Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ

MỤCLỤC

&

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1 Đặtvấn đề nghiêncứu . 1

1.2Mục tiêu nghiêncứu . 2

1.2.1Mục tiêu chung . 2

1.2.2Mục tiêucụ thể . 2

1.3 Phạm vi nghiêncứu . 3

1.3.1 Không gian . 3

1.3.2 Thời gian. 3

1.3.3 Đốitợng nghiêncứu. 3

1.4Lược khảo tài liệu . 3

Chương 2: PHƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 4

2.1 Phương pháp luận . 4

2.1.1Mộtsố khái niệm . 4

2.1.2Rủi ro tíndụng . 4

2.1.3Mộtsố quy địnhvề cho vaycủa NHNo&PTNT Việt Nam . 5

2.1.4Mộtsố chỉ tiêu phân tích . 10

2.1.5 Phân tíchcơhội, thách thức; điểmmạnh, điểmyếutại Ngân hàng . 11

2.2 Phương pháp nghiêncứu . 12

2.2.1 Phơng pháp thu thậpsố liệu . 12

2.2.2 Phơng pháp phân tíchsố liệu . 12

Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG NGẮNHẠNTẠI

NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG . 13

3.1 Khái quátvề NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền Giang . 13

3.1.1 Khái quátvề huyện Châu Thành . 13

3.1.2 Khái quátvề NHNo&PTNT huyện Châu Thành . 13

3.1.2.1Lịchsử hình thành . 13

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Phân tích hoạt động tíndụng ngắnhạntại NHNo&PTNT huyện Châu Thành

GVHD: TS Lê Khơng Ninh vii SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phơng

3.1.2.2Vị trí . 14

3.1.2.3Cơcấutổ chức và quản lý . 14

3.1.2.4Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3năm (2004 - 2006) . 16

3.2 Phân tích hoạt động tíndụng ngắnhạntại NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền

Giang . 22

3.2.1 Khái quát hoạt động tíndụngtại NHNo&PTNT Châu Thành. 22

3.2.1.1 Tình hình nguồnvốn trong 3năm 2004 – 2006 22

3.2.1.2 Tình hình hoạt động tíndụng trong 3năm 2004 – 2004 . 27

3.2.2 Phân tích hoạt động tíndụng ngắnhạntại NHNo Châu Thành . 30

3.2.2.1 Phân tích doanhsố cho vay ngắnhạn qua 3năm 2004-2006 . 30

3.2.2.2 Phân tích doanhsố thunợ ngắnhạn qua 3năm 2004-2006 . 44

3.2.2.3 Phân tíchdưnợ ngắnhạn qua 3năm 2004-2006 . 55

3.2.2.4 Phân tíchdưnợ quáhạn ngắnhạn qua 3năm 2004-2006 . 65

3.2.3 Đánh giákết quả hoạt động tíndụng ngắnhạntại NHNo&PTNT Châu

Thành trong 3năm 2004 –2006 . 75

Chương4: CÁC NHÂNTỐ ẢNHHỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG

NGẮNHẠNTẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH TRONG 3NĂM 2004

– 2006 . . 80

4.1 Nhântố khách quan . 80

4.2 Nhântố chủ quan . 81

Chương 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG NGẮNHẠNTẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG THỜI GIAN

TỚI . . . . . . 83

5.1 Phân tíchcơhội, thách thức; điểmmạnh, điểmyếutại NHNo&PTNT Châu

Thành . . 83

5.1.1 Nhữngcơhội và thách thứccủa NHNo&PTNT huyện Châu Thành trong

thời giantới . 83

5.1.2 Điểmmạnh và điểmyếucủa NHNo&PTNT Châu Thành . 84

5.2Mộtsố giải pháp góp phần nâng cao hoạt động tíndụng ngắnhạntại

NHNo&PTNT Châu Thành trong thời giantới . 85

5.2.1 Thực hiệntốt công tác kiểm tra giám sát vayvốn . 85

5.2.2 Biện pháp huy độngvốn . 87

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Phân tích hoạt động tíndụng ngắnhạntại NHNo&PTNT huyện Châu Thành

