Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long

Bán lẻ là hình thức bán cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty.

Với số liệu trong trong Bảng 6 thì ta thấy doanh thu bán lẻ năm nào cũng tăng và tăng theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước. Đó là một tín hiệu đáng mừng do nhu cầu sử dụng xăng dầu, dầu mỡ nhờn phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho các phương tiện vận tải, đi lại ngày một tăng làm cho lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty tăng lên.

Năm 2005 doanh thu bán lẻ chỉ có 3.984 triệu đồng, thế nhưng năm 2006, năm 2007 doanh thu lần lược đạt 6.304 triệu đồng và 7.863 triệu đồng.

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lượng Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng lít 464.786 10,19 564.874 12,48 663.147 13,36 100.088 21,53 98.273 17,39 2. Dầu hoả lít 283.073 6,21 286.429 6,33 291.987 5,88 3.353 1,18 5.558 1,94 3. Diesel lít 1.809.875 39,70 1.839.335 40,65 2.034.535 41,01 29.460 1,63 195.200 10,61 4. Mazut kg 2.001.073 43,9 1.833.626 40,54 1.971.917 39,75 (167.447) (8,38) 138.291 7,54 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: Xăng, Dầu hoả (KO), Diesel (DO) và Mazut (FO). Nhìn chung thì tình hình xăng dầu trên thế giới trong những năm gần đây luôn biến động không ngừng, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mặt đời sống trong xã hội Việt Nam. Qua số liệu tổng hợp ở Bảng 3 ta thấy rằng doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, đó là do công ty luôn có những biện pháp phòng bị và dự báo trước những tình hình biến động của thế giới. Năm 2005 doanh thu của công ty chỉ có 27.099 triệu đồng, nhưng sang năm 2006 doanh thu của công ty đạt. 33.093 triệu đồng, tăng 5.994 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,12%. Đến năm 2007 doanh thu của công ty đạt ở mức cao là 49.112 triệu đồng. So với năm 2006 thì doanh thu ở năm 2007 tăng 16.019 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,40 %. Ở công ty, mặt hàng dầu diesel được xem là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của công ty và doanh thu của các mặt hàng này đang có xu hướng tăng. Mặt hàng mazut là mặt hàng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của công ty, tuy nhiên trong thời gian qua thì doanh thu của mặt hàng này có sự biến động không ổn định. Còn về các mặt hàng xăng và mặt hàng dầu hoả tuy là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn mặt hàng diesel và mazut nhưng đây được xem là 2 mặt hàng có đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty và ngày càng gia tăng qua các năm. 4.1.1.1. Biến động doanh thu mặt hàng xăng Đồ thị 1: DOANH THU CỦA XĂNG QUA 3 NĂM (2005 – 2007) Trong các nhà máy lọc dầu, các phân đoạn sản phẩm nhẹ có nhiệt độ sôi đầu khoảng 40 – 500C tới nhiệt độ sôi cuối khoảng 190 – 2000C, tách từ các tháp chưng cất dầu thô đều được gọi là phân đoạn xăng thô và được dùng pha trộn các loại xăng. Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long thì xăng được phân làm 2 loại: xăng chì 92, 95. Qua Bảng 3 ta có thể thấy doanh thu của mặt hàng xăng liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2006, doanh thu đạt 6.214 triệu đồng tăng 51,93 %, tương đương với 2.124 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu tăng 2.407 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 38,73 %. Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng đáng kể như vậy là do tình hình tiêu thụ mặt hàng xăng của công ty khá lạc quan, số khách hàng sử dụng xăng phục vụ cho việc đi lại và quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nên đẩy nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng, hơn nữa do các loại xăng của công ty bán ra luôn đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên được nhiều khách hàng tin dùng. Cụ thể qua Bảng 4 ta thấy số lượng tiêu thụ năm 2006 là 564.874 lít, tăng 100.088 lít (21,53%) so với năm 2005, sang năm 2007 thì số lượng tiêu thụ tăng với tốc độ tăng là 17,39 % tương đương 98.273 lít so với năm 2006. Nhìn chung ngoài yếu tố sản lượng tiêu thụ thì giá cả của các mặt hàng xăng dầu nói chung và mặt hàng xăng nói riêng qua các năm đều gia tăng, mức gia tăng tương đối cao, đó là do sự ảnh hưởng của biến động xăng dầu trên thế giới làm cho giá cả xăng dầu trong nước trong những năm gần đây tăng cao. 4.1.1.2. Biến động doanh thu mặt hàng dầu hoả Đồ thị 2: DOANH THU CỦA DẦU HOẢ QUA 3 NĂM (2005 – 2007) Dầu hoả là tên chỉ chung một phân đoạn chưng cất của dầu mỏ, sôi chủ yếu trong khoảng 200 – 3000C. Có thể dùng làm nhiên liệu cho máy kéo, cho động cơ phản lực…đồng thời trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày được sử dụng nhiều như đun bếp, sưởi ấm, thắp sáng, dùng trong mỏ cắt kim loại bằng dầu hoả, làm dung môi khi sản xuất keo sơn, vải tẩm dầu…đó gọi là dầu hoả dân dụng. Từ số liệu ở Bảng 3 và 4 cho thấy doanh thu và sản lượng của mặt hàng dầu hoả qua các năm liên tục tăng. Cụ thể là năm 2006 số lượng tiêu thụ đạt 286.429 lít và doanh thu đạt 2.263 triệu đồng tăng 3.353 lít (tức tăng 1,18 %) còn về doanh thu tăng 423 triệu đồng tương đương với 22,99 % so với năm 2005. Đến năm 2007, số lượng đạt 291.987 lít tăng 1,94 % so với năm 2006, tức vượt hơn năm 2006 là 5.558 lít; về doanh thu đạt 2.978 triệu đồng tăng 31,59 % so với năm 2006. Kết quả trên đạt được là do lượng hàng hoá xuất bán cho nội bộ ngành và nội bộ công ty tăng nhanh, hơn nữa giá cả các mặt hàng dùng trong sinh hoạt nội trợ hằng ngày như gas tăng cao nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng mặt hàng dầu hoả. Ngoài ra, công ty còn tìm kiếm được một số khách hàng công nghiệp mới, sử dụng mặt hàng dầu hoả phục vụ cho sản xuất. 4.1.1.3. Biến động doanh thu mặt hàng Diesel Đồ thị 3: DOANH THU CỦA DIESEL QUA 3 NĂM (2005 – 2007) Diesel là các hợp chất của hydrocacbon có trong các phân đoạn gas oil nhẹ, trung bình và nặng trong quá trình trưng cất trực tiếp dầu mỏ. Nhiên liệu diesel không những được dùng trong các động cơ diesel mà còn dùng trong các tuabin hơi của tàu thuỷ. Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long thì mặt hàng diesel là mặt hàng kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhóm mặt hàng kinh doanh chính của công ty. Từ năm 2005 đến năm 2007 thì doanh thu cũng như số lượng của diesel đều tăng. Doanh thu năm 2006 tăng 2.767 triệu đồng với phần trăm gia tăng là 23,52 % so với năm 2005. Tuy nhiên, sự gia tăng ày chủ yếu là do giá bán diesel tăng nhanh, còn về số lượng chỉ tăng được 29.460 lít (tăng 1,63 %) so với 2005. Vào năm 2007, thì số lượng diesel bán ra tiếp tục tăng và đạt ở mức 2.034.535 lít, tức tăng 195.200 lít so với năm 2006 còn doanh thu thì tăng xấp xỉ 6.300 triệu đồng. Có được kết quả này là do công ty đã xuất bán được một số lượng lớn DO trong nội bộ công ty và nội bộ ngành. 