MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . 3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
1.2.1. Mục tiêu chung . 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.3.1. Không gian . . . . 3
1.3.2. Thời gian. 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
2.1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh . 5
2.1.2 Hoạch định chiến lược phát triển . 10
2.1.3 Một số phương pháp được sử dụng trong đề tài . 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 18
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 18
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
AN GIANG . 19
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . 19
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ . 20
3.2.1 Cơ cấu tổ chức . 20
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban . 21
3.3 SẢN PHẨM . 21
3.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGIMEXPHARM TỪ
2006 - 2008 . 22
3.5 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AGIMEXPHARM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP. . 25
3.5.1 Điểm mạnh . 25
3.5.2 Điểm yếu . 27
3.5.3 Cơ hội . 29
3.5.4 Thách thức . 31
3.6 MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU, PHƯỚNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
AGIMEXPHARM . 33
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI AGIMEXPHARM . 34
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 34
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu . 34
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí . 41
4.13 Phân tích tình hình lợi nhuận. 47
4.2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO AGIMEXPHARM . 51
4.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh . 51
4.2.2 Phân tích ma trận SWOT . 57
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI AGIMEXPHARM . 64
4.3.1 Hạn chế - Nguyên nhân . 64
4.3.2 Giải pháp . 65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 67
5.1 KẾT LUẬN . 67
5.2 KIẾN NGHỊ . 67
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận được sự giúp đỡ và ủng hộ của chính
quyền các cấp. Đó là một điều khích lệ, động viên cho tất cả các nhân viên trong
công ty. Cụ thể hơn, vào ngày 28-8-2008, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An
Giang Lâm Minh Chiếu đã đến thăm và chúc mừng Nhà máy Agimexpharm
được Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nhiệt tình trong công tác, lao
động sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động,
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 26
công ty đã có một thế mạnh đặc biệt về nguồn nhân lực. Ngoài ra, sự lãnh đạo
sáng suốt của các cấp lãnh đạo trong công ty cũng như việc điều hành, tổ chức
công ty một cách thống nhất từ trên xuống đã góp phần không nhỏ trong thành
công của công ty ngày hôm nay. Bên cạnh đó, công ty luôn tạo điều kiện thu hút
lao động, nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Đối với các cán bộ công nhân viên đang
hoạt động, công ty luôn có các chính sách tiền lương theo hướng tạo động lực
thúc đẩy sự sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động. Công ty luôn nhận
thức được rằng con người là yếu tố quan trọng nhất để công ty có thể tiếp tục
đứng vững và phát triển ngày càng cao.
- Hệ thống quản lý ngày càng chặt chẽ, chính xác, từng bước tin học hoá, hiện đại
hoá các công việc. Công ty đã tổ chức lại cơ cấu quản lý thống nhất từ trên xuống
nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và năng động của nó. Ngày nay, đất nước đang
hoà mình vào thời buổi công nghiệp hoá-hiện đại hoá, áp dụng các thành tựu khoa
học kĩ thuật tiên tiến. Do đó, để không lạc hậu và có thể hoà nhập với đất nước và
thế giới, AGIMEXPHARM phải thay đổi mình và từng bước thực hiện điều đó.
Hệ thống kế toán trong công ty đã từng bước tin học hoá các công việc bằng việc
áp dụng phần mềm kế toán trong năm 2008 vừa qua. Trong các phòng ban của
công ty đều được trang bị hệ thống vi tính đầy đủ và chuẩn xác.
- Công ty vừa hình thành nhà máy sản xuất Dược phẩm đạt chuẩn GMP – WHO
vào cuối năm 2008. Nhà máy Agimexpharm được Bộ Y tế công nhận đạt tiêu
chuẩn GMP-WHO đã đánh dấu bước trưởng thành mới của đơn vị, thể hiện rõ
uy tín, khẳng định thương hiệu của nhà máy trên thương trường. Với công nghệ
mới, nhà máy Dược phẩm AGIMEXPHARM có công suất tăng lên gấp 7 lần,
khả năng tiết kiệm tiền điện mỗi tháng 60 triệu đồng. Nhà máy có giá trị đầu tư
26 tỷ đồng, với công suất 700 triệu viên và 54 tấn bột mỗi năm. Điều này đã tạo
ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của công ty AGIMEXPHARM. Việc khánh
thành nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO tạo điều kiện cho AGIMEXPHARM tiếp
cận với các nhà đầu tư cũng như các đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng
của công ty. Và thực tế đã chứng minh điều đó là đúng khi công ty Cổ phần
Dược phẩm AGIMEXPHARM ký kết với công ty Siu Guan (Đài Loan) phân
phối 29 sản phẩm thuốc tiêm đặc trị và các sản phẩm đã được trúng thầu tại nhiều
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 27
bệnh viện ở Việt Nam. Sau đó, công ty tiếp tục ký hợp tác liên doanh với Công ty
cổ phần IMEXPHARM của Đồng Tháp.
3.5.2 Điểm yếu
Mặc dù công ty có những thuận lợi đáng kể đã nêu nhưng bên cạnh đó, công
ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn, những điểm yếu kém còn đang tồn tại.
Cụ thể:
- Công ty mới chuyển đổi hình thức sở hữu là một trong những thế mạnh của
công ty nhưng nó cũng gây ra những khó khăn nhất định. Việc chuyển đổi hình
thức sở hữu từ công ty Nhà Nước sang công ty cổ phần là một việc không dễ và
đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian. Mặc dù Nhà Nước đã nắm giữ 12% số cổ phiếu
của công ty nhưng việc tìm kiếm nhà đầu tư, các cổ đông còn lại cho công ty
cũng là một chuyện đánh quan tâm. Trong giai đoạn chuyển đổi, không những
bản thân công ty có những thay đổi lớn mà tất cả các cán bộ công nhân viên của
công ty cũng có những chuyển biến không nhỏ. Hơn nữa, hiện nay công ty cổ
phần Dược Phẩm An Giang vẫn chưa lên sàn giao dịch. Để một công ty cổ phần
có thể phát triển thì việc niêm yết chứng khoán là điều tất yếu. Do đó, trong thời
gian ngắn mới chuyển đổi hình thức sở hữu thì công ty vẫn còn nhiều khó khăn
cần giải quyết.
- Quy mô hoạt động kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đủ sức cạnh tranh với các
công ty khác đầu ngành. Như đã phân tích, dù năm 2007 công ty đã có mức tăng
trưởng vốn điều lệ đáng kể 324,63 % và vẫn giữ mức vốn này đến năm 2008
nhưng nó lại chỉ nằm ở con số 22 tỷ. Và với mức vốn điều lệ này thì công ty cổ
phần Dược Phẩm An Giang vẫn chỉ là một công ty có quy mô sản xuất kinh
doanh nhỏ. Trong khi đó, các công ty Dược khác với mức vốn điều lệ cao hơn
nhiều như Dược Hậu Giang là 200 tỷ đồng, DOMESCO là 137,699 tỷ đồng,
IMEXPHARM có số vốn 116,6 tỷ đồng, … Bên cạnh đó, nguồn vốn kinh doanh
không lớn, công ty còn phải chịu sự chiếm dụng vốn của các bệnh viện huyện thị
kéo dài. Do đó, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng cường vốn hoạt
động là điều cần thiết đối với công ty.
- Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù
nhà máy sản xuất thuốc của công ty vừa đạt chuẩn GMP-WHO nhưng nhìn
chung thì các trang thiết bị, máy móc của công ty vẫn chưa được hoàn thiện đúng
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 28
mức. Việc nghiên cứu sản phẩm mới vẫn còn nhiều hạn chế, cả về nguồn nhân
lực, trang thiết bị và các phương tiện nghiên cứu. Nhưng đây cũng là hạn chế
chung của các công ty Dược Việt Nam chứ không phải chỉ riêng
AGIMEXPHARM. Nhà máy và hệ thống sản xuất dây chuyền khép kín hoàn hảo
luôn là đích đến của các công ty Dược Việt Nam nói chung, công ty cổ phần
Dược Phẩm An Giang nói riêng.
- Nhân viên có trình độ tay nghề cao còn thiếu. Việc đào tạo và tuyển dụng các
nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững luôn được tiến hành tại
công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều yếu tố nên công ty vẫn chưa có được
một đội ngũ cán bộ công nhân viên hoàn hảo như mong muốn. Mặt khác, do
công ty có quy mô nhỏ, lại được hình thành trong thời gian ngắn và gắn liền với
thành phố trẻ nên chưa thu hút được nhiều lao động từ các nơi khác đến.
- Công ty chưa cung cấp đủ các chủng loại sản phẩm. Với nhà máy sản xuất
dược phẩm vừa được hình thành thì hiện nay, công ty chỉ sản xuất được khoảng
80 sản phẩm tân dược các loại. Tại các nhà thuốc của AGIMEXPHARM, ngoài
sản phẩm mà công ty tự sản xuất, các nhà thuốc còn bán thêm các sản phẩm của
công ty dược khác. Nhưng điều đáng quan tâm là số lượng sản phẩm của
AGIMEXPHARM lại chiếm tỷ trọng không lớn. Do đó, việc đa dạng hoá các
chủng loại sản phẩm cũng như cải thiện bao bì luôn được công ty quan tâm và
chú trọng phát triển.
- Mạng lưới phân phối chưa rộng khắp, hoạt động marketing còn yếu. Hiện nay,
công ty chủ yếu phân phối sản phẩm trong nội tỉnh. Các sản phẩm công ty được
sử dụng tại các bệnh viện tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, các trung tâm y tế khác
trong tỉnh. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty còn được tiêu thụ tại các nhà
thuốc, quầy thuốc trực thuộc công ty, các hiệu thuốc huyện v à các đại lí của công
ty. Các công ty khác cũng phân phối sản phẩm của công ty dược An Giang
nhưng lại chiếm một phần không lớn. Như vậy, công ty cần từng bước thiết lập
hệ thống phân phối rộng khắp và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp. Hầu hết,
phương thức thiết lập hệ thống phân phối của các tập đoàn lớn đều lấy nhân tố
con người làm hạt nhân, dưới sự hỗ trợ về marketing. Chính vì vậy mà công ty cổ
phần dược phẩm An Giang cần cẩn trọng trong việc lựa chọn phương thức xây
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 29
dựng hệ thống phân phối phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động công ty,
chứ không thể rập khuôn nguyên mẫu như các công ty khác được.
3.5.3 Cơ hội
- Nền kinh tế hội nhập tạo điều kiện giao lưu và hợp tác với các đối tác kinh
doanh trong và ngoài nước. Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế
giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty dược nói riêng
có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc tiếp cận và học hỏi các kinh nghiệm cũng
như các tiến bộ khoa học trên thế giới. Ngành dược trước đây được xem là ngành
có rủi ro cao và hoạt động không hiệu quả do trang thiết bị lạc hậu, nạn vi phạm
bản quyền và sao chép công thức sản xuất thuốc tràn lan. Tuy nhiên, những năm
gần đây, ngành đã có những thay đổi mạnh mẽ: các nhà máy đạt chuẩn GMP
ngày càng nhiều, giá trị sản xuất thuốc ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng bình
quân của ngành là 16% - 17% / năm, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ khoa
học tiên tiến… Đối với công ty cổ phần dược phẩm An Giang, công ty lấy quan
niệm “ Hợp tác vì thế mạnh chuyên biệt” là rất phù hợp trong thời đại hội nhập
ngày nay. Công ty sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư quan tâm đến công ty. Tại
Việt Nam chỉ có các công ty dược hoạt động riêng lẻ, sản xuất kinh doanh theo
hình thức riêng biệt, không tập trung chứ chưa có một tập đoàn dược phẩm cụ thể
nào. Công ty cổ phần dược phẩm An Giang tuy là một công ty nhỏ nhưng đã nhận
thức được điều đó và đang định hướng công ty theo con đường hợp tác. Do đó, hội
nhập là một điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác, học hỏi và phát triển của ngành
dược Việt Nam nói chung và công ty cổ phần dược phẩm An Giang nói riêng.
