Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ

Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn, ta đi phân tích tình hình cho vay

trong các thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

bao gồm : tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp, và thành phần kinh tế khác. Tình hình

cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng BIDV Cần thơ theo thành phần kinh tế

được thể hiện qua bảng số liệu sau:

pdf68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50,64 1. Chi phí lãi 46.073 46.800 57.899 727 1,58 11.099 23,72 - Trả lãi tiền vay 23.142 17.851 36.056 -5.291 -22,86 18.205 101,98 - Trả lãi tiền gửi 22.931 28.949 21.843 6.018 26,24 -7.106 -24,55 2. Chi phí ngoài lãi 11.816 16.790 37.891 4.974 42,10 21.101 125,68 III. Lợi nhuận trước thuế 6.337 11.347 20.250 5.010 79,06 8.903 78,46 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Qua bảng 1 ta thấy Qua ba năm, lợi nhuận đạt được của NHĐT & PT Cần Thơ khá cao và năm sau luôn có sự tăng trưởng hơn so với năm trước. đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên Ngân hàng. Tính đến cuối năm 2006, lợi nhuận Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 27 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Ngân hàng đạt được là hơn 20 tỷ đồng, cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau: - Về thu nhập: thu nhập của NHĐT & PT Cần Thơ qua ba năm đều tăng. Năm 2004 đạt được hơn 64 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thu từ lãi tiền vay chiếm tỷ trọng hơn 95% tổng thu. Năm 2005, thu nhập của Ngân hàng tăng lên gần 75 tỷ đồng tương ứng với 16,68% về tương đối, về tuyệt đối tăng gần 11 tỷ đồng, trong đó, thu từ lãi tiền vay vẫn chiếm ưu thế vượt trội. Đến năm 2006, thu nhập của Ngân hàng tăng mạnh, đạt được hơn 116 tỷ đồng, tăng hơn 41 tỷ đồng hay gần 55% so với năm 2005. Nguồn thu nhập tăng lên chủ yếu vẫn là thu từ lãi tiền vay, điều này tương ứng với việc tăng doanh số vay của Ngân hàng từ 2004 đến 2006. - Về chi phí: Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí mà NHĐT & PT Cần Thơ bỏ ra cũng tương đối tăng. Cụ thể, năm 2004 chi phí mà Ngân hàng chi ra là 57.889 triệu đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi bao gồm trả lãi tiền vay và trả lãi tiền gửi chiếm 79,59% tổng chi. Năm 2005, Ngân hàng phải tốn thêm một khoản chi phí là 32.200 triệu đồng do tổng chi tăng lên đến 63.590 triệu đồng (tăng gần 10%) so với 2004. Trong đó, chi phí trả lãi vẫn chiếm phần lớn trong tổng chi phí. Đến năm 2006, chi phí mà NHĐT & PT Cần Thơ bỏ ra tiếp tục tăng lên 95.790 triệu đồng. Tuy chi phí NHĐT & PT Cần Thơ chi ra tăng hơn so với năm trước nhưng thu nhập trước thuế của Ngân hàng vẫn tăng khá qua các năm. Điều này phù hợp với việc tăng doanh số cho vay và thu nợ của các năm nghiên cứu. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm 2004 là 6.337 triệu đồng, đến năm 2005 thu được lợi nhuận là 11.347 triệu đồng tăng hơn so với 2004 về tyệt đối là 5.010 triệu đồng hay 79,06% về tương đối. Sang năm 2006, tốc độ tăng của thu nhập trước thuế khá cao, tăng hơn 32.200 triệu đồng, 50,64% so với năm 2005 (thu nhập trước thuế đạt 95.790 triệu đồng). Tóm lại, qua ba năm 2004-2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn, thu nhập đạt được luôn lớn hơn chi phí bỏ ra làm cho lợi Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 28 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN nhuận ngày càng tăng, huy động vốn và cho vay ngày càng nhiều cho thấy sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng. (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Hình 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006 3.1.5.Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Cần Thơ. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 29 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN 3.1.5.1. Thuận lợi + Môi trường bên ngoài - Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ đã trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương và ngày càng phát triển về cơ sở hạ tầng, hiện nay Cần thơ tập trung nhiều dự án lớn như dự án cầu Cần Thơ, khu công nghiệp, khu đô thị ngày càng nhiều như khu dân mới ở Nam Cần Thơ, khu đô thị Nam Long… - Các quy hoạch chủ yếu của thành phố được thủ tướng chính phủ phê duyệt đang tích cực triển khai thực hiện. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng về giao thông, giáo dục y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao… đang được đầu tư trên địa bàn tác động tích cực đến nền kinh tế TPCT và toàn vùng. - Việc triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại - dịch vụ với một số nước, chương trình hợp tác giữa TPCT với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long mở ra triển vọng mới cho TPCT trong phát triển kinh tế xã hội. - Tốc độ phát triển kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng cao. + Môi trường bên trong - Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị khá đầy đủ. - Các quy chế, quy trình được chuyển hóa nhằm thiết lập nền tảng tôt, ổn định cho chi nhánh hoạt động. - Các khóa nợ xấu được BIDV Việt Nam tích cực hỗ trợ xử lý. - Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại phát triển khá nhanh. - Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng và chuẩn hóa dần. 3.1.5.2. Khó khăn + Môi trường bên ngoài - Số lượng và mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng càng được mở rộng tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trong tất cả các mặt hoạt động. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 30 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN - Gia nhập WTO vừa là thời cơ và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng trong nước. Đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng, nhóm ngân hàng nước ngoài, liên doanh có nhiều ưu thế về chất lượng dịch vụ, công nghệ theo chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội → thị phần nhỏ nhưng hiệu quả cao và khả năng thu hút khách hàng từ các ngân hàng tương mại trong nước ngày càng lớn dần. + Môi trường bên trong - Một số cán bộ năng lực còn hạn chế, chưa thoát khỏi nền nếp kinh doanh cũ. - Cán bộ lãnh đạo của chi nhánh cũng như các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế. - Khả năng thích ứng của cán bộ nhân viên trong chi nhánh trong quá trình hội nhập và phát triển theo cơ chế thị trường chậm. 3.1.6. Định hướng năm 2007. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần thơ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nghiệp vụ, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng. Theo kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng, năm 2007, Ngân hàng tiếp tục phát huy những gì đã đạt được năm 2006 và đặt ra các chỉ tiêu như sau : - Mục tiêu huy động vốn: + tăng trưởng: 11% + Thị phần: 8,2% - Mục tiêu tín dụng tăng trưởng: 15% - Tỷ lệ nợ quá hạn: 0,63% - Thị phần dịch vụ ròng: 18% - Tăng trưởng dịch vụ ròng: 20% - Về cơ cấu: + Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ: 84,55% Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 31 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN + Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ Tổng dư nợ: 67,07% + Tỷ trọng dư nợ quốc doanh/ Tổng dư nợ: 32,93% + Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ: 74,03% + Tỷ trọng dư nợ không tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ: 25,97% 3.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦN THƠ Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn xem nhiệm vụ cho vay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc lưu chuyển nguồn vốn trong sản xuất. Thế nhưng hoạt động tín dụng luôn là hoạt động có tính chất rủi ro rất lớn, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẻ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện tốt việc cho vay phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cho các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của thành phố. Bảng 2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Doanh số cho vay 52.132 115.445 88.054 63.313 121,45 -27.391 -23,73 Doanh số thu nợ 69.228 120.306 95.740 51.078 73,78 -24.566 -20,42 Dư nợ 132.838 127.977 120.291 -4.861 -3,66 -7.686 -6,01 Nợ quá hạn 18.582 2.920 1.187 -15.662 -84,29 -1.733 -59,35 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Với mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, nhìn chung chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng và đảm bảo tăng trưởng theo đúng hướng an Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 32 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN toàn – hiệu quả, không để phát sinh thêm nợ xấu mới, đảm bảo các giới hạn và cơ cấu tín dụng. (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Hình 4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006 3.2.1.Doanh số cho vay Đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn, Ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực cần lượng vốn lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị,…Qua bảng 2 ta thấy rằng doanh số cho vay trung và dài hạn có sự tăng giảm bất thường. Năm 2004 đạt 52.132 triệu đồng, sang năm 2005 mức độ tăng trưởng của doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhanh với tỷ lệ gia tăng là 121,45% và đạt mức 115.445 triệu đồng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 33 