Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cao su Việt Trung tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của công ty cho thấy, các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ (bình quân 57,46%) và có chiều hướng giảm dần, đồng thời các khoản tiền khách hàng ứng trước cho Công ty lại tăng dần, song hệ số thanh toán của công ty lại giảm dần qua các năm, thoạt nhìn đây là điều mâu thuẩn, tuy nhiên có thể lý giải bởi: tốc độ thanh toán các khoản nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã làm cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 là chưa tốt, trong lúc đó số dư khoản phải thu qua các năm còn rất lớn. Đây là nhược điểm của Công ty khi để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.

doc156 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cao su Việt Trung tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chỉ dừng lại ở chỉ tiêu này thì chúng ta chưa thể kết luận đầy đủ được việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay chưa. Để đánh giá toàn diện hơn cần tìm hiểu các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn kinh doanh của nó. Trước hết, tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng qua các năm, thực tế là: năm 2005, cứ 1.000 đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ tạo ra 57,0 đồng lợi nhuận; tương ứng ở năm 2006 là 99,4 đồng lợi nhuận, tăng lên 42,4 đồng so với năm 2005 và ở năm 2007 là 128,9 đồng lợi nhuận, tăng 29,5 đồng so với năm 2006 và tăng 71,9 đồng so với năm 2005. Hai là, suất hao phí vốn kinh doanh có chiều hướng giảm, biểu hiện sự tiết kiệm chi phí trong việc sử dụng vốn của Công ty; cụ thể: năm 2005, để tạo ra được một đồng doanh thu, Công ty phải cần bỏ ra 2,0027 đồng vốn kinh doanh; con số này ở năm 2005 là 1,4297 đồng, tiết kiệm được 0,573 đồng so với 2005 và ở năm 2007 là 1,1776 đồng, tiết kiệm được 0,2521 đồng so với năm 2006 và 0,8251 đồng so với 2005. Từ phân tích ở trên cho thấy, việc sử dụng vốn kinh doanh nhìn chung là tốt, nhưng vẫn còn ở mức thấp, tỷ suất sinh lợi đạt bình quân ở mức 9,51%, chỉ xấp xỉ với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Để biết được nguyên nhân nào đã tác động đến việc sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cần phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến nó. 2.2.2.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động doanh thu Để tiến hành lượng hoá sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng vốn kinh doanh đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết chúng ta xem xét mối quan hệ giữa doanh thu, vốn kinh doanh và hiệu suất sử dụng vốn. Từ số liệu ở Bảng 2.9 cùng với việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn có thể lượng hoá sự ảnh hưởng của vốn kinh doanh và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đến doanh thu của Công ty; kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 2.10. Bảng 2.10: Ảnh hưởng của vốn kinh doanh và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đến doanh thu So sánh Chênh lệch doanh thu (R) Do ảnh hưởng của các nhân tố tr.đ % Vốn kinh doanh Hiệu suất sử dụng VKD tr.đ % tr.đ % 2006 với 2005 25.303 47,25 2.741 5,12 22.562 42,13 2007 với 2006 12.941 16,41 -3.243 -4,11 16.184 20,52 2007 với 2005 38.244 71,41 426 0,8 37.818 70,61 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Kết quả số liệu ở bảng 2.10 cho thấy: Năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 25.303 triệu đồng, tương ứng 47,25% do tác động bởi hai nguyên nhân đó là: vốn kinh doanh tăng lên 5.490 triệu đồng tương ứng 5,12% làm cho doanh thu tăng lên 2.741 triệu đồng, tương ứng 5,12%; hiệu suất sử dụng vốn tăng lên 0,2002 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 22.562 triệu đồng, tương ứng 42,13%. Bước sang năm 2007, doanh thu tăng so với năm 2006 là 12.941 triệu đồng, tương ứng 16,41%. Sở dĩ như vậy là do hai nguyên nhân: một là, vốn kinh doanh giảm đi 4.637 triệu đồng, tương ứng 4,11% đã làm cho doanh thu giảm 3.243 triệu đồng, tương ứng 4,11%; hai là, hiệu suất sử dụng vốn tăng lên 0,1497 lần dẫn đến doanh thu tăng lên 16.184 triệu đồng, tương ứng 20,52%. Năm 2007 so với 2005, doanh thu tăng lên là 38.244 triệu đồng, tương ứng 71,41%, do ảnh hưởng bởi hai nguyên nhân đó là: vốn kinh doanh tăng 853 triệu đồng, tương ứng 0,8% đã làm cho doanh thu tăng lên 426 triệu đồng, tương ứng 0,8%; hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,3499 lần dẫn đến doanh thu tăng lên 37.818 triệu đồng, tương ứng 70,61%. Như vậy, doanh thu năm 2006 tăng lên so với năm 2005 chủ yếu là theo chiều sâu (nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh chiếm ưu thế hơn) và năm 2007 so với năm 2006 mặc dầu vốn kinh doanh giảm đi (-4.637 triệu đồng) đã làm cho doanh thu giảm giảm (-3.243 triệu đồng), nhưng do tăng hiệu suất sử dụng vốn lên 0,1497 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 16.184 triệu đồng, kết quả đã làm tổng doanh thu tăng lên 12.941 đồng điều này đã chứng tỏ nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là nguyên nhân chủ yếu tăng doanh thu của Công ty. Đây là xu hướng đáng mừng, Công ty cần duy trì và phát huy. 2.2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động lợi nuận Cũng từ số liệu trong Bảng 2.9 và sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sẽ lượng hoá được sự ảnh hưởng của yếu tố vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đến biến động lợi nhuận Công ty; kết quả trình bày ở bảng 2.11. Bảng 2.11: Ảnh hưởng của vốn kinh doanh và tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh đến lợi nhuận So sánh Chênh lệch lợi nhuận (P) Do ảnh hưởng của các nhân tố tr.đ % Vốn kinh doanh Tỷ suất sinh lợi VKD tr.đ % tr.đ % 2006 với 2005 5.092 83,26 312 5,12 4.780 78,14 2007 với 2006 2.728 24,34 -461 -4,11 3.189 28,45 2007 với 2005 7.820 127,86 48 0,8 7.772 127,06 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Số liệu ở bảng cho thấy: năm 2006 lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 5.092 triệu đồng, tương ứng 83,26% do tác động bởi hai nguyên nhân: vốn kinh doanh tăng 5.490 triệu đồng, tương ứng 5,12% làm cho lợi nhuận tăng lên 312 triệu đồng, tương ứng 5,12%; tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng 0,0424 lần đã làm cho lợi nhuận tăng lên 4.780 triệu đồng, tương ứng 78,14%. Năm 2007, lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 2.728 triệu đồng, tương ứng 24,34%. Sở dĩ như vậy là vì: một là, vốn kinh doanh giảm đi 4.637 triệu đồng, tương ứng 4,11% đã làm cho lợi nhuận giảm 461 triệu đồng, tương ứng 4,11%; hai là, tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng 0,0295 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 3.189 triệu đồng, tương ứng 28,45%. Bằng cách tương tự, nếu so sánh năm 2007 với 2005, lợi nhuận tăng lên là 7.820 triệu đồng, tương ứng 127,86%. Có hai nguyên nhân, đó là: vốn kinh doanh tăng 853 triệu đồng, tương ứng 0,8% đã làm cho lợi nhuận tăng 48 triệu đồng, tương ứng 0,8%; tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng 0,0719 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 7.772 triệu đồng, tương ứng 127,06%. Từ sự phân tích ở trên cho thấy, lợi nhuận đã tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu do tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Công ty năm sau cao hơn năm trước, điều này cũng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng tốt. Vốn kinh doanh của Công ty, nếu xét theo tính chất luân chuyển bao gồm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng từng thành phần vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao chứng tỏ cơ cấu vốn hay cấu trúc vốn càng hợp lý và hiệu quả sử dụng các loại vốn bộ phận nói trên càng tốt. 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Vốn cố định là lượng tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Do tính đặc thù, vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn và được thu hồi trong một thời gian dài tương ứng với thời gian sử dụng tài sản cố định. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả sử dụng đồng vốn tại các doanh nghiệp nói chung và Công ty cao su Việt Trung nói riêng. Bảng 2.12: Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 2007/2005 +/- % +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu tr.đ 53.552 78.855 91.796 25.303 47,25 12.941 16,41 38.244 71,41 2. Lợi nhuận sau thuế tr.đ 6.116 11.208 13.936 5.092 83,26 2.728 24,34 7.820 127,86 3. Vốn cố định bình quân tr.đ 82.029 102.203 97.865 20.174 24,59 -4.338 -4,24 15.836 19,31 4. Vốn lưu động bình quân tr.đ 25.218 10.534 10.235 -14.684 -58,23 -299 -2,84 -14.983 -59,41 5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định lần 0,6528 0,7715 0,9380 0,1187 - 0,1665 - 0,2852 - 6. Tỷ suất sinh lợi vốn cố định lần 0,0746 0,1096 0,1424 0,0350 - 0,0328 - 0,0678 - 7. Suất hao phí vốn cố định lần 1,5318 1,2961 1,0661 -0,2357 - -0,2300 - -0,4657 - 8. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (vòng) lần 2,1236 7,4860 8,9690 5,3624 - 1,4830 - 6,8454 - 9. Độ dài vòng quay vốn lưu động ngày 170 48 40 -112 - -8 - -130 - 10. Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động lần 0,2425 1,0640 1,3616 0,8251 - 0,2976 - 1,1191 - 11. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động lần 0,4710 0,1336 0,1115 -0,3374 - -0,0221 - -0,3595 - 12. Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,6900 0,3823 0,4560 -0,3077 -44,59 0,0737 19,28 -0,2340 -33,91 13. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời lần 0,7100 0,3824 0,4730 -0,3276 -46,14 0,0906 23,69 -0,2370 -33,38 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty 70 Căn cứ bảng số liệu 2.12, cho thấy hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty đạt chưa cao nhưng đang dần đi vào ổn định. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua ba năm đều có chiều hướng tăng lên. Năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 0,7716 lần, so với 2005 tăng 0,1188 lần; năm 2007 chỉ tiêu này đạt 0,938 lần so với năm 2006 tăng 0,1664 lần và so với năm 2005 tăng 0,2852 lần. Điều này có nghĩa là năm 2005, một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 0,6528 đồng doanh thu; tương ứng ở năm 2006 là 0,7716 đồng doanh thu, tăng lên so với năm 2005 là 0,1188; năm 2007 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 0,938 đồng doanh thu, tăng lên so với năm 2006 là 0,1164 đồng và so với năm 2005 là 0,2852 đồng. Về hiệu quả sử dụng vốn cố định (tỷ suất sinh lợi vốn cố định) cũng có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể. Tỷ suất sinh lợi vốn cố định: năm 2005, cứ 100 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ tạo ra 7,46 đồng lợi nhuận; năm 2006 tương ứng tạo ra được 11 đồng lợi nhuận, tăng 3,54 đồng so với năm 2005; năm 2007 là 14,24 đồng lợi nhuận, tăng 3,24 đồng so với năm 2006 và tăng 6,78 đồng so với năm 2005. Mặc dù mức tăng còn khiêm tốn, nhưng đây là kết quả đáng ghi nhận. Bảng 2.12 còn cho thấy, suất hao phí vốn cố định có chiều hướng giảm qua các năm, biểu hiện sự tiết kiệm vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2005, để tạo ra được một đồng doanh thu, Công ty cần phải bỏ ra 1,5318 đồng vốn cố định; năm 2006 con số này là 1,2961 đồng, tiết kiệm được 0,2357 đồng vốn cố định so với 2005; năm 2007 tương ứng là 1,0661 đồng, tiết kiệm được 0,23 đồng vốn cố định so với năm 2006 và 0,4657 đồng vốn cố định so với năm 2005. Từ phân tích đó cho thấy, việc sử dụng vốn cố định của Công ty có chiều hướng tốt nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Nguyên nhân của vấn đề này là do những năm gần đây Công ty đầu tư mạnh vào xây dựng cơ bản, trồng mới 600 ha rừng cao su nguyên liệu nhưng chưa đến tuổi khai thác, đầu tư mở rộng Khách sạn Phú Quí đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản dỡ dang, đã làm cho đồng vốn cố định chưa phát huy được hiệu quả của nó, hy vọng rằng trong những năm tới suất sinh lợi vốn cố định của Công ty còn khả quan hơn nhiều. 2.2.2.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn cố định đến doanh thu của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Sử dụng số liệu trong Bảng 2.12, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định đến doanh thu của Công ty, kết quả tính toán được trình bày ở Bảng 2.13. Bảng 2.13: Ảnh hưởng của vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định đến doanh thu So sánh Chênh lệch doanh thu (R) Do ảnh hưởng của các nhân tố tr.đ % Vốn cố định Hiệu suất sử dụng VCĐ tr.đ % tr.đ % 2006 với 2005 25.303 47,25 13.170 24,59 12.133 22,66 2007 với 2006 12.941 16,41 -3.348 -4,24 16.289 20,65 2007 với 2005 38.244 71,41 10.334 19,31 27.910 52,10 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Bảng 2.13 thể hiện: năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 25.303 triệu đồng, tương ứng 47,25% là do hai nguyên nhân: vốn cố định tăng 20.174 triệu đồng, tương ứng 24,59% làm cho doanh thu tăng 13.170 triệu đồng, tương ứng 24,59%; hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,1187 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 12.133 triệu đồng tương ứng 22,66%. Năm 2007 doanh thu tăng lên so với năm 2006 là 12.941 triệu đồng, tương ứng 16,41%. Sở dĩ như vậy là do: trước hết vốn cố định giảm đi 4.338 triệu đồng, tương ứng giảm 4,24% đã làm cho doanh thu giảm 3.348 triệu đồng, tương ứng 4,24%; tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn cố định lại tăng lên 0,1665 lần dẫn đến doanh thu tăng lên 16.289 triệu đồng, tương ứng 20,65%, điều này đã làm cho doanh thu cả năm cũng tăng lên. Tương tự, nếu so sánh năm 2007 với 2005, doanh thu tăng lên là 38.244 triệu đồng, tương ứng 71,41% là do hai nguyên nhân: vốn cố định tăng 15.836 triệu đồng, tương ứng 19,31% đã làm cho doanh thu tăng lên 10.334 triệu đồng, tương ứng 19,31%; hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,2852 lần dẫn đến doanh thu tăng 27.910 triệu đồng, tương ứng 52,1%. Từ phân tích trên, ta có thể thấy doanh thu năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 25.303 triệu đồng; năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 12.941 triệu đồng và so với năm 2005 là 38.244 triệu đồng chủ yếu là do chiều sâu (nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định). Đây là sự cố gắng đáng ghi nhận trong việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp, trong những năm tới, Công ty cần tiếp tục nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định, coi đây là một trong những biện pháp chủ yếu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn cố định đến lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Để thấy được ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận, ta xem xét Bảng 2.14 sau đây. Bảng 2.14: Ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận So sánh Chênh lệch lợi nhuận (P) Do ảnh hưởng của các nhân tố tr.đ % Vốn cố định Tỷ suất sinh lợi VCĐ tr.đ % tr.đ % 2006 với 2005 5.092 83,26 1.504 24,59 3.588 58,67 2007 với 2006 2.728 24,34 -476 -4,24 3.204 28,58 2007 với 2005 7.820 127,86 1.181 19,31 6.639 108,55 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy: năm 2006 lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 5.029 triệu đồng, tương ứng 83,26% do tác động bởi hai nguyên nhân: vốn cố định tăng lên 20.174 triệu đồng, tương ứng 24,59% làm cho lợi nhuận tăng 1.504 triệu đồng, tương ứng 24,59%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,035 lần đã làm cho lợi nhuận tăng lên 3.588 triệu đồng, tương ứng 58,67%. Năm 2007, lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 2.728 triệu đồng, tương ứng 24,34%. Sở dĩ như vậy là do: trước hết, vốn cố định giảm đi 4.338 triệu đồng, tương ứng 4,24% đã làm cho lợi nhuận giảm 476 triệu đồng, tương ứng 4,24%; tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi vốn cố định lại tăng lên 0,0328 lần dẫn đến lợi nhuận tăng lên 3.204 triệu đồng, tương ứng 28,58%, điều này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận cả năm cũng tăng lên. Nếu so sánh năm 2007 với 2005, lợi nhuận tăng là 7.820 triệu đồng, tương ứng 127,86%, nguyên nhân do: vốn cố định tăng lên 15.836 triệu đồng, tương ứng 19,31% đã làm cho lợi nhuận tăng 1.181 triệu đồng, tương ứng 19,31%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,0678 lần dẫn đến lợi nhuận tăng lên 6.639 triệu đồng, tương ứng 108,55%. Qua phân tích, thấy rằng lợi nhuận tăng lên các năm chủ yếu là do Công ty đã nâng cao tỷ suất sinh lợi vốn cố định. Điều này chứng tỏ đây là xu hướng phát triển đúng, doanh nghiệp cần phát huy trong thời gian tới. 2.2.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án đầu tư của Công ty Đầu tư trồng rừng cao su nguyên liệu là dự án dài hạn của Công ty, nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình đến năm 2010. Để đánh giá hiệu quả dự án trồng mới 600ha cao su, ta xem xét số liệu tính toán được ở bảng 2.15: Bảng 2.15: Đánh giá tài chính hiệu quả vốn đầu tư của Công ty, dự án trồng mới 600 ha cao su năm 2005, 2006, 2007 và năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 1. Vốn đầu tư hiện tại hoá tr đồng 23.300,385 2. Thu nhập hiện tại hoá tr đồng 40.054,234 3. Thu nhập thuần của dựa án (NPV) tr đồng 17.553,849 4. Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn đầu tư lần 0,75 5. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư bình quân năm (RR) % 8,95 6. Hệ số chiết khấu (r) % 8,4 7. Hệ số thu hồi vốn nội bộ (IRR) % 12,57 8. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm của dự án (T) năm 8 năm, 5 tháng Nguồn: số liệu của công ty và tính toán của tác giả ; Phụ lục 15 Từ bảng số liệu 2.15 cho thấy: NPV của dự án là +17.553,849 triệu đồng chứng tỏ dự án đầu tư trồng 600 ha cao su của Công ty có hiệu quả; r = 8,4% là lãi suất vay vốn ưu đãi của dự án, chỉ tiêu IRR = 12,57% cho thấy dự án có thể chấp nhận được mức lãi suất vay từ 8,4% đến dưới 12,57%. Xét tình hình thực tế sản xuất của Công ty và thị trường cao su nguyên liệu xuất khẩu năm 2007 trên thế giới, dự án trồng cao su của công ty mang lại hiệu quả cao, Công ty cần mạnh dạn đầu tư. 2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Vốn lưu động là một bộ phận vốn cấu thành trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty cao su Việt Trung, vốn lưu động chiếm tỷ trọng trong vốn kinh doanh không lớn nhưng việc nâng cao hiệu quả sử dụng bộ phận vốn này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Số liệu ở Bảng 2.12, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tuy chưa cao lắm nhưng có chiều hướng tăng trưởng rất tốt. Hiệu suất sử dụng (số vòng quay) vốn lưu động của Công ty có chiều hướng tăng lên rất nhanh: năm 2006, vốn lưu động bình quân quay được 7,486 vòng, so với 2005 tăng 5,3624 vòng; năm 2007 quay được 8,969 vòng, so với năm 2006 tăng 1,483 vòng và so với năm 2005 tăng 6,8454 vòng. Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm 2005 tạo ra 2,1236 đồng doanh thu.; năm 2006 tạo ra 7,486 đồng doanh thu, tăng so với năm 2005 là 5,3624 đồng; năm 2007 tạo ra 8,969 đồng doanh thu, so với năm 2006 tăng 1,483 đồng và so với năm 2005 tăng 6,8454 đồng doanh thu. Số vòng quay tăng rất nhanh nên độ dài một vòng quay được rút ngắn lại là rất lớn. Nếu như năm 2005 để thực hiện một vòng mất 170 ngày, thì năm 2006 chỉ còn mất 48 ngày và năm 2007 chỉ mất 40 ngày. Như vậy là so với năm 2005, một vòng quay năm 2006 được hoàn thành sớm hơn 122 ngày; năm 2007 so với năm 2006 sớm hơn 8 ngày và so với năm 2005 rút ngắn được 130 ngày. Đây chính là kết quả đáng trân trọng của Công ty. Để thấy rõ kết quả vượt bậc này, chúng ta cần tìm hiểu thêm các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn lưu động của Công ty qua các năm. Cũng với số liệu ở bảng 2.12. Tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn lưu động của Công ty diễn biến theo chiều hướng rất tốt, cụ thể: Trước tiên, đối với tỷ suất sinh lợi vốn lưu động: cứ 100 đồng vốn lưu động tham gia hoạt động kinh doanh trong năm 2005 tạo ra 24,25 đồng lợi nhuận; năm 2006 tạo ra được 106,4 đồng, tăng 82,15 đồng so với năm 2005; năm 2007 tạo ra được 136,16 đồng lợi nhuận, tăng 29,76 đồng so với năm 2006 và tăng 111,91 đồng so với năm 2005. Thứ đến, suất hao phí vốn lưu động có chiều hướng giảm, biểu hiện sự tiết kiệm vốn lưu động của Công ty: năm 2005 để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,471 đồng vốn lưu động, nhưng năm 2006 chỉ cần 0,1336 đồng, giảm được 0,3374 đồng so với năm 2005 và năm 2007 chỉ cần 0,1115 đồng, giảm được 0,0221 đồng so với năm 2006 và giảm được 0,3595 đồng so với năm 2005. Như vậy là giả sử suất hao phí vốn lưu động năm 2006 không giảm đi so với 2005, tức là vẫn bằng 0,471 lần thì lẽ ra để tạo được 78.855 triệu đồng doanh thu của năm 2006 Công ty buộc phải sử dụng 0,471 * 78.855 = 37.140 triệu đồng vốn lưu động, nhưng hiện tại năm 2006 vừa qua Công ty chỉ sử dụng 10.534 triệu đồng vốn lưu động, điều đó có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm được 26.606 triệu đồng vốn lưu động bình quân từ việc hạ thấp suất hao phí vốn lưu động. Tương ứng trong năm 2007 do Công ty đã cố gắng giảm 0,0221 lần so với năm 2006 nên cũng đã tiết kiệm được 0,1336 * 91.796 - 10.235 = 2.029 triệu đồng. Đây là sự nỗ lực lớn của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Công ty. Đi sâu nghiên cứu thực tế hoạt động của Công ty năm 2007 còn cho thấy, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng nhanh là do lãnh đạo của Công ty đã mạnh dạn đổi mới phương thức tiêu thụ làm cho lượng hàng tồn kho giảm mạnh; các khoản phải thu cũng có chiều hướng giảm, đặc biệt là các khoản phải thu nội bộ; các khoản nợ đến hạn được Công ty thanh toán đảm bảo làm cho vốn bằng tiền giảm là nguyên nhân chính làm cho vốn lưu động giảm, nhưng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả là điều đáng ghi nhận của tập thể Công ty. Việc dự trữ một lượng vốn bằng tiền ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với Công ty. Chính vì vậy, sau mỗi kỳ hoạt động các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình thanh toán nhằm đánh giá được năng lực tự chủ về tài chính của mình từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn. Số liệu ở Bảng 2.12 còn cho thấy khả năng thanh toán của Công ty. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Năm 2005, hệ số này là 0,69 lần, nghĩa là cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh đảm bảo được 69 đồng; năm 2006 hệ số là 0,3823 lần, giảm 0,3077 lần tương ứng giảm 44,59% so với năm 2005; năm 2007 hệ số này là 0,456 lần, tăng lên 0,0737 lần so với năm 2006, tương ứng 19,28% và giảm 0,234 lần, tương ứng 33,91% và so với năm 2005. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của Công ty cho khách hàng là rất thấp. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty cũng đang ở mức quá thấp và cũng biến động không thuận chiều qua các năm. Từ chỗ đạt 0,71 lần trong năm 2005 giảm xuống còn 0,3824 lần trong năm 2006 và năm 2007 đạt 0,473 lần, tăng 0,0906 lần, tương ứng 23,694% so với năm trước và giảm 0,237 lần, tương ứng 33,38% so với năm 2005. Nói chung hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 là vấn đề mà công ty cần phải xem xét. Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của công ty cho thấy, các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ (bình quân 57,46%) và có chiều hướng giảm dần, đồng thời các khoản tiền khách hàng ứng trước cho Công ty lại tăng dần, song hệ số thanh toán của công ty lại giảm dần qua các năm, thoạt nhìn đây là điều mâu thuẩn, tuy nhiên có thể lý giải bởi: tốc độ thanh toán các khoản nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã làm cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 là chưa tốt, trong lúc đó số dư khoản phải thu qua các năm còn rất lớn. Đây là nhược điểm của Công ty khi để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Từ phân tích ở trên cho thấy, việc sử dụng vốn lưu động của Công ty nhìn chung là có triển vọng tốt, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn tăng rất nhanh, Công ty cần duy trì và phát huy. 2.2.2.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Số liệu trong Bảng 2.16 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty. Bảng 2.16: Ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu So sánh Chênh lệch doanh thu (R) Do ảnh hưởng của các nhân tố tr.đ % Vốn lưu động Hiệu suất sử dụng VLĐ tr.đ % tr.đ % 2006 với 2005 25.303 47,25 -31.183 -58,23 56.486 105,48 2007 với 2006 12.941 16,41 -2.238 -2,84 15.179 19,25 2007 với 2005 38.244 71,41 -31.818 -59,41 70.062 130,82 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 25.303 triệu đồng, tương ứng 47,25% do hai nguyên nhân, trước hết: vốn lưu động giảm 14.684 triệu đồng, tương ứng 58,23% đã làm cho doanh thu giảm 31.183 triệu đồng, tương ứng 58,23%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động lại tăng 5,3624 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 56.486 triệu đồng, tương ứng 105,48%. Năm 2007 doanh thu tăng so với năm 2006 là 12.941 triệu đồng, tương ứng 16,41% là do: vốn lưu động giảm 299 triệu đồng, tương ứng 2,84% đã làm cho doanh thu giảm 2.238 triệu đồng, tương ứng 2,84%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 1,483 lần dẫn đến doanh thu tăng 15.179 triệu đồng, tương ứng 19,25%. Tương tự, nếu so sánh năm 2007 với 2005, doanh thu tăng lên là 38.244 triệu đồng, tương ứng 71,41% là do: vốn lưu động giảm 14.983 triệu đồng, tương ứng 59,41% đã làm cho doanh thu giảm 31.818 triệu đồng, tương ứng 59,41%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên 6,8454 lần làm cho doanh thu tăng lên 70.062 triệu đồng, tương ứng 130,82%. Qua phân tích trên, cho thấy mặc dù vốn lưu động giảm mạnh qua các năm nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng lên đáng kể, kết quả này chủ yếu do nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động quyết định, số vòng quay vốn lưu động năm 2005 là 2,1236 vòng, năm 2006 là 7,486 vòng và năm 2007 là 8,969 vòng trên năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cao su Việt Trung tỉnh Quảng Bình.doc
Tài liệu liên quan