- Chi tiêu cho y tế và sức khoẻ của người dân ngày càng cao. Ngày nay, nền
kinh tế phát triển, dân số ngày càng đông, nhu cầu về bảo vệ sức khoẻ một cách
toàn diện là một đòi hỏi chính đáng. Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ tiêu
bình quân đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho y tế và
chăm sóc sức khoẻ cũng tăng theo. Trong khoảng thời gian 5 năm gần đây, chi
tiêu cho y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ 6 USD /
người (năm 2001) lên đến 13 USD / người (năm 2007). Con số này được đánh
giá vẫn ở mức trung bình thấp so với khu vực. Dự báo tốc độ tăng trưởng của
ngành là 15%/năm (không tính yếu tố lạm phát) và giá trị tiêu thụ đạt 1,6 tỷ USD
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 30
năm 2010. Như vậy, ngành dược là ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong
tương lai với thị trường tiêu thụ hơn 80 triệu dân.
- Các công ty dược Việt Nam có cơ hội lớn trong việc làm chủ thị trường nội địa,
hơn nữa còn có khả năng vươn ra tầm khu vực. Trên cơ sở thị phần ngày càng
gia tăng nhờ vào phát triển mạng lưới phân phối toàn quốc, tăng cường đầu tư,
tiếp nhận công nghệ sản xuất các loại thuốc đặc trị thông qua việc sản xuất thuốc
nhượng quyền, các công ty dược Việt Nam đang từng bước chiếm giữ thị trường
nội địa, tạo được lòng tin và uy tín đối với các khách hàng. Bên cạnh đó, nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có nhiều rừng
cây với các loại dược thảo quý hiếm, là nguồn nguyên liệu phong phú cho việc
sản xuất các loại dược phẩm. Các công ty dược Việt Nam đang từng bước khai
thác lợi thế này bằng cách đẩy mạnh phát triển sản xuất nhóm sản phẩm dựa trên
nguồn dược liệu dồi dào. Ngoài ra, với các chính sách ưu đãi của Nhà Nước
trong quy định về mức thuế của các loại sản phẩm tân dược đã tạo điều kiện cho
các loại dược phẩm của Việt Nam vươn ra tầm khu vực. Mức thuế áp dụng chung
cho các loại dược phẩm sẽ chỉ còn từ 0% - 5% và mức thuế trung bình là 2,5%.
Vì vậy, các công ty dược Việt Nam nói chung và công ty cổ phần dược phẩm An
Giang hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra khu vực
bằng chính các sản phẩm của mình.
- Công ty cổ phần dược phẩm An Giang được đặt tại Long Xuyên, là một
thành phố trẻ có tiềm năng phát triển trong tương lai. Công ty cổ phần dược
phẩm An Giang được đặt tại trung tâm của tỉnh, là thành phố Long Xuyên. Long
Xuyên vừa được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 1999. Do đó,
thành phố Long Xuyên là một thành phố trẻ, có nhiều tiềm năng phát triển. Trong
những năm gần đây, Long Xuyên đã có những bước chuyển mình đánh kể: nhiều
nhà máy, xí nghiệp được hình thành, thu hút được nhiều vốn đầu tư… Do đó, trụ
sở của công ty đặt tại thành phố Long Xuyên cũng là một điều kiện thuận lợi để
thu hút vốn đầu tư từ nhiều phía, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ của chính
quyền các cấp.
- Công ty nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều công
ty dược phát triển và hoạt động mạnh mẽ. Cụ thể là công ty đầu ngành dược là
công ty Dược Hậu Giang, công ty IMEXPHARM của Đồng Tháp… Công ty cổ
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 31
phần dược phẩm An Giang có thể tranh thủ điều kiện để học hỏi kinh nghiệm
cũng như cách hoạt động của các công ty này. Vì gần như các công ty có cùng
điều kiện địa lí, cùng địa bàn tiêu thụ và cùng sản xuất dược phẩm. Mặt khác,
công ty cổ phần dược phẩm An Giang còn có thể hợp tác và rút ra những bài học
cho công ty mình từ hoạt động của các công ty đi trước.
