Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ

Tài sản và nguồn vốn cuả công ty luôn biến động qua các năm, đánh giá khái quát biến động tài sản và nguồn vốn cho ta thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến những biến động đó.

Tổng tài sản năm 2004 của công ty là 41.082 triệu đồng tăng lên so với năm 2003 là 19.881 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đã mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh; trong năm, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng 24,71% tương ứng 2.890 triệu đồng nguyên nhân là công ty đã mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định và tăng lượng vốn góp liên doanh lên. Đặc biệt năm 2004, tài sản lưu động đột biến 16.991triệu đồng tăng hơn năm 2003 là 178,78%. Về nguồn vốn của công ty năm 2004 tăng lên so vớn năm 2003 là 93,77%; nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn vốn là do khoản nợ phải trả tăng đáng kể 18.890 triệu đồng về số tuyệt đối hay 241,78% về số tương đối, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 991 triệu đồng tương ứng 7,40% so với năm trước. Việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh cho thấy công ty cố gắng phát huy khả năng huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

 

doc80 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hình biến động về tài sản, nguồn vốn Bảng 2: Bảng cân đối tài sản năm 2003 – 2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Giá trị % Giá trị % TSLĐ và ĐTNH 9.504 26.495 24.092 16.991 178,78 -2.403 -9,07 TSCĐ và ĐTDH 11.697 14.587 15.259 2.890 24,71 672 4,61 Tổng tài sản 21.201 41.082 39.351 19.881 93,77 -1.731 -4,21 Nợ phải trả 7.813 26.703 23.440 18.890 241,78 -3.263 -12,22 Nguồn vốn CSH 13.388 14.379 15.911 991 7,40 1.532 10,65 Tổng nguồn vốn 21.201 41.082 39.351 19.881 93,77 -1.731 -4,21 ĐVT:Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Tài sản và nguồn vốn cuả công ty luôn biến động qua các năm, đánh giá khái quát biến động tài sản và nguồn vốn cho ta thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến những biến động đó. Tổng tài sản năm 2004 của công ty là 41.082 triệu đồng tăng lên so với năm 2003 là 19.881 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đã mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh; trong năm, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng 24,71% tương ứng 2.890 triệu đồng nguyên nhân là công ty đã mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định và tăng lượng vốn góp liên doanh lên. Đặc biệt năm 2004, tài sản lưu động đột biến 16.991triệu đồng tăng hơn năm 2003 là 178,78%. Về nguồn vốn của công ty năm 2004 tăng lên so vớn năm 2003 là 93,77%; nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn vốn là do khoản nợ phải trả tăng đáng kể 18.890 triệu đồng về số tuyệt đối hay 241,78% về số tương đối, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 991 triệu đồng tương ứng 7,40% so với năm trước. Việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh cho thấy công ty cố gắng phát huy khả năng huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Sang năm 2005, tài sản lưu động của công ty giảm xuống mặc dù tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có tăng lên nhưng không bù đắp được do đó làm cho tổng tài sản năm này giảm xuống còn 39.351 triệu đồng, giảm 1.731 triệu đồng so với năm 2004. Tổng nguồn vốn năm 2005 giảm 4,21%, cho thấy quy mô kinh doanh có chiều hướng thu hẹp lại. Nguyên nhân là do công ty đã trã bớt những khoản vay nên nợ phải trả đã giảm xuống. Cụ thể nợ phải trả giảm 3.263 triệu đồng tương ứng 12,22%; nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1.532 triệu đồng, tăng 10,65%. Tuy nhiên, chỉ dựa vào sự phân tích trên thì chưa thể đánh giá sâu sắc vào toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. 