MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.1
1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu. .1
1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu .1
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn.2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .3
1.2.1. Mục tiêu chung .3
1.2.2. Mục tiêu cụthể .3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .3
1.3.1. Không gian.3
1.3.2. Thời gian .4
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .4
1.4. Lược khảo tài liệu nghiên cứu .4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.6
2.1. Phương pháp luận .6
2.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng trong hệthống và ngoài hệthống .6
2.1.2. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụcủa việc phân tích hiệu quảhoạt động
kinh doanh. 7
2.1.3. Một sốkhái niệm có liên quan đến việc phân tích hiệu quảhoạt động
kinh doanh. 8
2.1.3.1. Doanh sốcho vay. 8
2.1.3.2. Doanh sốthu nợ . 8
2.1.3.3. Dưnợ . 8
2.1.3.4. Nợquá hạn. 8
2.1.3.5. Hiệu quảtín dụng. 9
2.1.3.6. Vốn huy động . 9
2.1.3.7. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng. 10
2.1.3.8. Các chỉsốphân tích . 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương Hương viii SVTH: Nguyễn ThịPhương Dung
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu . 12
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu. 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH
AN GIANG. 14
3.1. Giới thiệu chung vềQuỹtín dụng Trung ương . 14
3.2. Giới thiệu khái quát vềQuỹtín dụng Trung ương chi nhánh An Giang. 14
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển . 14
3.2.2. Chức năng hoạt động . 16
3.2.3. Cơcấu tổchức . 17
3.2.3.1. Sơ đồtổchức . 17
3.2.3.2. Các phòng ban . 17
3.2.4. Khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của Quỹtín dụng Trung ương
chi nhánh An Giang qua 3 năm 2006 – 2008 . 17
3.2.5. Thuận lợi – khó khăn . 20
3.2.6. Phương hướng hoạt động năm 2009. 21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
QUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG. 23
4.1. Phân tích phần nguồn vốn - phân tích hoạt động huy động vốn của chi
nhánh Quỹtín dụng Trung ương qua 3 năm (2006 – 2008) . 23
4.1.1. Cơcấu nguồn vốn của Chi nhánh. 23
4.1.2. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm. 26
4.2. Phân tích tình hình sửdụng vốn của Quỹtín dụng qua 3 năm. 30
4.2.1. Phân tích doanh sốcho vay . 32
4.2.2. Phân tích doanh sốthu nợ . 35
4.2.3. Phân tích dưnợ . 37
4.2.4. Phân tích nợquá hạn. 39
4.2.5. Đánh giá hiệu quảtín dụng . 40
4.3. Phân tích báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của chi nhánh Quỹtín
dụng Trung ương An Giang qua 3 năm (2006 – 2008) . 43
4.3.1. Phân tích thu nhập . 43
4.3.2. Phân tích chi phí . 48
4.3.3. Phân tích lợi nhuận . 51
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương Hương ix SVTH: Nguyễn ThịPhương Dung
4.4. Phân tích một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảkinh doanh của chi nhánh Quỹ
tín dụng Trung ương An Giang . 54
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN
GIANG. 59
5.1. Tồn tại và nguyên nhân. 59
5.2. Một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh. 60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 66
6.1. Kết luận. 66
6.2. Kiến nghị. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 70
84 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh An giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng. Ngoài ra công tác huy động
cũng là vấn đề luôn gắn liền với sự tồn tại của tổ chức tín dụng, một TCTD hoạt
động có hiệu quả thì phải có chính sách huy động vốn và vận dụng vốn huy động
để đầu tư sao cho có hiệu quả.
Để hiểu được công tác huy động vốn của các TCTD như thế nào ta đi vào
phần phân tích khái quát hoạt động huy động vốn của chi nhánh QTD Trung
ương An Giang qua 3 năm (2006 – 2008) như sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 27 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
Bảng 4.2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CN. QTD TW
AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 -2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1.TG. QTDND cơ sở 23.715 57.019 11.110 33.304 140,43 - 45.909 - 80,52
TG không kỳ hạn 2.966 2.636 3.171 -330 -11,12 535 20,29
TG có kỳ hạn 20.749 54.383 7.939 33.634 162,09 - 46.444 - 85,40
2.HĐ ngoài hệ thống 25.082 38.465 11.516 13.383 53,35 - 26.949 - 70,06
- Tiền gửi dân cư 7.931 8.292 8.274 361 4,55 -18 - 0,22
Không kỳ hạn 152 406 103 254 167,11 -303 -74,63
Có kỳ hạn 7.779 7.886 8.171 107 1,37 285 3,61
-Tiền gửi các TCTD 17.151 29.291 1.806 12.140 70,78 - 27.485 - 93,83
Không kỳ hạn 0 9.291 1.806 9.291 - - 7.485 - 80,56
Có kỳ hạn 17.151 20.000 0 2.849 16,61 - 20.000 -100,0
-Tiền gửi các TCKT - 882 1.436 882 - 554 62,81
Tổng vốn huy động 48.797 95.484 22.626 46.687 95,67 -72.858 -76,30
(Nguồn: Phòng kế toán- Ngân quỹ chi nhánh QTD TW An Giang)
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
Triệu đồng
2006 2007 2008
TG. QTDND cơ sở Tiền gửi dân cư
Tiền gửi các TCTD Tiền gửi các TCKT
Hình 4.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh QTD TW An Giang
qua 3 năm (2006 – 2008)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 28 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
Nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh Quỹ tín dụng Trung
ương An Giang qua tăng trưởng chưa đều qua 3 năm. Vốn huy động năm 2007 là
95.484 triệu đồng tăng 46.687 triệu đồng (tương đương tăng 95,67%), mức tăng
trưởng này khá cao so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì vốn huy động
cũng đã giảm đi rất nhiều so với năm 2007, vốn huy động năm 2008 là 22.626
triệu đồng giảm 72.858 triệu đồng ( tương đương giảm 76,30%) so với năm
2007. Nguyên nhân nguồn vốn huy động của chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương
An Giang không ổn định qua 3 năm được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu sau:
Vốn điều hòa (Tiền gửi của các Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở)
Trong nguồn vốn huy động của chi nhánh QTD TW An Giang thì nguồn
vốn huy động từ tiền gửi của các QTD cơ sở là nguồn huy động chủ yếu, nguồn
vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, tiền gửi
từ QTDND cơ sở như sau: năm 2007 là 57.019 triệu đồng tăng 33.304 triệu đồng
( tương đương tăng 140,43%). Nguyên nhân năm 2007 tăng so với 2006 là do
tình hình kinh tế ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp tương đối ổn định, hoạt động
sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn ngày càng phát triển, đời sống
người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập ngày càng cao, do đó nhu cầu tích
lũy tiền nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong tương lai gia tăng và do
trong thời gian này các QTD cở sở này có mức lãi suất huy động hấp dẫn nên số
vốn huy động của các QTD cơ sở này tăng lên đáng kể và những QTDND cơ sở
do những năm đầu mới thành lập thì theo qui định là phải gửi lại cho Chi nhánh
quản lý họ và do chi nhánh QTD TW An Giang là Chi nhánh quản lý nguồn vốn
ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp nên chi nhánh QTD TW An Giang có lượng
tiền gửi của các QTD cơ sở tăng lên đáng kể. Nhưng đến năm 2008 thì tiền gửi
của các QTD cơ sở này gửi tại chi nhánh QTD TW An Giang giảm đáng kể, năm
2008 tiền gửi của các QTD cơ sở gửi là 11.110 triệu đồng giảm 45.909 triệu đồng
(tương đương giảm 80,52%) so với năm 2007, do tình hình kinh tế biến động nên
các QTD cơ sở cũng gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn của họ.
Bên cạnh nguồn vốn huy động từ các QTDND cơ sở thì cũng phải nói
đến nguồn vốn huy động mà chi nhánh QTD TW An Giang huy động ngoài hệ
thống. Mặc dù số lượng huy động ngoài hệ thống không lớn lắm nhưng cũng góp
phần đáng kể trong tổng vốn huy động.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 29 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
Vốn huy động ngoài hệ thống
Bao gồm: Tiền gửi của dân cư, tiền gửi các tổ chức tín dụng và tiền gửi
của các tổ chức kinh tế. Số lượng tiền gửi của các thành phần này trong năm
2007 là 38.465 triệu đồng tăng 13.383 triệu đồng (tương đương 53,35%) so với
2006, nhưng đến năm 2008 thì giảm, năm 2008 là 11.516 triệu đồng giảm 26.949
triệu đồng (tương đương giảm 70,06%) so với năm 2007, trong đó tiền gửi của
các tổ chức kinh tế có tăng nhưng số lượng tăng không đáng kể so với số lượng
giảm từ tiền gửi của dân cư và các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân năm 2007 tăng
so với năm 2006 là do:
Đối với tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tăng là do trong năm 2007
Chi nhánh có mức lãi suất huy động hấp dẫn như nâng lãi suất lên, một số loại
phí giảm như phí chuyển khoản, phí rút tiền mặt,…thì một số Ngân hàng thương
mại khác trên địa bàn đã bắt đầu mở tài khoản và gửi tiền vào Chi nhánh, khi các
NHTM có số tiền mặt lớn chưa dùng đến thì thay vì để tại Ngân hàng mình thì
các Ngân hàng đã đem gửi tại Chi nhánh QTD để lấy lãi do đó số lượng tiền gửi
của các TCTD năm 2007 tại Chi nhánh tăng lên đáng kể, tăng 12.140 triệu đồng
so với năm 2006.
Đối với tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các TCKT tăng là do biểu
hiện của việc chi nhánh QTD TW An Giang đã đưa ra nhiều hình thức huy động
vốn mới với những mức lãi suất hấp dẫn, cộng thêm uy tín do chi nhánh QTD
TW An Giang đã tạo dựng được trong quá trình hoạt động của mình nên đã tạo
được lòng tin cho khách hàng, chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao cũng như
điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, đơn giản về thủ tục,… nên đã góp phần
làm cho tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng lên đáng kể. Và cũng nhờ tạo được
lòng tin, uy tín nên trong năm 2007, Chi nhánh còn thu hút thêm các TCKT mở
tài khoản thanh toán tại Chi nhánh. Nguyên nhân Chi nhánh huy động lượng tiền
gửi này là do trong những năm gần đây kinh tế xã hội An Giang đang trên đà
phát triển. Vì thế ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp mọc
lên hoạt động trên địa bàn. Để hội nhập với xu thế phát triển của nền kinh tế,
đồng thời nhận thấy được hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vừa đảm bảo
tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn vì thế xu hướng thanh toán bằng chuyển
khoản giữa các doanh nghiệp, giữa những người làm ăn mua bán,… trên địa bàn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 30 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
ngày càng tăng. Do đó làm cho tiền gửi thanh toán của các TCKT tại Chi nhánh
có xu hướng tăng lên liên tục qua năm 2007 và 2008.
Nguyên nhân năm 2008 tiền gửi của dân cư, tiền gửi các tổ chức tín dụng
giảm là do ảnh hưởng của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên tình hình huy
động vốn từ các thành phần trên đã sụt giảm. Mặt khác là do sự cạnh tranh gay
gắt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn có lãi suất huy động khá cao và có
khuyến mãi nên một số khách hàng đã gửi tiền vào các Ngân hàng này, do đó
điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến chi nhánh QTD TW An Giang. Một phần là
do giá vàng tăng lên đáng kể nên người dân đã chuyển sang mua vàng để kiếm
lời vì theo tâm lý của người dân thường cho rằng dự trữ vàng sẽ ít rủi ro hơn khi
gửi tiền vào các TCTD.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUỸ
TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ
tổ chức tín dụng nào. Sự chuyển hóa từ vốn huy động sang vốn tín dụng để bổ
sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối
với nền kinh tế mà cả đối với bản thân của tổ chức tín dụng đó. Bởi vì, hoạt động
cấp tín dụng đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho các tổ chức tín dụng, để từ đó
bù đắp vào số chi phí đã chi trả lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí
kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động
cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho
vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Trong 3 năm, từ năm 2006 đến 2008, Chi nhánh QTD Trung ương An
Giang đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh An Giang cụ
thể tại TP. Long Xuyên và các huyện thị có hệ thống QTD nhân dân. Thông qua
công tác tín dụng, Chi nhánh đã đáp ứng nguồn vốn kịp thời và đáng kể cho phát
triển đặc biệt là nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và nạn cho
vay nặng lãi, cải thiện đời sống nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp,... Bên cạnh đó Chi nhánh cho vay ngoài hệ thống: có đảm bảo và không
đảm bảo cho các doanh nghiệp, CBCNV nhằm cải thiện đời sống và làm kinh tế
phụ giúp gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống. Chi nhánh đã khai thác triệt để
và có kế hoạch đầu tư đối với loại hình tín dụng ngắn hạn và trung hạn nhằm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 31 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đầu tư cũng như trong việc sử dụng
vốn của khách hàng. Cụ thể ta nhìn vào bảng tình hình hoạt động tín dụng của
Chi nhánh dưới đây
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CN.QTD TW
AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007/2006 2008/2007
Loại hình
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1.Doanh số cho vay 249.771 404.961 293.186 155.190 62,13 -111.775 - 27,60
Cho vay trong hệ thống 206.580 286.658 263.365 80.078 38,76 -23.293 - 8,13
Cho vay ngoài hệ thống 43.191 118.303 29.821 75.112 173,91 - 88.482 - 74,79
2.Doanh số thu nợ 230.845 342.613 287.871 111.768 48,42 - 54.742 - 15,98
Trong hệ thống 191.595 230.528 264.089 38.933 20,32 33.561 14,56
Ngoài hệ thống 39.251 112.085 23.782 72.834 185,56 - 88.303 - 78,78
3.Dư nợ 115.867 178.215 183.530 62.348 53,81 5.315 2,98
Trong hệ thống 97.760 153.890 153.166 56.130 57,41 - 724 - 0,47
Ngoài hệ thống 18.107 24.325 30.364 6.218 34,34 6.039 24,82
4.Nợ quá hạn 45 55 131 10 22,22 76 138,18
Trong hệ thống - - - - - - -
Ngoài hệ thống 45 55 131 10 22,22 76 138,18
( Nguồn : Phòng kinh doanh của chi nhánh QTD TW An Giang )
Trong hoạt động tín dụng, quá trình cho vay, thu nợ diễn ra thường xuyên
và liên tục với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do có sự khác nhau về
doanh số cho vay, doanh số thu nợ từng ngày từng tháng, từng mùa vụ nên dư nợ
cho vay, cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh thường xuyên thay đổi. Mặt khác
trong sản xuất luôn có sự đan xen giữa cây trồng, vật nuôi với chu kỳ phát triển
khác nhau nên trong cơ cấu tín dụng đầu tư cho nông nghiệp thường xuyên có dư
nợ gối đầu giữa các mùa vụ, thậm chí giữa các năm số dư này cộng với lượng
vốn cho vay mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh tăng lên khiến cho nhu
cầu về vốn tại thời điểm đó khá lớn. Và hiện tại, Chi nhánh chỉ tập trung cho vay
trong và ngoài hệ thống. Nhằm để thấy rõ hơn tình hình cung ứng vốn, dư nợ và
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 32 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
thu nợ của Chi nhánh QTD TW An Giang chúng ta tiến hành phân tích vài chỉ
tiêu chính: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn như sau:
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng
trưởng tín dụng của các TCTD. Nếu một TCTD có nguồn vốn lớn mạnh thì
doanh số cho vay sẽ cao, còn ngược lại một TCTD có nguồn vốn nhỏ thì doanh
số cho vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của các TCTD là đi vay để
cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những
nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả, nhằm
đem lại lợi nhuận cho TCTD và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự
tăng trưởng doanh số cho vay như thế nào, ta đi phân tích khái quát doanh số cho
vay của Chi nhánh QTD TW An Giang qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.5 sau:
249771
404961
293186
0
100000
200000
300000
400000
500000
Triệu đồng
2006 2007 2008
Hình 4.3: Tình hình doanh số cho vay của chi nhánh QTD TW
An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)
Qua bảng số liệu và hình 4.5 trên ta thấy, doanh số cho vay tại chi nhánh
QTD TW An Giang qua 3 năm 2006, 2007, 2008 có sự tăng giảm không ổn định.
Cụ thể năm 2007 là 404.961 triệu đồng tăng 155.190 triệu đồng (tương đương
62,13%) so với năm 2006 , năm 2008 là 293.186 triệu đồng giảm 111.775 (tương
đương giảm 27,60%) so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng giảm
không ổn định là:
− Nguyên nhân doanh số cho vay 2007 tăng so với năm 2006 là do. Trong
năm 2007 doanh số cho vay tăng 62,13% so với năm 2006, con số này được đánh
giá là rất cao càng thể hiện về khả năng nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh, doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 33 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
số cho vay trong năm này tăng trưởng cao như vậy là do nguồn vốn của Chi
nhánh trong năm đủ mạnh để đáp ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng cao trong của
khách hàng.
