Nợ quá hạn không thể không có ở bất kỳ một Ngân hàng nào vì Ngân hàng không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký kết hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Hậu quả nghiêm trọng hơn là nó làm cho tâm lý của người gửi tiền tại Ngân hàng không an tâm khi giao dịch, làm giảm uy tín của Ngân hàng
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Tỉnh Bến Tre – Phòng giao dịch Mỏ Cày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền vay, tình hình thực hiện các cam kết, nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng có thể ngân hàng kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết, mổi lần kiểm tra, cán bộ ngân hàng sẽ lập báo cáo về tình hình thực hiện khoản vay của khách hàng. Nếu các khoản vay của khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có bằng chứng gặp khó khăn trong kinh doanh thí cán bộ sẽ lập tờ trình, trình lên cấp trên để xử lý và có thể xử lý theo các hướng như: chấm dứt hẳn việc cho vay hoặc là thu hồi nợ trước hạn một phần hay toàn bộ hoặc có thể xử lý bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn hoặc thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay.
- Thu nợ
Cán bộ tín dụng sẽ đôn đốc khách hàng để đảm bảo kế hoạch thu nợ cả gốc lẫn lãi dống thời phải lập và gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước mọi kỳ hạn trả nợ.
- Xử lý nợ có vấn đề
Nếu như khách hàng không thực hiện được việc trả nợ gốc và lãi theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng có thể xử lí như sau:
+ Chuyển sang nợ quá hạn
+ Thu nợ bằng việc xử lý tái sản đảm bảo
+ Khởi kiện trước pháp luật
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay
- Tất toán tiền vay, cán bộ tín dụng sẽ lập bảng đối chiếu và thông báo tất toán khoản vay cho khách hàng
- Tổng kết và lưu trữ hồ sơ khoản vay sau khi tất toán khoản vay, cán bộ tín dụng phải tổng kết và lập báo cáo tổng kết khoản vay. Trên cơ sở đó, cập nhật những thông tin về tất toán khoản vay và tổng kết khoản vay, lưu trữ hồ sơ (phải vào danh mục hồ sơ lưu trử, phải có biên bản bàn giao cho bộ phận lưu trữ).
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Bảng 1: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Vốn huy động
50,6
64,85
11,15
13,75
27,2
-53,2
-82,67
+ Tiền gửi không kỳ hạn
43,6
56,7
0,55
13,1
30,04
-56,15
-99
+ Tiền gửi tiết kiệm
6,2
6,4
8,2
0,2
3,2
1,8
28,1
+ Phát hành giấy tờ có giá
0,8
1,75
2,4
0,95
118,8
0,65
37,1
2. Vốn điều chuyển
31,7
21,5
80,8
-10,2
-32,2
59,3
275,8
Tổng cộng
82,3
86,35
91,95
4,05
4,92
5,6
6,49
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Phòng từ năm 2004-2006
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của Phòng qua 3 năm tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2004 tổng nguồn vốn là 50,6 tỷ đồng, qua năm 2005 vốn huy động là 64,85 tỷ đồng tăng 13,75 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 27,2%; đến năm 2006 vốn huy động là 11,15 tỷ đồng giảm 53,2 tỷ đồng so với năm 2005 tốc độ giảm 82,67%. Để làm rõ hơn ta sẽ phân tích từng yếu tố cấu thành nguồn vốn huy động:
-Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2005 tăng 13,1 tỷ đồng ( tăng 30,04%) so năm 2004, năm 2006 giảm 56,15 tỷ đồng ( giảm 99%).
-Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: tăng qua 3 năm, năm 2005 tăng 0,95 tỷ đồng (tăng 3,2%) so năm 2004, năm 2006 tăng 1,8 tỷ đồng (tăng 28,1%) so năm 2005.Tiền gửi tiết kiệm tuy chỉ chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng vốn huy động nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Phòng. Loại tiền gửi này tăng qua 3 năm là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách lãi suất hợp lý, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ nhân viên Ngân hàng có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến Ngân hàng để gửi tiền. Trong thời gian qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Phòng có sự tăng trưởng ổn định cho thấy Phòng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dư của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất giữ tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ nông thôn, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới.
Vốn huy động tại Phòng trong thời gian qua tăng trưởng không ổn định, năm 2006 vốn huy động giảm một cách đột ngột (giảm 53,2 tỷ đồng tức giảm 82,67%) so năm 2005 điều này là do Kho Bạc Nhà Nước không còn gửi tiền tại Phòng nữa. Nhưng nhìn chung thì tình hình huy động vốn của Phòng khá tốt. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn.
Trong 3 năm qua nguồn vốn điều hoà đều tăng và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2004 là 31,7 tỷ đồng, năm 2005 là 21,5 tỷ đồng giảm 10,2 tỷ đồng tức 32,2%năm 2006 tăng 59,3 tỷ đồng hay tăng 275,8%. Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của Phòng.
Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn rất lớn từ NHCT Tỉnh nhưng Phòng cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chổ, đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào cho phép chi nhánh chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư.
Nhưng nhìn chung tình hình tăng trưởng này có chiều hướng tốt ở tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá, do phòng đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, thái độ phục vụ tận tình chu đáo.
3.3. PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Bến Tre - Phòng giao dịch Mỏ Cày thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế.
Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn
Bảng 2: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỪ NĂM 2004-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
130,94
122,18
143,73
18,24
17,50
22,95
19,00
Ngắn hạn
77,17
94,08
122,67
16,91
21,90
28,59
30,40
Trung, dài hạn
26,77
28,10
21,06
1,33
4,96
-7,04
-25,10
Doanh số thu nợ
77,80
90,92
102,3
13,12
16,86
11,38
12,52
Ngắn hạn
67,44
78,16
91,86
10,72
15,90
13,70
17,53
Trung, dài hạn
10,36
12,76
10,44
2,40
23,20
-2,32
-0,18
Dư nợ
56,24
86,1
127,53
29,86
53,10
41,43
48,10
Ngắn hạn
44,43
60,35
91,16
27,20
61,20
38,67
54,00
Trung, dài hạn
11,81
25,75
36,37
13,94
118,04
10,62
41,24
Nợ quá hạn
0,34
0,446
0,47
0,106
31,17
0,024
5,40
Ngắn hạn
0,23
0,29
0,35
0,06
26,10
0,06
20,70
Trung, dài hạn
0,11
0,156
0,12
0,046
0,42
-0,036
23,10
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 2: Tình hình chung về hoạt động tín dụng của Phòng từ năm 2004-2006
Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể năm 2005 tăng 16,84 tỷ đồng ( tăng 16,2%) so với năm 2004, năm 2006 tăng 22,95 tỷ đồng ( tăng 19%) so với năm 2005. Ngân hàng có địa điểm tại huyện nên gần gủi với các xã và nắm sát tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của bà con nông dân. Đồng thời do Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành địa phương. Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong huyện và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp.
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên, thu nợ năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 13,12 t ỷ đồng với tốc độ tăng là 16,86%, thu nợ năm 2006 tăng 12,5% so với năm 2005 tương ứng với số tiền là 11,38 tỷ đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
Dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm, năm 2004 là 56,24 tỷ đồng, năm 2005 dư nợ tăng lên đạt 86,1 tỷ đồng, tăng hơn năm 2004 là 29,86 tỷ đồng hay tăng 53,1%, năm 2006 Ngân hàng có số dư nợ là 127,53 tỷ đồng, tăng 41,43 tỷ đồng hay tăng 48,1% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm doanh số cho vay có tốc độ tăng (tăng 16,84% năm 2005, tăng 19% năm 2006) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ (t ăng 12,52% n ăm 2006).
Nợ quá hạn lại tăng dần qua các năm cho thấy mức độ rủi ro của Ngân hàng khá cao. Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ quá hạn là một vấn đề không tránh khỏi. Năm 2004 nợ quá hạn là 0,34 tỷ đồng tăng lên 0,446 tỷ đồng tỷ lệ tăng 31,17% 2005. Đến năm 2006 thì nợ quá hạn đã đến 0,47 t ỷ đồng tăng 0,024 t ỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,4% so với năm 2005.
3.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO KỲ HẠN
3.4.1. Doanh số cho vay
Bảng 3: SỐ LIỆU VỀ DOANH SỐ CHO VAY
TỪ NĂM 2004-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
103,94
122,18
143,73
18,24
17,5
22,95
19
+ Ngắn hạn
77,17
94,08
122,67
16,91
21,9
28,59
30,4
+ Trung hạn
26,77
28,1
21,06
1,33
4,96
-7,04
-25,1
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 3: Tình hình doanh số cho vay của Phòng từ năm 2004-2006
Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể năm 2005 tăng 16,84 tỷ đồng ( tăng 16,2%) so với năm 2004, năm 2006 tăng 22,95 tỷ đồng ( tăng 19%) so với năm 2005. Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm cụ thể tăng 17,03 tỷ đồng ( tăng 18%) vào năm 2005 so 2004, tăng 23,44 tỷ đồng ( tăng 21%), còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay của Ngân hàng và có xu hướng giảm.
Ngân hàng có địa điểm tại huyện nên gần gủi với các xã và nắm sát tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của bà con nông dân. Đồng thời do Ngân hàng có đội ngủ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đở của các ban ngành địa phương. Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong huyện và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.
Bên cạnh những lý do trên ta có thể nói thêm doanh số cho vay tăng nhờ vào chính sách do Chính phủ ban hành, là cho cán bộ công nhân viên vay để cải thiện cuộc sống như lo cho con cái ăn học, tu sửa nhà cửa, có đồng vốn phòng thân khi gặp khó khăn, tất cả những điều đó là do Chính phủ muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng cho cán bộ công nhân viên.
3.4.2. Doanh số thu nợ
Bảng 4: SỐ LIỆU VỀ DOANH SỐ THU NỢ
TỪ NĂM 2004-2006
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số thu nợ
77,8
90,92
102,3
13,12
16,86
11,38
12,52
+ Ngắn hạn
67,44
78,16
91,86
10,72
15,9
13,7
17,53
+ Trung hạn
10,36
12,76
10,44
2,4
23,2
-2,32
-0,18
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của Phòng từ năm 2004-2006
Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết tránh những rủi ro. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động được duy trì và phát triển. Trong giai đoạn này nếu thu nợ bị đứt đoạn thì công việc cho vay khó có thể được tiếp tục trong những năm tiếp theo.
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên, thu nợ năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 13,12 t ỷ đồng với tốc độ tăng là 16,86%, thu nợ năm 2006 tăng 12,52% so với năm 2005 tương ứng với số tiền là 11,38 tỷ đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao. Đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
3.4.3.Tình hình dư nợ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Những năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bảng 5: SỐ LIỆU VỀ TÌNH DƯ NỢ
TỪ NĂM 2004-2006
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
56,24
86,1
127,53
29,86
53,1
41,43
48,1
Dư nợ ngắn hạn
44,43
71,63
110,3
27,2
61,2
38,67
54
Dư nợ trung, dài hạn
11,81
14,47
17,23
2,66
22,5
2,67
19,07
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 5: Số liệu về tình hình dư nợ của Phòng từ năm 2004-2006
Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2004 đạt mức dư nợ là 44,43 tỷ đồng; năm 2005 đạt mức dư nợ là 71,63 tỷ đồng tăng 27,2 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng 61,2%. Bước sang năm 2006 đạt mức dư nợ 110,3 tỷ đồng tăng 38,67 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 54%. Nguyên nhân là do trong 3 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Dư nợ trung hạn:
Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2004 là 11,81 tỷ đồng; năm 2005 mức dư nợ là 14,47 tỷ đồng tăng 2,66 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là 22,5%; dư nợ vào cuối năm 2006 là 17,23 tỷ đồng tăng 2,67 tỷ đồng so với đầu năm hay tăng 19,07%. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong 3 năm dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng cao trong khi doanh số thu nợ cũng tăng so với doanh số cho vay. Dư nợ trung dài hạn tại Phòng trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và tiêu dùng.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của PGD Mỏ Cày vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lảnh đạo Phòng và phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.
3.4.4. Nợ quá hạn
Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.
Bảng 6: SỐ liỆu vỀ nỢ quá HẠN CỦA Phòng TỪ năm 2004-2006
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ quá hạn
0,34
0,446
0,47
0,106
31,17
0,024
5,4
+ Ngắn hạn
0,23
0,29
0,35
0,06
26,1
0,06
20,7
+ Trung hạn
0,11
0,156
0,12
0,046
0,42
-0,036
23,1
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 6: Số liệu về nợ quá hạn của Phòng từ năm 2004-2006
Nợ quá hạn lại tăng dần qua các năm cho thấy mức độ rủi ro của Ngân hàng khá cao. Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ quá hạn là một vấn đề không tránh khỏi. Năm 2004 nợ quá hạn là 0,34 tỷ đồng tăng lên 0,446 tỷ đồng tỷ lệ tăng 31,17% 2005. Đến năm 2006 thì nợ quá hạn đã đến 0,47 t ỷ đồng tăng 0,024 t ỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,4% so với năm 2005.
Nợ quá hạn tăng qua các năm, chứng tỏ những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng phải chịu rất nhiều rủi ro. Như vậy rủi ro từ hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mà nguyên nhân dẩn đến rủi ro tín dụng chủ yếu là từ phía khách hàng. Khi khách hàng vay vốn sản xuất thua lỗ, hay những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thời tiết bất lợi, dịch bệnh bùng phát,… hoặc do khách hàng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng, hoặc cũng có thể do khách hàng cố ý lừa đảo Ngân hàng bằng cách đem cùng một tài sản thế chấp ở nhiều Ngân hàng để được vay nhiều hơn.
Nợ quá hạn không thể không có ở bất kỳ một Ngân hàng nào vì Ngân hàng không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký kết hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Hậu quả nghiêm trọng hơn là nó làm cho tâm lý của người gửi tiền tại Ngân hàng không an tâm khi giao dịch, làm giảm uy tín của Ngân hàng.
3.5. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO NGÀNH NGHỀ
3.5.1. Doanh số cho vay
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH CỦA PHÒNG TỪ NĂM 2004-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Cho vay
77,17
94,08
122,67
16,91
21,9
28,59
30,4
Trồng trọt, chăn nuôi
60,34
69,42
89,17
9,08
15,05
19,75
28,45
Nuôi trồng thuỷ sản
3,82
4,84
6,77
1,02
26,7
1,93
39.9
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
7,47
10,9
12,44
3,43
45,9
1,54
14,1
Cho vay khác
5,54
8,92
14,29
3,38
61
5,37
60,2
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành của Phòng từ năm 2004-2006
Mấy năm qua, theo đà phát triển kinh tế của huyện về chuyển dịch cơ cấu đầu tư sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và phát triển kinh tế huyện thì Ngân hàng đã tăng doanh số cho vay và dần thay đổi tỷ trọng giữa các ngành trong cho vay ngắn hạn. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 94,08 tỷ đồng, tăng 16,91 tỷ đồng và tăng 21,91% so với năm 2004, trong đó cho vay ngành trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các ngành chiếm 78,2% trên tổng dư nợ ngắn hạn, cho vay các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay đời sống chiếm 9,68%, Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 28,59 tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm 2005, trong đó cho vay ngành nông nghiệp vẫn chiếm 72,7%, còn các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ 10,14%
Doanh số cho vay của ngành trồng trọt và chăn nuôi liên tục tăng qua 3 năm là do chính sách của các cấp chính quyền lãnh đạo đã tạo điều kiện khuyến khích người dân trồng cây giống có hiệu quả kinh tế cao như: bưởi năm roi, cam,…và được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Phòng Nông Nghiệp nên người dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và điều đó làm cho doanh thu hằng năm của bà con đạt được rất cao, cải thiện được đời sống của người dân, từ đó người dân tích cực trồng trọt và đòi hỏi phải có vốn do đó bà con tìm đến Ngân hàng để vay vốn vì vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng càng tăng lên.
Doanh số cho vay ngành nuôi trồng thuỷ sản qua các năm tăng lên để đáp ứng nhu cầu thức ăn, thuốc trị bệnh cho tôm của nhiều hộ dân. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản cần vay vốn ngân hàng để phát triển. Cụ thể năm 2004 là 3,82 tỷ đồng, năm 2005 là 4,84 tăng 1,02 tỷ đồng ( tăng 26,7%) so năm 2004, năm 2006 tăng 1,93 tỷ đồng (tăng 39.9%).
