CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.1
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu.1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.2
1.2.1. Mục tiêu chung .2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.2
1.3.1. Không gian.2
1.3.2. Thời gian.3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4
2.1. Phương pháp luận.4
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tài trợ xuất nhập khẩu trong nền kinh tế
hiện đại.4
2.1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu .4
2.1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu.5
2.1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.6
2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.8
2.1.3. Tài trợ xuất nhập khẩu.9
2.1.3.1. Khái niệm.9
2.1.3.2. Đặc điểm của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.9
2.1.3.3. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.10
2.1.3.4. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở ngân hàng
thương mại.11
2.1.4 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.15
2.1.4.1 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%).16
2.1.4.2 Dư nợ trên vốn huy động (%, lần).16
2.1.4.3 Hệ số thu nợ (%, lần).16
2.1.4.4 Vòng quay vốn tín dụng (vòng).17
2.1.4.5 Dư nợ trên tổng dư nợ (%).17
2.1.4.6. Tỷ lệ dư nợ cho vay tài trợ XNK trên tổng dư nợ (%).17
2.1.4.7. Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK trên tổng
nguồn vốn (%).17
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang3 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 3
2.1.4.8. Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK trên tổng doanh số cho vay
(%) .18
2.2. Phương pháp nghiên cứu.18
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.18
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .18
CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ.20
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .20
3.2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA
VIETINBANK CẦN THƠ.22
3.2.1. Huy động vốn.22
3.2.2. Cho vay tín dụng.22
3.2.3. Bão lãnh.22
3.2.4. Thanh toán và tài trợ thương mại.22
3.2.5. Ngân quỹ.22
3.2.6. Thẻ và ngân hàng điện tử.22
3.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN .23
3.4. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU NHÂN SỰ.24
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.27
3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.34
3.6.1. Thuận lợi.34
3.6.2. Khó khăn.34
3.7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ.35
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI
TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ.38
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG .38
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU QUA BA NĂM.39
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay.42
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ.48
4.2.3. Phân tích dư nợ tín dụng.53
4.2.4. Hệ số thu nợ.58
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang4 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 4
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU QUA 3 NĂM .61
4.3.1. Dư nợ tài trợ XNK /Vốn huy động.63
4.3.2. Dư nợ tài trợ XNK /Tổng dư nợ.63
4.3.3. Tỷ lệ nợ xấu tài trợ XNK.63
4.3.4. Hệ số thu nợ tài trợ XNK.64
4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng tài trợ XNK.65
4.4. ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU QUA 3 NĂM.65
4.4.1. Tổng chi phí TT XNK/thu nhập TTXNK.67
4.4.2. Tổng Thu Nhập TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK.67
4.4.3. Tổng Chi Phí TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK.67
4.4.4. Lợi Nhuận TT XNK/Tổng Thu Nhập TT XNK.67
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ.69
5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG CỦA CHI NHÁNH.69
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG
QUY MÔ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK.70
5.3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO.72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.75
6.1. Kết luận.75
6.2. Kiến nghị.75
6.2.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành.76
6.2.2. Đối với VIETINBANK Cần Thơ.76
6.2.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.79
86 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy rằng dư nợ của VIETINBANK Cần Thơ qua ba năm như sau: năm
2006 đạt 711.386 triệu đồng, năm 2007 giảm còn 636.138 triệu đồng (giảm
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 38 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
10,58%) và ở năm 2008 thì dư nợ tăng nhẹ 687.143 triệu đồng (tăng 8,02%). Dư
nợ giảm không mang ý nghĩa là hoạt động tín dụng của Chi nhánh có vấn đề mà ở
đây dư nợ giảm là do kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn
thu nợ cũng khác nhau, đồng thời do mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh
số thu nợ trong năm 2008 cũng thay đổi giảm do đó dư nợ cho vay cũng biến đổi
theo. Nhưng dư nợ nếu ở mức thấp sẽ không tạo được nhiều lợi nhuận cho ngân