4.1.1.4. Biến động doanh thu mặt hàng Mazut Đồ thị 4: DOANH THU CỦA MAZUT QUA 3 NĂM (2003 – 2005) Mazut còn gọi là nhiên liệu đốt lò hay dầu FO. Mazut là phần cặn của quá trình chưng cất dầu mỏ ở áp suất khí quyển, hoặc cặn chưng cất của các sản phẩm của quá trình chế biến sâu các phân đoạn nguyên liệu của dầu thô, phần tách chiết ra trong công nghệ sản xuất dầu nhờn truyền thống. Mazut được dùng cho các lò nồi hơi, các lò nung trong công nghệ sành sứ, thuỷ tinh, luyện gang thép và cho thiết bị động lực của tàu thuỷ. Quan sát Đồ thị 4 ta thấy được rằng doanh thu của mặt hàng mazut trong năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 680 triệu đồng tức tăng 7,23%. Thế nhưng, qua Bảng số liệu 3 và 4 cho thấy mặc dù doanh thu mazut tăng nhưng số lượng tiêu thụ của mặt hàng này ở năm 2006 lại giảm hơn so với năm 2005. Trong năm 2006, mặt hàng này chỉ tiêu thụ được 1.833.626 kg, so với 2005 thì số lượng tiêu thụ giảm 167.447 kg (giảm 8,38 %) tuy nhiên, điều đó không làm giảm doanh thu mà còn làm doanh thu tăng thêm 680 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm 2006 do giá cả mazut nói riêng và giá cả các mặt hàng xăng dầu nói chung biến động theo chiều hướng tăng cao, với 4 lần điều chỉnh thì giá cả đều tăng làm cho một lượng lớn khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng những loại nhiên liệu khác có giá cả thấp hơn. Năm 2007 công ty đã mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới, có những chính sách mềm dẽo hơn trong khâu thanh toán và định mức bán hàng. Từ đó làm cho sản lượng và doanh thu tăng cao vượt hơn năm 2006 6.676 triệu đồng về doanh thu và 138.291 kg về sản lượng. 4.1.2.Phân tích tình hình biến động doanh thu theo phương thức bán Việc phân tích doanh thu theo phương thức bán là một việc làm rất thiết thực, giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng ở từng phương thức bán, qua đó định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trên thương trường Doanh thu của từng phương thức bán diễn biến như thế nào được thể hiện rõ qua Bảng 6 Bảng 6: DOANH THU THEO PHƯƠNG THỨC BÁN QUA 3 NĂM (2005 –2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Bán buôn trực tiếp 14.392 53,11 8.329 25,17 9.508 19,36 (6.063) (42,13) 1.179 14,16 2. Bán buôn cho đại lý 3.417 12,61 12.635 38,18 14.498 29,52 9.218 296,77 1.863 14,74 3. Bán lẻ 3.984 14,70 6.304 19,05 7.863 16,01 2.320 58,23 1.559 24,73 5. Bán nội bộ 5.036 16.58 5.825 17,60 17.243 25,11 789 15,67 11.418 196,01 Tổng cộng 27.099 100,00 33.093 100,00 49.112 100,00 5.994 22,12 16.019 48,40 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) 4.1.2.1. Bán buôn trực tiếp Bán buôn trực tiếp là bán cho các hộ kinh doanh dùng sản phẩm của công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hình thức bán buôn trực tiếp thì giá bán được quyết định theo phương thức đấu thầu nghĩa là các nhà cung cấp sẽ đưa ra các mức giá bán của mình, người mua là hộ kinh doanh (hộ công nghiệp) sẽ tự quyết định chọn nhà cung cấp có lợi nhất cho mình. Doanh thu bán buôn trực tiếp là doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu năm 2005, đạt 14.392 triệu đồng với tỷ trọng là 53,11 %. Tuy nhiên qua các năm 2006 và 2007 thì tỷ trọng doanh thu của phương thức bán này có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2006, doanh thu bán buôn trực tiếp chiếm 25,17 % trong tổng doanh thu, tức đạt 8.329 triệu đồng giảm 6.063 triệu đồng về giá trị và 42,13 % về tỷ lệ so với năm 2005. So với năm 2006 thì 2007 doanh thu bán buôn trực tiếp có sự khởi sắc và tăng hơn năm 2006. Tuy nhiên sự khởi sắc này là do giá bán tăng kéo doanh thu tăng theo, năm 2007 doanh thu đạt 9.508 triệu đồng vượt năm 2006 là 1.179 triệu đồng hay 14,16 % về tỷ lệ, nhưng tỷ trọng doanh thu bán buôn trực tiếp trong tổng doanh thu thì tiếp tục giảm thấp chỉ chiếm được 19,36 %. Nhìn chung, nguyên nhân đưa đến doanh thu bán buôn trực tiếp giảm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu là vì sản lượng bán ra của phương thức này qua các năm đều giảm do xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và do các hộ công nghiệp chuyển sang sử dụng các nhiên liệu khác thay thế với giá cả thấp hơn. 4.1.2.2. Bán buôn cho đại lý Bán buôn cho đại lý: là bán cho các đại lý xăng dầu cấp 1 và cấp 2 để họ phân phối lại cho các cửa hàng xăng dầu của họ hoặc cho các cửa hàng xăng dầu khác để đưa đến tay người tiêu dùng. Qua các con số thể hiện ở Bảng 6 cho thấy chi tiết hơn về tình hình của phương thức bán buôn qua đại lý Năm 2006, doanh thu bán buôn qua đại lý đạt ở mức cao 12.635 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu (38.18 %) và tăng hơn năm 2005 là 9.218 triệu đồng. Để đạt được kết quả đó ngoài nguyên nhân khách quan là nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng cao, thì công ty cũng có những chính sách hợp lý hơn trong khâu thanh toán, định mức nợ, thù lao nên đã thu hút được một lượng lớn đối tác nhận làm đại lý cho công ty. Năm 2007, sản lượng công ty bán ra có ít hơn năm trước do tình hình cạnh tranh gay gắt một số đại lý chuyển sang làm đại lý phân phối cho các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên doanh thu mà công ty đạt được được thể hiện trong bảng 6 thì vẫn cao và vượt hơn năm 2006 là 1.863 triệu đồng, tức vượt 14,74 % đó là do giá bán tăng liên tục theo sự quyết định của Bộ Thương mại. 4.1.2.3. Bán lẻ Bán lẻ là hình thức bán cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty. Với số liệu trong trong Bảng 6 thì ta thấy doanh thu bán lẻ năm nào cũng tăng và tăng theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước. Đó là một tín hiệu đáng mừng do nhu cầu sử dụng xăng dầu, dầu mỡ nhờn phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho các phương tiện vận tải, đi lại ngày một tăng làm cho lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty tăng lên. Năm 2005 doanh thu bán lẻ chỉ có 3.984 triệu đồng, thế nhưng năm 2006, năm 2007 doanh thu lần lược đạt 6.304 triệu đồng và 7.863 triệu đồng. 4.1.2.4. Bán nội bộ Bán nội bộ là xuất bán cho các công ty khác trong Tổng công ty và nội bộ công ty. Thực chất ở đây công ty chỉ làm nhiệm vụ nhập và xuất hộ hàng hoá từ Tổng công ty rót về. Dòng số liệu nằm ở cuối Bảng 6 phản ảnh sự biến động theo hướng có lợi của phương thức bán nội bộ qua 3 năm. Năm 2005, doanh thu của phương thức bán này chỉ chiếm 16.58 % trong tổng doanh thu, nhưng những năm tiếp theo tỷ trọng của nó đã tăng lên, cụ thể: năm 2006 là 17,60 %, năm 2007 là 25,11 % chứng tỏ doanh thu bán nội bộ qua từng năm đều tăng và đóng góp khá lớn vào tổng doanh thu. 4.1.3.Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, thì sức mua của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm hàng hoá cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty được cấu thành từ hai yếu tố là giá bán (giá bán bình quân) và khối lượng tiêu thụ. Giá bán bình quân của mỗi mặt hàng sẽ được xác định dựa trên doanh thu bán ra và sản lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng. Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đến doanh thu như thế nào ta đi vào phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá đến doanh thu qua các năm được thể hiện qua Bảng 5. Bảng 5: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ GIÁ BÁN QUA 3 NĂM (2005 –2007) ĐVT: 1.000 đồng Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 ĐVT Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán 1. Xăng lít 464.786 8,800 564.874 11,000 663.147 13,000 100.088 2,200 98.273 2,000 2. Dầu hoả lít 283.073 6,500 286.429 7,900 291.987 10,200 3.356 1,400 5.558 2,300 3. Diesel lít 1.809.875 6,500 1.839.335 7,900 2.034.535 10,200 29.460 1,400 195.200 2,300 4. Mazut kg 2.001.073 4,700 1.833.626 5,500 1.971.917 8,500 (167.447) 0,800 138.291 3,000 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) 4.1.3.1. Mặt hàng xăng Năm 2006 so với 2005 Nhân tố lượng ∆a = (8,800 * (564.874 - 464.786))/1.000 = 881 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (564.874 * (11,000 - 8,800))/1.000 = 1.243 triệu đồng Trong đó: ∆a: ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến doanh thu. ∆b: ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu. Như vậy, trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 881 triệu đồng, đồng thời giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.243 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 Nhân tố lượng ∆a = (11,000 * (663.147 - 564.874))/1.000 = 1.081 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (663.147 * (13,000 - 11,000))/1.000 = 1.326 triệu đồng Như vậy, trong năm 2007 sản lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 1.081 triệu đồng, đồng thời giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.326 triệu đồng Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2005 –2007 doanh thu của xăng tăng là do cả số lượng lẫn giá cả sản phẩm tăng. Nguyên nhân làm cho giá cả tăng là do tình hình chính trị quốc tế diễn biến phức tạp làm cho giá cả xăng dầu tăng cao gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả của mặt hàng xăng trong nước theo xu hướng tăng dần qua các năm. Còn số lượng tiêu thụ tăng là do nhu cầu sử dụng xăng phục vụ cho các phương tiện giao thông tăng nhanh và cũng do cách bố trí các cửa hàng bán lẻ của công ty thuận tiện, chất lượng đảm bảo nên tạo được lòng tin nơi khách hàng 4.1.3.2. Mặt hàng dầu hoả Năm 2006 so với năm 2005 Nhân tố lượng ∆a = (6,500 * (286.429 - 283.073))/1.000 = 22 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (286.429 * (7,900 - 6,500))/1.000 = 401 triệu đồng Năm 2006, số lượng bán ra của mặt hàng dầu hoả tăng làm doanh thu tăng 22 triệu đồng, còn giá bán tăng làm doanh thu tăng 401 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 Nhân tố lượng ∆a = (7,900 * (291.987 - 286.429))/1.000 = 44 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (291.987 * (10,200- 7,900))/1.000 = 672 triệu đồng Trong năm 2007, số lít dầu hoả bán ra tăng hơn năm 2006 làm cho doanh thu tăng 44 triệu đồng, còn giá cả tăng nên cũng đóng góp vào một lượng 672 triệu đồng trong sự tăng lên của doanh thu. Tóm lại, trong 3 năm doanh thu dầu hoả năm nào cũng tăng. Một mặt là do giá bán tăng cao vì bị ảnh hưởng của tình hình giá cả thế giới, mặt khác là do giá gas có chiều hướng tăng nhanh, hơn nữa hoạt động kinh doanh ngày càng sôi nổi nhiều hộ công nghiệp mới, đại lý mới ký kết hợp đồng với công ty vì nguồn hàng dồi dào có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của họ khi cần. 4.1.3.3. Mặt hàng diesel Sự ảnh hưởng của nhân tố giá bán và số lượng tiêu thụ đến doanh thu năm 2006 so với năm 2005 Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng: ∆a = (6,500* (1.839.335 - 1.809.875))/1.000 = 192 triệu đồng Giá bán tăng làm doanh thu tăng với giá trị là: ∆b = (1.839.335 * (7,900 - 6,500))/1.000 = 2.575 triệu đồng Chênh lệch năm 2007 so với 2006 Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng: ∆a = (7,900 * (2.034.535 - 1.839.335))/1.000 = 1.542 triệu đồng Giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng: ∆b = (2.034.535 * (10,200 - 7,900))/1.000 = 4.679 triệu đồng Như vậy, từ năm 2005 đến năm 2007 số lượng tiêu thụ, giá bán diesel đều tăng, góp phần đáng kể vào sự gia tăng doanh thu của mặt hàng này. Giá cả diesel tăng là do nguồn cung cấp dầu mỏ của các nước trong khối Opec biến động thất thường theo sự chuyển biến của tình hình chiến sự, chính trị bất ổn trên thế giới trong khoảng thời gian này nên tăng cao theo giá định hướng của bộ thương mại. Còn về sản lượng tăng là do số lượng hộ công nghiệp sử dụng máy móc chạy bằng nhiên liệu diesel nhiều hơn và họ tin tưởng vào chất lượng cũng như nguồn hàng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ khi họ cần nên cũng làm cho số lượng diesel tiêu thụ của công ty tăng. 4.1.3.4. Mặt hàng mazut Năm 2006 so với năm 2005 Ảnh hưởng của số lượng tiêu đến doanh thu ∆a = (4,700 * (1.833.626 – 2.001.073))/1.000 = –787 triệu đồng Ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu ∆b = (1.833.626 * (5,500 - 4,700))/1.000 = 1.467 triệu đồng Vậy là trong năm 2006 giá bán mazut tăng làm doanh thu tăng 1.467 triệu đồng, nhưng sự giảm đi của sản lượng bán đã làm cho doanh thu giảm 787. Nhưng điều đó đã không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của doanh thu. Lý do giá bán tăng là do giá giao của Tổng công ty cho công ty tăng theo tình hình giá thế giới, còn đối với số lượng tiêu thụ giảm là vì một lượng lớn các khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế là than thay cho mazut do giá rẻ hơn. Năm 2007 so với năm 2006 Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng: ∆a = (5,500 * (1.971.917 - 1.833.626))/1.000 = 761 triệu đồng Giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng: ∆b = (1.971.917 * (8,500 - 5,500))/1.000 = 5.916 triệu đồng Qua số liệu trong Bảng 3 và các con số tính toán ở trên chứng tỏ năm 2007 doanh thu tăng so với năm 2006 là do số lượng tiêu thụ tăng làm cho doanh thu tăng 761 triệu đồng, giá bán tăng làm doanh thu tăng 5.916 triệu đồng. Kết luận: từ năm 2006 đến năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng là do công ty thắng thầu cung cấp mazut cho nhiều khách hàng công nghiệp, nguồn hàng dồi dào nên được nhiều công ty trong ngành đặt hàng cung cấp, bên cạnh đó, công ty cũng đã chủ động tìm kiếm những những khách mới, có những chính sách mềm dẻo hơn trong khâu thanh toán và định mức bán hàng từ đó làm cho sản lượng tăng nhanh. Còn giá cả tăng là do bị ảnh hưởng mạnh từ tình hình giá cả thế giới nên giá giao của Tổng công ty cho công ty cũng tăng theo làm cho giá bán ra của công ty vượt xa mức cũ nhằm đảm bảo lợi nhuận. 4.2. Phân tích tình hình biến động chi phí của công ty qua 3 năm. Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúp doanh nghiệp phác thảo được viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích biến động chi phí qua các năm là đi xem xét, đánh giá để tìm hiểu, xác định rõ mức độ tăng giảm của chi phí. Qua đó có những biện pháp điều chỉnh để nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long là một doanh nghiệp thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nên các khoản chi phí của công ty có khác hơn so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Tổng chi phí của công ty được tập hợp từ hai loại chi phí đó là: chi phí mua hàng hay là giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động (chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng). 