2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 2.1. Mối quan hệ cân đối 1 Theo quan điểm luân chuyển vốn, vốn chủ sở hữu hoàn toàn có khả năng trang trải cho mọi hoạt động của công ty. Điều này có xảy ra đối với công ty CTC không chúng ta tiến hành xét cân đối sau: Xét mối quan hệ cân đối giữa [I+II+IV+(2,3)V+VI]A Tài sản+ [I+II+III]B Tài sản (vế trái) với B. Nguồn vốn (vế phải) (1.1). Căn cứ vào từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty, thay vào (1.1) ta được bảng số liệu sau: Bảng 3: BẢNG CÂN ĐỐI 1 ĐVT:Triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vế trái 19.516 29.462 27.680 Vế phải 13.388 14.379 15.911 Chênh lệch -6.128 -15.083 -11.769 Từ bảng trên ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty không đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường cụ thể: Năm 2003 nhu cầu về vốn của công ty là 19.516 triệu đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được 13.338 triệu đồng không đảm bảo cho công ty là 6.128 triệu đồng, sang năm 2004 nhu cầu về vốn của công ty tăng lên là 29.462 triệu đồng mặc dù vốn chủ sở hữu cũng có tăng thêm nhưng vẫn không có thể trang trải được, mức không trang trải được là 15.083 triệu đồng. Năm 2005 nhu cầu về vốn của công ty có giảm còn 27.680 triệu đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên vẫn không đủ trang trải cho những tài sản của doanh nghiệp, mức thiếu hụt là 11.769 triệu đồng. Qua phân tích ta thấy, vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm không có khả năng đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu của công ty. Bởi vậy, để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. 2.2. Mối quan hệ cân đối 2 Như vậy, qua các năm công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để đánh giá cụ thể hơn các khoản vay và chiếm dụng có hiệu quả hay không ta sẽ xem xét cân đối sau: Xét mối quan hệ cân đối giữa [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản + [I+II+III] B.Tài sản (vế trái) với[(1,2)I+II]A.Nguồn vốn+B.Nguồn vốn (vế phải) (1.2) Sau khi xét cân đối (1.2), ta tiếp tục xem xét vốn công ty đi chiếm dụng và bị chiếm dụng. Căn cứ vào từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán ta thay vào (1.2) ta sẽ có bảng sau: Bảng 4: BẢNG CÂN ĐỐI 2 ĐVT:Triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vế trái 19.516 29.462 27.680 Vế phải 19.600 33.851 31.348 Chênh lệch 84 4.389 3.668 Bảng 5: VỐN ĐI CHIẾM DỤNG VÀ BỊ CHIẾM DỤNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn đi chiếm dụng 1.601 7.231 8.003 Vốn bị chiếm dụng 1.685 11.620 11.671 Chênh lệch 84 4.389 3.668 Năm 2003, tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp là 19.600 triệu đồng nhưng trong năm doanh nghiệp chỉ cần 19.516 triệu đồng để trang trải cho hoạt động kinh doanh; Số vốn còn lại của công ty đã bị công ty khác chiếm dụng là 84 triệu đồng. Trên thực tế số vốn công ty bị chiếm dụng không phải là 84 triệu đồng vì trong quá trình hoạt động công ty có chiếm dụng của các đợn vị khác nữa. Qua bảng số liệu ta thấy: công ty đã chiếm dụng của công ty khác với số tiền là 1.601 triệu đồng, và số vốn của công ty thật sự bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng là 1.685 triệu đồng. Trong năm 2004, lượng vốn thiếu của công ty là 