MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
1.1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu . 1
1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn.1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát . . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . . 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . . 2
1.3.1. Không gian nghiên cứu . . 2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu . 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận . 3
2.1.1. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận . 3
2.1.2. Một số chỉ tiêu về lợi nhuận -hiệu quả kinh doanh . 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 6
2.2.1. Phương phápthu th ập số liệu . 6
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . . 7
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 9
3.1. Lịch sử h ình thành và phát triển của công ty . 9
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty . 9
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty . 9
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty . 10
3.2.1. Chức năng . . . 10
3.2.2. Nhiệm vụ . . 11
3.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý. 11
3.3.1. Cơ cấu tổ chức . . . 11
3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban . . 13
3.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển . 13
3.4.1. Thuận lợi . 13
3.4.2. Khó khăn của công ty . . 14
3.4.3. Phương hướng phát triển . 15
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 16
4.1. Khái quát tình hình kinh doanh năm 2006 của công ty . 16
4.2. Phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua ba năm . 18
4.2.1. Phân tích về doanh thu . . 18
4.2.2. Phân tích về chi phí . 21
4.2.3. Phân tích về lợi nhuận . . 22
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty . 26
4.3.1. Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ . 26
4.3.2. Tình hình doanh thu qua các năm . 34
4.3.3. Phân tích doanh thu -sản lượng -giá bán . 38
4.3.4. Nhân tố giá vốn hàng bán . 40
4.3.5. Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ . 43
4.3.6. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp . 44
4.3.7. Các nhân tố ảnhhưởng đến tình hình tiêu thụ . 51
4.3.8. Các nhân tố khác . 54
4.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh . 57
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
5.1. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty . 60
5.1.1. Thươnglượng giá vốn với Tổng công ty trong năm 2007 . 60
5.1.2. Chính sách đầu tư mở rộng thị phần . . 61
5.1.3. Phương thức bán hàng linh hoạt. . 61
5.1.4. Chính sách bán hàng với tiêu thức khách hàng là thượng đế . 62
5.1.5. Chính sách quản lý trong công ty . 63
5.1.6. Chính sách giá bán . . 65
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận . 66
6.2. Kiến nghị. 67
6.2.1. Đối với Nhà nước . 67
6.2.2. Đối với công ty . 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
PHỤ LỤC . . 72
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì mặt hàng dầu
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -36-
hoả sẽ tạo lợi nhuận cho công ty, để có thể đánh giá được sự hiệu quả đó ta sẽ
phân tích sau ở phần giá vốn.
Năm 2006, tình hình giá cả xăng dầu vẫn luôn tăng giá không ổn định
nên tổng doanh thu đạt được có tăng đáng kể so với năm 2005, tăng 395,9 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 10,19%, do doanh thu hoạt động kinh doanh chính và phụ (hoá
dầu) đều tăng, ngoại trừ mazut có giảm rất nhiều, giảm 539,5 tỷ đồng, Ngược lại
với sự tăng lên của doanh thu, sản lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng dầu
hoả và disel đều giảm so với năm 2005 (xem trang 27), điều đó chứng tỏ giá bán
tăng cao do thị trường xăng dầu vẫn còn biến động.
Sau đây đề tài sẽ phân tích doanh thu của từng phương thức bán hàng để
đánh giá tình hình doanh thu của phương thức bán hàng nào tăng cao ảnh hưởng
trực tiếp đến tổng giá trị doanh thu tăng qua ba năm.
4.3.2.2. Doanh thu theo phương thức bán hàng
Doanh thu của từng phương thức bán hàng sẽ thể hiện rõ qua bảng 11.
Qua phân tích khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo từng phương thức bán
hàng (xem trang 29) ta biết được:
+ Năm 2005, khối lượng hàng hoá bán ra tăng do ảnh hưởng trực tiếp
của các phương thức có tỷ trọng lớn tăng như bán tái xuất và bán nội bộ, phương
thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý giảm nên doanh thu các phương thức này
đều tăng giảm theo là điều tất yếu, cụ thể doanh thu bán buôn trực tiếp giảm gần
47 tỷ đồng, doanh thu của phương thức bán tái xuất và bán nội bộ tăng lần lượt là
hơn 453 tỷ đồng và 1.091 tỷ đồng so với năm 2004.
+ Năm 2006, lượng hàng hóa bán ra của các phương thức đều giảm rất
nhiều ngoại trừ phương thức bán lẻ, nhưng doanh thu của các phương thức này
lại gia tăng cao, đặc biệt là tốc độ gia tăng của phương thức bán buôn cho tổng
đại lý, đại lý, bán lẻ và bán nội bộ, tỷ lệ tăng từ 16% đến 38%.
Để hiểu rõ về nguyên nhân tăng doanh thu qua các năm ta cần phân tích
nhân tố giá bán của từng phương thức kết hợp với nhân tố sản lượng làm thay đổi
doanh thu và nhân tố giá vốn để có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của
công ty.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -37-
Bảng 11: Doanh thu kinh doanh thương mại theo các hình thức bán hàng qua ba năm (2004 -2006).
Đvt: tỷ đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005-2004 Chênh lệch 2006-2005
Chỉ tiêu số tiền tỷ trọng
(%)
số tiền tỷ trọng
(%)
số tiền tỷ trọng
(%)
tuyệt đối tương đối
(%)
tuyệt đối tương đối
(%)
Tổng
doanh thu 2.327,91 100,00 3.884,25 100,00 4.280,12 100,00 1.556,34 66,86 395,88 10,19
Bán buôn
trực tiếp 277,27 11,91 304,13 7,83 318,96 7,45 26,86 9,69 14,83 4,88
Bán buôn
TĐL,ĐL 300,92 12,93 253,97 6,54 317,16 7,41 -46,95 -15,60 63,18 24,88
Bán lẻ 93,93 4,03 125,07 3,22 172,79 4,04 31,14 33,15 47,72 38,16
Bán tái
xuất 447,53 19,22 901,05 23,20 811,02 18,95 453,52 101,34 -90,03 -9,99
Bán nội bộ 1.208,27 51,90 2.300,03 59,21 2.660,21 62,15 1.091,76 90,36 360,17 15,66
(Nguồn: phòng Kế Toán)
Bán buôn TĐL,ĐL: Bán buôn cho tổng đại lý, đại lý.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -38-
4.3.3. Phân tích doanh thu - sản lượng - giá bán
Doanh thu tăng là một điều rất tốt nhưng doanh thu tăng có thể là do giá
bán tăng hoặc khối lượng hàng hóa bán ra tăng. Nếu doanh thu tăng do giá bán
tăng mà khối lượng hàng hóa bán ra lại giảm thì không tốt, nhưng nếu doanh thu
tăng trong điều kiện giá bán không tăng hoặc giảm mà do khối lượng hàng hóa
tiêu thụ tăng lên thì đó là rất tốt. Vì vậy cần phải đi sâu vào phân tích để thấy rõ
hơn về nguyên nhân làm tăng doanh thu trong ba năm qua. Từ kết quả phân tích
về doanh thu, sản lượng ta có số liệu trong bảng 12 như sau:
Bảng 12: Chênh lệch của nhân tố doanh thu, sản lượng và giá bán
Chênh lệch
doanh thu sản lượng giá bán bq/1đvhh
Chỉ tiêu
tuyệt đối
(tỷ đồng)
tương
đối
(%)
tuyệt đối
(triệu lít)
tương
đối
(%)
tuyệt đối
(nđ)
tương
đối
(%)
Năm 2005 so với 2004 1.556,34 66,86 144,07 23,58 1,33 35,02
+ Bán buôn trực tiếp 26,86 9,69 -7,06 -8,73 0,69 20,18
+ Bán buôn TĐL,ĐL -46,95 -15,60 -27,26 -38,46 1,58 37,13
+ Bán lẻ 31,14 33,15 -0,12 -0,62 1,71 33,99
+ Bán tái xuất 453,52 101,34 53,01 40,87 1,48 42,92
+ Bán nội bộ 1.091,76 90,36 125,51 40,38 1,38 35,61
Năm 2006 so với 2005 395,88 10,19 -130,32 -17,26 1,71 33,18
+ Bán buôn trực tiếp 14,83 4,88 -16,19 -21,94 1,42 34,36
+ Bán buôn TĐL,ĐL 63,18 24,88 -2,23 -5,10 1,84 31,59
+ Bán lẻ 47,72 38,16 1,64 8,81 1,81 26,97
+ Bán tái xuất -90,03 -9,99 -50,54 -27,67 1,21 24,43
+ Bán nội bộ 360,17 15,66 -63,18 -14,48 1,86 35,24
( Nguồn: phòng Kế toán)
nđ:ngàn đồng; giá bán bq/1đvhh: giá bán bình quân/1đơn vị hàng hoá
Chênh lệch giá bán bq/1đvhh năm 2005 so với 2004
= giá bán bq/1đvhh năm 2005 - giá bán bq/1đvhh năm 2004
tổng doanh thu năm 2005 tổng doanh thu năm 2004
tổng sản lượng năm 2005 tổng sản lượng năm 2004
Chênh lệch giá bán bq/1đvhh năm 2006 so với 2005 cách tính tương tự
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -39-
Qua ba năm, giá bán bình quân/ 1đơn vị hàng hoá ở tất cả các phương thức
đều tăng. Trong năm 2005, giá bán tăng cao nhất là ở phương thức bán lẻ, tăng
1,71 ngàn đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 34%, tỷ lệ tăng rất cao nên làm
doanh thu ở phương thức bán lẻ tăng mặc dù sản lượng ở phương thức này có
giảm. Giá bán bình quân ở phương thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý tăng cao
sau giá bán lẻ, tăng 1,58 ngàn đồng nên làm tỷ lệ giảm của doanh thu giảm thấp
hơn so với tỷ lệ giảm của sản lượng bán ra trong năm 2005. Ở phương thức bán
tái xuất do cả sản lượng và giá bán tăng cao nên làm doanh thu ở hai phương
thức này tăng cao. Như vậy trong năm 2005 công ty hoạt động rất hiệu quả ở hai
phương thức bán tái xuất và bán nội bộ.
Trong năm 2006, giá bán bình quân ở phương thức bán nội bộ tăng cao
nhất, tăng 1,86 ngàn đồng, đó là nguyên nhân làm doanh thu ở phương thức này
tăng cao mặc dù sản lượng giảm rất nhiều so với năm 2005. Ở phương thức bán
tái xuất có giá bán bình quân tăng thấp nhất, tăng 1,21 ngàn đồng, cùng với sự
giảm xuống của khối lượng hàng hóa tiêu thụ nên doanh thu đạt được ở phương
thức này giảm rất nhiều, góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu kinh
doanh của công ty. Hoạt động bán lẻ của công ty ngày một tiến bộ hơn, giá bán
bình quân tăng cao kết hợp với sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể nên làm doanh
thu tăng cao.
Qua phân tích trên ta thấy sản lượng bán ra có giảm nhưng do nhân tố giá
bán tăng cao nên góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tăng doanh thu, do vậy công
ty cần phải cố gắng tích cực hơn nữa, áp dụng các giải pháp làm tăng khối lượng
hàng hóa bán ra trong năm 2007.
Trong điều kiện kinh doanh bình thường, Nhà nước ban hành mức giá trần
xăng dầu, các công ty tự định ra các mức giá bán khác nhau theo phương thức
bán khác nhau. Cơ chế kinh doanh này sẽ làm tăng tính chủ động cho các công ty
đặc biệt trong phương thức bán buôn (đấu thầu giá bán). Tuy nhiên, những năm
gần đây thị trường xăng dầu biến động mạnh, giá cả tăng liên tục, nếu cứ theo qui
định cũ, giá cả xăng dầu liên tục tăng lên theo thế giới sẽ kéo theo giá cả các loại
hàng hoá khác tăng lên, trong khi thu nhập không tăng sẽ gây mất ổn định xã hội.
Vì vậy, Nhà nước cần ban hành giá định hướng, các công ty tự định ra các mức
giá bán cho mình bằng cách cộng trừ thêm 10% giá định hướng.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -40-
Giá cả xăng dầu thế giới trong những năm gần đây liên tục tăng cao, nếu
không điều chỉnh thì Nhà nước sẽ phải bù lỗ nhiều, tạo gánh nặng cho Ngân sách
Nhà nước, phá vỡ cân đối thu chi. Mặc khác các nước láng giềng đều điều chỉnh
tăng giá bán, do đó tạo sự chênh lệch khá lớn so với giá xăng dầu Việt Nam nên
xảy ra tình trạng thẩm lậu xăng dầu qua biên giới khó bề kiểm soát. Hơn nữa,
Nhà nước không thể kéo dài tình trạng bao cấp cho các đối tượng (sản xuất, tiêu
dùng) qua giá xăng dầu. Do vậy, liên bộ Tài chính, Thương mại, Kế hoạch và
Đầu tư đã trình Chính phủ và được chấp nhận phương án điều chỉnh giá xăng dầu
đảm bảo kinh doanh không lỗ, điều chỉnh giá dầu ở mức độ kiềm chế để từng
bước giảm bớt hỗ trợ tài chính cho các mặt hàng dầu. Việc điều chỉnh tăng giá
dựa trên nguyên tắc: Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chia
sẻ trách niệm.
4.3.4. Nhân tố giá vốn hàng bán
Để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cần phải phân tích tình
hình giá vốn hàng bán qua ba năm bởi nhân tố giá vốn hàng bán là một trong các
khoản chi phí cao của công ty.
Giá mua trong hầu hết các doanh nghiệp khác là một nhân tố mà doanh
nghiệp có thể chủ động điều chỉnh bằng cách tìm nhà cung cấp khác. Nhưng
trong công ty Nhà nước thì ngược lại vì công ty chỉ được phép lấy hàng của Nhà
nước để đảm bảo về chất lượng, khối lượng.
Trong điều kiện kinh doanh bình thường (Khi Nhà nước chỉ qui định mức
giá trần xăng dầu, công ty tự định ra các mức giá bán theo các phương thức khác
nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của từng vùng để đảm
bảo độ linh hoạt) thì Tổng công ty giao cho công ty với giá cao hơn giá nhập
khẩu sao cho vừa phù hợp với thu nhập xã hội vừa đảm bảo lợi nhuận cho cả
Tổng công ty lẫn công ty.
Những năm gần đây, thị trường xăng dầu biến động mạnh, giá cả tăng liên
tục buộc Nhà nước phải qui định mức giá trần dầu bằng với mức giá bản lẻ thì
Tổng công ty bán theo mức giá được gọi là giá giao bằng cách lấy giá trần xăng
dầu trừ lùi đi một khoản nhất định nào đó đảm bảo lợi nhuận của công ty. Vì vậy
kinh doanh trong điều kiện này Tổng công ty sẽ chịu mọi khoản lỗ, tuy nhiên
khoản lỗ này sẽ được Nhà nước bù đắp. Đây là qui định của Nhà nước để đảm
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -41-
bảo thị trường xăng dầu không biến động mạnh, góp phần ổn định xã hội. Để
thấy rõ sự biến động của giá vốn hàng bán, ta xem qua số liệu trong bảng 13.
Bảng 13: Giá vốn hàng bán qua ba năm (2004 - 2006)
Đvt: tỷ đồng
Chênh lệch
2005-2004
Chênh lệch
2006-2005
Chỉ tiêu Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006 tuyệt
đối
tương
đối
(%)
tuyệt
đối
tương
đối
(%)
Tổng số 2.287,00 3.825,50 4.240,60 1.538,49 67,27 415,10 10,85
SP KD chính 2.284,51 3.823,10 4.236,89 1.538,58 67,35 413,79 10,82
Xăng 384,11 774,49 1.374,80 390,38 101,63 600,31 77,51
Dầu hoả 176,38 218,64 258,08 42,26 23,96 39,44 18,04
Disel 785,39 1.305,16 1.611,97 519,77 66,18 306,80 23,51
Mazut 938,62 1.524,81 992,05 586,18 62,45 -532,76 -34,94
Hoá dầu 2,49 2,40 3,71 -0,09 -3,60 1,31 54,52
(Nguồn: phòng Kế toán)
SP KD chính: sản phẩm kinh doanh chính
Giá vốn hàng bán qua ba năm đều tăng cao, tỷ lệ tăng lần lượt là 67,27% và
10,85% ở hai năm 2005 và 2006, tỷ lệ gia tăng giá vốn hàng bán này lại cao hơn
tỷ lệ gia tăng của doanh thu (xem trang 35) lần lượt là 0,41% và 0,66%, điều này
hoàn toàn không tốt đòi hỏi công ty phải cắt giảm mọi chi phí có thể chủ động
được, để tạo ra hiệu quả kinh doanh ngày một tốt hơn.
Năm 2005, giá vốn hàng bán tăng cao nhất, đó là điều tất yếu do tốc độ gia
tăng của sản lượng hàng hóa tiêu thụ tăng rất cao so với năm 2004. Giá vốn các
mặt hàng kinh doanh chính của công ty đều tăng, trong đó mazut và disel là tăng
cao nhất, đều tăng trên 500 tỷ đồng, dầu hoả tăng thấp nhất, tăng 42,26 tỷ đồng,
do sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng bán ra đều tăng cao ngoại trừ dầu hoả.
Năm 2006, tốc độ gia tăng của tổng giá vốn hàng bán thấp hơn năm 2005,
tỷ lệ tăng chỉ đạt 10,85% do tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ chỉ tăng 17,26%
(xem trang 27). Xăng là mặt hàng có giá vốn hàng bán tăng cao nhất, tăng trên
600 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 77,51% so với năm 2005, do trong năm chỉ có sản lượng
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -42-
xăng tiêu thụ tăng và tăng với tỷ lệ rất cao. Duy nhất chỉ có giá vốn hàng bán của
mặt hàng mazut lại giảm rất nhiều, giảm gần 533 tỷ đồng, tỷ lệ giảm gần 35%, do
đây là mặt hàng có khối lượng bán ra có tỷ trọng cao nhưng lại giảm nhiều trong
năm 2006, tỷ lệ giảm hơn 46%. Như vậy công ty cần phải chú ý đến mặt hàng
này và đề ra các chiến lược bán hàng phù hợp hơn nhằm tăng khối lượng hàng
hóa tiêu thụ trong năm 2007.
Để có thể đánh giá được chính xác sự thay đổi giá vốn hàng bán của các mặt
hàng tăng qua các năm do ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ hay giá mua
bình quân/ 1đơn vị hàng hóa ta sẽ xem xét số liệu trong bảng 14.
Bảng 14: Chênh lệch giá vốn, sản lượng, giá mua bình quân.
Chênh lệch
giá vốn sản lượng giá mua bq/1đvhh
Chỉ tiêu tuyệt đối
(tỷ đồng)
tương
đối
(%)
tuyệt đối
(triệu lít)
tương
đối
(%)
tuyệt
đối
(nđ)
tương
đối
(%)
Năm 2005 so với 2004
+ Xăng 390,38 101,63 36,30 49,88 1,82 34,53
+ Dầu hoả 42,26 23,96 -1,27 -3,12 1,21 27,95
+ Disel 519,77 66,18 43,37 21,44 1,43 36,84
+ Mazut 586,18 62,45 65,70 22,27 1,05 32,86
+ Hoá dầu -0,09 -3,60 -0,03 -15,34 1,96 13,87
Năm 2006 so với 2005
+ Xăng 600,31 77,51 48,60 44,55 1,62 22,80
+ Dầu hoả 39,44 18,04 -3,49 -8,83 1,63 29,47
+ Disel 306,80 23,51 -8,00 -3,26 1,47 27,66
+ Mazut -532,76 -34,94 -167,55 -46,46 0,91 21,51
+ Hoá dầu 1,31 54,52 0,12 81,88 -2,42 -15,04
(Nguồn: phòng Kế toán)
nđ: ngàn đồng, giá mua bq/1đvhh: giá mua bình quân / 1 đơn vị hàng hoá
Chênh lệch giá mua bq/1đvhh năm 2005 so với 2004
= giá mua bq/1đvhh năm 2005 - giá mua bq/1đvhh năm 2004
tổng giá vốn năm 2005 tổng giá vốn năm 2004
tổng sản lượng năm 2005 tổng sản lượng năm 2004
Chênh lệch giá mua bq/1đvhh năm 2006 so với 2005 cách tính tương tự
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -43-
Năm 2005, giá vốn hàng bán tăng nhiều do giá mua bình quân của tất cả các
mặt hàng đều tăng cao. Các sản phẩm hóa dầu có giá mua bình quân/1 đơn vị
tăng nhiều nhất, tăng 1,96 ngàn đồng nên làm cho giá vốn hàng bán các sản
phẩm hoá dầu giảm rất ít so với lượng giảm của sản lượng tiêu thụ. Giá vốn hàng
bán của ba mặt hàng xăng, disel và mazut đều tăng rất cao do ảnh hưởng của sản
lượng tiêu thụ và giá mua bình quân của các sản phẩm đó đều tăng rất cao so với
năm 2004.
Năm 2006, giá mua bình quân /1 đơn vị hàng hóa của các sản phẩm hóa dầu
giảm nhiều, giảm 2,42 ngàn đồng so với năm 2005 nhưng do sản lượng tiêu thụ
nhiều nên làm cho giá vốn tăng, đây là điều rất tốt. Các sản phẩm còn lại giá mua
bình quân/ 1 đơn vị hàng hóa đều tăng cao, chỉ có mazut là tăng thấp nhất, tăng
0,91 ngàn đồng nên làm giá vốn hàng bán của mazut giảm thấp hơn so với tỷ lệ
giảm của sản lượng tiêu thụ. Giá vốn hàng bán của dầu hỏa và disel tăng cao do
ảnh hưởng trực tiếp của giá mua bình quân tăng, đó là điều không tốt vì sản
lượng tiêu thụ giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Xăng là mặt hàng có
giá vốn tăng nhiều nhất, tăng trên 600 triệu do giá mua bình quân/1 đơn vị tăng
1,62 ngàn đồng và sản lượng tiêu thụ tăng 48,6 triệu lít so với năm 2005.
4.3.5. Nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ
Kết cấu hàng hóa tiêu thụ cũng là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của công ty. Nếu khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng có tỷ lệ lãi gộp
lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ tạo ra hiệu quả
kinh doanh cao, ngược lại sẽ không tốt, để hiểu rõ hơn về vấn đề ta xem qua số
liệu trong bảng 15.
Do giá cả tăng liên tục, sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn nên hoạt
động kinh doanh ngày một khó khăn hơn, do vậy tỷ suất lãi gộp qua ba năm giảm
dần. Năm 2006 là năm có tỷ suất lải gộp thấp nhất, chỉ được 0,92%, cùng với
khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm nhiều nhất sẽ tạo ra lợi nhuận không cao, hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty không tốt như năm 2005.
Trong phần phân tích nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ, ta đã biết năm
2005 một số mặt hàng có khối lượng bán tăng rất cao như: xăng, mazut, diesel và
đây là mặt hàng có tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Xăng là
mặt hàng có tỷ suất lãi gộp cao đạt 1,9%, còn diesel và mazut có tỷ suất lãi gộp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -44-
thấp chỉ đạt trên 1,3%. Tuy nhiên cả hai mặt hàng này có khối lượng bán tăng
nhiều nhất so với năm 2004 (xem trang 27) nên tạo hiệu quả kinh doanh rất cao.
Các sản phẩm hoá dầu là mặt hàng có tỷ trọng thấp và khối lượng bán lại giảm ít
nhưng lại có tỷ suất lãi gộp rất cao, đạt được 10,92%, do vậy cần chú ý đẩy mạnh
lượng bán của các sản phẩm này.
Bảng 15: Doanh thu, giá vốn, tỷ suất lãi gộp qua ba năm (2004 - 2006)
Đvt: tỷ đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Chỉ tiêu
doanh thu
giá vốn TSLG
(%)
doanh
thu
giá vốn TSLG
(%)
doanh
thu
giá vốn TSLG
(%)
Tổng số 2.327,9 2.287,0 1,76 3.884,3 3.825,5 1,51 4.280,1 4.240,6 0,92
SP KD
chính 2.325,1 2.284,5 1,74 3.881,6 3.823,1 1,51 4.276,0 4.236,9 0,91
Xăng 394,6 384,1 2,65 789,5 774,5 1,90 1.384,0 1.374,8 0,67
Dầu hỏa 178,5 176,4 1,15 222,9 218,6 1,89 259,8 258,1 0,65
Disel 796,9 785,4 1,45 1.323,0 1.305,2 1,35 1.625,5 1.612,0 0,83
Mazut 955,1 938,6 1,73 1.546,2 1.524,8 1,39 1.006,7 992,0 1,45
Hoá dầu 2,8 2,5 12,10 2,7 2,4 10,92 4,1 3,7 10,39
(Nguồn: phòng Kế toán)
SP KD chính: sản phẩm kinh doanh chính
TSLG: tỷ suất lãi gộp
Năm 2006, xăng và các sản phẩm hóa dầu tăng lên đáng kể, tỷ lệ tăng lần
lượt là 44,55%; 81,88% so với năm 2005; kết hợp với tỷ suất lãi gộp lần lượt là
0,67% và 10,39%, nên tạo lợi nhuận cao. Tuy nhiên các mặt hàng còn lại lại
giảm đáng kể như: dầu hoả, diesel, mazut so với năm 2005, trong khi đó tỷ suất
lãi gộp của các mặt hàng đó lại tương đối thấp, tỷ suất lãi gộp lần lượt là 0,65%,
0,83%, 1,45% nên hiệu quả kinh doanh năm 2006 không bằng như năm 2005.
4.3.6. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Để xem xét các loại chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp, ta xem xét bảng 16.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -45-
Bảng 16: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp qua ba năm (2004 - 2006) Đvt: tỷ đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005-2004
Chênh lệch
2006-2005 Chỉ tiêu
số tiền tỷ trọng
(%)
số tiền tỷ trọng
(%)
số tiền tỷ trọng
(%)
tuyệt đối tương đối
(%)
tuyệt đối tương đối
(%)
Tổng số 36,23 100,00 48,01 100,00 36,09 100,00 11,78 32,50 -11,92 -24,82
CP tiền lương, BH 8,99 24,81 10,03 20,90 9,92 27,50 1,05 11,63 -0,11 -1,10
CCDC, bao bì 0,67 1,84 0,45 0,93 0,28 0,77 -0,22 -32,93 -0,17 -37,83
Khấu hao TSCĐ 4,48 12,36 10,81 22,53 7,45 20,65 6,34 141,57 -3,36 -31,07
Sửa chữa TSCĐ 1,43 3,95 0,94 1,96 0,87 2,42 -0,49 -34,11 -0,07 -7,27
CP bảo quản 1,65 4,56 1,94 4,04 1,78 4,94 0,29 17,42 -0,16 -8,09
Vận chuyển 5,53 15,26 6,29 13,10 4,55 12,61 0,76 13,78 -1,74 -27,64
Hao hụt 6,34 17,51 9,77 20,35 4,44 12,29 3,43 54,00 -5,33 -54,59
CPDV mua ngoài 1,24 3,43 1,13 2,35 0,94 2,61 -0,11 -9,20 -0,19 -16,62
QCTT, giao dịch 1,33 3,67 1,90 3,97 1,58 4,37 0,58 43,32 -0,33 -17,23
Chi phí khác 4,57 12,61 4,73 9,86 4,27 11,83 0,16 3,59 -0,46 -9,81
(Nguồn: phòng Kế Toán)
CP: chi phí; CCDC: công cụ dụng cụ;
TSCĐ: tài sản cố định; QCTT: Quảng cáo tiếp thị;
CP DV: chi phí dịch vụ;
CP tiền lương,BH: chi phí tiền lương và chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -46-
Chi phí bán hàng và quản lý năm 2005 tăng 11,78 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 32,5%
so với năm 2004. Năm 2006 so với năm 2005 giảm 11,92 tỷ đồng, tỷ lệ giảm
24,82%, đây là điều rất tốt chi phí bán hàng và quản lý giảm trong khi doanh thu
lại tăng. Nguyên nhân là do năm 2006 lượng bán giảm và giá bán tăng so với
năm 2005 và công ty ít tồn trữ hàng hoá, cụ thể như sau:
- Chi phí tiền lương, bảo hiểm: là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Do có sự thay đổi cán bộ
công nhân viên và kết quả kinh doanh khác nhau nên chi phí tiền lương và bảo
hiểm tăng giảm không đều nhau qua các năm. Năm 2005 tăng 11,63% so với
năm 2004, năm 2006 giảm 1,1% so với năm 2005, điều này chứng tỏ năm 2005
do việc kinh doanh có hiệu quả nên nhân viên được quan tâm nhiều hơn so với
năm 2006.
- Chi phí CCDC, bao bì: đều giảm qua các năm, tỷ lệ giảm trên 32%, tiết
kiệm được chi phí không cần thiết.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: năm 2005 tăng so với năm 2004 là 6,34 tỷ đồng,
tỷ lệ tăng 141,57%, nguyên nhân do trong năm TSCĐ tăng lên do công ty đầu tư,
xây dựng, mua sắm, nhận điều động nhiều nên khấu hao trong năm tăng lên đáng
kể. Đến năm 2006 tỷ lệ khấu hao giảm do một số tài sản đã được thanh lý bớt,
đổi trang thiết bị mới,...Cần chú ý là trong doanh nghiệp sản xuất khoản chi phí
này sẽ được tính vào giá trị sản phẩm làm tăng giá thành sản xuất là cơ sở để tăng
giá bán. Còn trong đơn vị kinh doanh xăng dầu không thể tự điều chỉnh giá bán
nên tiết kiệm chi phí này là cơ sở làm tăng lợi nhuận.
- Chi phí sửa chữa TSCĐ: năm 2005 giảm so với năm 2004 là 34,11%, năm
2006 giảm so với năm 2005 là 7,27%. Do trong các năm gần đây công ty chỉ sửa
chữa nhỏ TSCĐ.
- Chi phí bảo quản: Do năm 2005, lượng bán ra nhiều phát sinh nhiều chi
phí bảo quản nên khoản mục này tăng 0,29 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,42% so với năm
2004. Năm 2006 lượng bán ra ít hơn nên chi phí bảo quản giảm 0,16 tỷ đồng, tỷ
lệ giảm 8,09%, điều này hoàn toàn phù hợp.
- Chi phí vận chuyển: là khoản chi phí có tỷ trọng từ 12,6% đến 15,2%, bao
gồm chi phí vận chuyển thuê ngoài và chi phí tự vận chuyển, trong đó chi phí vận
chuyển thuê ngoài chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí vận chuyển, chứng tỏ
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -47-
công ty chưa khai thác tốt phương tiện vận chuyển của mình. Đặc biệt là 2005
chi phí vận chuyển tăng 0,76 tỷ đồng, tăng 13,78% so với năm 2004. Đến năm
2005 do lượng bán giảm, chính sách của công ty khai thác hết hàng tồn trữ nên
chi phí vận chuyển giảm 1,74 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 27,64%, đây là điều rất tốt.
- Chi phí hao hụt: đây là cũng là khoản chi phí có tỷ trọng cao, cao hơn chi
phí vận chuyển. Như đã phân tích ở trên tăng ta thấy năm 2005 lượng tồn trữ khá
cao, lượng hàng nhập vào có thể dư xuất ta cộng thêm lượng tồn lại từ năm 2004
nên tồn kho ngày càng nhiều, đặc biệt lượng hàng bán ra cũng tăng rất nhiều, qua
các công đoạn vận chuyển, nhận hàng, giao hàng, tồn trữ lượng hàng hóa sẽ hao
hụt, đây là đặc trưng của ngành, nên năm 2005 chi phí hao hụt tăng 3,43 tỷ đồng,
tỷ lệ tăng 54%. Năm 2006 lượng hàng bán ra thấp hơn năm 2005 và hầu như
không để tồn trữ nhiều nên giảm được rất lớn chi phí hao hụt, cụ thể giảm 5,33 tỷ
đồng, tỷ lệ giảm 54,59% so với năm 2005.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí điện, nước, điện thoại, chiếm tỷ
trọng không cao và có xu hướng giảm so với năm 2004 về giá tị cũng như tỷ
trọng. Năm 2005, giảm trên 0,11 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 9,2% so với năm 2004; năm
2006 giảm 0,19 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 16,62% so với năm 2005. Nguyên nhân công
ty đã sử dụng có tiết kiệm hơn các chi phí dịch vụ không cần thiết một cách có
hiệu quả, tránh được lãng phí theo chính sách kêu gọi của Nhà nước trong những
năm gần đây.
- Chi phí quảng cảo tiếp thị, giao dịch: tăng giảm không ổn định qua các
năm, đặc biệt năm 2005 công ty đã chú ý xây dựng thương hiệu, với chương trình
khuyến mãi nhằm đẩy mạnh việc bán xăng 95 (mua 3 lít xăng 95 tặng một phiếu
rút thăm trúng xe Wave RS), năm 2005 chi phí tăng 0,58 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
43,32% so với năm 2004. Năm 2006 giảm 0,33 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 17,23% so
với năm 2005. Nhìn chung chi phí quảng cáo tiếp thị chiếm tỷ trọng khá thấp
trong tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, vì vậy cần phải chú ý nâng
cao công tác quảng cáo, tiếp thị hơn nữa để nâng cao thị phần cho công ty.
- Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí còn lại như: chi phí đào tạo tuyển
dụng, chi phí văn phòng, công tác, chi phí theo chế độ người lao động, chi phí
hoa hồng, môi giới, chi phí thuế, phí, lệ phí,…tăng giảm qua các năm. Năm 2005
tăng 0,16 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3,59% so với năm 2004. Năm 2006 giảm 0,46 tỷ
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -48-
đồng, tỷ lệ giảm 9,81% so với năm 2005. Đều nhận thấy rằng năm 2006 công ty
đã làm tốt công tác tiết kiệm các chi phí không cần thiết, làm giảm một khoản
tiền đáng kể góp phần tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bù lại phần giá vốn
tăng cao, bất ổn định.
4.3.6.1. Chi phí vận chuyển qua ba năm của công ty
Trong chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì chi phí vận chuyển
và chi phí hao hụt có mối quan hệ trực tiếp với sản lượng xăng dầu bán ra, công
ty có thể kiểm soát được và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Vì vậy cần
phải phân tích để thấy rõ sự biến động của hai khoản mục chi phí này, trước tiên
ta xem xét số liệu trong bảng 17.
Bảng 17: Chi phí vận c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf