Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

 

CHƯƠNG 1: 1

GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Một số khái niệm về vốn. 5

2.1.1.1 Vốn cố định 5

2.1.1.2 Vốn lưu động 6

2.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6

2.1.3 Sự cần thiết của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 7

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 7

2.1.4.1 Phân tích khả năng thanh toán. 7

2.1.4.2 Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn. 8

2.1.4.3 Chỉ số về khả năng sinh lời: 9

2.1.4.4 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn: 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích 10

CHƯƠNG 3: 11

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ 11

HẬU GIANG 11

3.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 11

3.2 CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 12

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 13

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 19

3.4.1. Thuận lợi 19

3.4.2 Khó khăn: 20

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 21

3.6 PHƯƠNG HỨƠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009: 23

CHƯƠNG 4: 24

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 24

4.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 24

4.1.1 Cơ cấu vốn lưu động: 24

4.1.2 Cơ cấu vốn cố định: 28

4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 29

4.2.1 Phân tích việc sử dụng vốn lưu động 29

4.2.2 Phân tích việc sử dụng vốn cố định 31

4.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn tại công ty : 31

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 32

4.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn 32

4.3.2 Hiệu suất sử dụng nguồn vốn của công ty 33

4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 33

4.4.1 Phân tích khả năng thanh toán 33

4.4.2 Phân tích khả năng sinh lời 36

4.4.2.1 Khả năng sinh lời trên vốn lưu động 36

4.4.2.1 Khả năng sinh lời trên vốn cố định 36

4.4.3 Mức lợi nhuận thu được từ nguồn vốn và tình hình bảo toàn nguồn vốn của công ty 37

4.4.3.1 Mức lợi nhuận thu được từ nguồn vốn của công ty 37

4.4.3.2. Tình hình bảo toàn vốn của công ty 38

CHƯƠNG 5 40

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 40

CHƯƠNG 6 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

6.1 KẾT LUẬN 42

6.2 KIẾN NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 45

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu trữ hàng hoá. Có nhiệm vụ xây dựng cơ bản, quản lý hàng hoá, kho bãi, quản lý và thực hiện vận chuyển hàng hoá cho công ty và vận chuyển thuê. Tổ tin học: Nghiên cứu, tư vấn giúp Ban Giám đốc triển khai các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh của công ty.Hỗ trợ cho tất cả các Đơn vị thuộc Công ty trong công việc liên quan đến lĩnh vực CNTT.Thực hiện giám sát việc sử dụng các tài sản, thiết bị máy móc có liên quan đến CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm và tài nguyên hệ thống trong toàn Công ty. Đề xuất việc trang bị thiết bị CNTT mới, thanh lý thiết bị CNTT không còn phù hợp. Hệ thống các cửa hàng: có cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng và bộ phận kế toán Cửa hàng Vật tư Số 1. Số 65A Đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 839321 - Fax (0710) 738306 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư Số 2 Số 8A CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 822179 - Fax (0710) 826453 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư 55 Tầm Vu Số 55 Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 839518 - Fax (0710) 738630 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư Trà Nóc Số 26B Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 884576 - Fax (0710) 884744 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng kinh doanh Sắt thép Bình Phước Số 1621/3D QL1A, phường .Hiệp Bình Phước, quận 12, TP.HCM ĐT: (08) 7198136 - Fax (08) 7198136 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Cát đá Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880744 - Fax (0710) 880745 Chuyên kinh doanh: Cát, đá. Cửa hàng Xăng dầu Hamaco Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880877 - Fax (0710) 880745 Chuyên kinh doanh: Xăng, dầu, nhớt. 8. Cửa hàng gas: Số 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 831630 - Fax (0710) 732505 Chuyên kinh doanh: Khí hóa lỏng, bếp gas, các phụ kiện bếp gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng. Trạm Bê tông tươi Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880744 - Fax (0710) 880745 Chuyên sản xuất: bê tông tươi Hệ thống các chi nhánh: Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Số 166 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: (08) 5532169 - Fax (08) 5532149 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Bạc Liêu Số 107 QL 1A, ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ĐT: (0781) 891873 - Fax (0781) 891874 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Vị Thanh Số 43/9 QL 61, ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, TX Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ĐT: (0711) 879036 - Fax (0711) 879037 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Sóc Trăng Số 1250, đường Bạch Đằng, phường 9, TP. Sóc Trăng ĐT: (079) 623972 - Fax (079) 624972 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Trên 100 đại lý VLXD, trên 30 đại lý dầu nhờn và trên 200 đại lý gas tại các tỉnh ĐBSCL và TP. HCM và các tỉnh lân cận TP. HCM. 3.3.2 Tình hình nhân sự: Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TỪ 2006 - 2008 ĐVT: Nhân viên Trình độ 2006 2007 2008 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Phổ thông 30 21,28 10 6,29 49 30,82 - Kỷ thuật 40 28,37 50 31,45 62 38,99 - Trung cấp 33 23,40 57 35,85 51 32,08 - Đại học, cao học 38 26,95 42 26,42 44 27,67 Tổng cộng 141 100,00 159 100,00 206 129,56 + Lực lượng nhân sự chủ yếu đã qua đào tạo, tổng số hiện nay là 206. Cụ thể, về lực lượng có trình độ đại học là 44 người chiếm 21,4% cơ cấu; về trình độ kỷ thuật và trung cấp là 113 người chiếm 54,9%; và trình độ phổ thông là 49 người chiếm 23,8%. + Qua bảng số liệu ta dễ dàng nhận ra trình độ công nhân viên của công ty tăng lên thấy rõ nhờ các chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao của công ty. Nguồn nhân lực lao động liên tục tăng lên do nhu cầu mở rộng của công ty + Như vậy thấy rõ trình độ của nhân sự là khá tốt, hầu hết đều đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khối quản lý có trình độ đại học, đều này giúp công ty có thể tiếp cận với những sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời có thể vạch ra những bước đi đúng hướng cho các giai đoạn tiếp theo. Và như vậy việc phân bổ số lượng nhân viên ở các bộ phận của công ty tuỳ thuộc vào khối lượng cũng như tính chất công việc mà có sự yêu cầu về trình độ thích hợp 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1. Thuận lợi Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ Thương mại, UBND TP Cần Thơ và các nghành hữu quan cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc cũng như sự cố gắng của cán bộ tập thể công nhân viên trong công ty Sự tăng trưởng của nền kinh tế thành phố Cần Thơ khá cao có tác động đến tất cả các nghành nói chung và công ty nói riêng. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán cũng như bố trí các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, gas, dầu nhờn, xăng dầu cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Sau 33 năm kinh doanh công ty được sự tín nhiệm rất cao của người tiêu dùng, uy tín ngày càng được nâng cao. Là công ty cổ phần của nhà nước nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ đựơc trải rộng khắp địa bàn hoạt động của công ty. Các cửa hàng được trang bị đẩy đủ trang thiết bị hiện đại. 3.4.2 Khó khăn: Tốc độ phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt: bán tận nơi, giá rẻ vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn trong khi đó công ty là doanh nghiệp của nhà nước nên phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức mạnh cạnh tranh ở khu vực bán lẻ giảm sút. Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường vật liệu xây dựng, xăng dầu và gas còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Việc thu hồi công nợ còn chậm, mất nhiều thời gian nên vòng quay của vốn còn thấp 3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 811.715 1.000.156 1.318.483 188.441 23,21 318.327 31.83 + Doanh thu bán hàng 808.581 991.159 1.308.430 182.578 22,58 317.271 32.01 +Doanh thu cung cấp dịch vụ 624 911 752 287 46% (159) 17,45% + Doanh thu khác 2.509 8.085 9.301 5.576 222,24 1.216 15.04 2. Các khoản giảm trừ 44 145 123 101 229,54 (22) (15.17) 3. Giá vốn hàng bán 782.050 969.239 1.271.034 187.189 23,93 301.795 31.14 4. Lợi nhuận gộp (1-2-3) 29.620 30.771 47.326 1.151 3,88 16.555 53.80 5. Doanh thu từ hoạt động tài chính 463 1.357 527 894 193,09 (830) (61.16) 6. Chi phí từ hoạt động tài chính(lãi NH) 3.545 3.533 2.985 (12) (0,34) (548) (15.51) 7. Chi phí bán hàng 12.969 18.794 28.345 5.825 44,91 9.551 50.82 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.129 6.896 9.836 767 12,51 2.940 42.63 9. Lợi nhuận từ HĐKD (4+5-6-7-8) 1.582 2.905 6.687 1.323 83,63 3.782 130.19 10. Thu nhập từ hoạt động khác 9.075 7.843 11.954 (1.232) (13,57) 4.111 52.41 11. Chi phí khác 4.404 394 341 (4.010) (91,05) (53) (13.45) 12. Lợi nhuận khác 4.671 7.449 11.613 2.778 59,47 4.164 55.9 13. Lợi nhuận trước thuế 6.253 10.353 18.300 4.100 65,56 7.947 76.76 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.449 2.562 1.449 1.113 76.81 15. Lợi nhuận sau thuế 6.253 8.904 15.738 2.651 42,4 6.834 76.75 Nhìn vào doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong 3 năm qua ta có thể nói rằng công ty hoạt động rất có hiệu quả vì lợi nhuận, luôn biến động theo chiều hướng gia tăng. Trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay khi mà giá cả các loại nguyên liệu đầu vào, chi phí có xu hướng tăng thì sự cạnh tranh gay gắt với nhau về nguồn vốn, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ… giữa các doanh nghiệp luôn đi đôi với lợi nhuận của doanh nghiệp, công ty. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể khái quát đuợc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 như sau: tổng doanh thu của công ty liên tục tăng cao từ 811.715 triệu đồng năm 2006 tăng lên 1.000.156 triệu đồng năm 2007 tức tăng 188.441 triệu đồng tương đương 23,21% và so với năm 2007 tăng lên 1.318.483 vào năm 2008 tức tăng 318.327 triệu đồng tương đương 31,83% . Nguyên nhân chủ yếu là do ngoại trừ phần doanh thu cung cấp dịch vụ giảm thì doanh thu bán hàng vào năm 2008 nhưng không đáng kể và nguồn doanh thu khác đều tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính vào năm 2007 tăng vọt 193% tương đương 894 triệu đồng nhưng sau đó vào năm 2008 do ảnh hưởng từ lạm phát của nền kinh tế nên đã giảm đáng kể giảm xuống hơn 61% tương đương 830 triệu đồng Giá vốn hàng bán liên tục tăng theo giá cả thị trường vào năm 2007 là 23,93% vào năm 2008 là 31,14% cuối năm 2007 và đầu năm 2008 giá vật liệu xây dựng liên tục tăng cao đến mức kỷ lục. Cùng với sự gia tăng giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động của công ty qua 3 năm cũng có chuyển biến tăng. Tổng chi phí năm 2006 là 27.047 triệu đồng, năm 2007 là 29.617 triệu đồng tương đương 9,5%và năm 2008 là 41.507 triệu đồng tương đương 40%. Trong đó thì sự gia tăng của chi phi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là nhiều nhất nguyên nhân do nhu cầu mở rộng thị trường cũng như nhu cầu quản bà thương hiệu cho công ty trở nên rất cần thiết và nhu cầu hoàn chỉnh hệ thống quản lý trong công ty. Đây là những yếu tố lâu dài mà ta cần nghĩ đến. Nhìn chung, chi phí qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của tổng doanh thu, vì vậy đã góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vào năm 2006 là 6.253 triệu đồng năm 2007 là 10.353 triệu đồng tăng tương đương 65,56% và năm 2008 là 18.300 tương đương tăng 76,76%. 3.6 PHƯƠNG HỨƠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009: đây cũng là mục tiêu định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty. Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn. Đa dạng hoá nghành hàng thuộc các mặt hàng gần gũi với mặt hàng truyền thống, với cơ cấu nghành hàng hợp lý. Tốc độ phát triển bình quân từ 5 – 15% năm tuỳ theo từng nghành hàng. Giảm nợ quá hạn. Xây dựng, tổ chức công ty ngày một vững mạnh, trong đó quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ. Bảo toàn và phát triển vốn tăng giá trị cổ phiếu. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Bảng 3: TỔNG HỢP VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Vốn lưu động 108.974 121.099 187.692 12.125 11,13 66.593 54,99 Vốn cố định 15.014 15.646 26.932 632 4,2 11.286 72,13 Tổng vốn kinh doanh 123.988 136.745 214.628 12.757 15,33 77.879 127,12 Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ Cty Qua bảng tổng hợp nguồn vốn kinh doanh ta thấy được rằng tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty nói chung, vốn lưu động và vốn cố định nói riêng nhìn tổng thể tăng dều qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường nguồn vốn kinh doanh của Công ty là do Công ty muốn mở rộng thêm quy mô hoạt động kinh doanh bằng việc mua sắm các trang thiết bị mới, mở rộng thị trường tiêu thụ rất tốt. 4.1.1 Cơ cấu vốn lưu động: Phân tích cơ cấu vốn là phản ánh tòan bộ giá trị vốn hiện có của công ty, doanh nghiệp theo kết cấu vốn với hìmh thức tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó đánh giá tổng quát qui mô, trình độ năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xem xét kết cấu và sự biến động của các bộ phận cấu thành nguồn vốn cho thấy tốc độ sử dụng vốn cũng như việc phân bổ vốn giữa các loại vốn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hợp lý hay không để từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Bảng 4: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ CỦA CÁC KHOẢN MỤC VỐN ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 8.912 8,18 8.258 6,82 15.219 8,11 (1,36) 1,29 Khoản phải thu 78.679 72,20 73.463 60,66 104.555 55,71 (11,54) (4,96) Hàng tồn kho 20.534 18,84 33.409 27,59 67.010 35,70 8,75 8,11 TSLĐ khác 849 0,78 5.969 4,93 908 0,48 4,15 (4,45) Tổng 108.974 100 121.099 100 187.692 100 0 0 Tiền mặt: Lượng vốn bằng tiền mặt của công ty năm 2007 giảm nhẹ sau đó tăng lên vào năm 2008 và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn lưu động. Điều này giúp cho công ty dễ dàng xoay trở và sử dụng khi cần thiết đến tiền mặt, đáp ứng khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt của công ty. Thế nhưng khi ta xét ở khía cạnh khác như cơ cấu đầu tư vốn bằng tiền thì ta thấy rằng nó không phù hợp lắm và cũng không đảm bảo được quyền lợi tối đa của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007 và 2008 nền kinh tế thị trường của ta xáo trộn ảnh hưởng ít nhiều do nền kinh tế thị trường chung trên thế giới. Thị trường chứng khoán bị đóng băng, lạm phát cao, giá xăng dầu lên xuống thay đổi không ngừng, giá của các loại vật liệu xây dựng, sắt thép tăng cao vào cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 làm cho các công ty doanh nghiệp luôn e dè đầu tư cầm chừng đối phó với tình hình trước mắt. Công ty của ta cũng trong trạng thái chung đó vì thế mà nguồn vốn bằng tiền mặt của ta vẫn còn khá cao. Hơn nữa tiền mặt của ta chủ yếu tập trung phần lớn là tiền gởi ngân hàng nhằm đảm bảo được yêu cầu thanh toán dễ dàng thuận tiện vừa thu được lợi nhuận vừa xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để có thể sử dụng các nguồn vốn vay khi cần thiết Khoản phải thu: Bảng 5: CƠ CẤU VỐN BẰNG KHOẢN PHẢI THU ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phải thu khách hàng 77.647 98,69 78.592 106,98 105.673 101,07 Trả trước người bán 145 0,18 91 0,12 1.554 1,49 Phải thu khác 6.187 7,86 1.281 1,74 3.742 3,58 Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi 5.300 6,74 6.500 8,85 6.414 6,13 TỔNG 77.647 100 73.464 100 104.555 100 Dựa vào cơ cấu vốn lưu động của công ty thì khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động luôn trên 50%. Tuy nhiên khoản phải thu đã giảm dần từ năm 2007 chỉ còn 60,66% so với năm 2006 là 72,2% và năm 2008 là 55,71%. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách phù hợp và tích cực hơn trong việc giảm lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm giữ. Đây là ưu thế mà công ty cần nắm giữ nhằm hạn chế tình trạng ta bị kiềm vốn Qua bảng cơ cấu vốn bằng các khoản phải thu ta thấy rằng đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng nếu tính ra bằng tiền mặt tăng đáng kể. Khi tính trong tổng vốn lưu động thì khoản này không tăng nhưng khi cụ thể ra như vậy ta thấy rằng nó không hề giảm đi mà còn có xu hướng tăng dần từ năm 2006 đến nay. Điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty rất tốt vì có tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì khoản phải thu khách hàng mới tăng. Nhưng xét về tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng vốn lưu động thì nó đã giảm xuống so với những năm trước, nó chứng tỏ công ty đang áp dụng các biện pháp thanh toán có hiệu quả nhằm hạn chế việc bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng Các khoản trả trước cho người bán có giảm nhẹ năm 2007 nhưng tăng rất cao vào năm 2008 nhằm đảm bảo cung ứng nguồn cho khách hàng được liên tục ngay cả khi giá cả thị trường thay đổi liên tục nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Tỷ trọng đầu tư vào khoản mục này có tăng nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ trọng đầu tư vào khoản phải thu nên khả năng ảnh hưởng đến tổng vốn kinh doanh của công ty là không đáng kể. Các khoản phải thu khác giảm đáng kể từ năm 2006 cho đến nay điều này cho thấy công ty đã có những biện pháp hiệu quả trong công tác thanh toán làm giảm đi khả năng bị chiếm dụng vốn, lượng vốn được tập trung vào sản xuất kinh doanh tốt hơn so với trước. Riêng dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi thì ta vẫn chưa là tốt lắm tuy nó không tăng cũng chẳng giảm đi bao nhiêu so với năm 2006. Điều này công ty đã chưa có các biện pháp cứng rắn. Hàng tồn kho: gồm hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng 6: CƠ CẤU VỐN BẰNG HÀNG TỒN KHO VÀ CÁC TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Hàng tồn kho 20.534 100 33.409 100 67.010 100 Hàng tồn kho 21.836 106,34 34.771 104,08 68.432 102,12 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.302 6,34 1.362 4.08 1.422 102,12 2. Các tài sản lưu động khác 849 100 5.969 100 908 100 Chi phí trả trước ngắn hạn (40) (4,71) Thuế GTGT được khấu trừ 122 2,04 401 44,16 Tài sản ngắn hạn khác 889 104,71 5.847 97,96 507 55,84 Tỷ trọng đầu tư vốn vào hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm cả về giá trị và sản lượng trong cơ cấu của vốn. Nguyên nhân là do năm 2007, 2008 giá cả nguyên vật liệu tăng làm cho, thị trường bất động sản thì bị đóng băng thêm nền kinh tế thị trường bất ổn làm cho các nhà thầu xây dựng khựng lại trong một thời gian dài đây cũng là một trong những nguyên do rất lớn làm cho lượng hàng hoá của ta chậm lại thấy rõ. Hàng tồn đọng tăng lên đáng kể. Ngoài ra ta cũng có dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất cao nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như đảm bảo những quyền lợi mà công ty có được trong suốt thời gian giá sắt thép vật liệu xây dựng thay đổi lên xuống mỗi ngày thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008. 4.1.2 Cơ cấu vốn cố định: Bảng 7: CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tài sản cố định 14.298 95,24 15.078 96,37 15.087 56,02 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26 0,17 26 0,17 11.426 42,43 3. Tài sản dài hạn khác 689 4,59 542 3,46 419 1,56 Tổng 15.013 100 15.646 100 26.932 100 Nguồn vốn cố định thường được sử dụng nhằm đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào bảng số liệu ta thấy được rằng nguồn vốn cố định tăng lên từ năm 2006 đến nay. Nguyên nhân là công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc và các phương tiện vận tại nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang mở rộng. Tài sản cố định Tài sản cố định chiếm tỷ lệ và giá trị rất lớn trong cơ cấu đầu tư vốn cố định. Tuy nhiên nhìn vào bảng ta dễ dàng nhận ra rằng tài sản cố định trong nhưng năm gần đây không hề tăng lên mà còn làm cho ta có cảm giác nó đang sựng lại với những dao động nhỏ. Điều này ta có thể giải thích nguyên do là công ty đang tăng cường phát triển theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nhỏ hình hành lâu nay và bây giờ nguồn vốn đã đủ mạnh để cạnh tranh với ta cũng như thêm nhiều doanh nghiệp mới hình thành khác nữa. Chúng ta đang thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh, chăm sóc hậu mãi tốt hơn, quan tâm nhiều hơn nữa nhu cầu nguyện vọng của khách hàng, chú ý đến những khách hàng mới. Bảng 8: CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tài sản cố định hữu hình 13.802 96,53 11.130 73,82 11.528 76,41 Tài sản cố định vô hình 3.439 22,81 2.910 19,29 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 496 3,47 509 3,38 649 4,3 Tổng 14.298 100 15.078 100 15.087 100 Trong tổng cơ cấu đầu tư tài sản cố định thì ngoài tài sản hữu hình và vô hình giảm nhẹ ra thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng dần trong tổng cơ cấu vốn. 4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 4.2.1 Phân tích việc sử dụng vốn lưu động Bảng 9: CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO NỢ PHẢI TRẢ ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 100.536 100 107.407 99,92 172.623 99,92 Nợ dài hạn 85 0,08 136 0,08 Tổng 100.536 100 107.492 100 172.759 100 Bảng 10: CƠ CẤU ĐẦU TƯ NỢ NGẮN HẠN CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vay và nợ ngắn hạn 39.407 39,20 4.328 4,03 41.536 24,06 Phải trả người bán 43.528 43,30 78.640 73,22 86.913 50,35 Người mua trả tiền trước 2.710 2,70 3.102 2,89 7.664 4,44 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 541 0,54 771 0,72 2.029 1.18 Phải trả người lao động 4.654 4,63 2.735 2,55 7.699 4,46 Chi phí phải trả 45 0,04 Phải trả nội bộ 2.008 2,00 2.004 1,87 8.710 5,05 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 7.643 7,60 15.825 14,73 18.070 10,47 Tổng 100.536 100 107.406 100 172.623 100 ĐVT: Triệu đồng. Nguồn: Phòng kế toán HAMACO Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn là chiếm tỷ trọng rất lớn ta có thể thấy được rằng hầu như nợ phải trả là nợ ngắn hạn của công ty. Nguyên do này ta có thể giải thích rằng do nợ dài hạn thường có chi phi rất cao trong khi chu kỳ kinh doanh của công ty rất ngắn nên chỉ có nhu cầu về vốn trong thời gian ngắn. Xu hướng dùng nợ để hoạt động là chủ yếu tương đối phổ biến nhất ở hầu hết các công ty hiện nay, bởi vì nợ nhiều ngoài tiết kiệm được thuế còn có tác dụng tạo ra lực đẩy đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu. Tuy nhiên vì một tỷ số nợ khá cao như vậy công ty sẽ gặp khó khăn khi tìm đối tác để liên doanh liên kết. Với khoản nợ ngắn hạn lớn như vậy công ty phải có sự chuẩn bị các nguồn vốn huy động trong ngắn hạn để đảm bảo thanh toán khi cần thiết.Từ hai bảng trên ta thấy được rằng các khoản trong cơ cấu đầu tư nợ ngắn hạn đều tăng qua 3 năm. 4.2.2 Phân tích việc sử dụng vốn cố định Bảng 11 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VỐN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.477 54,98 12.477 43,40 24.954 60,79 Vốn khác của chủ sở hữu 3.089 10,74 690 1,68 Quỹ đầu tư phát triển 3.006 13,25 4.424 15,39 Quỹ dự phòng tài chính 250 1,10 411 1,43 658 1,60 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1.819 8,01 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 5.143 22,66 8.350 29,04 14.748 35,93 Tổng 22.695 100 28.751 100 41050 100 ĐVT : Triệu đồng Nguồn vốn kinh doanh tăng trong ba năm, thể hiện tính tự chủ về tài chính của Công ty là tốt, có thể tự đảm bảo trang trải các khoản nợ bằng nguồn vốn của mình. Cụ thể năm 2007 tang 24,74% tương đương 5.802 triệu đồng ; năm 2008 tăng 43,11% tương đương 12.610 triệu đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu trên 90%. Năm 2003 sau khi thực hiện cổ phần hóa thì nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể góp phần tăng cường nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đến nay. Vốn đầu tư của chủ sở hữu nhìn chung tăng qua 3 năm. Mà cụ thể các khoản như vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư và phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đều tăng. Riêng khoản mục quỹ khác thuộc vốn của chủ sở hữu qua năm 2007 và năm 2008 được chuyển qua chỉ tiêu vốn khác của chủ sở hữu và cũng tăng vào năm 2007 một khoản là 1.170 triệu đồng nhưng sang năm 2008 nó giảm xuống. 4.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn tại công ty : Kết cấu phần tài sản tài sản luu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là tương đối phù hợp, do đây là một kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngoài ra chu kỳ hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối ngắn thường có nhu cầu vốn lưu động (tài sản ngắn hạn) lớn, vì vậy chỉ có thể chấp nhận bán chịu trong thời gian nhất định và khối lượng tồn kho thấp, nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn với tài sản dài hạn. Kết cấu phần nguồn vốn sử dụng nhiều nợ vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn, nên khả năng tự tài trợ còn thấp. Vì vậy Công ty nên có biện pháp cơ cấu lại cho phù hợp, bởi vì việc chậm thanh lý nợ sẽ làm giảm đi khả năng thu hút đầu tư. Phần còn lại là nguồn vốn kinh phí và quỹ khác mà chủ yếu là quỹ khen thưởng và phúc lợi cũng tăng vào năm 2007, 2008 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn  Bảng 12: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐVT : Vòng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7,45 8,26 7,02 0,81 ( 1,24 ) Hiệu quả sử dụng vốn cố định 54,06 63,92 48,96 9,86 ( 14,96 ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưư động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưu động. Năm 2007 tăng 0,81 nhưng sang năm 2008 nó lại giảm 1,24 như vậy hiệu quả đem lại doanh thu của vốn lưu động năm 2008 là không cao. Điều này cho thấy hiệu quả do vốn lưu động của công ty là quá nhiều mà nhất là hàng tồn kho, do đó công ty nên có chính sách tồn kho hợp lý để sử dụng vốn lưu động một cánh có hiệu quả hơn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định hay vòng quay cố định phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay tài sản cố định của công ty tăng lên 9,86 vào năm 2007 nhưng sang năm 2008 thì nó giảm xuống 14,96. Cụ thể năm 2006 thì 1 một đồng vốn tài sản cố định đem lại 54,06 đồng doanh thu nhưng sang năm 2007 thì tăng lên 1 đồng vốn tài sản cố định có thể đem lại 63,92 đồng. Như vậy ta có thể nói hiệu quả sử dụng vốn tài sản cố định năm 2007 rất hiệu quả. Nhưng sang năm 2008 thì nó giảm xuống chỉ còn 48,96 đồng từ 1 đồng vố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbannhap2009.doc
Tài liệu liên quan