15.083 triệu đồng và công ty đã đi vay số tiền là 19.472 triệu đồng. Số vốn thừa này đã bị các công ty khác chiếm dụng là 4.389 triệu đồng. Trên thực tế công ty đã bị các công ty khác chiếm dụng là 11.620 triệu đồng và công ty cũng đã chiếm dụng của các đơn vị khác 7.231 triệu đồng. Sang năm 2005, tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của công ty là 31.348 triệu đồng (trong đó nguồn vốn vay là 15.437 triệu đồng), và nhu cầu sử dụng vốn của công ty là 27.680 triệu đồng, số chênh lệch bị các đơn vị khác chiếm dụng là 3.668 triệu đồng. Năm 2005 số vốn của doanh nghiệp thật sự bị chiếm dụng là 11.671 triệu đồng và doanh nghiệp đã chiếm dụng của đơn vị khác là 8.003 triệu đồng. Tóm lại, qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty CTC từ năm 2003 đến 2005 chúng ta có thể rút ra nhận xét sau: nguồn vốn chủ sở hữu của công ty mặc dù có sự bỗ sung, điều chỉnh kịp thời nhưng vẫn không đáp ứng được cho nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi công ty phải huy động thêm một lượng vốn khác lớn để đáp ứng cho nhu cầu đó, chủ yếu là vay ngắn hạn, chỉ có năm 2005 do nhu cầu mở rộng công ty mới phải vay dài hạn. 2.3.Khả năng đảm bảo nguồn vốn Bảng 6: Khả năng đảm bảo nguồn vốn từ năm 2003 đến 2005 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nguồn vốn chủ sở hữu 13.388 14.379 15.911 Tổng vốn 21.201 41.082 39.351 Vốn vay và chiếm dụng 7.813 26.703 23.440 Bảng số liệu cho thấy, cũng như hầu hết các doanh nghiệp, nguồn vốn của công ty CTC không đủ trang trải cho các hoạt động, công ty đi vay và chiếm dụng thêm vốn. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì việc đi và và chiếm dụng vốn của công ty chưa thật hợp lý. Công ty đi vay vốn thêm sử dụng không hết đã để các đơn vị khác chiếm dụng, công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CTC 1. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động của công ty tại một thời điểm thì có thể phản ánh được mức độ an toàn mà công ty có được nhằm tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh thì nó là yếu tố không thể thiếu được, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bảng 7: Kết cấu vốn lưu động từ năm 2003 đến 2005 ĐVT: Triệu đồng Vốn lưu động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị % Giá trị % Giá trị % I. Vốn bằng tiền 1.019 10,72 789 2,98 1.697 7,04 1. Tiền mặt 887 9,33 769 2,90 735 3,05 2. Tiền gửi ngân hàng 132 1,39 20 0,08 962 3,99 3. Tiền đang chuyển - - - - - - II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - IIICác khoản phải thu. 484 5,09 11.145 42,06 11.125 46,18 1. Phải thu của khách hàng -1.307 -13,75 7.521 28,39 8.253 34,26 2. Thuế GTGT được khấu trừ - - - - - - 3.Phải thu nội bộ - - - - - - 4. Phải thu khác 1.791 18,84 3.624 13,68 2.872 11,92 5. Dự phòng phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 6.778 71,32 14.049 53,03 10.623 44,09 1. Hàng đang trên đường - - - - - - 2. Nguyên, vật liệu chính - - - - - - 3. Công cụ, dụng cụ 189 1,99 247 0,93 - - 4. Sản phẩm dở dang 1 0,01 4 0,02 8 0,03 5. Thành phẩm 3 0,01 10 0,04 6. Hàng hoá 6.588 69,32 13.795 52,07 10.605 44,02 7. Hàng gửi đi bán - - - - - - 8. Dự phòng giảm giá tồn kho - - - - - - V. Tài sản lưu động khác 1.223 12,87 512 1,93 647 2,69 1. Tạm ứng 1.201 12,64 475 1,79 474 1,97 2. Chi phí trả trước 22 0,23 37 0,14 101 0,42 3. Tài sản thiếu chờ xử lý - - - - - - 4. Các khoản thế chấp, ký quỹ - - - - 72 0,30 Tổng 9.504 100,00 26.495 100,00 24.092 100,00 (Nguồn:Phòng kế toán) Phân tích kết cấu vốn lưu động cho thấy công ty phân bổ vốn lưu động vào các khoản mục qua các chu kỳ kinh doanh có hợp lý hay không, để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động. 1.1. Vốn bằng tiền Vốn bằng tiền của công ty luôn biến động qua các năm. Năm 2003, tiền tồn quỹ của công ty là 1.019 triệu đồng chiếm 10,72% tổng vốn lưu động. Năm 2004, vốn bằng tiền giảm 22,57%, tương ứng 230 triệu đồng, chiếm 2,98% tổng vốn lưu động. Trong năm 2003 tiền tồn quỹ tăng lên 1.697 triệu đồng; trong đó tiền mặt tồn quỹ giảm, nhưng tiền gởi ngân hàng tăng lên do lượng khách thanh toán tiền qua ngân hàng tăng. Những năm trước, cụ thể là năm 2003, 2004 vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt, nhưng sang năm 2005 ta thấy có sự chuyển biến lớn tiền gởi ngân hàng tăng vọt tăng 4710% so với năm 2004. Do đặc điểm là của công ty, là công ty thương mại nên cần dự trữ một lượng tiền đủ lớn để mua hàng hoá, tận dụng cơ hội kinh doanh, đề phòng rủi ro…. Dự trữ một lượng tiền quá lớn không đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ quay vốn, hoàn trả nợ cũng không tốt, vì vậy công ty cần lập kế hoạch tiền mặt để sử dụng khoản mục này được tốt hơn. 1.2. Các khoản phải thu Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị đơn vị khác chiếm dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu. Năm 2003 các khoản phải thu của công ty 484 triệu đồng, chiếm 5,09% vốn lưu động. Các khoản phải thu trong năm 2004 là 11.145 triệu đồng, tăng 2.202% so với năm 2003, tương ứng 10.661 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 42,06% trên tổng vốn lưu động. Năm 2005 các khoản phải thu của công ty giảm còn 11.125 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2004 20 triệu đồng, tương ứng là giảm 0,18%. Nhưng tỷ trọng lại tăng lên chiếm 46,18% tổng vốn lưu động của công ty. Các khoản phải thu của công ty luôn biến động, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong vốn lưu động chứng tỏ công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, vốn ứ động làm chậm vòng quay vốn. Trong các khoản phải thu, thì hạng mục phải thu của khách hàng là biến động liên tục theo chiều hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Từ năm 2003 sang năm 2004 có sự biến động rất lớn, năm 2003 khoản phải thu của khách hàng là -1.307 triệu đồng, do có sự bù trừ giữa tài khoản phải thu của khách hàng và tài khoản phải trả người bán của phòng kinh doanh; năm 2004 khoản phải thu của khách hàng là 7.521 triệu đồng, chiếm 28,39% vốn lưu động. Năm 2005 khoản phải thu của khách hàng lại tăng lên so với năm 2004 là 732 triệu đồng và chiếm 34,26% vốn lưu động. Nguyên nhân khoản phải thu của khách hàng tăng là do công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, thị trường hàng hoá tiêu thụ sản phẩm được mở rộng dần từ bán lẻ sang bán buôn; từ chợ truyền thống nhỏ lẻ sản phẩm của công ty đến cuối năm 2005 đã có mặt ở khắp các chợ, nhà hàng bếp ăn tập thể, và các siêu thị lớn trong thành phố Cần Thơ và doanh nghiệp mở thêm sản phẩm mới doanh số bán chịu tăng dẫn đến các khoản phải thu khách hàng tăng. Công ty cần có biện pháp hợp lý đẻ thu hồi các khoản nợ mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác, vì hàng mục này tăng thì mức độ rủi ro trong thu hồi nợ càng cao. 1.3. Hàng tồn kho Qua bảng phân tích trên ta thấy hàng tồn kho cũng có sự biến động đáng kể. Khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động. Năm 2003, tồn kho của công ty là 6.778 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,32% vốn lưu động, trong hàng tồn kho thì hàng hoá chiếm 97,2% hàng