+ Đối với cho vay trong hệ thống Chi nhánh áp dụng các loại hình cho vay
tuỳ theo nhu cầu của QTDND cơ sở và nguồn vốn tại Chi nhánh theo từng thời
điểm. Hầu hết QTDND cơ sở sử dụng nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của
thành viên vay vốn. Trong 2 năm qua các loại hình cho vay tại Chi nhánh được
áp dụng gồm: cho vay cầm cố tiền gửi, hỗ trợ chi trả tiền gửi dân cư và bổ sung
vốn. Cụ thể năm 2007 cho bổ sung vốn là 167.500 triệu đồng tăng 23.570 triệu
đồng so với năm 2006 và cho vay cầm cố tiền gửi 94.058 triệu đồng tăng 62.058
triệu đồng so với 2006. Nguyên nhân tăng là do trong thời gian này các QTDND
cơ sở thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên xin Chi nhánh
bổ sung vốn, vì khi vay từ Chi nhánh thì chi phí trả cho lãi vay sẽ thấp hơn khi
các QTDND cơ sở đi vay ở các TCTD khác và cũng trong khoản thời gian này
Chi nhánh cũng huy động được một số lượng vốn đáng kể nên Chi nhánh có đủ
vốn để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của các QTD thành viên. Mặt khác khoản cho
vay của các QTDND cơ sở tăng là do các nguồn vốn ADB 1802 và vốn ICO của
Tây Ban Nha tăng, tuy nhiên vốn ADB 1802 và vốn ICO chỉ được Chi nhánh hỗ
trợ khi các QTDND cơ sở thực hiện đầy đủ các tiêu chí của ADB và ICO đề.
+ Đối với cho vay ngoài hệ thống Chi nhánh áp dụng các loại hình cho vay
có đảm bảo gồm: vay ngắn hạn, trung hạn và cầm cố tiền gửi. Các đối tượng mà
Chi nhánh cho vay như: CBCNV, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất
nông nghiệp,… Nguyên nhân cho vay ngoài hệ thống tăng là do:
Đối với cho vay CBCNV thì Chi nhánh áp dụng loại hình cho vay
không có đảm bảo để cải thiện đời sống. Doanh số tăng do Chi nhánh áp dụng lãi
suất cho vay phù hợp và lãi tiền vay được tính theo dư nợ giảm dần, từ đó cạnh
tranh được so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, khách hàng vay tiền
nhận thấy việc tính lãi dựa trên dư nợ giảm dần có lợi. Còn các tổ chức tín dụng
khác thực hiện lãi suất tiền vay bình quân trên dư nợ ban đầu, mặc dù nhìn thấy
lãi suất chênh lệch rất thấp nhưng khi tính đủ thì mức chênh lệch giữa tính lãi
trên dư nợ giảm dần so với mức tính lãi trên dư nợ bình quân rất nhiều.
Đối với cho vay doanh nghiệp Chi nhánh áp dụng loại hình cho vay
sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay tăng là do trong những năm gần đây
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 34 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
TP.Long Xuyên đang phát triển mạnh nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều
doanh nghiệp mọc lên. Chính vì thế mà nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh cũng
tăng lên đáng kể nhằm đầu tư trang thiết bị hiện đại, bổ sung vốn lưu động,… để
nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện
nay. Và đối với Chi nhánh thì đây là nguồn khách hàng cần khai thác vì đây là những
khách hàng lớn, nhu cầu vay lớn và cũng là nguồn khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ
thanh toán của Chi nhánh góp phần nâng cao doanh thu cho Chi nhánh.
Đối với cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình thì Chi nhánh áp
dụng loại hình cho vay nông nghiệp và cho vay tiêu dùng, doanh số cho vay tăng
là do tỉnh An Giang là vùng một tỉnh có đất đai màu mở thuận lợi cho ngành sản
xuất lúa gạo, hoa màu và một số loại cây ăn quả. Chính vì thế mà nông nghiệp
chính là ngành kinh tế chính mang lại thu nhập hàng năm cho phần lớn người dân
của tỉnh. Do đó doanh số cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng
lên là do Chi nhánh đã áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, có đội ngũ cán bộ
nhiệt tình, vui vẻ với khách hàng, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa
phương từng địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của
khách hàng để có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Bên cạnh cho vay nông
nghiệp tăng thì cho tiêu dùng từ đối tượng này cũng tăng. Nguyên nhân là do
trong những năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trang thiết bị trong nhà, sửa chữa
hay xây dựng nhà mới, mua xe,… của người dân ngày càng tăng lên để nâng cao
chất lượng cuộc sống. Trong khi đó nhiều người vẫn chưa tích luỹ đủ số tiền cần
dùng và Chi nhánh đã nhận thấy được nhu cầu chính đáng này của người dân nên
Chi nhánh đã mạnh dạn đưa số khách hàng này vào nhóm khách hàng của mình
và khoản mục này đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tổng doanh số cho
vay của Chi nhánh. Như vậy trong các năm qua đồng vốn của CN. QTD Trung
ương An Giang đã tham gia đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế của
Tỉnh, góp phần cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế, song mức đầu tư đó
chiếm tỷ trọng không lớn nhưng nó đã mang lại lợi nhuận tương đối trong thu
nhập của Chi nhánh.
− Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2008 giảm 27,60% so với 2007 là.
Trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến ảnh
hưởng đến tình hình kinh tế trong nước làm cho lạm phát tăng cao. Điều này đã
làm tình hình chung của hệ thống ngành Ngân hàng chịu nhiều tác động của các
chính sách tiền tệ. Vì lạm phát tăng cao nên theo Ngân hàng Nhà nước là phải áp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 35 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, nếu cho vay thì phải áp dụng mức lãi suất cao,
dẫn đến là không chỉ chi nhánh QTD mà toàn bộ hệ thống ngành Ngân hàng cho
vay không được, do đó hoạt động tín dụng có phần suy giảm dẫn đến doanh số
cho vay giảm đáng kể. Mặt khác, đối với tài sản thế chấp thì chỉ tỷ lệ cho vay tối
đa ở Chi nhánh chỉ cho vay bằng 50% tài sản thế chấp của khách hàng xin vay,
trong khi đó ở các TCTD khác có thể là 80%, 90% mà trong điều kiện lạm phát
đồng vốn khó khăn nên ở đâu cho vay được nhiều vốn thì người đi vay sẽ đến đó
vay và điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến doanh số cho vay của Chi nhánh.
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một trong những
vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động tín dụng của bất kỳ tổ chức
tín dụng nào, là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Muốn hoạt
động có hiệu quả thì doanh số cho vay cao là chưa đủ, mà đồng thời phải chú
trọng đến chất lượng tín dụng để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh
chóng và có hiệu quả cao. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu quả công
tác tín dụng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
230845
342613
287871
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
Triệu đồng
2006 2007 2008
Hình 4.4: Tình hình doanh số thu nợ của chi nhánh QTD TW
An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)
Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh QTD TW An
Giang cũng có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2007
doanh số thu nợ là 342.613 triệu đồng tăng 111.768 triệu đồng (tương đương
48,42%) so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là:
− Đối với thu nợ trong hệ thống: do doanh số cho vay trong hệ thống
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất nên doanh số thu nợ trong hệ thống cũng chiếm tỷ
trọng cao nhất (67,28%) trong năm 2007. Đó là vì trong hoạt của CN.QTD TW
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 36 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
An Giang chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận,
đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông
thôn ở những địa phương có QTDND cơ sở hoạt động, nên trong thời gian này
người dân trên địa bàn có QTDND cơ sở làm ăn có hiệu quả, đời sống được nâng
cao, sản xuất kinh doanh thuận lợi nên đã tạo điều cho họ đã trả nợ đúng hạn.Vì
thế các QTDND thu nợ cũng được dễ dàng và kinh doanh của các Quỹ này cũng
đạt hiệu quả cao nên họ trả nợ cho chi nhánh QTD TW An Giang cũng đúng thời
hạn. Nên công tác thu hồi nợ của chi nhánh QTD TW An Giang cũng trong năm
2007 đối với các QTDND hết sức thuận lợi và tăng lên đáng kể so với năm 2006.
− Đối với thu nợ ngoài hệ thống tăng là do chi nhánh QTD TW An
Giang đã có những chính sách hợp lý trong lĩnh vực tín dụng như: phân công cán
bộ tín dụng đảm nhiệm từng khu vực cụ thể, điều này tạo điều kiện cho họ nắm
rõ tình hình kinh tế- xã hội của khu vực mà mình phụ trách cũng như có mối
quan hệ gần gũi với nhân dân trên địa bàn từ đó họ có thể tìm hiểu được nhu cầu,
mong muốn cũng như uy tín của từng khách hàng. Cán bộ tín dụng luôn làm tốt
khâu thẩm định và cho vay; tạo điều kiện cho khách hàng vay lại ngay sau khi họ
trả nợ các món vay trước đó để họ có thể có vốn phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh vụ sau. Bên cạnh đó phần lớn là chi nhánh QTD TW An Giang cho vay
theo dư nợ giảm dần được áp dụng đối với CBCNV, mà đối tượng này thì thu
nhập tương đối ổn định nên việc thu nợ cũng dễ dàng hơn. Mặt khác cũng nhờ
nguồn vốn vay được của Chi nhánh QTD mà nhiều hộ nông dân, gia đình đã tập
trung sản xuất vươn lên thoát nghèo, đời sống người dân ngày càng được cải
thiện do đạt hiệu quả cao trong sản xuất, những doanh nghiệp thì kinh doanh
cũng đạt hiệu quả và cũng nhờ vậy mà doanh số thu nợ của Chi nhánh năm sau
tăng cao hơn năm trước.
Thu nợ năm 2007 tăng so với 2006, thì đến năm 2008 thu nợ lại giảm so
với năm 2007 và doanh số thu nợ giảm chủ yếu là doanh số thu nợ ngoài hệ
thống. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2008 là 287.871 triệu đồng giảm 54.742 triệu
đồng ( tương đương giảm 15,98%) so với năm 2007. Trong đó thu nợ ngoài hệ
thống năm 2008 là 23.782 triệu đồng giảm 88.303 triệu đồng (tương đương giảm
78,78%) so với 2007. Nguyên nhân giảm thì như đã nói trên doanh số cho vay là
do trong năm 2008 tình hình kinh tế không ổn định, giá cả các mặt hàng trên thị
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Lê Phước Hương 37 SVTH: Nguyễn Thị Phương Dung
trường tăng lên đột biến làm cho đời sống của người dân gặp khó khăn, các hộ
sản xuất và kinh doanh không có lời,…mà đối với Chi nhánh QTD TW An Giang
thì đối tượng mà Chi nhánh cho vay ngoài hệ thống chủ yếu là những hộ sản xuất
nông nghiệp, những hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, CBCNV. Những đối
tượng này đều sử dụng nguồn vốn vay để làm vốn cho họ. Nhưng do chính sách
thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho thu tiền vào mà không cho vay
ra, nếu cho vay thì phải áp dụng mức lãi suất cao, nhằm hạn chế lượng tiền vào
trong lưu thông để kiềm chế lạm phát . Mà đối với những người sản xuất, người
kinh doanh, hộ gia đình, … không cho vay thì họ không có vốn để tiếp tục để sản
xuất và kinh doanh. Còn nếu như cho vay thì lại cho vay với lãi suất quá cao dẫn
đến kinh doanh cũng không có lời. Mặt khác như ta đã phân tích trên doanh số
cho vay, nếu như doanh số cho vay trong năm 2008 đã giảm xuống thì doanh số
thu nợ giảm xuống cũng là đều hiển nhiên.
4.2.3. Phân tích dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương An Giang. Quy mô hoạt động của
chi nhánh QTD Trung ương An Giang được thể hiện rõ qua tổng dư nợ hàng năm
và dư nợ là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh
QTD Trung ương An Giang. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước
chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được
thực tế khả năng hoạt động tín dụng của chi nhánh QTD Trung ương như thế
nào. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không luôn phụ thuộc vào tình hình dư
nợ, nợ quá hạn.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh Quỹ tín dụng
Trung ương An Giang tăng lên liên tục qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Điều đó
đồng nghĩa với việc quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh Quỹ tín dụng
Trung ương An Giang liên tục được mở rộng trong những năm vừa qua.
Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.4 và hình 4.7 ta thấy năm 2006, 2007, dư
nợ của chi nhánh QTD TW An Giang như: năm 2007 là 178.215 triệu đồng tăng
62.348 triệu đồng (tương đương tăng 53,81%) so với 2006. Năm 2008 là 183.530
triệu đồng tăng 5.315 triệu đồng ( tương đương 2,98%) so với 2007.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh An giang.pdf