GVHD: TS Lê Khơng Ninh viii SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phơng

5.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay . 88

5.2.4 Chính sách nhânsự . 89

5.2.5 Chính sách khách hàng . 90

Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 91

6.1Kết luận . 91

6.2 Kiến nghị . 92

6.2.1 Đốivới NHNo&PTNT huyện Châu Thành . 92

6.2.2 Đốivới khách hàng . 93

6.2.3 Đốivới Ban quản lýtổ liên doanh tiết kiệm và vayvốn . 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 94

pdf109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 33 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương nghiệp tư nhân tiếp tục tăng đạt 71.853 triệu tăng 33.178 triệu (85,79%) so với cùng kì năm 2005. Ta thấy tỉ trọng doanh số cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối và tỉ trọng trong khi đó doanh số cho vay đối với Cty TNHH và DNTN qua 3 năm có sự gia tăng đáng kể cả về số tuyệt đối, tương đối lẫn tỉ trọng. Nguyên nhân là do trong những năm qua thực hiện theo chủ trương của NHNo tỉnh trong thời kì CNH – HĐH là phải nâng cao doanh số cho vay các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn góp phần cùng cả nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang khu vực II và III, NHNo&PTNT Châu Thành đã không ngừng tăng cường, cũng cố, mở rộng quan hệ với các đối tượng trên địa bàn. Kết quả đã có thêm một số doanh nghiệp đặt vấn đề vay vốn với Ngân hàng. Đây là một tín hiệu khả quan mà trong những năm tới Ngân hàng cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa góp phần đa dạng hóa các đối tượng đầu tư tại Ngân hàng. Mặc dù doanh số cho vay khối doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng cả về số tuyệt đối, tương đối lẫn tỉ trọng nhưng vẫn còn khá thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004 tỉ trọng doanh số cho vay đối tượng này chiếm 13,67%, năm 2005 là 14,34% đến năm 2006 tăng lên được 22,31%. Nguyên nhân doanh số cho vay đối tượng này tăng nhưng chưa cao là do: * Ngân hàng Châu Thành có ít khách hàng là đối tượng này. Đến cuối 2006, trên địa bàn huyện có rất ít Cty TNHH. Bên cạnh đó số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện là chưa nhiều. Tính tới thời điểm tháng 6 năm 2006, số DNTN trên địa bàn huyện chỉ là 238 doanh nghiệp trong đó Ngân hàng chỉ tiếp cận được 53 doanh nghiệp và trong số đó chỉ só 29 doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng. * Công tác tiếp thị có quan tâm nhưng chưa có chiến lược cụ thể nhất là khâu tiếp cận các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh lớn để tìm kiếm khách hàng vay vốn. Trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp cận các Cty TNHH và DNTN nhằm nâng cao tỉ trọng cho vay đối tượng này đạt chỉ tiêu Tỉnh đề ra góp phần đưa nền kinh tế địa phương chuyển dịch dần sang khu vực II và III theo xu hướng chung của cả nước. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 34 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương * Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn chưa đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng nhất là khối doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao. Mặc dù Ngân hàng đã tranh thủ giải ngân ngay khi có nguồn vốn nhưng thời gian là khá lâu. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh số cho vay khối doanh nghiệp không tăng cao trong thời gian qua. Q Tóm lại: Qua phân tích trên, nhìn chung về cơ cấu đầu tư vốn ngắn hạn qua 3 năm 2004 – 2006 tại Ngân hàng chuyển biến theo chiều hướng tốt. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp còn hạn chế về vấn đề tài chính, thiếu điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng nên doanh số cho vay đối tượng này vẫn chưa thật sự cao. Về cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình và cá nhân, đây là nhiệm vụ chính của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành bởi đa phần nguồn vốn của Ngân hàng tập trung cho vay hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể, sản xuất hàng hoá có chu kì ngắn, quay nhanh đồng vốn, mang lại lợi nhuận cao, ổn định đời sống cho nhân dân. b) Phân tích doanh số cho vay trong 3 năm 2004 - 2006 theo ngành nghề: Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, ta thấy: trong 3 năm 2004 – 2006, doanh số cho vay HGĐ – CN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tại NHNo&PTNT Châu Thành. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế chỉ cho chúng ta biết được đối tượng cấp tín dụng chính của Ngân hàng mà không cho chúng ta biết được các thành phần kinh tế này sử dụng vốn vay để đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nào. Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là quan trọng trong công tác cấp tín dụng tại Ngân hàng vì mỗi đối tượng đầu tư của khách hàng có khả năng đem lại mức lợi nhuận cũng như múc đô rủi ro khác nhau. Chúng ta biết hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng chính là hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng và ngược lại rủi ro của khách hàng cũng chính là rủi ro của Ngân hàng. Do đó, phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề là yếu tố không thể thiếu trong phân tích doanh số cho vay tại bất kì Ngân hàng nào. Biết được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, Ngân hàng có thể phần nào giải thích được thực trạng cấp tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua từ đó đề ra cơ cấu cấp tín dụng theo ngành nghề hợp lí hơn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian tới. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 35 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-2006 Đvt: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành - TG SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 143.906 62.108 81.798 174.625 32.740 141.885 167.762 33.675 134.087 30.719 -29.368 60.087 21,35 -47,29 73,46 -6.863 935 -7.798 -3,93 2,86 -5,50 2. Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ 33.906 81.739 124.427 47.833 141,08 42.688 52,22 3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.514 1.720 3.858 206 13,61 2.138 124,30 4. Ngành xây dựng 11.364 4.200 18.110 -7.164 -63,04 13.910 331,19 5. Ngành khác 6.460 7.430 7.859 970 15,02 429 5,77 Tổng cộng 197.150 269.714 322.016 72.564 36,81 52.302 19,39 Tru g tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 36 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo CHÂU THÀNH TỪ 2004 - 2006 Hình 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo CHÂU THÀNH TỪ 2004 – 2006 Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 là 269.714 triệu tăng 72.594 triệu, tốc độ tăng trưởng là 36,83% so năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay là 322.016 triệu tăng 52.302 triệu (19,39%) so cùng kì năm 2005. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm là do kinh tế huyện phát triển đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) nên nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng. Đối với loại cho vay này, Ngân hàng căn cứ vào chu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 37 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương kì sinh trưởng của từng loại cây trồng, vật nuôi để phân kì trả nợ gốc và lãi thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm nên nó phù hợp cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nông thôn. Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm nhưng không đồng đều giữa các ngành nghề, cụ thể như sau: › Ngành nông nghiệp: Nhìn chung doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2005 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 174.625 triệu tăng về số tuyệt đối là 30.719 triệu hay tăng về số tương đối là 21,35% so năm 2004. Nhưng năm 2006 doanh số cho vay ngành này chỉ đạt 167.762 triệu giảm 6.863 triệu (3,93%) so cùng kì năm 2005. * Ngành trồng trọt: Huyện Châu Thành có diện tích đất canh tác lớn. Khu vực trung tâm đa số sản xuất nông nghiệp tổng hợp. Ở khu vực thuộc NHKV Vĩnh Kim quản lý kinh tế vườn phát triển rất mạnh, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, mùa nào trái nấy rất thích hợp và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đây là khu vực rất thuận lợi cho sự phát triển doanh số cho vay kinh tế vườn thời gian tới. Ở khu vực thuộc NHKV Long Định quản lý, người dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, mùa vụ tập trung. Doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2005, doanh số cho vay ngành trồng trọt là 32.740 giảm 29.368 triệu (47,29%) so năm 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay ngành trồng trọt đạt 33.675 triệu tăng về số tuyệt đối là 935 triệu hay tăng về số tương đối là 2,86%. Doanh số cho vay ngành này năm 2006 có tăng nhưng không đáng kể. Điều này hoàn toàn phù hợp vì cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Châu Thành thiên về chăn nuôi hơn trồng trọt. Ngành trồng trọt ở địa phương chưa được chú trọng. Do đó, mặc dù năm 2006 ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do tác hại của dịch bệnh một số hộ chuyển sang trồng lúa hay làm kinh tế vườn nhưng số lượng này là không đáng kể. Nguyên nhân khác làm cho doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng giảm không ổn định là do giá cả các loại cây trồng bấp bênh không ổn định, vì vậy mà nhu cầu vay vốn cũng bị ảnh hưởng theo làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt của Ngân hàng cũng tăng giảm bất thường là điều không thể tránh khỏi. * Ngành chăn nuôi: Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 38 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương Cũng giống như ngành trồng trọt, doanh số cho vay ngành chăn nuôi cũng tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngành chăn nuôi là 141.885 triệu tăng về số tuyệt đối là 60.087 triệu hay tăng về số tương đối là 73,46% so năm 2004. Nhưng sang năm 2006 doanh số cho vay ngành này chỉ đạt 134.087 triệu giảm 7.798 triệu (5,50%) so cùng kì năm 2005. Doanh số cho vay năm 2006 giảm là do năm 2006 dịch cúm gia cầm tái phát, dịch lở mồm long móng ở heo xuất hiện làm người dân bị thiệt hại nặng nề. Người dân vẫn còn hoang mang lo sợ do đó tạm thời chưa có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Nguyên nhân khác là do chăn nuôi ở địa phương chủ yếu dưới dạng hộ gia đình, quy mô nhỏ, phần lớn tận dụng thức ăn dư thừa và thức ăn có sẵn. Người dân chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng chống bệnh. " Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ: Nhìn chung doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 doanh số cho vay ngành này đạt 81.739 triệu tăng về số tuyệt đối là 47.833 triệu hay tăng về số tương đối là 141,08% so năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục gia tăng đạt 124.427 triệu tăng 42.688 triệu (52,22%) so cùng kì năm 2005. Doanh số cho vay ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ tăng qua các năm là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân và nhu cầu đầu tư vốn đầu tư cho ngành này của đối tượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn ngày càng tăng. Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ chủ yếu do doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đầu tư. Trong những năm gần đây Ngân hàng ngày càng tạo được mối quan hệ tốt với đối tượng này nên doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ cao là hoàn toàn hợp lí. Doanh số cho vay ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ tăng cả về số tuyệt đối và tương đối nhưng vẫn còn thấp. Năm 2004 doanh số cho vay đối tượng này chiếm tỉ trọng 17,20% trong tổng doanh số cho vay, năm 2005 tăng lên 30,31%, đến năm 2006 chiếm tỉ lệ 38,64%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành này có tăng nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay là do Châu Thành là một huyện nông nghiệp, đa số người dân sống bằng nghề nông. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở phần trên số lượng doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện không nhiều do đó cũng ảnh hưởng đến doanh số cho vay ngành này không thể tăng cao trong những năm qua. Hiện Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 39 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương nay, Ngân hàng đang hướng tới nâng cao dần doanh số cho vay ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ và coi ngành này là ngành mũi nhọn để Ngân hàng xem xét đầu tư trong thời gian tới. " Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN): Doanh số cho vay ngành CN – TTCN đều tăng qua 3 năm. Năm 2005 doanh số cho vay ngành này là 1.720 triệu tăng 206 triệu (13,61%) so năm 2004. Năm 2006, doanh số cho vay ngành này đạt 3.858 triệu tăng về số tuyệt đối là 2.138 triệu hay tăng về số tương đối là 124,30%. Doanh số cho vay ngành này tăng qua các năm là do trong những năm qua Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay, chủ động tìm kiếm khách hàng đầu tư có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu đầu tư xâm nhập vào ngành nghề này. Một lí do khác làm doanh số cho vay ngành này qua các năm tăng là do đối tượng chủ yếu đầu tư vào ngành này là hộ gia đình, cá nhân. Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu chung của cả huyện thì hộ gia đình, cá nhân không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp như trước đây mà họ ngày càng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực CN - TTCN mang lại hiệu quả kinh tế cao. " Ngành xây dựng: Doanh số cho vay ngành xây dựng tăng giảm không ổn định. Năm 2005 doanh số cho vay ngành này là 4.200 triệu giảm 7.164 triệu (63,04%) so 2004. Năm 2006 doanh số cho vay ngành này là 18.110 triệu tăng về số tuyệt đối là 13.910 triệu hay tăng về số tương đối là 331,19%. Doanh số cho vay ngành xây dựng năm 2005 giảm chủ yếu là do vào thời điểm cuối năm 2005 các Cty TNHH (đối tượng đầu tư chủ yếu của ngành xây dựng) trên địa bàn thu được tiền công trình nên trả nợ Ngân hàng. " Ngành khác: Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì Ngân hàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như: tiêu dùng đời sống, cho vay hợp tác lao đông, cho vay về các phương án nhà (sửa chữa và xây dựng mới), mua sắm đồ dùng trong gia đình và mua xe làm phương tiện đi lại, cho vay có thế chấp giấy tờ có giá,… Nhìn chung doanh số cho vay ngành khác qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 doanh số cho vay ngành này là 7.430 triệu tăng 970 triệu (15,02%) so 2004. Năm 2006 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 40 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương doanh số cho vay ngành này là 7.859 triệu tăng về số tuyệt đối là 429 triệu hay tăng về số tương đối là 5,77%. Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng tỉ trọng doanh số cho vay ngành nông nghiệp có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2004 doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng 72,99%, năm 2005 là 64,74%, năm 2006 là 52,10%. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu kinh tế hiện tại của huyện vẫn còn thiên về nông nghiệp. Doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng qua các năm đều tăng. Đạt được những thành tích này là do có sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc, sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Châu Thành từ khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng, cho vay đa dang các đối tượng đầu tư, cung cấp vốn kịp thời cho các hộ sản xuất, hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng mục đích làm ăn có hiệu quả, tạo được niềm tin ở nhân dân. c) Phân tích doanh số cho vay trong 3 năm 2004 - 2006 theo hình thức vay vốn: Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề, ta thấy: đối tượng cấp tín dụng chính của Ngân hàng là HGĐ – CN, mục đích sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế này tập trung cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi. Như chúng ta biết, NHNo&PTNT Châu Thành có nhiều hình thức vay vốn khác nhau. Do đó, phân tích doanh số cho vay theo 2 yếu tố nêu trên là chưa đủ để trả lời câu hỏi “Hình thức vay vốn nào trong thời gian qua được khách hàng quan tâm đạt doanh số cho vay cao hơn các hình thức vay vốn khác trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng?”. Phân tích doanh số cho vay theo hình thức vay vốn giúp Ngân hàng nhìn nhận lại cơ cấu cấp tín dụng theo hình thức vay vốn tại Ngân hàng trong thời gian qua là hợp lý chưa, từ đó Ngân hàng có biện pháp thích hợp cũng cố những hình thức vay vốn được khách hàng quan tâm cũng như tìm biện pháp nâng cao doanh số cho vay theo các hình thức vay vốn khác. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 41 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO HÌNH THỨC VAY VỐN GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 Đvt: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành - TG SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền % Số tiền % 1. Tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp - Cho vay trực tiếp - Cho vay thông qua tổ LDTK&VV + Tổ hội nông dân + Tổ hội phụ nữ + Tổ đoàn thanh niên + Tổ khác 190.690 46.784 143.906 138.963 4.333 355 255 262.284 87.720 174.564 167.497 6.860 167 40 314.157 146.395 167.762 162.904 4.813 45 0 71.594 40.936 30.658 28.534 2.527 -188 -215 37,54 87,50 21,30 20,53 58,32 -52,96 -84,31 51.873 58.675 -6.802 -4.593 -2.047 -122 -40 19,78 66,89 -3,90 -2,74 -29,84 -73,05 -100,00 2. Tín dụng khác 6.460 7.430 7.859 970 15,02 429 5,77 Tổng cộng 197.150 269.714 322.016 72.564 36,81 52.302 19,39 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 42 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương Qua bảng 7, ta thấy: Tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp qua các năm đều tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay theo hình thức vay vốn tại Ngân hàng còn các hình thức tín dụng khác như cho vay tiêu dùng, cho vay có thế chấp chứng chỉ có giá,… thì chiếm tỉ trọng không lớn. Năm 2005, tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp đạt 262.284 triệu tăng 71.594 triệu (37,59%) so với 2004. Năm 2006, hình thức vay vốn này đạt 314.157 triệu tăng về số tuyệt đối là 51.873 triệu hay tăng về số tương đối là 19,78%. Trong tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiêp ta nhận thấy một điều rằng cho vay thông qua tổ liên doanh tiết kiệm và vay vốn (LDTK&VV) luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với hình thức cho vay trực tiếp. [ Cho vay trực tiếp: Nhìn chung, cho vay trực tiếp qua 3 năm đều tăng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004 cho vay trực tiếp là 46.784 triệu chiếm tỉ trọng 23,73%, năm 2005 đạt 87.720 triệu chiếm tỉ trọng 32,53%, năm 2006 đạt 146.395 triệu chiếm tỉ trọng 41,43%. Hình thức cho vay trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay theo hình thức vay vốn là do trên địa bàn huyện Châu Thành người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vay vốn thông qua mô hình tổ LDTK&VV. Hình thức cho vay trực tiếp áp dụng cho các ngành nghề khác hiện vẫn chưa được chú trọng phát triển ở huyện Châu Thành. Hình thức cho vay trực tiếp tăng qua các năm chủ yếu là do doanh số cho vay đối với khối doanh nghiệp qua 3 năm tại Ngân hàng tăng. Trong thời gian tới Ngân hàng sẽ chú trọng nâng cao doanh số cho vay trực tiếp phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. [ Cho vay thông qua tổ LDTK&VV: Đây là hình thức cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT Châu Thành. Hiện nay, trên địa bàn huyện có đến 199 tổ LDTK&VV với 16.550 tổ viên. Khu vực trung tâm có 68 tổ với 5.109 tổ viên, NHKV Long định có 57 tổ với 5.155 tổ viên, NHKV Vĩnh Kim có 74 tổ với 6.650 tổ viên. Nhìn chung, cho vay thông qua tổ LDTK&VV qua 3 năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Năm 2005 cho vay qua tổ LDTK&VV là 174.564 triệu tăng 30.658 triệu (21,30%). Năm 2006, cho vay theo hình thức này chỉ đạt 167.762 triệu giảm về số tuyệt đối là Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 43 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương 6.802 triệu hay giảm về số tương đối là 3,90%. Qua bảng ta thấy, tỉ trọng doanh số cho vay qua tổ LDTK&VV qua các năm giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004, hình thức cho vay này chiếm tỉ trọng 72,99%, năm 2005 là 64,72%, năm 2006 là 52,10%. Tỉ trọng doanh số cho vay qua tổ LDTK&VV giảm là toàn phù hợp với định hướng tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn của Ngân hàng trong những năm qua. Trong cho vay thông qua tổ LDTK&VV, ta thấy doanh số cho vay qua tổ hội nông dân chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nói chung và cho vay qua tổ LDTK&VV nói riêng. Doanh số cho vay qua tổ hội nông dân chiếm tỉ trọng cao là do kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp, các hộ vay vốn chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Theo quy định của NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang, các hộ vay vốn sử dụng cho mục đích nông nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu của Ngân hàng về số tiền vay và tài sản thế chấp thì vay vốn thông qua mô hình tổ liên doanh tiết kiệm và vay vốn (tổ 240B). Năm 2005, doanh số cho vay tổ hội nông dân là 167.497 triệu chiếm tỉ trọng 62,10% tăng 28.534 triệu (20,53%) so 2004. Năm 2006, doanh số cho vay theo hình thức này đạt 162.904 triệu chiếm tỉ trọng 50,59% giảm về số tuyệt đối là 4.593 triệu hay giảm về số tương đối là 2,74%. Năm 2006, doanh số cho vay qua tổ hội nông dân giảm so với năm 2005 là do năm 2006 với sự xuất hiện của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa gây thiệt hại nặng nề cho bà con. Một số hộ còn tâm lý lo sợ chưa dám vay vốn đầu tư vào vụ mùa mới. Một nguyên nhân khác cũng góp phần làm cho doanh số cho vay qua tổ hội nông dân năm 2006 giảm so cùng kì năm 2005 là do năm 2006 sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, giá cả đầu vào tăng, đầu ra bấp bênh. Hơn nữa năm 2006 bệnh cúm gia cầm tái phát dẫn đến hạn chế đầu tư của hộ nông dân. Các hình thức cho vay qua tổ hội phụ nữ, tổ đoàn thanh niên, tổ khác tăng giảm không ổn định và chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004, doanh số cho vay đối với các hình thức vay vốn này chỉ chiếm tỉ trọng 2,51%, năm 2005 là 2,62%, năm 2006 là 1,51% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng Châu Thành. Doanh số cho vay qua tổ hội phụ nữ, tổ đoàn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 44 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương thanh niên và tổ khác trong 3 năm qua chiếm tỉ trọng thấp và tăng giảm không ổn định là do: › Trên địa bàn huyện Châu Thành hiện nay có 199 tổ LDTK&VV (với 16.550 tổ viên) trong đó tổ hội nông dân chiếm hơn 85% số tổ; tổ hội phụ nữ, tổ đoàn thanh niên, tổ khác chỉ chiếm khoản 15% trong tổng số tổ LDTK&VV với số tổ viên trong mỗi tổ cũng còn rất hạn chế. › Tổ viên thuộc tổ hội phụ nữ, tổ đoàn thanh niên, tổ khác có nhu cầu vay vốn ít và không thường xuyên như đối tượng vay vốn là hộ nông dân. Tổ viên thuộc các tổ này nguồn thu nhập chính của họ không phải từ sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nhu cầu vay vốn cho sản xuất nông nghiệp của họ là không nhiều và cũng không thường xuyên. 3.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ qua 3 năm 2004 - 2006: Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được NHNo&PTNT Châu Thành đặc biệt quan tâm. Tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng của bất kì một hệ thống Ngân hàng nào. Thế nhưng, tăng trưởng doanh số cho vay chỉ đạt kết quả khi nó được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ. Một Ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm hay tốc độ tăng doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số cho vay thì cũng chưa thể đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng đó là tốt. Doanh số thu nợ là khoản tiền mà Ngân hàng thu hồi được từ hoạt động cấp tín dụng của mình bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn. Doanh số thu nợ không những thể hiện đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Việc thu nợ được tiến hành theo kì hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu tới ngày đáo hạn khách hàng không đến trả nợ thì tuỳ trường hợp cụ thể mà Ngân hàng có biện pháp xử lí thích hợp. a)Phân tích doanh số thu nợ qua 3 năm 2004 - 2006 theo thành phần kinh tế: Cũng như khi phân tích doanh số cho vay, phân tích doanh số thu nợ trước tiên chúng ta đi vào phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng công tác thu nợ đối với từng thành phần kinh Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 45 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương tế tại Ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan