Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 3

1.1. Tổng quan về vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 3

1.1.1.1. Khái niệm 3

1.1.1.2. Đặc điểm 3

1.1.2. Phân loại vốn lưu động 4

1.1.2.1. Căn cứ vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất 4

1.1.2.2. Căn cứ theo các hình thái biểu hiện 7

1.1.2.3. Theo nguồn hình thành của vốn lưu động 8

1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của 8

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9

1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9

1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 11

1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 12

1.2.2.3. Hệ số sinh lời của vốn lưu động 13

1.2.2.4. Một số chỉ tiêu phân tích liên quan 14

1.2.3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của công ty 15

1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16

1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16

1.3.1.1. Nhân tố khách quan 16

1.3.1.2. Những nhân tố chủ quan 17

1.3.2. Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 19

1.3.2.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động 19

1.3.2.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học 20

1.3.2.3. Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 20

1.3.2.4. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính 20

CHƯƠNG II 21

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP II -ĐÀ NẴNG 21

2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp II-Đà Nẵng 21

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 21

2.1.1.1. Quá trình hình thành 21

2.1.1.2. Quá trình phát triển 21

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 22

2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 22

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 22

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 23

2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty CP Vật tư Nông nghiệp II- Đà Nẵng 24

2.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24

2.2.2. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty 26

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 29

2.3.1. Phân tích chung 29

2.3.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty 30

2.3.2.1. Vốn bằng tiền 33

2.3.2.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 34

2.3.2.3. Các khoản phải thu 34

2.3.2.4. Hàng tồn kho 35

2.3.2.5. Tài sản lưu động khác 37

2.3.3. Nguồn hình thành vốn lưu động 37

2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 39

2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 40

2.3.4.2. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 42

2.3.4.3. Chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động 43

2.3.5. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của công ty 45

CHƯƠNG III 46

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP II – ĐÀ NẴNG 46

3.1. Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty 46

3.1.1. Những kết quả đạt được 46

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 47

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 48

3.2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động 48

3.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động 48

3.2.1.2. Tìm kiếm, lựa chọn nguồn tạo lập vốn lưu động 49

3.2.2. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu 50

3.2.3. Biện pháp giảm thiểu lượng hàng tồn kho 52

3.2.4. Quản lý vốn lưu động khác 53

3.2.5. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động 53

3.2.6. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 54

3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng của đội ngũ lao động, tạo động lực làm việc 54

3.3. Những kiến nghị với cơ quan hữu quan 55

3.3.1. Đối với các ngân hàng 55

3.3.2. Đối với Nhà nước 56

LỜI KẾT 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều hành sản xuất kinh doanh khi được ủy quyền. - Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc công ty, được ủy quyền của giám đốc phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh của công ty. ² Các phòng chức năng - Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hoạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, thống kê tài sản, quản lý bảo đảm nguồn vốn cho quá trình hoạt động của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác tài chính. - Phòng kế hoạch: Làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cho toàn công ty, phát hiện và điều chỉnh kịp thời những thiếu sót… - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tuyển dụng và bố trí, quản lý và kiểm tra lao động, quản lý hành chính văn thư, thực hiện nghĩa vụ khen thưởng thi đua. - Phòng kinh doanh: Phụ trách các hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức các hợp đồng mua bán, vận chuyển, tìm nguồn hàng, tìn thị trường tiêu thụ vật tư của công ty. - Phòng nghiệp vụ vận tải: Đảm nhiệm chức năng vận tải dịch vụ, tham mưu cho các đội về tìm kiếm các đối tượng có nhu cầu về vật tư nông nghiệp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và phát triển hoạt động của mình. 2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty CP Vật tư Nông nghiệp II- Đà Nẵng Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về các mặt sau đây: 2.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói riêng. Sau đây là bảng Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010: Bảng 1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Giá trị Tăng so 2008 (%) Giá trị Tăng so 2008 (%) VNĐ VNĐ VNĐ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 92,155,288,949 157,458,293,165 70.86 183,762,854,935 16.71 2. Các khoản giảm trừ 21,944,811 26,857,629 22.39 25,246,212 -6.00 3. Doanh thu thuần 92,133,344,138 157,431,435,536 70.87 183,737,608,723 16.71 4. Giá vốn hàng bán 83,521,830,917 140,285,992,007 67.96 164,312,930,621 17.13 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,611,513,221 17,145,443,529 99.10 19,424,678,102 13.29 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,436,163,162 1,046,611,070 -27.12 2,137,203,102 104.20 7. Chi phí hoạt động tài chính 2,179,592,318 4,259,376,761 95.42 3,503,951,822 -17.74 Trongđó: Chi phí lãi vay 1,453,061,560 3,582,813,960 146.57 2,382,932,740 -33.49 8. Chi phí bán hàng 185,327,025 196,020,352 5.77 201,346,785 2.72 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 816,565,110 918,173,626 12.44 997,246,530 8.61 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6,866,191,930 12,818,483,860 86.69 16,859,336,067 31.52 11. Thu nhập khác 328,845,134 682,279,680 107.48 537,894,473 -21.16 12. Chi phí khác 228,075,903 661,524,305 190.05 519,135,360 -21.52 13. Lợi nhuận khác 100,769,231 20,755,375 -79.40 18,759,113 -9.62 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6,966,961,161 12,839,239,235 84.29 16,878,095,180 31.46 15. CP thuế TNDN hiện hành 1,950,749,125 3,209,809,809 64.54 4,219,523,795 31.46 16. CP thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5,016,212,036 9,629,429,426 91.97 12,658,571,385 31.46 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010) Biểu đồ 1: Tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận Trong những năm qua công ty đã có những bước phát triển đáng kể, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ qua tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2008 - 2010. Doanh thu của công ty không ngừng tăng cao trong 3 năm, nếu như năm 2009 doanh thu đạt 157,458 triệu đồng, đạt mức tăng khoảng 70.86% so với năm 2008 thì sang năm 2010 doanh thu tiếp tục tăng và đạt 183,763 triệu đồng. Giá trị giá vốn hàng bán của năm 2010 đạt 164,313 triệu đồng gần gấp 1.2 lần năm 2009. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng mạnh tương ứng qua 3 năm, giá trị năm 2009 đạt 9,600 triệu đồng gần gấp đôi giá trị của năm 2008 và giá trị năm 2010 đạt hơn 12,600 triệu đồng tức tăng hơn 31% so với năm 2009. Tuy nhiên, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua các năm, giá trị mỗi loại trong năm 2010 lần lượt là 201 triệu đồng và 997 triệu đồng với mức tăng so với năm 2009 lần lượt là 2.72% và 8.61%. Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Hàng năm, tổng lợi nhuận trước thuế có sự biến động tăng, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. 2.2.2. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu tài sản – nguồn vốn. Dữ liệu của “Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn” qua các năm của công ty (Bảng 2), biểu đồ “Cơ cấu và tăng trưởng tài sản” (Biểu đồ 2) và biểu đồ “Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn” (Biểu đồ 3) cho thấy công ty có tổng tài sản tương đối và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Cụ thể ở đây, giá trị tổng tài sản trong năm 2008 chỉ đạt 51,468 triệu đồng nhưng sang năm 2009 tổng giá trị tổng tài sản đã là 65,163 triệu đồng, tăng 26.61% so với năm 2008. Và sang năm 2010, tổng giá trị tài sản vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đạt gần 65,900 triệu đồng. Trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%). Trong đó, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty, do sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, nhận thầu các công trình nhà ở nên vào thời điểm cuối năm hàng tồn kho có giá trị rất lớn chủ yếu phản ánh giá trị nguyên vật liệu tồn kho và giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Các khoản phải thu có tỷ trọng lớn là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều. Tuy nhiên, sang năm 2010, nợ phải thu ngắn hạn và đặc biệt là hàng tồn kho đã giảm xuống đáng kể. Về nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều và chiếm tỉ lệ từ 40-55% tổng nguồn vốn. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 41.58% tổng nguồn vốn. Nhưng sang năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng nguồn vốn. Năm 2008, nợ phải trả chiếm 58.42% trong tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2010 tỷ trọng chỉ còn chiếm 45.28%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ giảm dần. Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2008 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2009 (%) VNĐ VNĐ VNĐ I. Tổng tài sản 51,468,239,202 100 65,163,252,587 100 26.61 65,889,419,612 100 1.11 A. Tài sản ngắn hạn 39,857,776,979 77.44 50,594,828,057 77.64 26.94 48,606,278,805 73.77 -3.93 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3,347,736,904 6.50 6,400,150,379 9.82 91.18 12,581,006,268 19.09 96.57 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 126,015,219 0.24 208,456,012 0.32 65.42 216,305,508 0.33 0.00 3. Nợ phải thu ngắn hạn 16,373,683,787 31.81 19,424,812,256 29.81 18.63 18,587,730,131 28.21 -4.31 4. Hàng tồn kho 19,109,317,287 37.13 23,728,510,384 36.41 24.17 16,250,857,924 24.66 -31.51 5. Tài sản ngắn hạn khác 901,023,782 1.75 832,899,026 1.28 -7.56 970,378,974 1.47 16.51 B. Tài sản dài hạn 11,610,462,223 22.56 14,568,424,529 22.36 25.48 17,283,140,807 26.23 18.63 1. Nợ phải thu dài hạn 16,781,974 0.03 13,963,745 0.02 -16.79 10,132,852 0.02 -27.43 2. Tài sản cố định 11,353,021,904 22.06 14,323,778,842 21.98 26.17 16,980,969,189 25.77 18.55 3. Đầu tư tài chính dài hạn 240,658,345 0.47 230,681,942 0.35 -4.15 292,038,766 0.44 26.60 4. Tài sản dài hạn khác 268,170,412 0.52 243,186,707 0.37 -9.32 300,086,481 0.46 23.40 II. Nguồn vốn 51,468,239,202 100 65,163,252,587 100 26.61 65,889,419,612 100 1.11 A. Nợ phải trả 30,069,198,977 58.42 35,000,249,484 53.71 16.40 29,833,214,804 45.28 -14.76 1. Nợ ngắn hạn 25,898,812,457 50.32 29,793,074,434 45.72 15.04 24,224,021,592 36.76 -18.69 2. Nợ dài hạn 4,170,386,520 8.10 5,207,175,050 7.99 24.86 5,609,193,212 8.51 7.72 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 21,399,040,225 41.58 30,163,003,103 46.29 40.95 36,056,204,809 54.72 19.54 1. Vốn chủ sở hữu 21,325,220,941 41.43 30,040,285,758 46.10 40.87 35,854,628,499 54.42 19.36 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 73,819,284 0.14 122,717,345 0.19 66.24 201,576,310 0.31 64.26 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010) Biểu đồ 2: Cơ cấu và tăng trưởng tài sản Biểu đồ 3 : Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty cho thấy trạng thái hoạt động của công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tương ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của công ty phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – thương mại. Giá trị và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Để có cái nhìn cụ thể hơn chúng ta cùng đi vào xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. 2.3.1. Phân tích chung Nếu vốn cố định phản ánh quy mô, trình độ trang bị máy móc kỹ thuật của một đơn vị thì vốn lưu động phản ánh các yếu tố đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục, đều đặn. Sự biến động của vốn lưu động và sự tăng giảm các yếu tố cấu thành có thể cho ta thấy được tình trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sự biến động của vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 1. Vốn lưu động Triệu đồng 39,858 50,595 48,606 2. Tổng tài sản Triệu đồng 51,468 65,163 65,889 3. Tỷ trọng vốn lưu động % 77.44 77.64 73.77 4. Mức tăng vốn lưu động Triệu đồng 10,737 -1,989 5. Tốc độ tăng vốn lưu động % 26.94 -3.93 6. Mức tăng tài sản Triệu đồng 13,695 726 7. Tốc độ tăng tài sản % 26.61 1.11 Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn. Qua 3 năm đều chiếm trên 70%, tỷ trọng này đối với công ty thì không có gì là bất hợp lý. Vì công ty là một doanh nghiệp thương mại – xây dựng nên hàng tồn kho và khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2008 và năm 2009 vốn lưu động đều chiếm trên 75% tổng tài sản. Năm 2010, tổng tài sản có tăng lên 726 triệu đồng (tương ứng tăng 1.11%) trong khi vốn lưu động lại giảm xuống 3.93%. Điều đó làm cho tỷ trọng vốn lưu động từ chiếm 77.64% năm 2009 giảm xuống, chỉ còn chiếm 73.77% tổng tài sản, tương ứng với 48,606 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty không những đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại và dây chuyền sản xuất tại. Có thể là do hàng tồn kho bị ứ đọng đã giảm, nợ thu hồi được. Cụ thể điều này là do đâu, tốt hay xấu, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở những phần tiếp theo. 2.3.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Cơ cấu của vốn lưu động và sự thay đổi qua các năm được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2008 Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2009 (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) Tổng vốn lưu động 39,858 100 50,595 100 10,737 26.94 48,606 100 -1,989 -3.93 Vốn bằng tiền 3,348 8.40 6,400 12.65 3,052 91.18 12,581 25.88 6,181 96.57 Đầu tư tài chính ngắn hạn 126 0.32 208 0.41 82 65.42 216 0.45 8 3.77 Khoản phải thu 16,374 41.08 19,425 38.39 3,051 18.63 18,588 38.24 -837 -4.31 Hàng tồn kho 19,109 47.94 23,729 46.90 4,619 24.17 16,251 33.43 -7,478 -31.51 Tài sản lưu động khác 901 2.26 833 1.65 -68 -7.56 970.38 2.00 137 16.51 Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn lưu động của công ty Nhìn tổng thể ta thấy trong cơ cấu vốn lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn, hàng tồn kho chiếm hơn 45% trong 2 năm 2008, 2009 còn nợ phải thu thì luôn chiếm trên 38% trong cả 3 năm. Việc tăng lên hay giảm đi của nợ phải thu có thể là do công ty tăng giảm bán chịu cho khách hàng nên sự tăng giảm này là chủ động từ phía công ty, do đó không thể kết luận là quản lý và sử dụng kém hiệu quả các khoản phải thu Sau đây là Bảng phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động: Chỉ tiêu Bảng 4: Bảng phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2008 Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2009 VNĐ (%) VNĐ (%) (%) VNĐ (%) (%) Tổng vốn lưu động 39,857,776,979 100 50,594,828,057 100 26.94 48,606,278,805 100 -3.93 1. Vốn bằng tiền 3,347,736,904 8.40 6,400,150,379 12.65 91.18 12,581,006,268 25.88 96.57 - Tiền mặt tại quỹ 1,492,086,338 3.74 2,940,062,031 5.81 97.04 5,144,755,516 10.58 74.99 - Tiền gửi ngân hàng 1,855,650,566 4.66 3,460,088,348 6.84 86.46 7,436,250,752 15.30 114.92 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 126,015,219 0.32 208,456,012 0.41 65.42 216,305,508 0.45 3.77 - Đầu tư ngắn hạn 131,672,755 0.33 211,552,135 0.42 60.67 216,305,508 0.45 2.25 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (5,657,536) (0.01) (3,096,123) (0.01) -45.27 0 0.00 -100 3. Khoản phải thu 16,373,683,787 41.08 19,424,812,256 38.39 18.63 18,587,730,131 38.24 -4.31 - Phải thu khách hàng 10,943,944,418 27.46 13,857,080,985 27.39 26.62 12,798,022,566 26.33 -7.64 - Trả trước cho người bán 4,031,259,702 10.11 3,928,257,235 7.76 -2.56 4,180,254,428 8.60 6.41 - Phải thu nội bộ 942,902,152 2.37 958,411,391 1.89 1.64 953,854,135 1.96 -0.48 - Các khoản phải thu khác 461,973,540 1.16 685,097,164 1.35 48.30 659,618,154 1.36 -3.72 - Dự phòng phải thu khó đòi (6,396,025) (0.02) (4,034,519) (0.01) -36.92 (4,019,152) (0.01) -0.38 4. Hàng tồn kho 19,109,317,287 47.94 23,728,510,384 46.90 24.17 16,250,857,924 33.43 -31.51 - Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 7,696,977,792 19.31 9,865,493,000 19.50 28.17 7,030,214,520 14.46 -28.74 - Công cụ, dụng cụ tồn kho 4,867,801,230 12.21 4,296,123,605 8.49 -11.74 3,825,208,184 7.87 -10.96 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 6,463,142,893 16.22 9,470,877,896 18.72 46.54 5,290,781,250 10.88 -44.14 - Thành phẩm tồn kho 81,395,372 0.20 96,015,883 0.19 17.96 104,653,970 0.22 9.00 6. Tài sản lưu động khác 901,023,782 2.26 832,899,026 1.65 -7.56 970,378,974 2.00 16.51 - Tạm ứng 352,018,700 0.88 294,260,000 0.58 -16.41 369,023,650 0.76 25.41 - Chi phí trả trước 304,258,159 0.76 317,159,320 0.63 4.24 385,921,000 0.79 21.68 - Ký cược, ký quỹ ngắn hạn 244,746,923 0.61 221,479,706 0.44 -9.51 215,434,324 0.44 -2.73 (Nguồn: Bảng cân đối kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010) Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo các hình thái biểu hiện của vốn lưu động nhằm đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của công ty. Nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động. Qua bảng số liệu trước hết ta thấy vốn lưu động năm 2009 tăng 26.94% so với năm 2008 (tương đương 10,737,051,078 đồng) nhưng sang năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 1,988,549,253 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 3.93%. Ta hãy đi vào phân tích cụ thể vốn lưu động trong ba năm qua để hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại có sự tăng, giảm vốn lưu động như trên. Đi sâu vào phân tích từng khoản mục ta thấy: 2.3.2.1. Vốn bằng tiền Là khoản chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn lưu động của công ty. Tiền của công ty được giữ dưới hình thức tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, phần lớn tiền của công ty đều gửi ngân hàng dưới dạng tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi có kỳ hạn. Công ty có tài khoản ở ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng... và quan hệ thường xuyên với các ngân hàng nên nhận được nhiều ưu đãi hơn khi vay hoặc khi thanh toán, khi trên tài khoản không đủ số dư có thể được ngân hàng cho phép thấu chi hoặc được cấp hạn mức với lãi suất ưu đãi. Như thế sẽ hạn chế được rủi ro và dể dàng trong thanh toán. Trong năm 2009, lượng vốn lưu động bằng tiền của công ty tăng lên 91.18% so với năm 2008 (tương ứng với 3,052 triệu đồng). Nguyên nhân là do tiền gửi ngân hàng tăng lên 86.46% (hay tăng lên 1,608 triệu đồng) và tiền mặt tăng lên 97.04% tương ứng với 1,448 triệu đồng. Sự tăng lên của vốn bằng tiền có thể giúp doanh nghiệp có một khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Tuy nhiên lượng tiền mặt tăng lên hơn 1.9 lần không hẳn là điều tốt bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào thì lượng tiền mặt không nên dự trữ quá nhiều. Năm 2010, lượng vốn bằng tiền lại tiếp tục tăng cao, đạt 12,581 triệu đồng, tăng 96.57% so với năm 2009. Vốn bằng tiền của công ty tăng là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều tăng, đặc biệt là khoản tiền gửi ngân hàng. Cụ thể là do tiền gửi ngân hàng tăng 114.92% (tương ứng với 3,976 triệu đồng) và tiền mặt tăng 74.99% (tương ứng với 2,205 triệu đồng). Với lượng vốn bằng tiền lớn như thế này công ty có thể chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty là rất lớn nhưng khi đó tiền sẽ không sinh lãi và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, gây lãng phí và ứ đọng vốn. 2.3.2.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là các khoản cho vay ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động nhưng có xu hướng tăng dần lên cho thấy công ty ngày càng chuyển hướng sử dụng vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi sang các hoạt động tài chính ngắn hạn. 2.3.2.3. Các khoản phải thu Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì việc tồn tại các khoản phải thu như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán là không thể tránh khỏi. Thậm chí, đó còn là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như việc bán chịu cho khách hàng được xem như là một biện pháp giúp doanh nghiệp dễ tiêu thụ sản phẩm của mình hơn. Thế nhưng, nếu khoản phải thu quá lớn thì lại là không tốt vì lúc đó công ty đang bị chiếm dụng một lượng vốn lưu động lớn, gây lãng phí về vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. . Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của công ty trong năm 2008 là 16,374 triệu đồng (tương đương 41.08% tổng vốn lưu động). Qua một năm hoạt động thì con số này tăng hơn 3 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18.63%, đạt 19,425 triệu đồng nhưng tỷ trọng khoản phải thu lại giảm xuống, chỉ còn chiếm 38.39% tổng vốn lưu động. Điều này là do mức tăng của khoản phải thu nhỏ hơn mức tăng của tổng vốn lưu động (tổng vốn lưu động tăng 26.94% so với năm 2008). Đến năm 2010, các khoản phải thu giảm xuống, tốc độ giảm khoảng 4.31% nên tỷ trọng các khoản phải thu chỉ còn chiếm 38.24%. Việc khoản phải thu giảm xuống trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao là tín hiệu đáng mừng cho công ty vì nó chứng tỏ công ty đang tích cực thu hồi nợ, tránh gây ứ đọng vốn cũng như sự nổ lực và cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các khoản phải thu giảm được minh chứng bằng đường cong đi xuống ở biểu đồ sau: Biểu đồ 5: Sự biến động khoản phải thu Và để đánh giá rõ hơn tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng các khoản phải thu ta xem xét thông qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1. Doanh thu thuần VNĐ 92,133,344,138 157,431,435,536 183,737,608,723 2. Thuế GTGT đầu ra VNĐ 993,102,481 805,319,867 3. Giá trị khoản phải thu bình quân VNĐ 17,899,248,022 19,006,271,194 4. Số vòng quay nợ phải thu (4)=((1)+(2))/(3) Vòng 8.851 9.710 5. Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu (5)=360/(4) Ngày 41 37 Qua bảng phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng khoản phải thu có xu hướng tăng. Trong cả hai năm 2009, 2010 thì hơn một tháng công ty mới có thể thu hồi được các khoản tín dụng. Tuy nhiên, số ngày 1 vòng quay nợ phải thu giảm dần. Năm 2009, công ty phải mất 41 ngày mới quay được 1 vòng nợ phải thu, tương đương với 8.851 lần thu hồi nợ phải thu. Sang năm 2010, số vòng quay nợ phải thu tăng 0.859 vòng nên chỉ cần 37 ngày thì đã quay được 1 vòng. Số vòng quay nợ phải thu đạt 9.710 vòng, tăng lên so với năm 2009, đó là do số dư bình quân các khoản phải thu chỉ tăng 6.18% trong khi doanh thu thuần và thuế giá trị gia tăng đầu ra tăng 16.49%. Thời gian tới công ty cần phải tiếp tục chú trọng tìm biện pháp thu hồi nhanh các khoản bị chiếm dụng nhằm đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, giảm số ngày của kỳ thu tiền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.3.2.4. Hàng tồn kho Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì khoản vốn này cũng chiếm tỷ trọng lớn, nhưng vấn đề là phải lớn ở mức hợp lý, tức đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục không nhiều quá gây ứ đọng vốn, không thiếu gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh hoặc làm mất cơ hội kinh doanh. Trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty năm 2008, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất (47.94%), đến năm 2009 hàng tồn kho tăng mạnh làm chênh lệch về mặt tuyệt đối trong hai năm là 4,619 triệu đồng. Các khoản mục còn lại đều tăng đáng kể, trong đó nhiều nhất là khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tăng gần 3,008 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 46.54%. Theo điều tra số liệu các khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn và có mức tăng trưởng nhanh như vậy là do sang năm 2010 công ty tiếp tục tăng khối lượng sản phẩm kinh doanh . Sang năm 2010, các khoản mục đều giảm. Chính điều này đã góp phần làm cho tổng hàng tồn kho giảm mạnh 7,478 triệu đồng với tỷ lệ 31.51%, một phần là do quy mô kinh doanh trong năm không tăng, một phần do công ty thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường cùng với chính sách bán hàng hợp lý. Ta nhận thấy: Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty, khoản mục nguyên vật liệu tồn kho và chi phí kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn. Và như chúng ta đã biết, để nâng cao tốc độ luân chuyển của vốn lưu động cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Vì vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta nên xem xét một số chỉ tiêu liên quan sau: Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1. Giá vốn hàng bán VNĐ 83,521,830,917 140,285,992,007 164,312,930,621 2. Giá trị HTK bình quân VNĐ 21,418,913,836 19,989,684,154 3. Số vòng quay HTK (3)=(1)/(2) Vòng 6.550 8.220 4. Số ngày 1 vòng quay HTK (4)=360/(3) Ngày 55 44 Qua bảng phân tích trên ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 có xu hướng tăng dần. Năm 2009, hàng tồn kho chỉ quay được 6.55 vòng nên mỗi vòng quay hết 55 ngày. Sang năm 2010, sự tăng lên của giá vốn hàng bán (17.13%, tương đương 24,027 triệu đồng) và sự sụt giảm của giá trị hàng tồn kho bình quân (1,429 triệu đồng) khiến số vòng quay hàng tồn kho tăng 1.67 vòng so với năm 2009, đạt 8.22 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho tăng nên hệ quả tất yếu là số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống, sang năm 2010 công ty chỉ còn cần 44 ngày để quay 1 vòng giá trị hàng tồn kho trung bình, giảm 11 ngày so với năm 2009. Điều đó cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty qua các năm là tốt dần lên mặc dù tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chưa cao. Cụ thể là sang năm 2010 công ty đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường cùng với chính sách bán hàng hợp lý (khuyến mại theo khối lượng, khuyến mại nhận hàng tại ga, cảng; tăng cường công tác tiếp thị, chào hàng...) đã góp phần giảm đi một lượng lớn hàng tồn kho. 2.3.2.5. Tài sản lưu động khác Qua bảng phân tích trên ta thấy tài sản lưu động khác của công ty qua các năm có nhiều biến đổi. Năm 2009, vốn đầu tư cho tài sản lưu động khác của công ty giảm 7.56% so với năm 2008 (tương ứng với 68.125 triệu đồng). Nguyên nhân là do khoản tạm ứng giảm 16.41% (tương ứng với 57,758,700 đồng) và khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn giảm 9.51% (tương ứng với 23,267,216 đồng). Năm 2010, tài sản lưu động khác lại tăng lên 16.51% so với năm 2009 (tương ứng với 137 triệu đồng). Trong đó khoản tạm ứng và chi phí trả trước tăng 143 triệu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp II - Đà Nẵng.doc
Tài liệu liên quan