Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Năng suất dâu Hạ Châu mỗi vụ được coi là một trong những nhân tố rất quan trọng đánh giá khả năng sản xuất của nông hộ. Năng suất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ phân tích một vài yếu tố chủ yếu có thể coi là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ như sau: trình độ học vấn(cấp), kinh nghiệm (năm), diện tích đất trồng (công), số cây/công, chi phí đất/công, chi phí giống/công, chi phí thuốc, chi phí phân, chi phi lao động thuê, chi phí lao động gia đình. Nguyên nhân đưa biến kinh nghiệm vào vì biến kinh nghiệm cho thấy những người có kinh nghiệm lâu trong việc sản xuất, sau mỗi vụ mùa các nông hộ có thể tích luỹ được các kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại để khắc phục được những yếu tố không tốt tác động đến chi phí sản xuất đồng thời phát huy những yếu tố tích cực làm cho năng suất ngày càng tăng ở những vụ mùa tiếp theo, trình độ học vấn càng cao thì khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất sẽ được thực hiện dễ dàng hơn so với những người có trình độ thấp vì thế góp phần đáng kể vào việc làm tăng năng suất, khi diện tích đất càng rộng thì người sản xuất có quan tâm nhiều hơn đến quá trình sản xuất, tìm ra những phương pháp mới về ghép cành, tăng tỉ lệ đậu trái, v.v. nhằm tăng năng suất của chính mình. Số cây trên công cũng quyết định đến năng suất của mỗi nông hộ. Còn các biến chi phí cho thấy khi chúng ta đầu tư chi phí càng cao như giống tốt, chuẩn đất kỹ, bón phân, thuốc tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì việc tăng năng suất là điều hiển nhiên

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình sản xuất cho nông hộ là một vấn đề tương đối gặp phải nhiều khó khăn, hầu hết bà con nông dân chỉ học hỏi những kỹ thuật trồng đơn giản từ bà con hay gia đình từ xưa truyền lại. 4.2.4.4. Số năm kinh nghiệm. Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm của nông hộ. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) < 5 năm 2 6,7 Từ 5 - 10 năm 17 56,7 Từ 11 - 15 năm 8 26,7 Từ 16 - 20 năm 2 6,7 > 20 năm 1 3,2 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của các nông hộ. Qua quá trình tìm hiểu thì việc trồng dâu Hạ Châu của nông hộ chỉ mới phổ biến gần đây. Đa phần trước kia nông hộ chỉ trồng cam, cóc, quýt,… việc trồng dâu Hạ Châu bắt đầu đươc trồng phổ biến khi một nông dân đã mang giống dâu Hạ Châu về trồng thử tại Phong Điền và sau qua trình trồng nhận thấy trái dâu Hạ Châu có mùi vị rất đặc biệt, khác với những giống dâu bình thường, do dâu Hạ Châu có vị ngọt và chua nhẹ rất ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Chính vì thế mà các nông hộ khác bắt đầu tham gia trồng giống dâu này. Nên số năm kinh nghiệm trồng giống dâu này thường không lâu bằng những giống cây khác. Điều này được chứng minh rõ thông qua bảng khảo sát.cho thấy số hộ có kinh nghiệm trồng trên 20 năm chỉ chiếm 3,2%, từ 16- 20 năm chiếm 6,7%, từ 11-15 năm chiếm 26,7% , còn lại đa phần là từ 5-10 năm chiếm 56,7%. Dưới 5 năm chiếm 6,7%. 4.2.4.5. Diện tích đất sản xuất. Bảng 4.7: Diện tích đất sản xuất của nông hộ. Diện tích vườn (công) Số hộ Tỷ lệ (%) < 5 công 13 43,3 Từ 5 - 10 công 10 33,3 Từ 11 - 15 công 4 13,4 Từ 16 - 20 công 2 6,7 > 20 công 1 3,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Biểu đồ 4.3: Cơ cấu diện tích đất của các nông hộ. Qua khảo sát 30 hộ ở Phong Điền cho thấy diện tích trồng dâu Hạ Châu là tương đối không đồng đều, số hộ có diện tích ít hơn 5 công lại chiếm một tỉ lệ rất lớn là 43,3% , từ 5 đến 10 công chiếm 33,3%.từ 11 đến dưới 15 công chiếm 13,4%, từ 16 đến 20 công chiếm 6,7 % . Diện tích trên 20 công chỉ chiếm 3,3%. Qua bảng khảo sát trên cho thấy rằng số nông hộ có điện tích càng lớn chiếm tỉ lệ càng thấp, tất cả các nông hộ khi được hỏi thì diện tích sản xuất hầu như là tự có của gia đình và không có sự thay đổi trong những năm gần đây. Vì vậy việc mở rộng diện tích sản xuất thường là không xảy ra. Chính vì thế mà quy mô trồng dâu thường nhỏ lẻ và không tập trung, việc chuyên canh giống cây trồng này đang đứng trước nhiều thách thức. 4.2.5. Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ. Bảng 4.8: Lý do trồng dâu Hạ Châu của các nông hộ. Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ(%) Dễ trồng, lợi nhuận cao 17 56,7 Theo phong trào 4 13,3 Cam quýt hư 9 30,0 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Theo số liệu điều tra được cho thấy trong 30 hộ được phỏng vấn thì có 17 hộ chiếm 56,7% trong tổng số hộ nhận thấy được đặc tính của cùa dâu Hạ Châu là dễ trồng, phù hợp với đất và cũng mang lại lợi nhuận cao nên họ quyết định trồng loại dâu này thay vì trồng những loại dâu khác. Bên cạnh đó thì có khoảng 30% quyết định trồng dâu Hạ Châu vì trước đây trồng cam, quýt nhưng do sâu bệnh thường xuyên nên đã chuyển sang trồng dâu Hạ Châu, còn lại 13,3% số hộ trồng dâu Hạ Châu theo phong trào vì thấy hàng xóm trồng nhiều và lợi nhuận cũng tương đối cao nên họ quyết định trồng. 4.2.5.1. Tình hình vay vốn để sản xuất. Bảng 4.9: Tình hình sử dụng vốn vay. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Sử dụng vốn sẵn có 29 96,7 Sử dụng vốn vay 1 3,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên theo khảo sát, nhìn chung số hộ vay vốn để phát triển sản xuất rất ít chỉ chiếm 3,3% trong tổng số 30 hộ được khảo sát, những nông hộ thì thường sử dụng vốn tự có của gia đình để phục vụ cho việc sản xuất nên khả năng mở rộng quy mô trồng là rất hạn chế 4.2.5.2. Tình hình trồng xen canh dâu hạ châu và giống cây khác. Bảng 4.10: Tỉ lệ (%) số hộ trồng xen canh dâu và giống cây khác. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Không trồng xen canh 11 36,7 Trồng xen canh cóc, chuối, sầu riêng, vú sữa,…. 19 63,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua số liệu điều tra cho thấy có khoảng 36,7% số hộ khi trồng dâu Hạ Châu thì không trồng xen them bất kỳ một giống cây nào hoặc trước kia có trồng xen những loại cây như cóc để che mát cho cây dâu nhưng về sau họ nhận thấy khi trồng xen cóc như vậy sẽ làm tỉ lệ trái non của cây dâu rụng nhiều nên đã không trồng nữa, 63,3% số hộ còn lại ngoài trồng dâu Hạ Châu còn trồng xen canh thêm những cây khác nhưng như cóc, chuối, sầu riêng, vú sữa, nhằm mục đích là kiếm thêm thu nhập khi mùa thu hoạch dâu Hạ Châu đã qua. 4.2.5.3. Số cây trồng trên 1 công đất. Bảng 4.11: Tỉ lệ (%) số cây trồng xen canh trên 1 công đất của nông hộ. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) < 40 cây 1 3,3 Từ 40 - 60 cây 15 50,0 Từ 61 - 80 cây 11 36,7 > 80 cây 3 10,0 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua khảo sát thấy được rằng số cây trung bình trên công mà nông hộ phân bố phổ biến là từ 40- 60 cây chiếm 50 % trong tổng số mẫu điều tra. Thông thường những nông hộ trồng với số lượng trên trở lên họ thường không trồng xen canh thêm giống cây khác chỉ một số ít là trồng xen. Một số nông họ cho biết thêm ban đầu họ có trồng thêm cóc và một số cây khác để che mát cho dâu nhưng về sau không còn trồng nữa vì nó ảnh hường đến năng suất cây dâu. Nhánh của những cây đó có thể làm rụng trái non. Với những hộ có mật độ trồng ít hơn 40 cây thông thường đều có trồng xen canh cóc.sầu riêng, chuối, v.v… 4.2.5.4. Tình hình nông hộ sử dụng giống. Bảng 4.12: Tỷ lệ (%) số hộ chọn nguồn cây giống khác nhau. Cây giống Số hộ Tỉ lệ (%) Tự có 6 20 Mua ở những nơi khác 0 0 Mua hàng xóm 24 80 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua số liệu điều tra 30 nông hộ cho thấy thì có khoảng 20% số nông hộ khi trồng thì giống là do tự có, 80% số nông hộ còn lại khi trồng dâu thường mua giống ở bà con hàng xóm,vì có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển dù mua ít hay nhiều, khi mua giống ở những nơi khác chỉ khi nông hộ mua với số lượng nhiều thì người bán mới vận chuyển đến và giá thành mỗi cây giống thường cao hơn so với giống của bà con hàng xóm. 4.2.5.5. Tình hình thu hoạch dâu trái vụ để bán được giá cao. Bảng 4.13: Tỷ lệ (%) số hộ thu hoạch trái vụ. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Đúng vụ 28 93,3 Trái vụ 2 6,7 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Trong 30 hộ điều tra được thì đa phần nông hộ thường thu hoạch đúng vụ chiếm tỉ lệ 93,3% tổng số hộ. Chỉ khoảng 6,7% số nông hộ thu hoạch trái vụ, thông thường khi vào mùa thu hoạch đúng của dâu Hạ Châu thì giá thành dao động khoảng từ 7000-10000 đồng/kg. Một số nông hộ do có kỹ thuật riêng hoặc do một vài yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng làm cho thời gian thu hoạch không đúng vụ, thường trễ hơn những hộ thu hoạch đúng vụ khoảng từ nữa tháng đến hai mươi ngày thì thường bán được giá cao, khoảng 11000 - 12000 đồng/kg. 4.2.5.6. Tình hình nông hộ tham gia hợp tác xã sản xuất, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông. Qua phỏng vấn thực tế 30 nông hộ trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền thì các hộ đều cho biết họ đều tự sản xuất, không tham gia vào hợp tác xã cũng như các lớp tập huấn kỹ thuật của các bộ khuyến nông. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại và cũng là một vấn đề quan trọng cần thiết phải giải quyết trong thời gian tới. 4.2.5.7. Năng suất trồng dâu của nông hộ. Bảng 4.14: Tỷ lệ (%) số hộ có năng suất trồng dâu Hạ Châu. Năng suất (kg/1000m2) Số hộ Tỉ lệ (%) < 500 10 33,3 500 – 1000 14 46,7 > 1000 – 1500 4 13,3 > 1500 2 6,7 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Biểu đồ 4.4: Biểu đồ năng suất của nông hộ. Qua khảo sát cho thấy rằng sản lượng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền là tương đối cao. Sản lượng trung bình từ 500 – 1000 kg/công chiếm tỉ lê cao 46,7%, đây là sản lượng thu được phổ biến của đa số các nông hộ. Sản lượng dưới 500 kg/công chiếm 33,3%. Trên 1000 – 1500 kg/công chiếm 13,3%. Trên 1500 kg/công chiếm 6,7%. Sự chênh lêch về sản lượng này giũa các nông hộ là do có nhiều yếu tố tác động. 4.2.5.8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Qua số liệu khảo sát 30 nông hộ cho thấy,đa phần khi đến mùa thu hoạch thì nông hộ đều bán cho thương lái, chỉ một số ít hộ để một lượng nhỏ để bán trực tiếp cho khách hàng, giá cả mà thương lái lấy vào hàng năm thường không ổn định. 4.2.6. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở 5 xã của huyện Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ. Bảng 4.15: Kết cấu chi phí bình quân trên công đất trồng dâu của nông hộ. Chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng Chi phí giống 12.626 233.333 87.145 4,15 Chi phí chuẩn bị đất 43.077 240.000 140.948 6,71 Chi phí phân bón 192.308 2.800.000 925.733 44,07 Chi phí thuốc 12.222 7.500.000 480.051 22,85 Chi phí nguyên liệu 0 440.000 79.016 3,76 Chi phí LĐ thuê 0 1.000.000 251.465 11,97 Chi phí LĐ gia đình 40.000 572.250 129.700 6,17 Chi phí lãi vay 0 192.000 6.400 0,30 Tổng chi phí 693.736 9.268.333 2.094.973 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Trong kết cấu chi phí bình quân trên 1 công đất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ ở huyện Phong Điền cho thấy cao nhất là chi phí phân bón ,đa số hộ sử dụng các loại phân như NPK (6-16-8, 20-20-15). Phân kali, ure hoặc là những loại phân chuyên dùng giá thành khoảng từ 700.000 - 1.000.000 đồng/bao. Số lượng bón tùy thuộc vào cách của mỗi nông hộ. Trong đó chi phí bón thấp nhất 192.308 đồng/công và cao nhất là 2.800.000 đồng/công. Đứng thứ hai là chi phí nông dược với chi phí trung bình là 480.051 đồng/công chiếm 22,85% trong đó chí phi cao nhất là 7.500.000 đồng/công và thấp nhất 12.222 đồng/công. Biểu đồ 4.3: Cấu chi phí bình quân trên 1 công đất trồng dâu của nông hộ. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do một số nông hộ sử dụng những loại nông dược tốt và phun với số lượng nhiều để tăng kính cở trái cũng như làm cho trái bóng đẹp nhằm mục đính bán được giá cao. Đứng thứ ba là chi phí lao động thuê với chi phí trung bình là 251.465 đồng/công chiếm 11,97% tồng chi phí trong đó cao nhất là 1.000.000 đồng/công và thấp nhất là 0 đồng/công. Một số gia đình do trồng trên diện tích nhỏ và sản lượng thu hoạch thấp nên thường không thuê lao động để thu hoạch mà sử dụng lao động nhà đề lấy công làm lời tiết kiệm được chi phí. Một số ít nông hộ trong quá trình tiêu thụ do thương lượng với thương lái nên một số nông hộ sau khi tới mùa thu hoạch thì thương lái tự đến bẻ. Những nông hộ có diện tích sản xuất lớn và sản lượng tương đối nhiều thì đa phần là thuê lao động để thu hoạch, giá thuê dao lao động từ 100.000 – 1.200.00 đồng/người/ngày, đối với lao động nam khoảng 100.000 đồng/người/ngày và nữ là 70.000 đồng/người/ngày. Đứng thứ tư là chi phí chuẩn bị đất với chi phi trung bình là 140.948 đồng/công chiếm 6,71% trong đó chi phí cao nhất là 240.000đồng/công và thấp nhất là 43.077 đồng/công. Một số nông hộ do diện tích trồng nhỏ nên thông thường công việc chuẩn bị lại đất như vét mương là do nông hộ tự làm lấy nên thường không tốn chi phí thuê nhân công, những hộ còn lại do có diện tích canh tác lớn nên thường phải tốn chi phí thuê nhân công, thông thường những nông hộ trồng từ 3 đến 4 vụ mới chuẩn bị đất lại một lần, một lần chuẩn bị lại đất nông hộ thường phải thuê từ 6 - 7 nhân công/công với gia dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/người/ngày. Đứng thứ năm là chi phí lao động gia đình với chi phí bình quân là 129.700 đồng/công chiếm 6,17% tổng chi phí, chi phí thấp nhất là 40.000đồng/công và cao nhất là 572.250 đồng/công. Chi phí tiếp theo là chi phí giống với chi phí trung bình là 87.145đồng/công, chiếm 4,15% tổng chi phí. Chi phí giống cao nhất là 233.333 đồng/công và thấp nhất là 12.626 đồng/công. Một số nông hộ ban đầu khi mới bắt đầu trồng thường xin giống từ bà con hàng xóm hoặc tự ươm sau đó họ tự ghép để tăng mật độ số cây trồng lên nên thường không tốn chi phí giống ban đầu nhiều, số nông hộ còn lại tốn chi phi giống ban đầu từ 6.000 – 11.000 đồng/cây. Đối với chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) thì chi phí trung bình 79.016 đồng/công. Chiếm 3,76% tổng chi phí trong đó cao nhất là 440.000đông/công và thấp nhất là 0 đồng/công. Nhiều nông hộ khi tưới nước hay phun thuốc thì thường dùng máy để tưới và phun, một số có diện tích trồng nhỏ thì thường dùng bình xịt bằng tay nên không tốn chi phí nhiên liệu. Cuối cùng là chi phí lãi vay, trong 30 hộ phỏng vấn thì chỉ có 1 hộ vay vốn để sản xuất còn lại hầu như vốn tự có từ gia đình nên chi phí lãi vay chiếm tỉ trọng rất ít chỉ có 0,3% trong tổng chi phí. 4.2.7. Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế. Bảng 4.16: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế cây dâu Hạ Châu. Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tổng diện tích/hộ Công 1 20 7 Năng suất Kg/công 278 2.500 815 Giá bán Đồng/ký 7.000 12.000 8.550 Doanh thu Đồng/công 2.200.000 22.500.000 6.941.842 Tồng chi phí không có LĐ gia đình Đồng/công 551.429 9.208.333 1.965.273 Tổng chi phí có LĐ gia đình Đồng/công 693.736 9.268.333 2.094.973 Tổng lợi nhuận không có LĐ nhà Đồng/công -208.333 19.849.351 4.976.569 Tổng lợi nhuận có LĐ nhà Đồng/công -268.333 19.358.851 4.846.869 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Từ bảng số liệu thấy rằng diện tích/hộ cao nhât là 20 công và thấp nhât là 1 công trung bình là 7công, năng sất trung bình 815 kg/công và giá bán trung bình là 8.550 đồng/kg thì doanh thu trung bình nông hộ thu được là 6.941.842 đồng/công, doanh thu tương đối cao. Với các khoản chi phí đã tính thì tổng cộng chi phí sản xuất không tính lao động gia đình cao nhất là 9.208.333 đồng/công, thấp nhất là 551.429 đồng/công và trung bình là 1.965.273 đồng/công. Khi có lao động gia đình thì chi phí trung bình là 2.094.973 đồng/công, thấp nhất là 693.736 đồng/công, cao nhất 9.268.333 đồng/công Thu nhập trung bình 4.976.569 đồng/công và lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí lao động gia đình là 4.846.869 đồng/công. Qua số liệu ta thấy được rằng chênh lệch giữa chi phí có lao động gia đình và không có lao động gia đình là tương đối không nhiều, mặc dù theo nhận định khách quan thì chi phí lao động gia đình tương đối ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận mà nông dân có được. Nguyên nhân có thể do số mẫu điều tra chưa đủ lớn để cho thấy được điều đó một phần do nông hộ ít chú ý đến chi phí lao động nhà vì thường tâm lý chung của nông dân là lấy công làm lời, họ thường ít quan tâm và tính đến chi phí lao động của bản thân mà chỉ tính đến chi phí bên ngoài mà họ bỏ ra do đó nên việc xác định chi phí thật sự bỏ ra là tương đối không chính xác. Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của nông hộ/công đất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT Trung bình CPa 1.000đ 1.965.273 Thu nhập 1.000đ 6.941.842 Lợi nhuận 1.000đ 4.976.569 TN/CPa Lần 3,53 LN/TNb % 71,69 (Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu phân tích, 2011) Từ kết quả bảng trên cho thấy hiệu quả đầu tư vốn (chỉ tiêu TN/CP) vào việc trồng dâu Hạ Châu là tương đối khá cao, đạt 3,53lần. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất mà nhà vườn tạo ra lớn gấp 3,53 lần so với chi phí đã đầu tư vào sản xuất. Điều này chứng tỏ tình hình trồng dâu Hạ Châu có hiệu quả đầu tư khá cao, dẫn đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư cao, khoảng 71,69% trong tổng số giá trị sản xuất tạo ra. Qua việc phân tích chi phí sản xuất cùng với các tỷ số tài chính, cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng dâu Hạ Châu trong năm 2011 của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu đạt hiệu quả. 4.2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của người dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ. Năng suất dâu Hạ Châu mỗi vụ được coi là một trong những nhân tố rất quan trọng đánh giá khả năng sản xuất của nông hộ. Năng suất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ phân tích một vài yếu tố chủ yếu có thể coi là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ như sau: trình độ học vấn(cấp), kinh nghiệm (năm), diện tích đất trồng (công), số cây/công, chi phí đất/công, chi phí giống/công, chi phí thuốc, chi phí phân, chi phi lao động thuê, chi phí lao động gia đình. Nguyên nhân đưa biến kinh nghiệm vào vì biến kinh nghiệm cho thấy những người có kinh nghiệm lâu trong việc sản xuất, sau mỗi vụ mùa các nông hộ có thể tích luỹ được các kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại để khắc phục được những yếu tố không tốt tác động đến chi phí sản xuất đồng thời phát huy những yếu tố tích cực làm cho năng suất ngày càng tăng ở những vụ mùa tiếp theo, trình độ học vấn càng cao thì khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất sẽ được thực hiện dễ dàng hơn so với những người có trình độ thấp vì thế góp phần đáng kể vào việc làm tăng năng suất, khi diện tích đất càng rộng thì người sản xuất có quan tâm nhiều hơn đến quá trình sản xuất, tìm ra những phương pháp mới về ghép cành, tăng tỉ lệ đậu trái, v.v.. nhằm tăng năng suất của chính mình. Số cây trên công cũng quyết định đến năng suất của mỗi nông hộ. Còn các biến chi phí cho thấy khi chúng ta đầu tư chi phí càng cao như giống tốt, chuẩn đất kỹ, bón phân, thuốc tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì việc tăng năng suất là điều hiển nhiên Bảng 4.18: Dấu kỳ vọng đối với các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ. Biến ĐVT Kỳ Vọng TRINH DO VH Người + KN SX (nam) Cấp + DT DAT( cong) Năm + SO CAY/1000m2 Công + CP DAT/1000m2 Cây + CP GIỐNG/1000m2 1.000đ + CP PHAN/1000m2 1.000đ + CP THUOC/1000m2 1.000đ + CPLD THUE/1000m2 1.000đ + CPLDGD/1000m2 1.000đ + Từ bảng trên cho thấy tấc cả các biến đều được kỳ vọng là dấu dương (+) và chúng tác động tích cực đến việc tăng năng suất. Nhưng tấc cả các biến đó như sự kỳ vọng được thể hiện trong bảng không thì ta sẽ lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất để xem chúng tác động như thế nào đến năng suất. Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng năng suất .Sau đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa. Từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Gọi biến phụ thuộc y là biến năng suất. các biến độc lập Xi gồm: X1: Trình độ văn hóa (cấp). X2: Kinh nghiệm sản xuất (năm). X3: Diện tích đất (công). X4: Số cây/công (cây). X5: Chi phí đất/công (1.000đ). X6: Chi phí giống/công (1.000đ) X7 : :Chi phí phân /công (1.000đ) X8 Chi phí thuốc/công (1.000đ). X9: Chi phí lao động thuê/công (1.000đ). X10 : Chi phí lao động gia đình/công (1.000đ). Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất của từng vụ với các biến phí: Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + b10X10 Từ số liệu thu thập được của 30 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu và sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây: Các nhân tố ảnh hưởng Unstandardized Coefficients t Sig B Std. Error Hằng số 64,0005 394,9876 0,1620 0,8729 TRINH DO VH 177,0714** 69,4078 2,5511 0,0195 KN SX (nam) 13,2600ns 12,9729 1,0221 0,3195 DT DAT( cong) -41,5647** 16,4263 -2,5303 0,0204 SO CAY/1000m2 -0,3131ns 4,6151 -0,0678 0,9466 CP DAT/1000m2 -0,0025*** 0,0012 -2,0341 0,0561 CP GIỐNG/1000m2 0,0010ns 0,0019 0,5003 0,6225 CP PHAN/1000m2 0,0002*** 0,0001 1,7668 0,0933 CP THUOC/1000m2 0,0000ns 0,0000 0,4868 0,6318 CPLD THUE/1000m2 0,0004** 0,0002 2,1711 0,0428 CPLDGD/1000m2 0,0031* 0,0068 4,5358 0,0002 BIẾN PHỤ THUỘC NĂNG SUẤT (KG/1000M2) HỆ SỐ TƯƠNG QUAN R 0,9146 HỆ SỐ XÁC ĐỊNH R2 0,8365 SIG. 0,000 Bảng 1.19: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu năm 2011 Kết quả chạy hàm ở phụ lục Ghi chú: *:ý nghĩa 1% ** ý nghĩa 5% *** : ý nghĩa 10% ns : không có ý nghĩa Hệ số xác định R2 = 0,9146 cho thấy 91,46% sự thay đổi của năng suất trong mô hình được giải thích bởi 6 biến: X1: Trình độ văn hóa, X3: Diện tích đất/công, X5: Chi phí đất/công, X7: Chi phí phân/công, X9: Chi phí lao động thuê/công, X10: Chi phí lao động gia đình/công. Còn lại 8,54% là do ảnh hưởng từ các nhân tố kinh nghiệm sản xuất, số cây/công, chi phí giống/công, chi phí thuốc/công và các nhân tố khác. Hệ số tương quan bội R = 0,8365 cho thấy biến Y và các biến X1, X3, X9, X10 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau với mức độ liên hệ chặt chẽ lên đến 83,65%. Vậy với độ tin cậy 90% thì 6 biến : X1: Trình độ văn hóa, X3: Diện tích đất/công, X5: Chi phí đất/công, X7: Chi phí phân/công, X9: Chi phí lao động thuê/công, X10: Chi phí lao động gia đình/công có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy các biến X1,X3,X5,X7, X9, X10 có thể giải thích được sự thay đổi của biến năng suất. Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất có dạng: Y=64,0005 + 177,0714X1 - 41,5647X3 - 0,0025X5 + 0,0002X7 + 0,0004X9+ 0,031X10 (1) Giải thích phương trình (1) Yếu tố trình độ văn hóa (X1): từ phương trình (1) cho thấy trình độ văn hóa có mối quan hệ tỉ lệ thuận với năng suất, khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X1 (trình độ văn hóa) tăng thêm 1 cấp thì năng suất tăng thêm 177,0714 kg/công, điều này có nghĩa là khi trình độ văn hóa của nông hộ tăng lên thì khả năng tự học hỏi, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông, từ các lớp tập huấn vào thực tiễn trồng dâu Hạ Châu của mình tốt hơn những nông dân có trình độ văn hóa thấp hơn. Đây có thể nói là một yếu tố quan quan trọng ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất của nông hộ ở hiện tại cũng như trong tương lai. Yếu tố kinh nghiệm sản xuất (X2): hệ số X2 cho ta thấy mỗi 1 năm tăng lên của kinh nghiệm khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất dâu tăng trung bình 13,260 kg/công. Tuy nhiên về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng nhân tố kinh nghiệm ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu Yếu tố diện tích đất (X3): từ phương trình (1) cho thấy, diện tích đất có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với năng suất, điều này có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X3(diện tích đất) tăng lên 1 công thì năng suất sẽ giảm 41,5647kg/công. Điều này cho thấy không phải khi diện tích đất càng tăng sẽ càng làm cho năng suất tăng theo mà năng suất còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, có thể do khi diện tích đất càng nhiều thì việc chăm sóc tỉ mĩ cho từng cây dâu sẽ bị hạn chế, nông dân không thể kiểm soát toàn bộ số cây dâu được trồng trong vườn của mình và dẫn đến tình trạng năng suất trên mỗi công bị giảm sút. Yếu tố số cây/công (X4): hệ số X4 cho thấy yếu tố này có mối tương quan nghịch so với năng suất, nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số cây/công tăng lên 1 đơn vị thì năng suất trồng của dâu Hạ Châu sẽ giảm xuống 0,313kg/công. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu. Yếu tố chi phí đất (X5): từ phương trình (1) cho thấy, chi phí đất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất, có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X5 (chi phí đất) tăng lên 1.000 đồng thì năng suất trồng dâu sẽ giảm xuống 25kg/công. Điều này cho thấy việc phân phối chi phí trong cải tạo đất có ảnh hưởng đến năng suất, cải tạo ở mức độ hợp lý sẽ cho năng suất cao hơn việc tốn nhiều chi phí để cải tạo nhưng năng suất lại có chiều hướng giảm, thông thường việc cải tạo đất thích hợp là từ 3-4 vụ/lần Yếu tố chi phí giống (X6): hệ số X6 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu chi phí giống tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ tăng 1kg/công. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu Yếu tố chi phí phân (X7): từ phương trình (1) cho thấy, chi phí phân có mối quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X7(chi phí phân) tăng lên 1.000 đồng thì năng suất trồng dâu sẽ tăng lên 2kg/công. Điều này cho thấy khi tăng liều lượng phân một cách hợp lý, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất thu được sẽ tăng. Yếu tố chi phí thuốc (X8) : hệ số X8 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu chi phí thuốc tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ không thay đổi.Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền TP Cần Thơ.doc