hàng. Bên cạnh việc giảm dư nợ, chỉ tiêu nợ xấu vẫn còn tồn tại trong ba năm, theo
xu hướng ngày càng tăng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa
đựng nhiều rủi ro, do đó khoản mục nợ quá hạn phát sinh thì cũng không đáng
ngạc nhiên. Tuy nhiên, nợ quá hạn là chỉ tiêu mà bất cứ ngân hàng thương mại nào
cũng cần phải quan tâm đúng mức để có thể kiểm soát khoản mục này ở mức an
toàn. Việc nợ quá hạn của VIETINBANK Cần Thơ liên tục giảm qua ba năm: năm
2006 nợ quá hạn là 17.262 triệu đồng, năm 2007 là 6.991 triệu đồng, năm 2008 nợ
quá hạn giảm đáng kể 4.133 triệu đồng (giảm 40,88% so với năm 2007). Kết quả
trên là minh chứng cho sự cố gắng vượt bực của ngân hàng trong công tác thu hồi
và đẩy lùi nợ xấu. Ngân hàng đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân tại sao nên đã
có được những biện pháp xử lý kịp thời, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu,
không để cho những khoản nợ đó kéo dài.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn được xem xét ở khía cạnh
tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Và ở
đây chỉ số vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng sẽ thể hiện điều này. Chỉ số này
càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ vay của ngân hàng là nhanh, và hoạt động tín
dụng là hiệu quả, ngoài ra nó còn phản ánh số vốn đầu tư của ngân hàng quay
vòng nhanh trong một thời kỳ nhất định. Cụ thể như năm 2006 vòng quay tín dụng
của ngân hàng là 3,33 vòng và năm 2007 là 4,5 vòng, có sự tăng lên so với năm
2006. Điều này cho thấy ngân hàng đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua
doanh số thu nợ luôn tăng. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy năm 2008 vòng quay
tín dụng chỉ còn 4,45 vòng, giảm nhẹ so với năm 2007 điều này chưa thể xác định
là ngân hàng hoạt động không tốt, không hiệu quả so với hai năm đầu mà là do
mục tiêu của ngân hàng chuyển sang đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn cùng với
tác động của thiên tai, dịch bệnh và bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế thế
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 39 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
giới xảy ra trong thời gian này làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân
hàng.
Tóm lại, qua ba năm tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự
thay đổi, không theo bất kỳ xu hướng tăng lên hay giảm xuống nào mà ở đây có sự
biến động tăng giảm qua các năm. Tuy nhiên sự thay đổi trên không có nghĩa là
chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị giảm sút, mà sự thay đổi chính là
do việc phân chia thị phần giữa các Chi nhánh sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế
hiện tại mà thôi.
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN
THƠ QUA BA NĂM
ĐVT: triệu đồng
2007/2006 2008/2007
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng thu nhập 108.774 121.577 140.344 12.803 12 18.767 15
Tổng chi phí 97.520 82.981 123.463 -14.539 -15 40.482 49
Lợi nhuận 11.254 38.596 16.881 27.342 243 -21.715 -56
(Nguồn: Phòng nguồn vốn VIETINBANK Cần Thơ)
Thu nhập
Nhìn chung tổng thu nhập của VIETINBANK Cần Thơ liên tục tăng qua
các năm. Năm 2007 tổng thu nhập đạt 121.577 triệu đồng, tăng 12% tương ứng
12.803 triệu đồng so với 2006. Nguyên nhân là do các nguồn thu từ hoạt động tín
dụng, từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng tăng, năm 2007 Ngân hàng có
nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong việc
thanh toán và các hoạt động khác nên thu hút được nhiều khách hàng như thu từ
dịch vụ phí thanh toán, phí chuyển tiền, phí phát hành L/C… Sang năm 2008, tốc
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 40 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
độ tăng trưởng của tổng thu nhập càng cao. Nguyên nhân là do dưới áp lực cạnh
tranh giữa các ngân hàng như tăng lãi suất,VIETINBANK Cần Thơ có nhiều hình
thức thu hút khách hàng hấp dẫn hơn như gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc
thăm trúng thưởng, Ngân hàng chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên
nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có nhiều hình thức khác nhau để thu hút
khách hàng ở mọi tầng lớp. Cụ thể: Tổng thu nhập đạt 140.344 triệu đồng, tăng
18.767 triệu đồng so với năm 2007, nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán giữa các
NHTM trong năm 2007 là rất lớn, VIETINBANK mở rộng quan hệ, hợp tác với
các NHTM khác ngày càng nhiều. Đây là xu hướng của thời kỳ kinh tế hội nhập
hiện nay.
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
2006 2007 2008
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Sơ đồ 3 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK
CẦN THƠ QUA BA NĂM
Chi phí
Chi phí hoạt động của ngân hàng gắn liền với huy động vốn, điều chuyển
vốn để cho vay và các chi phí khác như dịch vụ thanh toán, điều hành…Cùng với
sự tăng nhanh về thu nhập thì chi phí cũng tăng theo.
Năm 2007 tổng chi phí đạt 97.520 triệu đồng, giảm 14.539 triệu đồng tương
ứng 15% so với năm 2006. Sang năm 2008, tăng 40.482 triệu đồng, tăng 21,92%
so với năm 2006. Trong thời gian qua, chi phí tăng nguyên nhân là để đáp ứng nhu
cầu vốn vay của khách hàng nên ngân hàng tập trung huy động vốn qua nhiều hình
thức khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ
hạn, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 41 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
thưởng…Đồng thời, do sự cạnh tranh giữa các NHTM khác nên ngân hàng tăng lãi
suất huy động. Tuy nhiên, vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của khách
hàng nên chi nhánh phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở. Chính vì vậy mà làm cho
chi phí trả lãi liên tục tăng. Bên cạnh chi trả lãi vốn huy động và vốn điều chuyển
thì ngân hàng còn chi trả cho các khoản khác như dịch vụ thanh toán, quỹ điều
hành, thuế, phí… đều tăng. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng thị phần, đưa
các sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng. Ngân hàng đã đầu tư những khoản
chi phí như quảng cáo, khuyến mãi, đầu tư thêm thiết bị… Không ngừng mở rộng
mạng lưới, các phòng giao dịch, điểm giao dịch làm cho chi phí của ngân hàng
trong năm tăng cao.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của
ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng tăng giảm không đồng
đều qua các năm. Do chi nhánh thuộc Hội sở nên không phải nộp thuế thu nhập,
điều này góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Tuy nhiên, do sự gia tăng chi
phí quá cao vào năm 2008 cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.
Cụ thể như sau:
- Năm 2006 đạt 11.254 triệu đồng, năm 2007 đạt 38.596 triệu đồng tăng
27.342 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2007 tăng 22,78% tương ứng 2.831
triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận giảm là do sự cạnh tranh gây gắt
của các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng như tăng lãi suất huy động… Đồng
thời, nhằm mở rộng thị phần đưa các sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng
như quảng cáo, khuyến mãi… làm cho chi phí tăng lên. Ngoài ra tình hình kinh tế
xã hội, chính sách kinh tế của NHNN cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của
VIETINBANK.
- Tuy nhiên VIETINBANK Cần Thơ có lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội
như thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi có nhiều tiềm
năng phát triển…Cùng với uy tín và nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân
viên trong ngân hàng. Vì vậy mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong tương
lai là rất khả quan, góp phần duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng trong
những năm sắp tới.
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 42 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.6.1. Thuận lợi
- Ngân hàng Công thương Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm
thành phố Cần Thơ – trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận
lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng
tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền trên địa bàn và Ngân
hàng Công thương Việt Nam.
- Có quan hệ rộng rãi trong thanh toán với các ngân hàng trong và ngoài
nước, tạo được uy tín nên đã thu hút được nhiều khách hàng thanh toán, chuyển
tiền qua ngân hàng.
- Có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình với công việc, được đào
tạo ở các trường đại học trong và ngoài nước, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy
với công việc, chu đáo với khách hàng.
- Có hoạt động nghiệp vụ rất đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của
các thành phần kinh tế, dân cư tạo được niềm tin cho khách hàng.
- Có thế mạnh về vốn, do Ngân hàng Công thương Việt Nam bảo trợ.
- Là một trong bốn ngân hàng tách ra từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
nên Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ có uy tín và luôn nhận được sự tin cậy
tuyệt đối từ khách hàng.
3.6.2. Khó khăn
- Địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung rất đông các Ngân hàng hoạt động.
Do đó, không tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng,
VIETINBANK Cần Thơ cũng không tránh khỏi quy luật đó.
- Thiếu vốn trung và dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ do nguồn vốn
trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng khan hiếm.
- Thời gian gần đây nước ta lại lâm vào tình trạng dịch cúm gia cầm, lạm
phát tăng cao, tình hình lãi suất biến động không ngừng, giá vàng tăng đột biến,…
Các kênh đầu tư về lĩnh vực tài chính dường như không còn tạo được sự tin
cậy với nhà đầu tư, thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh do chỉ số
VNINDEX sụt giảm nghiêm trọng đang trong giai đoạn “dò đáy”, lãi suất ngân
hàng thì giảm mạnh theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà Nước vì thế kênh đầu
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 43 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
tư này cũng không mang lại lợi nhuận mong muốn cho nhà đầu tư trong bối cảnh
kinh tế lạm phát cao như hiện nay.
Do đó, tâm lý của người dân có nhu cầu dự trữ vàng và ngoại tệ (USD,
EUR) hơn là đồng Việt Nam, điều đó đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc
huy động vốn.
- Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp chế biến thủy hải
sản, lương thực xuất nhập khẩu nhưng hiện nay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
này đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, ảnh hưởng
từ vụ kiện phá giá cá da trơn của Mỹ làm cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng
này phải điêu đứng trong mấy tháng vừa qua, người nuôi cá thì không thể bán
được hàng, còn nhà doanh nghiệp thì sản xuất đình trệ, làm ăn không hiệu quả.
Trong vài tháng trở lại đây, khi mà giá cá dần ổn định thì nhà doanh nghiệp lại
phải đối mặt với một thách thức là không có cá nguyên liệu để xuất khẩu do người
nuôi giảm diện tích nuôi cá hoặc chuyển sang nuôi trồng thứ khác. Vì vậy, hoạt
động kinh doanh của ngân hàng cũng chịu nhiều biến động dưới ảnh hưởng của
kinh tế thị trường.
3.7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ
Trong tình hình kinh tế - xã hội và môi trường hoạt động ngân hàng hiện
nay, đòi hỏi Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng
Công thương chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải cơ cấu lại các hoạt động kinh
doanh của mình để giữ vững vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu
và sớm có thể hội nhập vào cộng đồng tài chính – ngân hàng quốc tế. Với phương
châm đổi mới: “An toàn – hiệu quả - phát triển” và để phù hợp với định hướng
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, VIETINBANK
Cần Thơ cần thực hiện tốt những mục tiêu sau:
- Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và
cung ứng dịch vụ. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng,
quản lý tài chính, quản lý rủi ro… sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo
chuẩn mực quốc tế. Thêm vào đó sẽ phát triển và ứng dụng các dịch vụ trên nền
tảng công nghệ tiên tiến, tạo thêm nhiều lợi ích mới cho khách hàng và tăng tính
cạnh tranh của sản phẩm.
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 44 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
- Tranh thủ sự chỉ đạo của Thành Ủy, UBND thành phố, ngân hàng cấp trên
và các cơ quan ban ngành tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện.
- Hoàn thiện quá trình cổ phần hóa. Mục tiêu đặt ra cho quá trình cổ phần
hóa là nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hoạt động và thay đổi phương thức
quản trị mới.
- Duy trì tranh thủ vốn vay từ trung ương để đảm bảo cân đối, kịp thời nhu
cầu của khách hàng. Đẩy mạnh hình thức huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng
nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính.
- Mở rộng hơn nữa thị trương tín dụng, nâng cao vòng quay của vốn trên cơ
sở chọn lọc, thẩm dịnh và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo có hiệu quả và
an toàn.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản
phẩm mới đi liền với việc phát huy lợi thế các sản phẩm truyền thống (thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…). Đồng thời, chủ động tiếp cận với khách hàng để
thực hiện các hoạt động này có hiệu quả hơn.
- Đảm bảo tính minh bạch, thông suốt rong chỉ đạo, điều hành, tăng cường
cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thưởng
kịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động xã
hội do trung ương và địa phương phát động.
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng
yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Bằng sự năng động, sáng tạo của mình, VIETINBANK Cần Thơ đã có một
hướng đi tốt. Với bề dày kinh nghiệm, ngân hàng tiếp tục phát triển không chỉ đạt
hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ mà còn góp phần đầu tư tín dụng nhằm phát
triển kinh tế xã hội của địa phương ngày một khởi sắc hơn.