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN tăng 63.313 triệu đồng so với năm 2004. Trong năm 2005, Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm những dự án trung – dài hạn để cho vay từ những khách hàng truyền thống và những khách hàng mới tiềm năng với những chính sách ưu đãi thích hợp và có lợi hơn cho khách hàng. Qua doanh số cho vay năm 2005 cho thấy nhu cầu vốn trung và dài hạn trong các dự án kinh doanh ở địa phương tăng cao, các dự án này có tính khả thi và thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Sang năm 2006, việc giảm bớt một số khoản cho vay dài hạn, tập trung vào cho vay trung hạn và ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng đến mức thấp nhất, không để phát sinh nợ xấu đã làm cho doanh số cho vay ở năm này giảm đáng kể, chỉ con 88.054 triệu đồng, giảm 23,73 % so với năm 2005. 3.2.1.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Bảng 3. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Công nghiệp 21.009 58.903 26.271 37.894 180,37 -32.632 -55,4 Xây dựng 9.899 35.327 18.367 25.428 256,87 -16.960 -48 TM - DV 9.606 10.918 14.004 1.312 13,66 3.086 28,27 Ngành khác 11.618 10.297 29.412 -1.321 -11,37 19.115 1,86 Tổng cộng 52.132 115.445 88.054 63.313 121,45 -27.391 -23,73 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Nhìn chung Qua bảng 3 ta thấy sự biến động của doanh số cho vay theo ngành kinh tế là sự gia tăng ở tất cả các ngành. Cùng với sự biến động của tình hình cho vay trung và dài hạn thì tình hình cho vay ở các ngành cũng biến đổi tương ứng.Ở hai ngành chính là công nghiệp và xây dựng, doanh số cho vay tăng mạnh ở năm 2005 và giảm ở năm 2006. Doanh số cho vay ngành công nghiệp năm 2004 là 21.009 triệu đồng, Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 34 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN tăng lên 58.903 triệu đồng tương ứng 180,37 %. Doanh số cho vay ngành xây dựng năm 2004 là 9.899 triệu đồng tăng lên 35.327 triệu đồng tương ứng 256,87 %. Có thể nói hai ngành công nghiệp và xây dựng là khách hàng truyền thống và uy tín của ngân hàng và cho thấy nhu cầu vốn của các dự án đầu tư, các công trình lớn của địa phương trong năm 2005 tăng cao. Ngành thương mại, dịch vụ và các ngành khác nhìn chung tăng liên tục qua 3 năm, đó là sự biểu hiện của việc mở rộng cho vay theo tất cả các ngành nhằm huy động nguồn vốn đến mọi ngành nghề, không phân biệt trong việc cho vay . (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 35 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Hình 5. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006 3.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn, ta đi phân tích tình hình cho vay trong các thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm : tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp, và thành phần kinh tế khác. Tình hình cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng BIDV Cần thơ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 4. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Nhà nước -831 65.109 42.351 65.940 7.935,0 2 -22.758 -34,95 Tập thể 30 0 0 -30 -100,00 0 0 Tư nhân 8.606 18.388 1.247 9.782 113.66 -17.141 -93,22 Cá thể 5.909 16.152 12.205 10.234 173,35 -3.947 -24,44 Hỗn hợp 38.418 15.796 29.786 -22.622 -58,88 13.990 88,57 Khác 0 0 2.465 0 0 2.465 100,00 Tổng cộng 52.132 115.445 88.054 63.313 121,45 27.391 23,73 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Qua bảng 4 cho thấy cùng với sự biến động của doanh số cho vay, doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng có sự biến động theo, đó là sự tăng nhanh đột Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 36 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN biến ở năm 2005 và giảm ở năm 2006. Tuy nhiên ở thành phần kinh tế hỗn hợp và thành phần kinh tế khác có sự thay đổi khác biệt, cụ thể : + Thành phần kinh tế quốc doanh - Nhà nước : Qua ba năm, doanh số cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế nhà nước có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt từ năm 2004 sang năm 2005, doanh số cho vay tăng lên rất cao. Năm 2004, mức cho vay thành phần kinh tế này trên sổ sách kế toán đã âm xuống – 831 triệu đồng. Nguyên nhân do kế toán đã sử dụng bút toán đỏ và do có quyết định của Ngân hàng về việc chuyển đổi tài sản có đảm bảo hoặc không có đảm bảo, thêm vào đó có một số doanh nghiệp nhà nước trước đây vay vốn của ngân hàng đến năm 2004 đã chuyển đổi trở thành công ty cổ phần, hoăc công ty trách nhiệm hữu hạn như : Công ty cổ phần May Tây Đô, Công ty TNHH Cấp Thoát Nước,.. Nhưng đến năm 2005, mức doanh số cho vay lĩnh vực này tăng rất cao đạt 65.109 triệu đồng tăng 