng tương ứng với 54,28%, năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 99 triệu đồng
tương ứng 138,33%. Khoản mục này đã làm tăng nguồn vốn của công ty, có
được điều này là do công ty hoạt động có hiệu quả, có uy tín trên thương trường
và chiếm được lòng tin của khách hàng liên tục các năm qua.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2005 giảm 110 triệu đồng
chiếm 11,76% so với năm 2004 là do năm 2005 công ty không phải đóng thuế tài
nguyên, thuế nhà đất vì những thuế này công ty đóng 2 năm 1 lần và đóng trước
nên năm 2004 công ty đã đóng những khoản thuế này luôn cho năm 2005. Năm
2006 so với năm 2005 khoản mục này tăng lên 69 triệu đồng ứng với 8,36% do
năm 2006 công ty phải nộp thêm thuế tài nguyên và phí môi trường. Thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước ngoài những khoản thuế đã nói ở trên thì công ty còn
phải nộp thuế Giá tri Gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng do công ty
mới cổ phần hóa vào năm 2003 nên công ty được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 3 năm 2004 - 2006 nhưng trong Bảng Cân Đối Kế Toán và Bảng
Báo các Kết quả Hoạt động kinh doanh công ty vẫn hạch toán khoản mục này
vào để biết được thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty qua các năm và hiệu
quả hoạt động của công ty như thế nào khi có thuế thu nhập doanh nghiệp để
định hướng cho những năm sau này.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 17
Phải trả công nhân viên qua 3 năm đều giảm xuống, năm 2005 giảm 64
triệu đồng tương ứng 5,98% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 giảm
170 triệu đồng số tuyệt đối là 16,89%. Đây là điều đáng mừng cho công ty, điều
này tạo cho nhân viên một tâm lý làm việc thoải mái hiệu quả hơn vì với công
sức mình bỏ ra hàng tháng tiền lương được trả đúng hạn, qua đây cho thấy tiền
lương của công nhân mà công ty chưa thể trả được giảm xuống chứng tỏ hiệu
quả hoạt động của công ty ngày càng nâng cao.
Khoản mục nợ phải trả ngoài nợ ngắn hạn còn chịu tác động của nợ dài
hạn, ta thấy nợ dài hạn giảm dần qua 3 năm cụ thể năm 2005 so với năm 2004
giảm 1.542 triệu đồng ứng với 75,96% và năm 2006 so với năm 2005 khoản
mục này đã giảm 101 triệu đồng tương ứng với 20,7% chủ yếu là do khoản vay
dài hạn giảm, cho thấy công ty dùng ngày càng nhiều Nguồn Vốn Chủ sở Hữu
của mình để đầu tư vào máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh
doanh lâu dài, đồng thời đi đến thanh toán dứt điểm các khoản nợ tồn đọng góp
phần nâng cao uy tín của mình đối với các đối tác kinh doanh.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG
3.3.1. Phân tích tình hình doanh thu:
Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang là một Công ty
chuyên về sản xuất vật liệu phục vụ cho xây dựng như khai thác đá làm đường,
đá xây dựng, đá phiến, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, sản xuất gạch
ngói,…Do đó nguồn tạo doanh thu chủ yếu cho Công ty đó là giá trị của các hợp
đồng hay nói cách khác là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ như bán các loại đá
xây dựng mà công ty sản xuất được, các vật liệu xây dựng khác mà công ty mua
về cho các công ty bán lẻ, các đại lý, các công trình xây dựng, các doanh nghiệp
tư nhân trong và ngoài tỉnh, ngoài ra thì Công ty cũng đấu thầu xây dựng
đường,…Chúng ta sẽ xem xét mức tăng giảm của doanh thu thông qua bảng số
liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 18
Bảng 3: Phân tích tình hình doanh thu của công ty 3 năm qua
Đvt: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền
% Số tiền %
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
17.439 99,42 18.027 97,58 18.657 96,63 588 3,37 630 3,49
Doanh thu hoạt
động tài chính
12 0,06 11 0,06 16 0,08 (1) (8,33) 5 45,45
Thu nhập khác 90 0,51 436 2,36 635 3,28 346 384,44 199 45,64
Tổng Doanh
thu
17.541 100 18.474 100 19.308 100 933 5,31 834 4,51
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 19
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Doanh thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ chiếm hầu như toàn bộ doanh thu Công ty đạt được và tăng lên qua các
năm. Cụ thể năm 2004 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 17.439
triệu đồng và chiếm 99,42% trong tổng Doanh thu của năm, năm 2005 khoản
mục này đạt là 18.027 triệu đồng và chiếm 97,58% đến năm 2006 thì khoản mục
nay đã tăng lên đạt 18.657 triệu đồng chiếm 96,63% trong tổng doanh thu của
Công ty. Bên cạnh đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2005 so với
năm 2004 tăng lên 588 triệu đồng, năm 2006 so với năm 2005 tăng 630 triệu
đồng. Sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu là do
công ty giao hàng đúng hợp đồng với sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ngày
càng cạnh tranh do đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới với những hợp
đồng có giá trị lớn. Qua đó thể hiện tiềm năng của công ty đang bộc lộ với các
chính sách hoạt động hiệu quả cũng như nguồn nhân lực dồi dào, mối quan hệ
bán hàng đúng đắn và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.
Ngoài các hoạt động tạo Doanh thu chính cho Công ty thì còn có các
hoạt động khác mang lại nguồn thu cho Công ty bao gồm thu từ hoạt động tài
chính và thu nhập khác.
Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh thu chủ yếu là thu từ tiền lãi cho vay. Thu nhập từ hoạt động tài
chính năm 2005 so với năm 2004 giảm 1 triệu đồng ứng với 8,33% nhưng sang
năm 2006 thì khoản mục này tăng lên 5 triệu đồng với số tuyệt đối là 45,45% so
với năm 2005. Thu nhập này đã tăng lên nhưng vẫn nhỏ nên nó hầu như không
ảnh hưởng gì đến doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó thu
nhập khác cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 chỉ đạt 90 triệu đồng nhưng
đến năm 2005 thì đã đạt đến 436 triệu đồng, khoản mục này đã tăng lên 346 triệu
đồng ứng với 384,44% so với năm 2004, và năm 2006 so với năm 2005 khoản
mục này tiếp tục tăng là 199 triệu đồng nhưng tăng chậm hơn khoảng thời gian
giữa năm 2005/ 2004. Thu nhập khác là các khoản thu từ việc thanh lý nhượng
bán tài sản của Công ty, khoản mục này dù nhỏ nhưng qua đó cho ta thấy được
công ty đã có chính sách tốt để tiết kiệm và tìm cách tốt nhất để tạo thu nhập
ngày càng cao cho Công ty. Công ty đã tiến hành thanh lý nhượng bán những tài
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 20
sản lạc hậu, máy móc củ kỹ, công suất thấp để mua máy móc thiết bị mới hiện
đại với công suất cao hơn.
Tổng cộng các khoản mục tạo ra doanh thu bằng tổng các hoạt động
chính là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu từ hoạt động tài
chính và thu nhập khác. Qua phân tích ta thấy doanh thu công ty tăng lên qua
các năm nguyên nhân chính là do nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đất
nước đang đổi mới để hòa nhập với thị trường thế giới, chúng ta đã thu hút được
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các công ty kinh doanh, ngày
nay nền kinh tế nước ta đang mở cửa nên ngày càng có nhiều công ty mọc lên
với cơ sở hạ tầng hiện đại quy mô ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài,
khách nước ngoài đến với Việt Nam, từ đó cũng đã có nhiều nhà hàng khách sạn
mọc lên với quy mô hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của du
khách nước ngoài, đặc biệt ở Kiên Giang có khu lấn biển có nhiều nhà hàng
khách sạn, nhà ở, siêu thị mọc lên với cơ sở hạ tầng hiện đại. Bên cạnh đó nền
kinh tế phát triển nên thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu xây
dựng nhà ở hiện đại cao,… Qua đó chúng ta thấy được công ty ngày càng có
nhiều cơ hội hơn trong hoạt động tìm kiếm thị trường, với sản phẩm chất lượng
cùng với uy tín mà công ty đạt được trong tương lai công ty sẽ tăng thị phần của
mình làm cho doanh thu tăng, và điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc gia
tăng lợi nhuận cho Công ty.
3.3.2. Phân tích tình hình chi phí:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 21
Bảng 4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
theo yếu tố qua 3 năm
Đvt: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/20Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền
% Số
tiền
Nguyên vật liệu 3.009 20,73 3.246 20,67 2.857 17,78 237 7,87 (389) (1
Nhân công 4.025 27,73 4.265 27,17 4.532 28,21 240 5,96 267
Khấu hao Tài
sản cố định
1.678 11,56 1.715 10,92 1.749 10,89 37 2,20 34
Chi phí dịch vụ
mua ngoài
5.022 34,6 5.654 36,02 5.725 35,64 632 12,58 71
Chi phí bằng tiền 782 5,38 818 5,21 1.200 7,47 36 4,6 382
Tổng cộng chi
phí
14.516 100 15.698 100 16.063 100 1.182 8,14 365
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà
SVTH: Nguyễn Thị Vân 22
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được sự biến động của chi phí 3
năm qua. Nếu so sánh tốc độ tăng của doanh thu bảng 03 với tốc độ tăng của chi
phí ta thấy rằng năm 2005 so với năm 2004 thì tốc độ tăng của doanh thu nhỏ
hơn tốc độ tăng của chi phí, doanh thu tăng 933 triệu đồng tương ứng 5,31%
trong khi đó chi phí tăng 1.182 triệu đồng ứng với 8,14%, năm 2006 tốc độ tăng
của doanh thu là 834 triệu đồng ứng với 4,51% đã lớn hơn tốc độ tăng của chi phí
365 triệu đồng ứng với 2,32% so với năm 2005. Đây là một điều đáng mừng, bởi
vì điều này nói lên được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ở những
năm sau luôn cao hơn những năm trước đó.
Tổng chi phí của Công ty chịu tác động chủ yếu của chi phí nguyên vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài. Năm 2004 chi phí nguyên vật
liệu chiếm 20,73% trong tổng chi phí và năm 2005 chi phí nguyên vật liệu chiếm
20,67% nhưng chi phí nguyên vật liệu năm 2005 so với năm 2004 vẫn tăng là
237 triệu đồng ứng với 7,87% vì đây là công ty sản xuất vật liệu xây dựng
chuyên khai thác đá, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, vì vậy công ty còn phải đầu
tư vào khai thác những mỏ đá mới, những mỏ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang.pdf