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 45 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
Bảng 3 : CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VIETINBANK CẦN THƠ NĂM 2009
CHỈ TIÊU
KẾ HOẠCH
NHCTVN GIAO
KẾ HOẠCH
PHẤN ĐẤU
1. TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 700 Tỷ đồng 660 Tỷ đồng
2. DƯ NỢ CHO VAY NỀN KINH TẾ 900 Tỷ đồng 870 Tỷ đồng
3. CƠ CẤU DƯ NỢ
- CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM
BẰNG TÀI SẢN
- CHO VAY DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC
6%
5%
10%
9%
4. NỢ NHÓM 2 40 Tỷ đồng 40 Tỷ đồng
5. NỢ XẤU 460 Triệu đồng 460 Triệu đồng
6. THU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 9,500 Triệu đồng 6,000 Triệu đồng
7. THU HỒI NỢ ĐÃ XỬ LÝ RỦI RO 42,980 Triệu đồng 45,750 Triệu đồng
8. LỢI NHUẬN SAU KHI TRÍCH
DỰ PHÒNG RỦI RO
46,000 Triệu đồng 46,000 Triệu đồng
9. CHỈ TIÊU PHÁT HÀNH THẺ
ATM
7,000 Triệu đồng 7,000 Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế VIETINBANK Cần Thơ)
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 46 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG
Bảng 4 :TỶ TRỌNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
VIETINBANK CẦN THƠ
ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008
KHOẢN MỤC
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Cho vay tài trợ XNK 826.198 30 797.618 27 867.475 29
Cho vay khác 1.927.796 70 2.156.522 73 2.123.819 71
Tổng doanh số cho vay 2.753.994 100 2.954.140 100 2.991.294 100
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ)
Hoạt động tín dụng tại VIETINBANK Cần Thơ trong lĩnh vực tài trợ xuất
nhập khẩu những năm gần đây thường chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng mức cho
vay của Ngân hàng. Đặc biệt, ưu thế của lĩnh vực tín dụng này là tỷ lệ nợ quá hạn
dưới 3% do sự tài trợ gắn liền với thương vụ.
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 47 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
Bảng 5: TÌNH HÌNH CƠ CẤU LỢI NHUẬN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008
CHỈ TIÊU
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Lợi Nhuận TT XNK 3.376 30 10.421 27 4.895 29
Lợi nhuận khác 7.878 70 28.175 73 11.986 71
Tổng 11.254 100 38.596 100 16.881 100
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ)
Quan sát tình hình cơ cấu lợi nhuận tại VIETINBANK Cần Thơ, ta thấy lợi
nhuận từ hoạt động cho vay TT XNK luôn chiếm tỷ lệ tương đối trên 25%. Điều này
cho thấy mức độ quan trọng của tín dụng tài trợ xuất nhấp khẩu đóng góp vào ¼ thu
nhập của Ngân hàng bởi vì lĩnh vực tín dụng này thường chiếm tỷ lệ trên 30% tổng
doanh số cho vay toàn Ngân hàng.
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
QUA BA NĂM
Tài trợ nhập khẩu là sản phẩm tín dụng hỗ trợ vốn của VIETINBANK dành
cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ sản
xuất. Trong đó doanh nghiệp có thể chọn cho mình một trong những sản phẩm –
dịch vụ hỗ trợ từ VIETINBANK như thu hộ chứng từ nhập khẩu, phát hành L/C
nhập khẩu, thanh toán tiền hàng nhập khẩu,… với sản phẩm tài trợ nhập khẩu của
VIETINBANK, doanh nghiệp hoàn toàn có thể an tâm và chủ động về nguồn vốn
trong giao thương, làm ăn với các đối tác lớn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp còn được VIETINBANK hỗ trợ kịp thời trong quá trình nhập khẩu nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất giá ưu đãi, được tư vấn các vấn đề liên quan đến thanh toán
quốc tế với một quy trình thủ tục đơn giản nhất.
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 48 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
Bảng 6 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ QUA 03 NĂM
ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 826.198 30 797.618 27 867.475 29 -28.580 -3,46 69.857 8,76
Doanh số thu nợ 667.308 20 681.612 22,5 676.266 23 14.304 2,14 -5.346 -0,78
Dư nợ 228.355 32,1 344.361 54,1 535.570 77,9 116.006 50.8 191.209 55.53
Dư nợ bình quân 315.838 31,5 286.358 42,5 439.966 66,5 -29.480 -9,33 158.608 53,64
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ)
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 49 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
Nhìn chung, ta thấy tình hình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại
VIETINBANK Cần Thơ qua ba năm có những thay đổi đáng kể, xu hướng tăng cả
về doanh số thu nợ, dư nợ và doanh số cho vay ở năm 2007 so với năm 2006. Đến
năm 2008, doanh số cho vay đạt 867.475 triệu đồng tăng 69.857 triệu đồng tức
8,76% so với năm 2007, nguyên nhân chính là do Ngân hàng Công thương Chi
nhánh Cần Thơ thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là phải tách số
liệu, chuyển giao những sổ sách số liệu có liên quan đến các Chi nhánh cấp II từ
cuối năm 2006 và năm 2007 về cho các Chi nhánh cấp II tự quản lý nên làm cho
các chỉ tiêu về tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng giảm
vào những thời điểm nhạy cảm đó, và đã dần hồi phục và tăng nhẹ trở lại vào năm
2008 . Đặc biệt, các Chi nhánh cấp II này lại nằm ở vị trí khá thuận lợi, hầu như tập
trung các khách hàng có mối quan hệ với Ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu như Chi nhánh cấp II Sóc Trăng, Chi nhánh cấp II Trà Nóc. Điều
này tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các khách hàng và chính vì vậy lượng
khách hàng không còn tập trung chủ yếu ở VIETINBANK Cần Thơ nữa.
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
1,000,000
Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ
Dư nợ Dư nợ
bình quân
2006
2007
2008
Sơ đồ 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 50 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là một hoạt động rất nhạy với các
yếu tố bên ngoài: tỷ giá hay các chính sách kinh tế của các nước nhập khẩu hay
xuất khẩu. Bên cạnh đó, có thể doanh nghiệp tìm được đối tác và ký các hợp đồng
xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị lớn nên các doanh nghiệp có thể tạm thời thiếu vốn
ít hoặc nhiều trong giai đoạn đầu. Việc đi vay của các doanh nghiệp nhằm mua
nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất theo các hợp đồng đã ký kết, ngoài ra
còn có thể mua tư liệu lao động để mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị nâng
cao năng suất.
Chính vì vậy, với vai trò là một trong những ngân hàng đứng đầu trong lĩnh
vực tài trợ xuất nhập khẩu, nhiều năm qua, VIETINBANK Cần Thơ đã và đang mở
rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong rất nhiều lĩnh vực: chế biến, công
nghiệp, dệt may, vật tư… cùng với nhiều hình thức tài trợ khác nhau. Thông qua
hoạt động tài trợ, Chi nhánh đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu được thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như
CTy TNHH TS Lê Anh, CASEAMEX, CTy Thủy Sản Mekong, CTy Thủy Sản
404, CTy Thủy Sản Miền Nam… VIETINBANK Cần Thơ ngày càng xác định rõ
vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
bằng việc mở rộng đầu tư cho nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên
nhiều lĩnh vực thì vốn vay là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có
nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại
cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng
ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số
cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành chế
biến xuất nhập khẩu thủy sản, ngành chế biến và xuất khẩu lương thực, ngành xuất
nhập khẩu phân bón – vật tư nông nghiệp và ngành nghề khác (phôi thép, xăng
dầu, dệt may…).
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 51 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
Bảng 7 : DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03 NĂM
ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
NGÀNH
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)
Chế biến thủy sản 520.505 63 526.428 66 589.883 68 5.923 1,1 63.455 12,1
Lương thực 132.192 16 135.595 17 130.121 15 3.403 2,6 -5.474 -4,0
Phân bón - vật tư
nông nghiệp
49.572 6 63.809 8 78.073 9 14.237 28,7 14.264 22,4
Khác 123.930 15 71.786 9 69.398 8 -52.144 -42,1 -2.388 -3,3
TỔNG 826.198 100 797.618 100 867.475 100 -28.580 -3,5 69.857 8,8
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ)
Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 52 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân
Nhìn chung, tình hình doanh số cho vay diễn ra theo chiều hướng tăng giảm
bất thường, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay TT XNK giảm 3,46% so với năm
2006 nhưng sang năm 2008 thì doanh số cho vay lại tăng nhẹ với tỷ lệ là 8,76%.
Nguyên nhân tăng là do tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là
chính sách của Ngân hàng về mở rộng quy mô và điều chỉnh cơ cấu tín dụng để giảm
thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm do các khách
hàng lớn của Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản giảm mạnh năm
2007. Mặt khác, do trong những năm gần đây các chính sách kinh tế và các quy định
kiểm tra chất lượng của mặt hàng thủy sản nói riêng cũng như các mặt hàng khác nói
chung rất nghiêm khắc. Ngoài ra, một mặt lượng khách hàng chủ yếu là các khách
hàng truyền thống một mặt VIETINBANK Cần Thơ nay hoạt động song song bên
cạnh các chi nhánh cấp II tọa lạc các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp xuất
nhập khẩu nên lượng khách hàng này chuyển sang giao dịch với các chi nhánh cấp II
đó, lượng khách hàng tại VIETINBANK Cần Thơ giảm. Trong khi đó, tỷ trọng về
doanh số cho vay trong các lĩnh vực còn lại mặt dù có tăng nhưng rất ít vì đa phần họ
là những doanh nghiệp lớn nên việc vay vốn của họ nhiều, chủ yếu họ sử dụng vốn
tự có của công ty để thực hiện theo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, một
vấn đề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ.pdf