Bên cạnh cho vay các đối tượng chính của Ngân hàng là nông nghiệp, Ngân hàng còn cho vay các đối tượng tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và đời sống vì nó là nền tảng là cơ sở cho quá trình đô thị hoá của huyện. Qua ba năm từ năm 2004 đến năm 2006 doanh số cho vay đối tượng này đều tăng năm 2005 tăng 3,43 tỷ đồng (tức tăng 45,9%) so với năm 2004, năm 2006 tăng 1,54 tỷ đồng (tức tăng 14,1 %) so với năm 2005. Do huyện Mỏ Cày là một huyện lớn nhất Tỉnh và Nhà Nước đã có quyết định phát triển huyện lên thành thị xã cho nên việc Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng cao.
Sự thay đổi cơ cấu cho vay của Ngân hàng đối với các ngành là rất phù hợp, trong những năm tới Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp và cả các lĩnh vực khác, đồng thời sẽ nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ trong cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN THEO NGÀNH
TỪ NĂM 2004-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Cho vay
26,77
28,1
21,06
1,33
4,96
-7,04
-25,1
Trồng trọt, chăn nuôi
5,198
5,451
3,303
0,253
4,87
-2,148
-39,4
Nuôi trồng thuỷ sản
7,695
9,202
11,867
1,507
19,6
2,665
29
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1,92
3,15
2,149
1,23
64
-1,001
-31,8
Cho vay khác
11,957
8,5
3,741
-3,457
-28,9
-4,759
-56
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 8: Doanh số cho vay trung hạn theo ngành của Phòng từ năm 2004-2006
Nhìn chung doanh số cho vay trung hạn đều giảm qua các năm, riêng chỉ có ngành nuôi trồng thuỷ sản là tăng. Để có được những ao nuôi tôm, người dân phải bỏ vốn ra để nạo vét ao, gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản trước khi nuôi. Chi phí này được khấu trừ qua nhiều đợt nuôi. Để đáp ứng như cầu này ngân hàng đã cho vay trung hạn. Tình hình doanh số cho vay trung hạn thực tế như sau: năm 2004 là 7,695 tỷ đồng, năm 2005 là 9,202 tỷ đồng tăng 1,507 tỷ đồng tức tăng 19,6% so năm 2004, năm 2006 là 11,867 tỷ đồng tăng 2,665 tỷ đồng tức tăng 29% so năm 2005.
3.5.2. Doanh số thu nợ
Bảng 9: Doanh sỐ thu nỢ ngẮn hẠn theo ngành cỦa Phòng tỪ năm 2004-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nợ
67,44
78,16
91,86
10,72
15,90
13,70
17,53
Trồng trọt, chăn nuôi
45,18
55,50
70,50
10,32
22,84
15,00
27,03
Nuôi trồng thuỷ sản
9,23
10,20
10,40
0,97
10,51
0,20
1,96
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
7,12
7,75
8,01
0,63
8,85
0,26
3,35
Cho vay khác
5,91
4,71
2,95
-1,20
-20,30
-1,76
-37,37
Nguồn: Bộ phận kế toán
Biểu đồ 9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành của Phòng từ năm 2004-2006
Doanh số thu nợ của ngành chăn nuôi và trồng trọt liên tục tăng. Cụ thể năm 2005 doanh số này là 55,5 tỷ đồng, tăng 10,32 tỷ đồng so với năm 2004 ứng với tốc độ tăng là 22,84%. Năm 2006 doanh số này là 70,5 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng với tốc độ tăng là 27,03% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do người dân đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất thu hoạch hàng năm của cây trồng và do bán được giá nên người dân đã trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi thì bà con nông dân cũng đã chú trọng tiêm phòng dịch bệnh kịp thời để không bị lây lan cùng với sự ổn định của giá cả thị trường nên người dân thu hồi vốn nhanh và trả nợ Ngân hàng kịp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thương chi nhánh Tỉnh Bến Tre – Phòng giao dịch Mỏ Cày.doc