7.935,02% so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm này do nhu cầu về vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang xúc tiến theo các dự án đầu tư đã được lập và các chương trình phát triển kinh tế của Thành phố tăng cao như : nâng cấp nhà máy điện Trà Nóc, mở rộng cảng Cần thơ. Đến năm 2006, doanh số cho vay giảm xuống còn 42.351 triệu đồng, giảm 34,95% so với năm 2005 nhưng vẫn còn rất cao so với năm 2004. Điều này cho thấy chi nhánh đang dần ổn định trong công tác cho vay. + Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh : bao gồm thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp và các thành phần kinh tế khác. Nhìn chung qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu huớng tăng trưởng và ổn định. Trong những năm này, Ngân hàng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng với đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm đa dạng hoá khách hàng và phân tán rủi ro. Đó là sự tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và thành phần kinh tế hỗn hợp. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền kinh tế địa phương có sự xuất hiện và hoạt động ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể nên nhu cầu vốn hoạt động là rất lớn và cần thiết. Trong năm 2005 và 2006 ngân Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 37 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN hàng đã chuyển cho vay ở thành phần kinh tế tập thể từ trung và dài hạn sang ngắn hạn, đồng thời mở rộng cho vay ở các thành phần kinh tế khác. (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Hình 6. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006 3.2.2.Doanh số thu nợ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 38 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đặt mục tiêu hàng đầu là an toàn hiệu quả, đảm bảo vốn sinh lời, Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì không chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cùng với sự hoạt động có hiệu quả của công tác cho vay trung – dài hạn năm 2005, tình hình thu nợ cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Qua bảng 2 cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng cũng có sự biến động. Năm 2005 công tác thu nợ trung và dài hạn đã tăng nhanh tỷ lệ thuận với doanh số cho vay đạt 73,78% tương ứng đạt 120.306 triệu đồng. Nguyên nhân do đặc điểm của các khoản nợ này là đến hạn thanh toán và những nỗ lực của cán bộ tín dụng đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng như trong quá trình cho vay và chọn lọc khách hàng. Bên cạnh đó là việc nhanh chóng tiếp cận thị trường, ổn định sản xuất của các doanh nghiệp khách hàng để có nguồn thu nhập trả nợ. Sang năm 2006, do công tác cho vay giảm nên việc thu hồi nợ cũng giảm. 3.2.2.1.Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Bảng 5. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Công nghiệp 27.358 54.882 62.084 27.524 100,61 7.202 13,12 Xây dựng 19.836 45.226 482 25.390 128,00 -44.744 -98,93 TM - DV 8.414 4.390 7.211 -4.024 -47,83 2.821 64,26 Ngành khác 13.620 15.808 25.963 2.188 16,06 10.155 64,24 Tổng cộng 69.228 120.306 95.740 51.078 73,78 -24.566 -20,42 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 39 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN Trong năm 2005 doanh số thu nợ từ ngành công nghiệp tăng rất cao, từ 27.358 triệu đồng ở năm 2004 tăng lên 54.882 triệu đồng ở năm 2005 đạt 100,61 % và còn tiếp tục tăng ở năm 2006. Thế nhưng ở ngành xây dựng, sau khi có sự tăng rất cao ở năm 2005 thì lại có sự giảm đột biến ở năm 2006. Từ doanh số 19.836 triệu đồng ở năm 2004 rồi tăng lên 45.226 triệu đồng ở năm 2005 và giảm mạnh còn 482 triệu đồng vào năm 2006. Có thể thấy rằng năm 2005 là năm tập trung nhiều dự án xây dựng lớn nên việc thu hồi nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay là điều dễ hiểu. Tuy nhiên công tác thu nợ ở ngành xây dựng đã vướng phải nhiều khó khăn vào năm 2006, một mặt do các công trình và các dự án đầu tư vẫn còn dở dang, một mặt là những biện pháp trong công tác thu nợ của ngân hàng. Việc chú trọng trong công tác thu nợ ở các ngành thương mại, dịch vụ và các ngành khác cho thấy ngân hàng đã cải thiện tình hình thu nợ phụ thuộc qúa nhiều vào hai ngành công nghiệp và xây dựng. Đây là hai ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro do đó ngân hàng đã xem xét và điều chỉnh nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 40 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Hình 7. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006 3.2.2.2.Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 6. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Nhà nước 30.910 71.141 36.717 40.231 130,16 -34.424 -48,39 Tập thể 180 0 0 -180 28,31 0 0 Tư nhân 8.916 11.379 948 2.463 -100,00 -10.431 -91,67 Cá thể 7.361 17.252 7.817 9.891 27,62 -9.435 -54,69 Hỗn hợp 21.861 20.534 49.698 -1.327 134,37 29.164 142,03 Khác 0 0 560 0 -6,07 560 100,00 Tổng cộng 69.228 120.306 95.740 51.078 73,78 -24.566 -20,42 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Qua bảng 6 ta thấy rằng công tác thu nợ đối với thành phần kinh tế nhà nước năm 2005 là rất tốt, tăng 130,16% so với năm 2004 tương ứng tăng thêm 40.231 triệu đồng, tuy nhiên giảm nhiều vào năm 2006 .Nguyên nhân là phần lớn các khoản nợ của thành phần kinh tế này là nợ dài hạn nên việc tất toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào thời hạn trả nợ, bên cạnh đó là các đơn vị kinh tế này thường tham gia vào các chương trình hay các dự án lớn nên việc thanh toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc vào thời gian khối lượng công trình hoàn thành nên thường xảy ra tình trạng gia hạn nợ đối với thành phần kinh tế này. Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, qua bảng 6 cho thấy, đó chính là sự biến động rất trái ngược nhau. Năm 2005, tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế tư nhân và cá thể đựơc cải thiện nhưng năm 2006 thì lại giảm trong khi Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 41 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN công tác thu nợ ở thành phần kinh tế hỗn hợp và các thành phần kinh tế khác lại tăng rất cao. Điều này cho thấy sự chuyển biến trong công tác cho vay ở các thành phần kinh tế đã kéo theo việc chuyển biến trong công tác thu nợ, hơn nữa còn cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế này đã có những bước phát triển, phù hợp hơn so với yêu cầu của nền kinh tế địa phương, trình độ quản lý, quy mô, công nghệ ngày càng được nâng cao bước đầu đạt được những thành công đáng kể nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng và điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã chủ trương mở rộng tín dụng đối với hầu hết tất cả các thành phần kinh tế. (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Hình 8. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006 3.2.3.Tình hình dư nợ Dư nợ cho biết số tiền mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Dư nợ năm sau là số lũy kế của dư nợ còn của những năm trước và số dư nợ phát sinh trong năm. Nhìn chung dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng qua ba năm Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 42 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN đều giảm ( bảng 2 ), cụ thể năm 2004 là 132.838 triệu đồng, sang năm 2005 là 127.977 triệu đồng, giảm 4.861 triệu đồng tương ứng 3,66 % so với năm 2004. Sang năm 2006 , tình hình dư nợ tiêp tục giảm còn 120.291 triệu đồng, giảm 7.686 triệu đồng tương ứng 6,01% so với năm 2005. 3.2.3.1.Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế. Bảng 7. DƯ NỢ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Công nghiệp 71.075 75.096 39.283 4.021 5,66 -35.813 -47,69 Xây dựng 15.420 5.521 23.406 -9.899 -64,20 17.885 323,94 TM - DV 7.311 13.839 20.632 6528 -89,29 6.793 49,01 Ngành khác 39.032 33.521 36.970 -5.511 -14,12 3.449 10,29 Tổng cộng 132.838 127.977 120.291 -4.861 -3,66 -7.686 -6,01 (Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ) Nhìn chung, dư nợ cho vay trung và dài hạn theo tổng thể các ngành kinh tế qua những năm gần đây thì khá biến động, có sự tăng giảm không đồng đều giữa các ngành với nhau và dư nợ tổng thể cũng biến động không ổn định và có xu hướng giảm dần (năm 2004 là 132.838 triệu đồng, năm 2005 là 127.977 triệu đồng và năm 2006 còn 120.291 triệu đồng). Cụ thể năm 2005, dư nợ của tín dụng trung dài hạn của ngành Công nghiệp là 75.096 triệu đồng, đến năm 2006, dư nợ của ngành này giảm mạnh xuống (-47,69%) chỉ còn hơn 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ biến động thì theo bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ trung dài hạn của ngành Xây dựng là lớn nhất. Năm 2006, dư nợ trung dài hạn của ngành này tăng hơn so với năm 2005 là hơn 323%. Bên cạnh đó, ngành kinh tế có xu hướng tăng ổn định nhất là ngành Thương mại dịch vụ. Dư nợ của ngành tăng trong năm 2005 đã tăng hơn so Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn : 43 Sinh viên thực hiện : TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI LÊ HOÀNG TUÂN với năm trước là 6.528 triệu đồng (89,29%) và năm 2006 tăng hơn so với 2005 là 49,01%, nâng tổng dư nợ của ngành trong năm này lên 20.632 triệu đồng do trong những năm gần đây, ngành Thương mại dịch vụ phát triển khá mạnh, nhiều loại hình dịch vụ mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan