MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.1
1. Lý do chọn chuyên đềtài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
3. Phương pháp nghiên cứu . 1
3.1. Thu thập dữliệu. 1
3.2. Phân tích sốliệu . 2
4. Phạm vi nghiên cứu . 2
5. Ý nghĩa . 2
CHƯƠNG 2: CƠSỞLÝ THUYẾT.3
1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢSẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC CHỈTIÊU. 3
1.1 KHÁI NIỆM . 3
1.2 MỘT SỐCHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢSẢN XUẤT KINH DOANH3
1.2.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp . 4
2. MỘT SỐYẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢKINH DOANH :. 5
2.1 Yếu tốkhách quan. 5
2.1.1 Yếu tốtựnhiên. 5
2.1.2 Chính sách của Nhà nước. 6
2.1.3 Chính trị. 6
2.1.5 Khoa học công nghệ. 7
2.2Yếu tốchủquan. 7
2.2.1 Nguồn nhân lực . 7
2.2.2 Yếu tốvốn . 7
2.2.3 Thuê tàu. 7
CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU CHUNG VỀCÔNG TY.9
1. TỒNG QUAN VỀCÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG. 9
1.1 Lịch sửhình thành và phát triển công ty. 9
1.1.1 Giới thiệu chung vềCông ty CP xuất nhập khẩu An giang . 9
1.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển . 9
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty. 10
1.2. Chức năng, Nhiệm vụvà Quyền hạn của công ty. 10
1.2.1. Chức năng. 10
1.2.2 Nhiệm vụ. 11
1.2.3 Quyền hạn. 11
2. CƠCẤU TỔCHỨC BỘMÁY QUẢN LÝ VÀ TỔCHỨC SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG. 11
2.1 Tổchức quản lý của công ty. 11
2.1.1 Sơ đồtổchức công ty. 12
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụcủa các bộphận trong công ty. 13
2.2 Tổchức và quản lý của chi nhánh lương thực . 15
2.2.1 Sơ đồtổchức chi nhánh lương thực Long Xuyên. 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU.18 U
4.1 Kết quảkinh doanh công ty Angimex. 18
4.2 Ngành hàng kinh doanh của công ty. 24
4.3 Một sốyếu tốtác động ngành kinh doanh lương thực công ty. 30
4.3.1 Yếu tốtựnhiên. 30
4.3.2 Chính sách Nhà nước. 33
4.3.3 Chính trị. 34
4.3.4 Cung-cầu . 34
4.3.5 Nguồn nhân lực . 35
4.3.6 Nguồn Vốn . 37
4.3.7 Thuê tàu. 37
4.3.8 Phương thức thanh toán. 38
4.3.9. Khoa học công nghệ. 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.43
5.1 Kết luận. 43
5.2 Kiến nghị. 43
5.2.1 Đểhạn chếtác động của yếu tốtựnhiên. 43
5.2.2 Vềnguồn nhân lực. 43
5.2.4 Thực hành tiết kiệm. 44
5.2.4 Vềcác chính sách nhà nước, nền chính trịquốc gia nhập khẩu. 44
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GĐ.NMGAT
CHT
Honda
Châu Đốc
CHT
Honda
ANGIMEX
TBPKD
Phân bón
Ban kiểm soát
Phó Tổng Giám
đốc
TBPKD
điện thoại
DĐ
TBPKD
TACN
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang qui định chức năng, nhiệm vụ
các đơn vị trực thuộc như sau:
PHÒNG HÀNH CHÁNH- PHÁP LÝ
Quản lý văn phòng Công ty, chi nhánh TPHCM.
Cung cấp, phục vụ hậu cần cho toàn Công ty.
Quản lý công tác phòng cháy chữa cháy toàn Công ty.
Quản lý các hợp đồng bảo hiểm toàn Công ty.
Quản lý công tác vận chuyển, đội xe.
Quản lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Công ty.
Chuẩn bị các thủ tục phục vụ các cuộc họp của Công ty, Hội đồng quản trị,
Đại hội đồng cổ đông.
PHÒNG NHÂN SỰ
Dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh chung của Công ty, hoạch định và
tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Xây dựng hệ thống lương, thu nhập và chính sách phúc lợi của Công ty.
Quản lý hoạt động đào tạo và đề xuất các chính sách phát triển nhân viên.
Quản lý các công việc về an toàn và sức khoẻ cho người lao động.
Quản trị hệ thống hồ sơ giao việc, đánh giá hiệu quả làm việc.
Quản lý hệ thống ISO.
PHÒNG PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
Tham mưu và đề xuất chiến lược kinh doanh, ý tưởng kinh doanh, dự báo
các rủi ro có liên quan đến hoạt động của Công ty.
Xây dựng, tổng hợp kế hoạch kinh doanh của Công ty, quí, 6 tháng và năm.
Thực hiện các dự án theo chiến lược của Công ty.
Tham gia xây dựng các qui trình, qui chế sản xuất kinh doanh nhằm cải tiến
hệ thống quản trị của Công ty.
Quản trị thương hiệu ANGIMEX.
Quản trị hệ thống thông tin, trang Web, máy tính toàn Công ty.
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bộ máy kế toán toàn Công ty theo
qui định của pháp luật.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 13
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Tham mưu, đề xuất và quản lý việc sử dụng vốn hiệu quả.
Xây dựng và đề xuất các qui định về quản lý tài chính.
Lập các báo cáo tài chính theo qui định.
Quản lý Sổ cổ đông.
PHÒNG BÁN HÀNG
Bán hàng xuất khẩu và nội địa mặt hàng lương thực theo qui chế của Công
ty.
Quản lý và chăm sóc khách hàng.
Lập bộ chứng từ hàng xuất và theo dõi thanh toán.
Thuê tàu để vận chuyển hàng đến các Cảng theo hợp đồng.
PHÒNG ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH LƯƠNG THỰC
Lập kế hoạch và điều hành mua bán lương thực định kỳ.
Lập kế hoạch và điều hành kế hoạch giao hàng lương thực theo hợp đồng.
Hoạch định và quản lý công tác đầu tư máy móc thiết bị về sản xuất lương
thực toàn Công ty.
CHI NHÁNH LƯƠNG THỰC
Lập kế hoạch thu mua, chế biến đúng theo qui định của Công ty.
Thông tin nhanh, liên tục diễn biến của gạo và phụ phẩm hàng ngày theo
qui định của Công ty.
Cải tiến thiết bị, quản trị chi phí sản xuất có giá thành thấp hơn qui định.
Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch giao hàng của Phòng Điều hành kế
hoạch lương thực.
NHIỆM VỤ CÁC TRUNG TÂM
a/ Trung tâm kinh doanh Honda ANGIMEX
Lập kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động kinh doanh ngành hàng
Honda theo qui chế, theo kế hoạch của Công ty.
b/ Trung tâm kinh doanh tổng hợp ANGIMEX
Lập kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động kinh doanh các ngành
hàng phân bón, điện thoại di động, thức ăn chăn nuôi theo qui chế, theo kế hoạch
của Công ty.
Đề xuất việc kinh doanh các mặt hàng khác theo phân tích tình hình thị
trường.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 14
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
SVTH: Nguyễn Thành Đô 15
c/ Trung tâm đào tạo ANGIMEX
Kinh doanh về đào tạo công nghệ thông tin, Anh ngữ và các kỹ năng
nghiệp vụ về quản trị kinh doanh, kế toán tài chính.
Thực hiện việc cung cấp các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin ( viết
phần mềm, thiết kế web, xây dựng giải pháp... ) cho Công ty và bên ngoài.
Hổ trợ công nghệ thông tin cho Công ty khi có yêu cầu.
2.2 Tổ chức và quản lý của chi nhánh lương thực
Chi nhánh lương thực nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất chế biến gạo, nếp xuất
khẩu nên hoạt động chủ yếu là thu mua, sản xuất chế biến gạo, nếp để đáp ứng
nguồn hàng cung cấp cho quá trình tiêu thụ của công ty.
2.2.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh lương thực Long Xuyên
Hình 2.2-Sơ đồ tổ chức chi nhánh lương thực Long Xuyên
Chức năng _ nhiệm vụ:
Giám đốc chi nhánh:
Phụ trách chung sản xuất kinh doanh của toàn chi nhánh.
Lập kế hoạch thu mua, chế biến đúng theo qui định của Công ty.
Thông tin nhanh, liên tục diễn biến của gạo và phụ phẩm hàng ngày theo
qui định của Công ty.
Cải tiến thiết bị, quản trị chi phí sản xuất có giá thành thấp hơn qui định.
GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH
CÁC PHÂN XƯỞNG
KẾ TOÁN
KẾ TOÁN
P..X
THỦ KHO TỔ KCS THỦ QUỸ TỔ
SẢN XUẤT
TỔ
KỶ THUẬT
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch giao hàng của Phòng Điều hành kế
hoạch lương thực
Quản đốc phân xưởng:
Phụ trách chung sản xuất kinh doanh của phân xưởng.
Điều hành, tổ chức, phân công sản xuất thông qua sự chỉ đạo của giám đốc
chi nhánh.
Kế toán chi nhánh:
Kiểm tra các chứng từ, báo cáo từ các phân xưởng chuyển về, tổng hợp báo
cáo ghi chép sổ nhật ký về các vấn đế có liên quan của các phân xưởng, của chi
nhánh như: tiền mặt, hàng hoá tồn kho, tài sản cố định.
Thanh, quyết toán toàn bộ chứng từ của chi nhánh với công ty.
Phân bổ chi phí hàng tháng cho các phân xưởng.
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê định kỳ, đột xuất tại các phân xưởng
trong, chi nhánh.
Kế toán phân xưởng:
Lập phiếu thu, chi, nhập, xuất hàng hoá, biên bản đấu trộn,biên bản sản
xuất, lập thủ tục xuất hàng nội bộ, xuất hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu bán phụ
phẩm, ghi thẻ kho.
Hàng ngày đối chiếu với thủ quỹ số tiền đã thu chi trong ngày, đối chiếu
với thủ kho số lượng từng loại hàng nhập –xuất – tồn trong ngày.
Thủ kho:
Chịu trách nhiệm quản lý và bảo quản toàn bộ số lượng hàng hoá, tài sản,
công cụ dụng cụ của kho hàng nơi mình phụ trách và chịu sự giám sát của kế toán,
lãnh đạo tại đơn vị.
Chấp hàng tốt công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.
Chấp hành đúng về nguyên tắc nhập xuất hàng theo hoá đơn do kế toán lập.
Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt tại phân xưởng, có nhiệm vụ thu chi tiền
mặt, kiểm tra chứng từ đúng theo nguyên tắc thu chi.
Thường xuyên kiểm tra số tồn quỹ thực tế, đối chiếu sổ sách với kế toán số
tiền đã thu chi trong ngày.
Tổ KCS:
Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hoá từ khâu mua vào đến khâu
xuất hàng.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 16
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Đề ra những phương án sản xuất bảo quản sản phẩm tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm, bảo quản tốt sản phẩm.
Tổ sản xuất:
Vận hành máy lau bóng gạo, phân công trực ca sản xuất.
Đảm bảo chạy máy đúng theo mẫu KCS đã xây dựng.
Tổ kỹ thuật:
Phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phân xưởng, kiểm tra ngyên tắc lao
động theo chế độ bắt buộc đối với nhân viên vận hành về sử dụng điều khiển thiết
bị, điện sản xuất... theo qui định đã ban hành. Lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì thiết
bị.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 17
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả kinh doanh công ty Angimex
Bảng 4.1 Kết quả kinh doanh công ty Angimex
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu 1.399.220 2.195.165 2.026.373
Tổng chi phí 1.378.063 1.921.743 1.936.587
Lợi nhuận trước thuế 21.157 273.422 89.786
Thuế 5.924 76.250 15.298
Lợi Nhuận sau thuế 15.233 197.172 74.488
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Qua bảng 4.1 ta thấy, trong những năm qua kết quả kinh doanh của công ty
luôn đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển tỉnh
nhà, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 2007, tổng doanh thu của công ty đạt 1.399.220 triệu đồng, tổng chi
phí là 1.378.063 triệu đồng, lợi nhuận còn lại của công ty sau khi trừ thuế thu nhập
doanh nghiệp là 15.233 triệu đồng.
Năm 2008,tổng doanh thu công ty tăng 795.945 triệu đồng, so với năm
2007 và tổng chi phí 1.921.743 triệu đồng. Không chỉ doanh thu tăng mà còn có cả
chi phí, nhưng do phần tăng chi phí thấp hơn doanh thu vì vậy góp phần làm cho
lợi nhuận của công ty tăng cao (lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 181.939 triệu
đồng).
Tổng doanh thu công ty năm 2009 đạt 2.026.373 triệu đồng, doanh thu
công ty giảm so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế đạt 89.786 triệu đồng bằng
32,84% so với năm 2008.
So với năm 2008, doanh thu và lợi nhuận năm 2009 không đạt mức tăng
trưởng do sự đột biến về giá gạo xuất khẩu của năm 2008 quá cao. Nguyên nhân
của sự đột biến giá gạo năm 2008 là do khủng hoảng lương thực toàn cầu. Theo
các chuyên gia năm 2008 là lần đầu tiên trong lịch sử, ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng lương thực lan rộng từ các quốc gia phát triển đến những nước đang phát
triển. Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng, giá lương thực toàn cầu đã tăng 75%
kể từ năm 2000. Những cuộc biểu tình vì lương thực đã nổ ra ở khắp thế giới: cuộc
bạo động bánh ngô tại Mexico, tranh chấp khẩu phần lương thực ở Tây Bengal,
biểu tình giá gạo ở Senegal, Mauritania và nhiều nước châu Phi. Tại Yemen, trẻ
em còn đánh nhau giành thức ăn, và ở London hàng trăm nông dân các trang trại
SVTH: Nguyễn Thành Đô 18
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
nuôi lớn đã biểu tình phía ngoài phố Downing. Các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc,
Việt Nam và Ai Cập đã hạn chế xuất khẩu gạo. Từ những nguyên nhân trên và
nhiều nguyên nhân khác đã góp phần làm giá gạo xuất khẩu tăng đột biến.
Công ty Angimex xuất khẩu lương thực dựa theo giá của Hiệp Hội Lương
Thực Việt Nam (HHLTVN) và sau đây là biến động về giá gạo xuất khẩu từ năm
2007 đến 2009.
0
200
400
600
800
1000
1200
Thang
1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
USD
2007 2008 2009
Hình 4.1 Giá gạo xuất khẩu 2007-2009
(Nguồn: Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam)
Đột biến về giá gạo xuất khẩu trong năm 2008 làm doanh thu công ty tăng
lên vượt bậc từ 1.399.220 triệu đồng lên đến 2.195.165 triệu đồng tăng 56,88%
so với năm 2007, lợi nhuận sau thuế tăng từ 15.233 triệu đồng tăng lên 197.172
triệu đồng, kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty Angimex như vậy là rất khả
quan và tăng rất cao so với năm trước, nguyên nhân do công ty tăng cường tìm
kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng, sạch an
toàn cho sản phẩm theo đúng định hướng chiến lược công ty, làm tinh gọn bộ máy
làm việc… ngoài ra công ty còn chịu tác động mạnh từ môi trường bên ngoài nhờ
đó đã đạt được những kết quả nổi bật.
Đến năm 2009, doanh thu và lợi nhuận của công ty so với năm 2008 thì
không bằng nguyên nhân trong năm 2008 có sự đột biến về giá gạo xuất khẩu quá
cao, tuy vậy công ty vẫn đạt được hiệu quả trong kinh doanh, kế hoạch của công ty
trong năm 2009 doanh thu phải đạt gần 2.006 tỷ đồng và lợi nhuận là gần 60 tỷ
đồng, kết quả thực hiện doanh thu đạt 2.026 tỷ đồng vượt 1% so với kế hoạch, lợi
nhuận vượt 50% so với kế hoạch đạt gần 90 tỷ đồng, nguyên nhân là Hội đồng
quản trị công ty đã có sự chỉ đạo kịp thời về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh
trong từng giai đoạn kinh doanh trong năm, tìm ra giải pháp để tăng sản lượng bán
SVTH: Nguyễn Thành Đô 19
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
hàng, giải pháp để ổn định tình hình tài chính, kiểm soát hàng tồn kho, khống chế
nợ khó đòi và không để xảy ra rủi ro, cùng với sự cố gắng không ngừng của tập
thể công ty.
1.399.220
21.157 15.233
2.195.165
273.422
197.172
2.026.373
89.786
74.488
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
2007 2008 2009
Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
Hình 4.2 Kết quả kinh doanh của Công ty Angimex
Kết cấu chi phí
Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận công ty đề ra tăng đều từ năm 2007 đến
2009, do vậy chi phí sản xuất phục phụ kinh doanh xuất khẩu của công ty tăng,
sau đây là các khoản mục chi phí.
Bảng 4.2 Chi phí từng khoản mục
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 2009
Nguyên vật liệu (NVL) 1.265.416 1.749.603 1.803.492
Chi phí tài chính (CPTC) 21.164 42.658 37.196
Chi phí bán hàng 56.964 100.957 73.484
Chi phí quản lý doanh
nghiệp (CP QLDN) 33.755 27.957 22.159
Chi phí khác (CP khác) 764 568 256
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 20
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
91,83%
91,04%
93,13%
1,54%
2,22%
1,92%
4,13%
5,25%
3,79%
2,45%
1,45%
1,14%
0,06%
0,03%
0,01%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
NVL CPTC CPBH CPQLDN CP khác
2007 2008 2009
Hình 4.3 Tỷ lệ chi phí từng khoản mục trên tổng chi phí
Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy chi phí thu mua nguyên vật liệu tăng qua từng
năm, từ năm 2007 đến năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt là
1%; 0,31% từ 2,45% còn 1,14% chi phí khác giảm từ 0,06% còn 0,01%. Nguyên
nhân là công ty lập kế hoạch sử dụng chi phí nhằm hạn chế các loại chi phí phát
sinh, thực hành tiết kiệm.
Chi phí bán hàng năm 2007 là 56,964 tỷ đồng, thấp hơn năm 2008 và
2009. Năm 2009 chi phí bán hàng tăng cao là do công ty mới phát triển gạo nội địa
tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá thương hiệu nên chi phí bán hàng gần 101 tỷ
đồng, năm 2009 do thấy hoạt động quảng bá thương nhiều trong năm 2008 không
thực sự đạt hiệu quả cao, do đó cắt giảm bớt chi phí cho hoạt động này và chi phí
bán hàng 2009 là 73 tỷ đồng.
Để đánh giá về kết quả kinh doanh của công ty, bên cạnh việc xem xét chi
phí, tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, chúng ta cũng nên đề cập đến
một chỉ tiêu khác đó là chỉ tiêu về doanh lợi tiêu thụ của công ty vì chỉ số này cho
chúng ta biết được trong một trăm đồng tổng doanh thu thu về thì công ty có được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 21
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
ROS
1,08%
8,97%
3,67%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
2007 2008 2009
Hình 4.4 Phân tích ROS
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Năm 2007 tỷ suất này là 1,08% thì đến năm 2008 con số này tăng đột biến
thành 8,97, con số này tăng cao do sự tăng đột biến về giá gạo xuất khẩu năm
2008, phần nào cho thấy được sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh của công
ty.
Trong năm 2009 thế giới vẫn còn chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008, chưa có dấu hiệu cải thiện, Việt Nam vẫn tiếp tục chịu
ảnh hưởng. Những biến động của tín dụng, của thị trường vàng, USD ... đã tác
động bất ổn đến môi trường kinh doanh của công ty, đặc biệt là giá gạo xuất khẩu
thấp hơn nhiều so năm 2008, tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt 3,67%. Trong năm
2009 công ty đã giảm bớt các khoản chi phí như đã nói ở kết cấu chi phí, nhưng
các khoản giảm trừ chi phí đó quá thấp, so với lợi nhuận giảm quá nhiều do giá
gạo xuất khẩu giảm do vậy chỉ số ROS 2009 thấp hơn nhiều so với 2008
ROA
6,05%
31,05%
7,57%
0
0,05
0,1
0,15
0,2
0,25
0,3
0,35
2007 2008 2009
Hình 4.5 Phân tích ROA
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 22
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Nhìn vào hình 4.5 ta thấy năm 2007 ROA công ty đạt 6,05% điều đó có
nghĩa bỏ ra 100 đồng tài sản sẽ thu về 6,05 đồng. Chỉ số ROA năm 2008 là
31,05% tăng rất cao so với 2007, điều này cho thấy tuy có lợi nhuận nhưng rủi ro
cao, nguyên nhân ROA tăng như vậy là do lợi nhuận công ty tăng nhờ vào giá gạo
xuất khẩu tăng cao đột biến
Tuy nhiên, năm 2009 chỉ số ROA giảm 23,51% nguyên nhân do tổng tài
sản công ty lại tăng cao từ 254 tỷ đồng lên 326 tỷ đồng và giá gạo xuất khẩu đang
được khôi phục trở về giá bình ổn thị trường làm lợi nhuận giảm so với năm 2008.
ROE
17,10%
77,38%
23,05%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2007 2008 2009
Hình 4.6 Biểu đồ phân tích ROE
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Nhìn vào biểu hình 4.6 ta thấy ROE năm 2008 rất cao đạt 77,38%,. Năm
2008 là năm mà 100 đồng vốn tự có của công ty mang về 77,38 đồng con số cao
nhất từ năm 2007 đến 2009. ROE của công ty cao là tốt nhưng đây lại không phải
là tốc độ tăng trưởng ROE bình thường mà nguyên nhân chính là do lợi nhuận
tăng cao bắt nguồn từ giá gạo xuất khẩu năm 2008 tăng cao đột biến, và lợi nhuận
của công ty chủ yếu là từ gạo xuất khẩu, nên lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng
nhiều từ giá gạo xuất khẩu. ROE năm 2009 ta thấy ROE giảm so với năm 2008
nhưng vẩn cao hơn ROE 2007 và đạt 23,05% cho thấy ROE công ty vẫn tăng
trưởng
Ngoài các chỉ số ROS, ROA,ROE ta sẽ xem xét về đòn bẩy tài chính, sau
đây là số liệu từ năm 2007 dến 2009.
Bảng 4.3 Số liệu đòn bẩy tài chính
2007 2008 2009
ROE (%) 17,1 77,38 23,05
ROA (%) 6,05 31,05 7,54
Đòn bẩy tài chính 2,82 2,49 3,06
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 23
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Theo bảng số liệu ta thấy đòn bẩy chỉ số ROE đều cao hơn cho với chỉ số
ROA điều này cho thấy nguồn vốn tài trợ tài sản của công ty đa phần từ nguồn
vốn vay. Nguyên nhân là do một phần Công ty vay ngắn hạn để thu mua gạo
nguyên liệu sản xuất để đáp ứng hợp đồng xuất khẩu, bên cạnh đó hoạt động xuất
nhập khẩu cần nguồn vốn lớn nên nguồn vốn vay công ty cao, năm 2008 công ty
vay 380 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng vốn vay của công ty lên đến gần 661 tỷ. Năm
2008 đòn bẩy tài chính có chỉ số gần 2,5 suất sinh lời có rủi ro, do gặp biến động
về giá gạo xuất khẩu cao công ty làm tăng tỷ suất sinh lời. Đến năm 2009 tổng tài
sản công ty tăng từ 634 tỷ đồng đến 987 tỷ đồng, nhưng vốn vay lại tăng cao hơn
vốn chủ sở hữu do vậy mà đòn bẩy tài chính tăng cao hơn năm 2008 và đạt chỉ số
3,06. Nền kinh tế năm 2009 vẫn chịu tác động của kinh tế 2008, bên cạnh đó giá
gạo xuất khẩu không được giá như năm 2008 do vậy tỷ suất sinh lời công ty giảm.
4.2 Ngành hàng kinh doanh của công ty
Bảng 4.4 Doanh thu ngành và tỷ lệ Doanh thu ngành/ Tổng Doanh thu
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 2009
Ngành
Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu
Tỷ lệ
(%) Doanh thu
Tỷ lệ
(%)
Lương Thực 1.112.616 79,51 1.873.466 85,35 1.791.630 88,42
Honda 169.746 12,13 171.361 7,81 215.223 10,62
KDTH 115.950 8,29 148.965 6,79 19.519 0,96
Đào tạo 977 0,07 1.373 0,06 - -
Tổng 1.399.289 100,00 2.195.165 100,00 2.026.372 100,00
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy được doanh thu và tỷ trọng của các ngành kinh
doanh của công ty:
Trong năm 2007 công ty kinh doanh về lương thực, kinh doanh xe môtô và
phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt Nam ủy nhiệm, kinh doanh các
loại vật tư nông nghiệp( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …) gọi là kinh doanh
tổng hợp, mở trung tâm đào tạo, trong đó thì kinh doanh về lương thực chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh thu đạt 1.112.616 triệu đồng với tỷ lệ 79,51%. Honda
chiếm 12,13% trong tổng doanh thu, kinh doanh tổng hợp và đào tạo lần lượt
chiếm tỷ lệ là 8,29% và 0,07%.
Đến năm 2008 doanh thu ngành lương thực tăng cao từ 79,51% đến 85,35%
đạt mức doanh thu 1.873.466 nhưng các ngành kinh doanh khác của công ty lại
giảm,trong năm 2007 kinh doanh đào tạo chỉ đạt được 0,07% trong tổng doanh thu
đến năm 2008 chỉ đạt 0,06%, tuy tỷ lệ thấp nhưng số tiền thu về được vẫn cao hơn
so với năm 2007. Các ngành kinh doanh như Honda, kinh doanh tổng hợp cũng
tương tự như kinh đào tạo, nhưng số tiền trong kinh doanh Honda và kinh doanh
SVTH: Nguyễn Thành Đô 24
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
tổng hợp mang về cho công ty vẫn nhiều hơn do vậy có thể thấy kinh doanh đào
tạo không mang lại hiệu quả cao.
Năm 2009 công ty không kinh doanh đào tạo, chỉ còn lại ngành lương thực,
kinh doanh Honda và kinh doanh tổng hợp xét về doanh thu thì ngành lương thực
giảm nhưng tỷ lệ lại đạt 88,42%, nguyên nhân là do Hội đồng quản trị, và Ban
Giám Đốc công ty thấy được tình hình khó khăn trong ngành kinh doanh tổng hợp
gặp nhiều rủi ro, trường hợp đồng USD tăng giảm liên tục làm cho giá USD/VND
cũng biến động khó lường gây xáo trộn kế hoạch kinh doanh của các mặt hàng
nhập khẩu như bã đậu nành, phân bón… Bên cạnh đó công ty hạn chế bán phân
bón trả chậm cho các đại lý các cấp, chuyển đổi sang hướng phát triển bền vững,
đầu tư trực tiếp cho người nông dân gắn kết với việc xây dựng vùng nguyên liệu
gạo chất lượng cao, khâu quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo, do đó giảm kinh
doanh phân bón và không kinh doanh bã đậu nành vì tiềm ẩn rủi ro cao về thanh
toán … do đó kinh doanh tổng hợp giảm mạnh từ 6,79% còn 0,96%.
Kinh doanh Honda năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008 doanh thu từ
7,81% lên đến 10,62% tăng hơn 3%, nguyên nhân là do biến động giá tăng trên
thị trường xe từ việc Honda Việt Nam giảm kế hoạch sản xuất.
79,51%
12,13%
8,29%
0,07%
85,34%
7,81%
6,79%
0,06%
88,42%
10,62%
0,96%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2007 2008 2009
Lương Thực Honda KDTH Đào tạo
Hình 4.7 tỷ lệ Doanh thu ngành/ Tổng Doanh thu
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Căn cứ vào hình 4.7 ta thấy ngành kinh doanh chủ lực của công ty là ngành
lương thực, tỷ lệ doanh thu ngành trên tổng doanh thu của ngành lương thực tăng
dần qua các năm từ 2007 đến 2008 tăng 5,84% và 2008 đến 2009 tăng 3,07%.
Trong năm 2007 công ty không phát triển gạo nội địa, chỉ có gạo xuất khẩu.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 25
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
đến năm 2008 gạo nội địa được công ty phát triển, ngành lương thực chia làm hai
hướng là: gạo xuất khẩu và gạo nội địa.
Năm 2009 ngành gạo nội địa phát triển ngành hàng mới, phát triển kênh
phân phối, chủ động tìm thị trường bằng các hình thức quảng bá hợp lý. Tập trung
hướng về việc quy hoạch cụ thể vùng trồng lúa bao tiêu để ổn định, nâng cao chất
lượng sản phẩm nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, sản
lượng gạo bán ra tăng, chất lượng cao qua máy tách màu giúp doanh thu tăng từ
35.436 triệu đồng tới 47.838 triệu đồng.
1.835.572
1.743.193
35.436 47.838
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2000000
Xuát khẩu Nội địa
Triệu đồng
2008 2009
Hình 4.8 Doanh thu gạo xuất khẩu và nội địa
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Bên cạnh đó doanh thu gạo xuất khẩu năm 2009 giảm nhiều từ 1.835 tỷ
đồng còn 1.743 tỷ đồng nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu năm 2008 tăng cao đột
biến.
Doanh thu giảm nhưng số lượng xuất khẩu không giảm mà ngày một tăng,
công ty ra sức tìm kiếm khách hàng chủ động tìm thị trường, tổng số lượng ký hợp
đồng tăng qua từng năm, năm 2007 đạt 196.528 tấn, năm 2008 tăng 6,21% so với
năm 2007 đạt số lượng 208.747 tấn, năm 2009 số lượng ký hợp đồng tăng 31,23%
đạt số lượng 245.638 tấn.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 26
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
196.528
208.747
245.638
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2007 2008 2009
Tấn
Hình 4.9 Tổng số lượng gạo xuất khẩu ký hợp đồng
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Khối lượng hợp đồng xuất khẩu tăng do công ty đã không ngừng tìm kiếm
thị trường, dù kinh tế thế giới xảy ra nhiều biến động làm tình hình kinh doanh gặp
nhiều khó khăn, với sự nổ lực của tập thể công ty số lượng khách hàng ngày một
tăng năm 2007 ta chỉ có 11 khách hàng quốc tế hợp tác thương mại quốc tế, đến
năm 2008 và 2009 số lượng khách hàng quốc tế tăng lần lượt là 25, 28.
11
25
28
0
5
10
15
20
25
30
2007 2008 2009
Hình 4.10 Số lượng khách hàng quốc tế
(Nguồn: số liệu từ phòng bán hàng công ty Angimex)
Khách hàng năm 2008 tăng cao so với năm 2007 một phần do nổ lực của
công ty, một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng lương thực toàn cầu nên nhiều
khách hàng chủ động tìm đến mua hàng của công ty.
Khách hàng tăng và tổng số lượng gạo xuất khẩu ký hợp đồng cũng tăng,
trên cơ sở đó thì số lượng gạo công ty xuất khẩu phải tăng theo từng năm, nhưng
trên thực tế thì số lượng có thể sẽ giao cao hoặc thấp hơn theo số lượng hợp đồng
SVTH: Nguyễn Thành Đô 27
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
đã ký trong năm. Năm 2007 ta ký 196.528 tấn nhưng trong năm hoạt động ta đã
xuất được 243.913 tấn, năm 2007 ta xuất vượt số lượng ký trong hợp đồng nhưng
năm 2008 và 2009 lại thấp hơn trong hợp đồng.
243.913
205.308
236.595
180.000
190.000
200.000
210.000
220.000
230.000
240.000
250.000
2007 2008 2009
Tấn
Hình 4.11 Tổng số lượng gạo xuất khẩu
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Nguyên nhân chính của việc số lượng gạo xuất đi và số lượng ký trong hợp
đồng không trùng với nhau là do, công ty có những hợp đồng được ký vào cuối
năm này nhưng ngày xuất đã c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phantichhieuquakinhdoanh.pdf