MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG I . 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 8
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 9
1. Mục tiêu chung . 9
2. Mục tiêu cụ thể . 9
III. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. . 9
1. Nội dung nghiên cứu: . 9
2. Phạm vi nghiên cứu . 10
CHƢƠNG II . 11
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 11
I. PHƢƠNG PHÁP LUẬN. . 11
1. Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh . 11
2. Đối tƣợng phân tích hoạt động kinh doanh . 11
3. Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh . 11
4. Mục đích và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh . 11
5. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng. . 12
6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 13
7. Các chỉ số đánh giá rủi ro . 15
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
1. Phƣơng pháp thu thập số liệu. . 16
2. Phƣơng pháp phân tích. . 16
CHƢƠNG III
KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH
PHỐ CẦN THƠ . 18
CHƢƠNG IV . 27
I. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN, CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI KHẾ. . 27
1 . THU NHẬP . 27
2. Chi phí . 36
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
3. Lợi nhuận . 37
II. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA EXIMBANK CÁI KHẾ. . 38
III. SO SÁNH CÁC KHOẢN MỤC LỢI NHUẬN, CHI PHÍ, THU NHẬP CỦA
CÁC NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. . 44
CHƢƠNG V . 47
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 47
CHO EXIMBANK CÁI KHẾ. . 47
I. GIẢI PHÁP LÀM TĂNG THU NHẬP . 47
II. GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ .40
III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG . 49
CHƢƠNG VI . 50
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ . 50
I. KẾT LUẬN . 50
II. KIẾN NGHỊ. . 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại eximbank Cái Khế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trung hạn và cho
vay bằng ngoại tệ. Và có kế hoạch giám sát theo dõi các khoản vay, thu lãi và nợ của
khách hàng.
- Xét bảo lãnh các L/C hàng nhập và tài trợ cho các L/C hàng xuất.
- Thực hiện công tác bảo lãnh khi Tổng Giám đốc uỷ quyền.
Phòng kinh doanh tổng hợp
Nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh
doanh, kế hoạch phát triển mạng lƣới của chi nhánh và tổ chức thực hịên theo kế
hoạch đƣợc giao.
Thực hiện các hoạt động giao dịch, kinh doanh ngoại tệ, vàng và thực hiện các
nghiệp vụ khác do giám đốc giao.
Phòng thanh toán quốc tế
Thực hiện công tác nhƣ: thanh toán hàng xuất nhập khẩu, mật mã, thực hiện và
theo dõi tỷ giá hối đoái, dịch thuật và thông dịch.
Phòng ngân quỹ
Đây là bộ phận thực hiện công tác thu chi, có quan hệ mật thiết với phòng kế
toán và đƣợc kiểm tra qua lại trên chứng từ. Thực hiện công tác đó nhƣ sau: thu, chi
đồng Việt Nam (tiền mặt và ngân phiếu); thu, chi ngoại tệ (tiền mặt và các séc ngoại
tệ), thu tiết kiệm, chuyển ngân và giữ kho, mua bán thu đổi ngoại tệ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
Các công tác thu chi trên đƣợc thực hiện một cách tƣơng đối chính xác, kịp thời
và quản lý chặt chẽ tiền mặt Việt Nam, các loại ngoại tệ, séc và giấy tờ có giá trị,
ngoại tệ ở kho quỹ.
Phòng hành chính – nhân sự
- Tổ chức việc thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lƣơng cho
ngƣời lao động, đào tạo nhân viên theo kế hoạch.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác nhƣ: văn thƣ, lễ tân, quản trị, bảo vệ,
lao vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
5. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
a. Thuận lợi:
Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cái Khế có đƣợc những thành tựu nhƣ ngày
hôm nay là nhờ sự tận dụng những nguồn lực sẵn có và phát huy tối đa mọi lợi thế của
mình:
- Thời gian qua, Chính phủ đã điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều chính sách
vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, nên
tốc độ kinh tế của cả nƣớc nói chung, của Cần Thơ nói riêng tiếp tục phát triển ổn
định. Nhiều chỉ tiêu tăng qua các năm và vƣợt mục tiêu đề ra, trong đó nhiều khách
hàng của chi nhánh đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao, tạo ra môi trƣờng an toàn, ít rủi
ra hơn cho hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là sự tăng trƣởng tín dụng cũng nhƣ chất
lƣợng tín dụng.
- Việc Eximbank Cái Khế trở thành chi nhánh cấp I cũng đã đem lại cho Ngân
hàng nhiều cơ hội trong tham gia đầu tƣ, tài trợ, cho vay, huy động vốn… làm gia tăng
hoạt động của Ngân hàng cũng nhƣ góp phần vào sự phát triển của thành phố.
- Bên cạnh đó, Chi nhánh còn đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời sát sao của
UBND quận uỷ Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Ngân hàng Nhà Nƣớc chi nhánh Cần
Thơ và nhất là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi về
cung ứng nguồn vốn đầy đủ và kịp thời góp phần giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ
của mình.
- Bƣớc vào kỷ nguyên khoa học công nghệ, Ngân hàng đã có điều kiện tiếp cận
với những thành tựu công nghệ tiên tiến đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng. Từ năm 2006, ngân hàng đã tiến hành đƣa công nghệ
Korebank vào công tác quản lý chi nhánh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
- Ngân hàng đã thành lập trên 10 năm nên đội ngũ cán bộ công nhân viên có
thâm niên, kinh nghiệm trong nghiệp vụ. Bộ máy quản lý và điều hành ngày một
trƣởng thành hơn, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và nâng cao chất lƣợng
hoạt động của Ngân hàng.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội trên, Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cái
Khế cũng gặp không ít khó khăn nhƣ sau:
- Những năm gần đây, nhiều diễn biến phức tạp của thiên tai, khủng bố và xung
đột liên tiếp xảy ra. Dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát thành đại dịch trên phạm
vi toàn cầu…đã gây không ít bất lợi trong hoạt động của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng.
- Hiện tại trên địa bàn TP Cần Thơ có 5 NHTM Nhà nƣớc, trên 20 NHTM Cổ
phần, 3 ngân hàng nƣớc ngoài nên cạnh tranh rất quyết liệt, đặc biệt là cạnh tranh về
lãi suất, thủ tục vay, chất lƣợng dịch vụ và tiện ích ngân hàng…
- Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trƣớc sự biến động của thị trƣờng, các
doanh nghiệp đều rất cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nhƣng vẫn có
những tồn tại đã ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng.
- Lực lƣợng nhân viên của ngân hàng dù có bổ sung, đổi mới nhƣng vẫn chƣa
thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng lao động cho chi nhánh. Tốc độ
xử lý công việc chƣa thực sự đạt hiệu quả nhƣ mong đợi.
- Mặc dù kết quả huy động vốn đều tăng trƣởng qua các năm nhƣng địa điểm của
trụ sở không nằm trên vị trí hoàn toàn thuận lợi nên việc huy động vốn cũng hạn chế
và gặp nhiều khó khăn.
c. Phƣơng hƣớng hoạt động của Ngân hàng năm 2009
Qua hơn 10 năm hoạt động và 3 năm từ ngày trở thành chi nhánh cấp I, EIB Cái
Khế đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, là nền tảng khá vững chắc cho những
bƣớc đi tiếp theo. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đều nêu cao tinh
thần trách nhiệm, luôn giữ vững sự đoàn kết nhất trí nhằm đƣa Ngân hàng mình phát
triển đi lên. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, kết quả kinh
doanh và khả năng phát triển 2008, Chi nhánh EIB Cái Khế đã đƣa ra các phƣơng
hƣớng hoạt động nhƣ sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
- Tiếp tục nâng cao nguồn vốn để tăng cƣờng nội lực, khả năng cạnh tranh.
- Áp dụng thƣờng xuyên những biện pháp huy động mới, hấp dẫn để thu hút
nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng.
- Vì nhu cầu vay vốn ngày càng tăng nên ngoài việc tăng cƣờng huy động vốn tại
chỗ và có kế hoạch vay vốn điều chuyển từ Hội sở.
- Chú trọng hoạt động tín dụng và chất lƣợng tín dụng, kìm giữ tỷ lệ nợ quá hạn
ở mức nhỏ hơn 1% trên tổng dƣ nợ. Tăng cƣờng những biện pháp đề phòng rủi ro. Tiết
kiệm chi phí, đầu tƣ và tăng nguồn thu nhập.
Để đạt đƣợc những kết quả trong năm 2009 nhƣ kế hoạch đã đề ra, Ngân hàng
cần thực hiện những biện pháp sau:
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy điều hành, chú trọng phát triển thể chế, nâng cao
năng lực điều hành, kiểm soát rủi ro, quản lý tốt tài sản nợ, đảm bảo cho Ngân hàng
phát triển ổn định.
- Tập trung mọi nỗ lực để tìm kiếm khách hàng mới nhằm tăng trƣởng dƣ nợ trên
cơ sở an toàn và hiệu quả, chú trọng cho vay các khách hàng là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cho vay tiêu dùng và khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Đa dạng hoá mọi hình thức huy động vốn sao cho phù hợp với tập quán, tâm lý
khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng hơn nữa.
- Tạo dựng cơ sở vật chất khang trang hiện đại. Gấp rút xây dựng xong trụ sở
mới để thuận tiện hơn trong việc giao dịch với khách hàng.
- Mở rộng mạng lƣới kinh doanh để tăng cƣờng huy động vốn và bán lẻ sản
phẩm.
- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ: mua bán vàng, mua bán ngoại tệ thuận lợi cho
khách hàng đi du lịch, chữa bệnh, đi du học nƣớc ngoài.
- Áp dụng các cơ chế lãi suất cho vay, huy động và phí dịch vụ với từng đối
tƣợng khách hàng để lôi cuốn nhiều khách hàng hơn nữa.
- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ quá hạn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, tập
trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
- Tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng cáo, phân công cụ thể cho từng phòng ban
của chi nhánh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
- Đặt trọng tâm vào công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp
vụ cho nhân viên, phát triển năng lực cán bộ nhằm đề cử vào nhiệm vụ quản lý làm lực
lƣợng kế thừa trong tƣơng lai.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
CHƢƠNG IV
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI KHẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN, CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI KHẾ.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK CÁI
KHẾ QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Đơn vị tính : triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
I. TỔNG THU NHẬP 22.458 44.115 67.706 21.657 96,43 23.591 53,47
1. Thu từ tín dụng 21.118 42.770 61.185 21.652 102,53 18.415 43,1
2. Thu phí dịch vụ 245 577 1.477 332 135,51 900 155,98
3. Thu KD ngoại tệ 1.090 765 5.044 (325) -29,82 4.279 559,40
4. Thu khác 5 3 0 (2) 40 (-3) -100
II. TỔNG CHI PHÍ 19.179 36.448 61.496 17.269 90,04 25.048 68,72
1. Chi hoạt động tín dụng 14.552 29.612 47.728 15.060 103,5 18.116 61,18
2. Chi dịch vụ 1.064 235 752 (829) 77,92 517 220
3. Chi phí quản lý chung 2.056 5.089 13.016 3.033 147,52 7.927 155,76
4. Chi khác 1.507 1.512 0 5 0,33 (1512) -100
LỢI NHUẬN 3.279 7.667 6.210 4.338 133,82 (1.547) -19
(Nguồn : Phòng Kế toán chi nhánh Eximbank Cái Khế)
Trong suốt 3 năm, từ khi chi nhánh Cái Khế trở thành chi nhánh cấp 1, việc
kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển. Thu nhập liên tục tăng lên đáng kể, lợi
nhuận cũng từng bƣớc đi lên là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên của chi nhánh.
1. THU NHẬP
Thu nhập của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các nguồn thu từ tín dụng và các
dịch vụ chủ yếu nhƣ : thanh toán quốc tế, phát hành thẻ, kinh doanh vàng và ngoại
tệ… Để thấy rõ đƣợc nguồn thu của ngân hàng, ta cần phân tích nguồn thu nhập từ các
hoạt động kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
a. Thu thập từ hoạt động tín dụng.
Bảng 2 : Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Eximbank qua 3 năm
từ 2006 đến 2008.
Đvt : triệu đồng
(Nguồn : Phòng Tín dụng chi nhánh Eximbank Cái Khế)
Trong thời gian từ năm 2006 đến 2008, chi nhánh đã không ngừng mở rộng thị
phần, tăng số lƣợng khách hàng vay tín dụng ngày càng nhiều. Qua 2 bảng số liệu 1 và
2 cho ta thấy, nguồn thu từ tín dụng luôn chiếm trên 90% tổng thu nhập của ngân
hàng, có thể nói rằng nguồn lực kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa trên hoạt động
tín dụng.
Từ năm 2006, ngân hàng đã đề ra kế hoạch không ngừng mở rộng doanh số cho
vay và tổng dƣ nợ trên cả hai phƣơng diện thời gian và thành phần kinh tế. Dựa theo
tiêu chí về thời gian, ta có thể thấy rõ rằng tỷ trọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn qua
3 năm đều có chiều hƣớng tăng lên. Thu lãi ngắn hạn từ 17.015 triệu năm 2006 tăng
lên 33.180 triệu năm 2007 ( tƣơng đƣơng 95%), và vƣợt lên 49.376 triệu năm 2008
(tăng 48,82% so với năm 2007). Dƣ nợ dài hạn từ mức 1.926 triệu năm 2006 tăng lên
3.178 triệu năm 2007 (vào khoảng 65%) và tăng lên 94% vào năm 2008 là 6.167 triệu
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Thu từ tín dụng 21.118 42.770 61.185 21.652 102,53 18.415 43.1
Theo thời gian
Ngắn hạn 17.015 33.180 49.376 16.165 95 16.196 48,82
Trung hạn 2.177 6.412 5.642 4.235 194 (770) -12
Dài hạn 1.926 3.178 6.167 1.252 65 2.989 94
Theo thành phần kinh tế
Thu lãi từ DNNN 4.127 6.948 12.190 2.821 68,35 5.242 75,45
Thu lãi từ DN khác 9.730 23.259 33.805 13.529 139 10.276 43,67
Thu lãi từ cho vay cá nhân 7.261 12.563 15.190 5.302 73,02 2.627 20,92
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
33180
49376
6412
1926 3178
6167
413,92
5642
274,66
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
đồng. Việc lợi nhuận ở cột mốc thời gian tăng lên có thể giải thích bởi các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, Eximbank Cái Khế đã có chính sách gia tăng tổng số dƣ nợ theo thời
gian nhằm đạt đƣợc mục đích lợi nhuận do Hội Sở đề ra, một mặt để tìm kiếm những
khách hàng lâu dài, củng cố thị phần của chi nhánh trong dài hạn.
Thứ hai, trong năm 2006 và 2007 với chính sách đạt tỷ lệ tăng trƣởng trên
7%/năm của nhà nƣớc đi kèm với chính sách mở rộng tiền tệ khiến các ngân hàng
thƣơng mại đồng loạt tung ra nhiều chƣơng trình mở rộng cho vay, thúc đẩy đầu tƣ
trong nƣớc phát triển và EIBCK cũng không thể nằm ngoài các chính sách trên, và đó
cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ lạm phát tăng lên mức
hai con số trong năm 2008.
Thứ ba, từ năm 2007 bƣớc sang 2008 tỷ lệ dƣ nợ tại chi nhánh đã khá cao, kết
hợp khủng hoảng kinh tế hoành hành dữ đội, nhiều doanh nghiệp và cá nhân thiếu hụt
nguồn vốn lƣu động cho việc sản xuất kinh doanh nên số tiền chi nhánh cho vay để bù
đắp các khoảng thiếu hụt này lại tăng lên đáng kể. Tình hình khủng hoảng càng trầm
trọng, kinh tế suy thoái khiến các khách hàng không có khả năng trả nợ, số dƣ nợ tồn
đọng ngày càng cao nên việc thu lợi từ lãi suất cho vay tăng lên là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, dù nền kinh tế còn trong giai đoạn suy thoái nhƣng một số nhà
đầu tƣ vẫn mạo hiểm vay vốn đầu tƣ kinh doanh, nên số cho vay đã cao lại càng cao,
cùng với tác động lãi suất cơ bản tăng lên 14% năm 2008 khiến lãi suất cho vay vƣợt
ngƣỡng 21% nên nguồn từ tín dụng của ngân hàng tăng trên 40% dù năm 2008 là
trọng tâm của cơn khủng hoảng tài chính.
Triệu đồng
Biểu đồ 1 : Sự tăng trƣởng lợi nhuận từ tín dụng theo thời gian của Eximbank
Cái Khế qua 3 năm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
- Dựa trên thành phần kinh tế để dánh giá thì Eximbank Cái Khế có một số thuận
lợi khi tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh theo hƣớng cho vay doanh nghiệp.
Các chỉ số cho thấy nguồn thu từ các thành phần kinh tế tăng trƣởng không ngừng qua
các năm. Trong đó thu lãi từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay cá nhân luôn
chiếm tỷ trọng cao. Nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 9.730
triệu năm 2006 lên mức 23.259 triệu năm 2007 (xấp xỉ 140%) và tiếp tục tăng thêm
10.276 triệu vào năm 2008 tƣơng đƣơng 43,67%. Đối với khách hàng cá nhân nguồn
lợi thu đƣợc cũng tăng liên tục từ 7.261 triệu năm 2006 tăng lên 12.563 triệu năm 2007
(ở mức 73%) và tăng lên 2.627 triệu tƣơng đƣơng 20,92% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Nguyên nhân khiến cho các nguồn lợi thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
chiếm tỷ trọng cao vì đây là những thành phần kinh tế khá năng động, nhạy cảm với
các yếu tố thị trƣờng. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát riển nguồn
vốn tập trung trong công chúng đã có từ lâu, mong muốn đầu tƣ phát triển đã có sẵn,
và các chính sách khuyến khích đầu tƣ mở rộng tiền tệ của nhà nƣớc đã làm bùng nổ
trào lƣu vay thêm vốn kinh doanh trong dân chúng.
- Thứ ba, Eximbank Cái Khế lại nằm trên thành phố Cần Thơ, trung tâm Đồng
Bằng Sông Cửu Long vùng đất nông nghiệp trù phú nhất cả nƣớc đang nở rộ các
phong trào nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu, đồng thời khoảng thời gian đề tài phân tích
cũng là thời điểm hoạt động xuất khẩu nông sản của bà con đang phát triển mạnh, nhu
cầu vay vốn kinh doanh của thành phần kinh tế này tăng trƣởng nóng bỏng kéo theo
lợi nhuận thu về từ các khoản cho vay này vùn vụt tăng lên cũng không phải là điều
khó hiểu.
- Một nguyên nhân khác khiến cho tiền lãi các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh tăng cao là vì Eximbank luôn có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, kể cả
lúc bình thƣờng hoặc trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Eximbank là ngân hàng thƣơng
mại đầu tiên dám hạ lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh nhằm chia sẻ khó khăn và
giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong khi các ngân hàng khác vẫn treo cao lãi suất để
bảo toàn chỉ tiêu lợi nhuận khi cơn bạo bệnh của kinh tế tài chính đang hoành hành dữ
dội vào năm 2008. Kèm theo đó là các chính sách bảo lãnh chi trả cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, chi nhánh sẽ chịu 70% giá trị hợp đồng để chi trả cho phía đối
tác, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tập trung vốn vào việc sản suất kinh
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
4.127
9.730
7.261 6.948
23.259
12.563 12.190
33.805
15.190
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
DNNN DN khác Cá nhân
doanh, đây cũng là yếu tố khiến nguồn thu từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng
lên.
- Khai thác về vị trí địa lý, chi nhánh vẫn còn một lợi thế là đƣợc đặt tại trung
tâm thƣơng mại Cái Khế, nơi tập trung đông đúc thành phần tiểu thƣơng, đây cũng là
một tiềm năng lớn cho nguồn thu tín dụng của ngân hàng. Nhƣng do việc hạn chế về
mặt tƣ tƣởng, cũng nhƣ kiến thức và bản lĩnh kinh doanh chƣa thực sự vững chắc nên
phần đông vẫn làm ăn nhỏ lẻ và hầu nhƣ không có kế hoạch vay vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh mà đa phần là gửi tiền vào ngân hàng để thu lãi từ tiền tiết kiệm.
- Về phía doanh nghiệp nhà nƣớc, nguồn lợi thu từ thành phần kinh tế này chỉ
chiếm không quá 20% tổng giá trị lợi nhuận tín dụng của chi nhánh. Một phần do đây
là bộ phận kinh doanh của nhà nƣớc, chịu tác động khá mạnh từ cung cách bao cấp của
thế hệ trƣớc nên hầu hết các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn không có tính năng động cần
thiết, nhạy cảm với các tác động thị trƣờng, chƣa thực sự mạnh mẽ đầu tƣ cho sự phát
triển nên việc kinh doanh của chi nhánh đối với thành phần kinh tế này vẫn chƣa đạt
đƣợc hiệu quả mong đợi.
Triệu đồng
Biểu đồ 2 : Sự tăng trƣởng lợi nhuận từ tín dụng theo thành phần kinh tế của
Eximbank Cái Khế qua 3 năm (2006 – 2008).
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
b. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ.
Thanh toán quốc tế
Việc thực hiện quy trình đổi mới theo phong cách quản lý mới (Korebank) và
mở rộng việc kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã giúp dịch vụ của
chi nhánh phát triển mạnh mẽ, theo quy đúng quy cách các ngân hàng quốc tế đòi hỏi.
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh qua các năm tăng trƣởng rất điều độ.
Vào năm 2006, hoạt động dịch vụ của chi nhánh chỉ mang về 245 triệu cho tổng thu
nhập sang năm 2007 đã tăng lên 577 triệu đồng đạt mốc tăng trƣờng 135,51% và sang
năm 2008 lại tăng mạnh đến 155,98% với giá trị đạt đƣợc là 1.477 triệu đồng.
Dịch vụ thanh toán quốc tế không ngừng tăng cao giá trị qua các năm cho thấy
các hoạt động quảng bá và xúc tiến thƣơng mại của chi nhánh đã đạt đƣợc thành tựu
đáng kể cùng với một loạt chƣơng trình dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu.
Việc hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh tăng lên qua các năm 2006 &
2007 không có gì đáng ngạc nhiên vì đây là những năm Việt nam đang trên đà tăng
trƣởng nóng, nhƣng nó vẫn tiếp tục tăng trƣờng mạnh mẽ vào năm 2008 thì đây là hiện
tƣợng hoàn toàn trái ngƣợc, trong khi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều
dậm chân tại chỗ hoặc suy giảm trong thời kỳ khủng hoảng tài chính diễn ra, nhƣng
Eximbank không những đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra mà còn vƣợt cả tiêu chuẩn đề ra so
với các đối thủ cùng ngành.
Trong năm qua Eximbank đã đề ra những chính sách hỗ trợ tỷ giá cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và chi nhánh Cái khế cũng là chi nhánh ngân hàng có sự
giao dịch thƣờng xuyên với các doanh nghiệp. Nhờ áp dụng công nghệ quản lý mới
ngân hàng đã mở rộng đƣợc sự liên kết với các ngân hàng quốc tế, tạo mối giao
thƣơng lành mạnh đối với bạn bè cùng ngành ở nƣớc ngoài và tăng tính cạnh tranh đối
với các đối thủ trong khu vực trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Ngoài ra, chính sách
cho vay hỗ trợ nhà nhập khẩu, đảm bảo thanh toán đến 70% giá trị hợp đồng và cho
vay hỗ trợ xuất khẩu bằng Việt Nam đồng theo lãi suất USD đã thu hút đƣợc đông đảo
khách hàng đến với Eximbank Cái Khế.
Thu nhập từ thẻ
Đánh giá khoản thu từ dịch vụ thẻ phải xét từ thời điểm trƣớc năm 2006
Eximbank Cái Khế là một chi nhánh cấp 2 thuộc quyền quản lý của Eximbank Cần
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
Thơ, nên các hoạt động phát hành thẻ hầu nhƣ lệ thuộc hoàn toàn vào chi nhánh cấp I.
Các khách hàng có nhu cầu làm thẻ thanh toán, cũng chủ yếu tập trung tại chi nhánh
Eximbank Cần Thơ nên việc kinh doanh thẻ của EIB Cái Khế trong giai đoạn đầu khi
trở thành chi nhánh cấp I cũng gặp không ít khó khăn. Số lƣợng thẻ phát hành cũng
với số lƣợng khiêm tốn 95 thẻ và doanh số giao dịch qua máy ATM cũng chỉ ở mức
1,05 tỷ đồng năm 2006, sang năm 2007 số thẻ phát hành tăng lên 632 với giá trị tăng
thêm là 9,4 tỷ tƣơng đƣơng 895,24% và chút suy giảm vào năm 2008 ; số thẻ phát
hành 407, tổng giá trị giao dịch là 26,89 tỷ tƣơng đƣơng 157,32%.
Trong thời gian đầu, chi nhánh chỉ cấp thẻ cho các khách hàng thực sự có nhu
cầu giao dịch, không tiến hành làm thẻ đại tà, do nguồn lực về cơ sở vật chất, lẫn nhân
sự đều chƣa thật sự sẵn sàng cho hoạt động này. Dần về sau, tình hình hoạt động kinh
doanh theo quy cách mới dần ổn định cả về vật chất lẫn con ngƣời, đồng thời việc đặt
máy ATM tại vị trí gần trung tâm thƣơng mại Cái Khế, rất thuận tiện cho việc thanh
toán của bà con tiểu thƣơng và ngƣời dân đi mua sắm nên việc kinh doanh thẻ của chi
nhánh cũng dần phát triển. trong năm 2009, chi nhánh đã có kế hoạch thực hiện làm
thẻ đại tà cho công nhân viên các tổ chức, xí nghiệp có quan hệ làm ăn và đóng trên
các địa bàn lân cận.
Từ năm 2007 và đặc biệt là vào năm 2008, chi nhánh đã phát hành đƣợc một
lƣợng đáng kể hơn các loại thẻ thanh toán quốc tế và một số loại thẻ thanh toán khác
ngoài ATM nội địa nhƣ Visa Debit, Master Card v.v… và tiến hành thu phí đối với các
hoạt động thanh toán của khách hàng để làm tăng nguồn thu cho chi nhánh.
Hơn thế nữa, năm 2008 chi nhánh đã bắt đầu triển khai ứng dụng dịch vụ mở tài
khoản và thẻ qua mạng Eximbank. Chỉ cần một vài thao tác trên máy vi tính, khách
hàng có thể mở tài khoản/mở thẻ Eximbank bất cứ nơi đâu nhằm tiết kiệm thời gian,
tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc mở tài khoản và mở thẻ.
Khi khách hàng vào website Eximbank khách hàng sẽ chọn địa điểm nhận thẻ
Tiết kiệm (đối với mở tài khoản) hoặc điạ điểm nhận thẻ (đối với khách hàng phát
hành thẻ), khi các thông tin đã đƣợc điền đầy đủ và gửi thành công chƣơng trình tự
động sẽ gửi Email yêu cầu khách hàng kiểm tra thông tin và gửi xác thực. Chƣơng
trình duyệt hồ sơ đăng ký của khách hàng qua mạng đƣợc áp dụng trên toàn hệ thống,
do vậy thông tin của khách hàng có thể chuyển đổi từ chi nhánh này sang chi nhánh
khác, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động khi có sự thay đổi địa điểm nhận Thẻ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
Kinh doanh vàng và ngoại tệ
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, cũng nhƣ
tìm thêm nguồn thu nhập chi nhánh cũng cố gắng phát triển các loai hình kinh doanh
mua bán vàng và ngoại tệ. Việc kinh doanh những loại tài sản có giá trị này không chỉ
thu hút khách hành bên ngoài, mà cả nhân viên của ngân hàng cũng hào hứng tham
gia, vì đây là những lĩnh kinh doanh có lợi nhuận cao, ít tốn công sức nhƣng cũng
không kém phần mạo hiểm.
Có thể nói trong suốt 3 năm 2006 – 2008 là những năm tỷ giá vàng và ngoại tệ
có sự biến động mạnh mẽ nhất trong hơn 10 năm qua. Vàng từ mức hơn 10 triệu đồng/
lƣợng sang 2006 sang năm 2007 tăng lên trên 16 triệu đồng/lƣợng và từng vƣợt mốc
19 triệu đồng/lƣợng vào năm 2008. Giá vàng không ngừng thay đổi với biên độ làm
cho nhiều nhà đầu tƣ, có cả cán bộ công nhân viên chi nhánh ngân hàng cũng đổ xô
vào lĩnh vực kinh doanh béo bỡ này. Nhƣng hầu hết việc kinh doanh vàng của các nhà
đầu tƣ thay đổi mạnh do tâm lý và tin đồn ngoài thị trƣờng, chạy theo các dự báo và
cũng có khi tự dự báo và việc lời lỗ có lúc cũng dựa vào vận may. Nhƣng do trong thời
gian qua, thị trƣờng chứng khoán liên tục suy giảm và những dấu hiệu cho sự phục hồi
hầu nhƣ khá mờ nhạt nên tâm lý chung của các nhà đầu tƣ là tìm một thị trƣờng có
mức sinh lợi cao hơn với kỳ vọng bù đắp những mất mác trong thị trƣờng chứng
khoán và thị trƣờng vàng là một trong những lựa chọn ƣu việt của mọi ngƣời.
Về việc kinh doanh ngoại tệ trong những năm qua cũng có nhiều biến động. Tỷ
giá ngoại tệ cũng lên xuống không ngừng qua các năm từ ngƣỡng 16.000đ/USD hơn
17.000đ/USD ở thời điểm 2008. Trong năm 2006, tình hình kinh tế tài chính trong
nƣớc phát triển mạnh mẽ, việc thu mua buôn bán ngoại tệ vẫn đạt đƣợc lợi nhuạn khá
cao 1.090 triệu đồng. Nhƣng sang năm 2007 dù doanh số mua bán ngoại tệ của chi
nhánh có tăng cao, nhƣng trên thực tế mức doanh lợi thu đƣợc chỉ ở mức 765 triệu
đồng giảm 29,82% so với năm 2006.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một mặt từ nguồn cung ngoại tệ trên
thị trƣờng tăng mạnh, có tình trạng thừa ngoại tệ, tỷ giá VND/USD xuống quá thấp,
ngân hàng huy động đƣợc vốn ngoại tệ thì cho vay vốn ngoại tệ, không thể dùng vốn
kinh doanh ngoại tệ do mua đƣợc trên thị trƣờng để cho vay, và cũng không tìm đƣợc
đầu ra với tỷ giá cao để hƣởng chênh lệch nhiều, vì nếu bán giá cao hơn sẽ khó cạnh
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Thái Văn Đại
SVTH : Lê Chí Hiếu
t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại eximbank cái khế.pdf