3.5.4 Thách thức
- Nền kinh tế đang lạm phát cao, tình hình giá cả biến động. Trong những năm
vừa qua, không chỉ nền kinh tế Việt Nam chịu cảnh lạm phát cao mà đó còn là
tình hình chung của cả thế giới. Nền kinh tế nước ta hiện tại đang đối mặt với
không ít khó khăn, sức tiêu dùng bị tác động, phần nào cũng ảnh hưởng lên thị
trường dược phẩm. Đặc biệt với sự tăng vọt của giá cả làm cho tất cả các loại chi
phí đều tăng nhất là các loại nguyên phụ liệu nhưng giá bán sản phẩm sản xuất
lại không được Bộ Y Tế cho phép điều chỉnh tăng, hoặc có điều chỉnh nhưng chỉ
ở mức thấp.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá, chất lượng từ các công ty Dược đầu
ngành trong nước và các công ty nước ngoài. Công ty cổ phần dược phẩm An
Giang vẫn chỉ là một công ty nhỏ, chưa đủ sức cạnh tranh với các công ty dược
khác, đó là một thách thức rất lớn đối với công ty. Đa số người tiêu dùng đều
quen với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường của các công ty đầu ngành như
DHG, Domesco, Imexpharm… Và người tiêu dùng khó chấp nhận các sản phẩm
mới, mà đặc biệt lại là sản phẩm của một công ty chưa có tên tuổi như
Agimexpharm. Do đó, để cạnh tranh với các công ty dược khác đã là một điều
không dễ mà công ty còn phải cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập khác lại
càng khó khăn hơn.
- Nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu. Hiện nay, chi phí nguyên
vật liệu trong giá thành sản phẩm dược chiếm tỷ trọng khoảng 60%. Mà 90%
nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ,
Singapore… Việc nhập khẩu nguyên vật liệu trong bối cảnh “cơn bão giá nhập
khẩu” đang hoành hành và tỷ giá VND/USD đang tăng mạnh là một điều đáng
quan tâm. Giá nhập khẩu trong 2 năm 2006, 2007 tăng khoảng 100 %, giá
nguyên liệu trong nước cũng tăng 50 %. Mặc dù, Việt Nam phong phú về nguồn
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 32
thảo dược nhưng để có thể khai thác nó một cách hiệu quả nhất thì các công ty
dược Việt Nam chưa thực hiện được.
- Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao. Cuộc sống ngày càng hiện đại, con
người từ chỗ “ăn no mặc đủ” sẽ chuyển sang đòi hỏi “ăn ngon mặc đẹp” là điều
tất yếu. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ dừng lại ở sự thoả mãn ở tác
dụng của thuốc, yêu cầu sử dụng thuốc và hết bệnh, thì bây giờ ngoài chất lượng
của thuốc, người tiêu dùng còn quan tâm đến bao bì, nhãn hiệu, hương vị, chủng
loại và các đặc tính khác. Để có thể thoả mãn người tiêu dùng ở mức tối đa là
một điều không dễ dàng, đòi hỏi công ty phải tìm hiểu thị trường, am hiểu khách
hàng, có nhiều chương trình nghiên cứu các sản phẩm mới… Hơn nữa, người
tiêu dùng Việt Nam lại hướng ngoại, có xu hướng sử dụng các sản phẩm nhập
khẩu từ nước ngoài hơn là sử dụng hàng trong nước. Do đó, để có thể củng cố và
phát triển vị trí của mình, công ty cần định hướng vào khách hàng, thông qua
chất lượng và dịch vụ của sản phẩm, lấy khách hàng làm mục tiêu hoạt động.
- Tình trạng thuốc kém chất lượng, sản phẩm giả, các sản phẩm trùng lắp,
nhái mẫu mã vẫn còn tồn tại. Theo thống kế của Cục Quản Lý Dược Việt Nam,
thuốc không đạt chất lượng trong năm 2007 chiếm 3,3% tổng số mẫu lấy, cao
hơn so với năm 2006 là 3,18 %. Các công ty dược nói chung và công ty cổ phần
dược phẩm An Giang nói riêng hiện nay vẫn chưa chú trọng việc nghiên cứu và
phát triển sản phẩm về chiều rộng lẫn chiều sâu mà chỉ tập trung nhiều nhóm sản
phẩm tương tự nhau. Do đó, các sản phẩm chưa thật sự đa dạng về chủng loại và
đảm bảo về chất lượng, các sản phẩm trùng lắp là điều tất yếu. Bên cạnh đó, nạn
làm thuốc giả ngày càng tăng cao làm mất uy tín của các doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến thị phần thuốc nội. Như vậy, công ty cần phấn đấu nhiều hơn trong
việc cải thiện chất lượng sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, đa dạng hoá chủng loại
và có biện pháp cụ thể ngăn ngừa việc nhầm lẫn của khách hàng giữa sản phẩm
công ty với các sản phẩm khác trên thị trường.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 33
3.6 MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU, PHƯỚNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
AGIMEXPHARM
Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc công ty đánh giá tình hình kinh tế xã
hội sẽ còn nhiều diễn biến khó khăn, phức tạp hơn nữa: tăng giá vẫn chưa kiểm
soát được, lạm phát vẫn còn cao, lãi vay ngân hàng tăng liên tục sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn cố
gắng giữ mức tăng trưởng, đảm bảo lợi nhuận, thực hiện tốt các mục tiêu đã đề
ra, xây dựng phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể:
- Định hướng chiến lược: “Hợp tác vì thế mạnh chuyên biệt” công ty vẫn giữ
quan điểm giao lưu hợp tác để cùng phát triển.
- Thị trường tiêu thụ: từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ. Một số mặt hàng
công ty sản xuất đã được tiêu thụ ở khối điều trị và các tỉnh trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các
tỉnh miền Trung và gần đây còn có một số khách hàng ở miền Bắc.
- Hoạt động kinh doanh: cập nhật thông tin, quản lí giá đầu vào, đầu ra, tìm kiếm
khách hàng tiềm năng, các đối tác chiến lược có nguồn cung ổn định.
- Sản phẩm: từng bước đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, nâng cao chất
lượng, đáp ứng tiêu chuẩn GMP.
- Công ty giữ tốc độ tăng trưởng 10 – 15% năm, cải tổ hoạt động kinh doanh,
tăng cường bộ máy quản lý, phấn đấu đạt doanh số 27 tỷ đồng và gia nhập tốp 20
công ty hàng đầu ở Việt Nam.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 34
Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
AGIMEXPHARM
Để đánh giá một công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, chúng
ta cần quan tâm đến nhiều yếu tố, ví dụ: t ình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, giá
thành, lợi nhuận, các chỉ số tài chính… Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đặt công
ty vào tình hình kinh tế chung hiện nay để đánh giá. Tuy nhiên, yếu tố lợi nhuận
vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài
công ty. Công ty nào cũng mong muốn giảm thiểu chi phí đến mức tối đa, doanh
thu tăng trưởng cao để có thể đạt được lợi nhuận mong muốn; AGIMEXPHARM
cũng vậy. Do đó, trong phần phân tích hiệu quả kinh doanh này em sẽ tiến hành
phân tích 3 yếu tố: doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty.
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của công ty.
Tổng doanh thu trong công ty bao gồm: doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Đối với
công ty Agimexpharm thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số doanh thu của công ty. Để có thể nhận xét một
cách cụ thể về tình hình doanh thu của công ty trong 3 năm vừa qua, ta sẽ xem
xét bảng số liệu sau đây:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 35
B
ản
g
3:
T
ÌN
H
H
ÌN
H
D
O
A
N
H
T
H
U
C
Ủ
A
A
G
IM
E
X
P
H
A
R
M
Q
U
A
3
N
Ă
M
2
00
6,
2
00
7,
2
00
8
Đ
ơn
v
ị t
ín
h:
đ
ồn
g
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/2
00
7
%
(5
,6
5)
81
,7
1
15
3,
46
(5
,0
6)
(N
gu
ồn
:
P
hò
ng
K
ế
T
oá
n)
S
ố
ti
ền
(9
.7
07
.2
71
.2
24
)
17
6.
46
5.
17
6
80
0.
67
3.
37
9
(8
.7
30
.1
32
.6
69
)
20
07
/2
00
6
%
36
,0
7
38
,9
8
17
1,
08
36
,2
7
S
ố
ti
ền
45
.5
70
.8
94
.0
17
60
.5
64
.8
12
32
9.
26
7.
06
8
45
.9
60
.7
25
.8
97
20
08
16
2.
21
8.
54
2.
67
2
39
2.
42
3.
32
8
1.
32
2.
40
9.
01
0
16
3.
93
3.
37
5.
01
0
20
07
17
1.
92
5.
81
3.
89
6
21
5.
95
8.
15
2
52
1.
73
5.
63
1
17
2.
66
3.
50
7.
67
9
20
06
12
6.
35
4.
91
9.
87
9
15
5.
39
3.
34
0
19
2.
46
8.
56
3
12
6.
70
2.
78
1.
78
2
C
hỉ
t
iê
u
D
oa
nh
th
u
th
uầ
n
về
b
án
hà
ng
v
à
cu
nh
c
ấp
d
ịc
h
vụ
D
oa
nh
th
u
từ
h
oạ
t đ
ộn
g
tà
i
ch
ín
h
T
hu
n
hậ
p
kh
ác
T
ổn
g
do
an
h
th
u:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 36
Hình 3: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA AGIMEXPHARM QUA 3 NĂM
2006, 2007, 2008
Dựa vào bảng số liệu đã phân tích và hình trên, ta có thể đánh giá một cách khái
quát về tình hình doanh thu của Agimexpharm qua 3 năm hoạt động từ 2006 đến
2008. Tổng doanh thu có sự biến động tăng giảm không đồng nhất qua các năm.
Cụ thể tổng doanh thu tăng 36,27% vào năm 2007 và giảm 5,06% vào năm 2008.
- Vào năm 2007, tổng doanh thu tăng từ 126.702.781.782 đồng lên đến
172.663.507.679 đồng, tức là đã tăng thêm 45.960.725.897 đồng (36,27%) so với
năm 2006. Tổng doanh thu tăng nhanh là do sự gia tăng đáng kể của doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ
lớn nhất trong tổng doanh thu. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 36,07% tương ứng
với số tiền 45.570.894.017 đồng.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 38,98 % tương ứng với số tiền
60.564.812 đồng
+ Thu nhập khác tăng 171,08 % tương ứng với số tiền 329.267.068 đồng
Như vậy, cả 3 thành phần cấu thành nên doanh thu của công ty trong năm
2007 đều có sự gia tăng đáng kể về mặt số lượng và tốc độ so với năm 2006. Tốc
độ gia tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác cao hơn nhiều
so với tốc độ gia tăng của doanh thu thuần về hoạt động tài chính và cung cấp
dịch vụ. Tuy nhiên, 2 thành phần này lại chiếm một tỷ trọng không lớn trong việc
cấu thành nên tổng doanh thu. Chính sự gia tăng đáng kể của doanh thu thuần về
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
2006 2007 2008
năm
triệu đồng
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 37
bán hàng và cung cấp dịch vụ là yếu tố quyết định đến sự gia tăng của tổng
doanh thu trong năm 2007 so với năm 2006.
Nguyên nhân:
Trong năm 2007, công ty thực hiện chính sách đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể với chương trình khuyến
mãi, doanh thu của một số sản phẩm đã có sự gia tăng đáng kể, góp phần không
nhỏ trong việc làm tăng tổng doanh thu của công ty trong năm 2007. Ngoài ra,
trong năm 2007, công ty còn tiến hàng mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu như
trước đây, thị trường tiêu thụ của công ty gói gọn trong tỉnh An Giang thì đến
năm nay, công ty bắt đầu tìm kiếm các đối tác ở miền Trung và một số ở miền
Bắc. Tóm lại, trong năm 2007, công ty đã thực hiện thành công các chính sách
của mình, là nguyên nhân cụ thể khiến doanh thu trong năm 2007 tăng nhanh.
- Vào năm 2008, tổng doanh thu giảm từ 172.663.507.679 đồng xuống còn
163.933.375.010 đồng, tức là đã giảm đi 8.730.132.669 đồng (5,06%) so với năm
2007. Tổng doanh thu đã giảm đi một lượng như vậy nguyên nhân chủ yếu là do
sự giảm sút của doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây
là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 5,65 % tương ứng
với số tiền 9.707.271.224 đồng.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 81,71 % tương ứng với số tiền
176.465.176 đồng
+ Thu nhập khác tăng 153,46 % tương ứng với số tiền 800.673.379 đồng
Như vậy, 2 trong 3 thành phần cấu thành nên doanh thu của công ty, doanh thu
từ hoạt động tài chính và doanh thu khác, trong năm 2008 có sự gia tăng đáng kể
về mặt số lượng và tốc độ so với năm 2007. Còn doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ lại giảm đi đáng kể về mặt số lượng nhưng tỷ lệ đó lại không
lớn. Nhưng nhìn chung, tổng doanh thu lại giảm đi. Nguyên nhân do số lượng gia
tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang.pdf