4.2.1. Gía vốn hàng bán Giá mua của hầu hết các doanh nghiệp khác là một nhân tố mà doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh bằng cách tìm nhà cung cấp khác. Nhưng đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long thì ngược lại vì công ty chỉ được phép lấy hàng của Tổng công ty để đảm bảo về chất lượng, khối lượng. Trong điều kiện kinh doanh bình thường (khi Nhà nước chỉ quy định mức giá trần xăng dầu, công ty tự định ra các mức giá bán theo các phương thức bán khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của từng vùng để đảm bảo độ linh hoạt) thì Tổng công ty giao cho công ty với giá cao hơn giá nhập khẩu sao cho vừa phù hợp với thu nhập xã hội vừa đảm bảo lợi nhuận cho cả Tổng công ty và công ty. Trong những năm gần đây, thị trường xăng dầu biến động mạnh, giá cả tăng liên tục buộc Bộ Thương Mại phải quy định giá trần xăng dầu bằng mức giá bán lẻ thì Tổng công ty bán theo mức giá được gọi là giá giao bằng cách lấy giá trần xăng dầu trừ lùi đi một khoản nhất định nào đó đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, kinh doanh trong điều kiện này Tổng công ty sẽ phải chịu mọi khoản lỗ, tuy nhiên khoản lỗ này sẽ được Nhà nước bù đắp Để thấy rõ sự biến động giá vốn hàng bán qua 3 năm, ta xem qua số liệu được trình bày trong Bảng 7 Bảng 7: GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng 3.864 15,29 5.697 18,73 7.910 17,36 1.833 47,44 2.213 38,85 2. Dầu hoả 1.761 6,97 2.111 6,94 2.852 6,26 350 19,88 741 35,10 3. Diesel 10.981 43,46 13.410 44,10 19.238 42,22 2.429 22,12 5.828 43,46 4. Mazut 8.662 34,28 9.191 30,23 15.566 34,16 529 6,10 6.375 69,36 Tổng cộng 25.268 100,00 30.409 100,00 45.566 100,00 5.141 20,35 15.157 49,84 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Giá vốn hàng bán của công ty qua ba năm đều tăng lên, năm 2005 là 25.268 triệu đồng, năm 2006 là 30.409 triệu đồng tăng 5.141 triệu đồng (tăng 20,35 %). Sang năm 2007 tăng 15.157 triệu đồng so với năm 2006. Giá vốn hàng bán tăng là do sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty tăng, trong đó giá vốn hàng bán của diesel chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 43,46 % năm 2005 44,10 % trong năm 2006 và năm 2007 chiếm 42,22 %), tiếp theo là mazut, xăng và dầu hoả. Ngoài ra, giá vốn hàng bán tăng cũng là do giá mua từ Tổng công ty qua các năm 2005 đến năm 2007 tăng lên vì bị ảnh hưởng của tình hình giá cả xăng dầu thế giới và giá mua từ các đối tác kinh doanh liên tục tăng 4.2.2. Chi phí hoạt động Do chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh chung trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, nên để biết được chi phí hoạt động của từng mặt hàng là một con số như thế nào, thì ở đây ta sẽ đi phân bổ dựa trên tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng ở từng năm. Chi phí hoạt động qua 3 năm 2005 – 2007 của công ty được thể hiện trong Bảng 8 đều có mức độ gia tăng qua từng năm. Bảng 8: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG THEO MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng 60 15,26 87 18,77 115 17,56 27 45,00 28 32,18 2. Dầu hoả 27 6,78 32 6,84 39 6,06 5 18,52 7 21,88 3. Diesel 172 43,33 204 43,91 276 42,25 32 18,60 72 35,29 4. Mazut 137 34,63 141 30,48 224 34,23 4 2,92 83 58,87 Tổng cộng 396 100,00 464 100,00 654 100,00 68 17,17 190 40,95 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Cụ thể, năm 2005 khoản tiền giành cho chi phí hoạt động là 396 triệu đồng, năm 2006 khoản chi cho chi phí này tăng lên 68 triệu đồng so với năm trước, bước sang năm 2007 chi phí cho hoạt động đã là 654 triệu đồng vượt xa mức cũ ở năm 2006 là 190 triệu đồng. Sự tăng lên của chi phí hoạt động ở các năm nói lên mức độ tiêu thụ hàng hoá của công ty mỗi năm đều tăng. Bên cạnh đó, sự quản lý chi phí hoạt động chưa tốt, còn nhiều lãng phí cũng làm cho chi phí hoạt động tăng cao. Quan sát các dòng số liệu trong Bảng 8 ta nhận thấy tuy tỷ trọng chi phí của mặt hàng diesel ở các năm là tăng giảm không ổn định nhưng là khá cao (năm 2005 chiếm 43,33 %, năm 2006 là 43,91 %, năm 2007 là 42,25%) và x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long.doc
Tài liệu liên quan