tồn kho, và 69,32% vốn lưu động. Năm 2004, hàng tồn kho tăng lên 14.049 triệu đồng, cao hơn so với năm 2003 là 7.207 triệu đồng, tương ứng 109,4%. Mặc dù, về giá trị hàng tồn kho đã tăng lên so với năm trước nhưng tỷ trọng của hàng tồn kho trong vốn lưu động đã giảm xuống còn 53,03%. Tương tự như năm 2003 trong hàng tồn kho thì hàng hoá vẫn chiếm cao nhất 98,18% hàng tồn kho. Năm 2005, hàng tồn kho là 10.623 triệu đồng, giảm so với năm 2004 về mặt giá trị và tỷ trọng đối với vốn lưu động là 3.426 triệu đồng, tương ứng giảm 24,39%. Nguyên nhân: công ty đã nghiên cứu và khảo sát các mô hình cửa hàng Co.op tại thành phố Hồ Chí Minh, để chuyển đổi Cửa Hàng Bách Hóa 2 sau một thời gian dài hoạt động kém hiệu quả thành cửa hàng Co.op CTC; cửa hàng hoạt động vừa giải quyết khả năng duy trì của mặt hàng bách hoá theo hình thức, góp giải quyết hàng hoá tồn kho, vừa có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Hàng tồn kho của công ty tại thời điểm lập báo cáo là lớn còn do nguyên nhân tại thời điểm lập báo cáo là ngày 31 tháng 12 dương lịch đây là thời mà các mặt hàng trong kho của công ty phải có số lượng lớn để phục vụ cho khách hàng trong dịp tết nguyên đán. 1.4. Tài sản lưu động khác Tài sản lưu động khác của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động của công ty, chủ yếu của khoản mục này là tạm ứng; riêng năm 2003 khoản mục này là 1.223 triệu đồng, chiếm tới 12,87% vốn lưu động. Năm 2004, khoản mục tài sản lưu động khác đã giảm xuống còn 512 triệu đồng, tương ứng 1,93% vốn lưu động giảm 58,14% so với năm 2003. Năm 2005, khoản mục này lại tăng lên 647 triệu đồng, tăng so vói năm 2004 số tiền là 135 triệu đồng, chiếm 2,69% vốn lưu động; nguyên nhân chủ yếu do khoản chi phí trả trước tăng. Tóm lại, trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động, công ty đã đầu tư nhiều vào khoản mục phải thu và hàng tồn kho. Mặc dù, công ty đã có chính sách để giảm bớt lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu nhưng vẫn còn cao, vì vậy công ty cần nên kết hợp nhiều biện pháp để thực hiện có hiệu quả hơn. 2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 2.1. Kết cấu vốn cố định Qua bảng số liệu dưới đây chúng ta có thể xem xét các bộ phận cấu thành vốn cố định của công ty: Bảng 8: Kết cấu vốn cố định từ năm 2003 đến 2005 ĐVT: Triệu đồng Vốn cố định Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % I. Tài sản cố định 10.080 86,18 11.483 78,72 8.007 52,47 1.403 13,92 -3476 -30,27 Nguyên giá 17.290 147,82 18.685 128,09 14.034 91,97 1.395 8,07 -4651 -24,89 Giá trị hao mòn luỹ kế -7.210 -61,64 -7.202 -49,37 -6.027 -39,50 8 -0,11 1175 -16,31 II. Đầu tư tài chính dài hạn 1.352 11,56 1.675 11,48 4.661 30,55 323 23,89 2986 178,27 Đầu tư chứng khoán dài hạn 100 0,85 100 0,69 2.900 19,01 0 0,00 2800 2800,00 Vốn góp liên doanh 1.252 10,70 1.575 10,80 1.761 11,54 323 25,80 186 11,81 III. Xây dựng cơ bản dở dang 265 2,27 1.429 9,80 2.591 16,98 1.164 439,25 1162 81,32 Tổng 11.697 100,00 14.587 100,00 15.259 100,00 2.890 24,71 672 4,61 Nguồn: Phòng kế toán Như đã phân tích, năm 2004 là năm công ty kinh doanh đạt hiệu quả, có xu hướng mở rộng. Năm 2005, quy mô kinh doanh của công ty thu hẹp lại. Căn cứ vào bảng kết cấu vốn cố định từ năm 2003 đến 2005 ta thấy, tài sản cố định mặc dù luôn chiếm tỷ trọng lớn trong trong vốn cố định nhưng đang giảm dần tỷ trọng qua các năm. Trong khi khoản mục đầu tư tài chính dài hạn và xây dựng cơ bản dở dang ngày càng tăng lên. Tài sản cố định: Năm 2004, giá trị tài sản cố định của công ty là 11.483 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 1.403 triệu đồng, tương ứng 13,92%; mặc dù giá trị tài sản cố định tăng nhưng tỷ trọng tài sản cố định trong tổng vốn cố định giảm chỉ còn 78,72% (năm 2003 là 86,18%), và giá trị hao mòn luỹ kế giảm so với năm 2003 là 0,11%. Do trong năm 2004 công ty đã mua sắm, xây dựng mới một số tài số tài sản cố định làm cho giá trị tài sản cố định trong kỳ tăng lên 2.786 triệu đồng, bên cạnh đó công ty đã bàn giao, nhượng bán, thanh lý một số tài sản cố định làm giảm 1.391 triệu đồng nguyên giá tài sản cố định và giá trị khấu hao trong kỳ giảm. Năm 2005, tài sản cố định giảm so với năm 2004 là 30,27%, tương ứng 3.476 triệu đồng. Và tỷ trọng tài sản cố định trong tổng vốn cố định chỉ còn 52,47%. Do Khách sạn Á Châu trước kia là đơn vị trực thuộc của công ty, ngày 1/1/2005 đã chính thức trở thành công ty cổ phần khách sạn Á Châu, hạch toán độc lập. Đầu tư tài chính dài hạn: Ngược lại với tài sản cố định đầu tư tài chính của công ty ngày càng tăng về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng vốn cố định. Năm 2003, đầu tư tài chính dài hạn của công ty là 1.352 triệu đồng chiếm 11,56% vốn cố định, chủ yếu là vốn góp liên doanh chiếm 92,6%, tương ứng 1.252 triệu đồng còn đầu tư vào chứng khoán dài hạn của công ty chỉ có 100 triệu đồng chiếm 7,4%. Năm 2004, đầu tư dài hạn của công ty là 1.675 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,48%, tăng hơn năm 2003 là 323 triệu đồng, tương ứng 23,89%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty đã mở rộng hợp tác hợp tác liên doanh với công ty may Tây Đô, công ty TNHH TM Sài Gòn – Cần Thơ, công ty kinh doanh thủy sản TP.HCM (APT) nên vốn góp liên doanh tăng lên so với năm 2003 là 25,8%. Năm 2005, khách sạn Á Châu chính thức trở thành công ty cổ phần và công ty CTC có cổ phần lớn trong đó, do vậy đầu tư chứng khoán dài hạn trong năm 2005 tăng đột biến, tăng 2.800 triệu đồng, tương ứng 2800% so với năm 2004 và vốn góp liên doanh của công ty cũng tăng lên so với năm so với năm 2004 là 186 triệu đồng, tương ứng 11,81%. Vì vậy đầu tư tài chính dài hạn của công ty năm 2005 tăng lên rất cao so với năm 2004; đầu tư tài chính dài hạn năm 2005 là 4.661 triệu đồng chiếm 30,55 % vốn cố định, hơn 2003 là 2.986 triệu đồng, tương ứng 178,27%. Xây dựng cơ bản dở dang: Những năm qua, công ty không ngừng nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị, và đầu tư thêm vào các xí nghiệp. Cụ thể, năm 2003 chi phí xây dựng cở bản của công ty chỉ có 265 triệu đồng chi phí xây dựng cở bản của công ty chỉ có 265 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,27% vốn cố định. Năm 2004, công ty đầu tư sửa chữa một số tài sản, đầu tư vào các dự án như: dự án đầu tư xây dựng nâng cấp và khai thác nhà lồng chợ cổ, dự án chợ cá đầu mối Cần Thơ…..giá trị chi phí xây dựng dở dang lên đến 1.429 triệu đồng chiếm 9,8% vốn cố định, tăng 439,25% so với năm 2003 hay 1.164 triệu đồng. Năm 2005 dự án chợ cá đầu mối Cần Thơ đang bước vào giai đoạn II và và công ty còn đầu tư xây dựng thêm giết mổ heo bằng phương tiện hiện đại, đầu tư cho dự án 57 Cách mạng tháng 8…. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của năm 2005 là 2.591 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,98%, tăng so với năm 2004 là 1.162 triệu đồng, tương ứng 81,32%. Tóm lại, qua phân tích kết cấu vốn cố định của công ty rất quan tâm trong vấn đề nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại cho các xí nghiệp nhằm để đạt được tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng khách sạn lớn ở Cần Thơ 3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của toàn công ty Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty là xem việc phân bổ vốn của toàn công ty cho từng khoản mục vốn cố định và vốn lưu động như thế nào. Bảng 9: Phân tích tình hình phân bổ vốn ĐVT:Triệu đồng Vốn sử dụng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % A. Vốn lưu động 9.504 44,83 26.495 64,49 24.092 61,22 16.991 178,78 -2.403 -9,07 I. Vốn bằng tiền 1.019 4,81 789 1,92 1.697 4,31 -230 -22,57 908 115,08 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - - III. Các khoản phải thu 484 2,28 11.145 27,13 11.125 28,27 10.661 2202,69 -20 -0,18 IV. Hàng tồn kho 6.778 31,97 14.049 34,20 10.623 27,00 7.271 107,27 -3.426 -24,39 V. Tài sản lưu động khác 1.223 5,77 512 1,25 647 1,64 -711 -58,14 135 26,37 B. Vốn cố định 11.697 55,17 14.587 35,51 15.259 38,78 2.890 24,71 672 4,61 I. Tài sản cố định 10.080 47,54 11.483 27,95 8.007 20,35 1.403 13,92 -3.476 -30,27 II. Đầu tư tài chính dài hạn 1.352 6,38 1.675 4,08 4.661 11,84 323 23,89 2.986 178,27 III. Xây dựng cơ bản dở dang 265 1,25 1.429 3,48 2.591 6,58 1.164 439,25 1.162 81,32 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn Tổng vốn 21.201 100 41.082 100 39.351 100 19.881 93,77 -1.731 -4,21 (Nguồn: phòng kế toán) Tổng số tài sản của doanh nghiệp năm 2004 tăng so với năm 2003 tăng lên 19.881 triệu đồng điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, quy mô về vốn tăng. Trong đó: Vốn lưu động tăng 16.991 triệu đồng,tương ứng 178,78%; về tỷ trọng tăng 20,66%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên đột biến; mặc dù vốn bằng tiền và tài sản lưu động khác giảm. Cụ thể: Các khoản phải thu: tăng 10.661 triệu đồng, tương ứng 2.202%, về tỷ trọng tăng 24,85%, do công ty đầu tư nhiều vào khoản phải thu, và tình hình thu hồi nợ chưa tốt, vốn bị ứ động. Hàng tồn kho: tăng 7.271 triệu đồng, tương ứng 107,27%, về tỷ trọng tăng 2,33% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản; chủ yếu do trong năm công ty đã dự trữ hàng hoá quá nhiều. Vốn bằng tiền: giảm 230 triệu đồng, tương ứng 22,57%, về tỷ trọng giảm 4,52%, do công ty có chính sách không giữ tiền mặt nhiều để giảm chi phí lãi vay tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản lưu động khác: cũng giảm 711 triệu đồng, tương ứng 58,14%, chủ yếu là do giảm tạm ứng, đây là một biểu hiện tốt. Vốn cố định của công ty tăng 2.890 triệu đồng, tương ứng 24,71%, tuy nhiên tỷ trọng vốn cố định lại giảm 19,66%, bởi vì công ty chỉ chú trọng đầu tư vào vốn lưu động. Cụ thể: Tài sản cố định tăng 2.890 triệu đồng, tương 13,29%, nhưng tỷ trọng tài srn cố định trong tổng tài sản lại giảm 19,59%, mặc dù vậy nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Đầu tư tài chính dài hạn: về giá trị tăng 323 triệu đồng, tương ứng 23,89%; về tỷ trọng cũng giống như tài sản cố định lại giảm 2,3%. Tuy công ty có quan tâm đầu tư liên doanh, liên kết ra bên ngoài nhưng nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng tài sản của công ty. Xây dựng cơ bản dở dang: tăng 1164 triệu đồng, tương ứng 439,25% ,về tỷ trọng tăng 2,23%. Do trong năm công ty có đầu tư nhiều dự án nhưng chưa hoàn thành. Tóm lại, năm 2004, công ty đã mở rộng quy mô sản xuúat kinh doanh, trong đó công ty chú trọng tăng vốn lưu động Năm 2005, tổng giá trị tài sản của công ty giảm 672 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2004 chủ yếu là do vốn lưu động giảm, còn vốn cố định thì tăng. Công ty đã thu hẹp qui mô kinh doanh. Vốn lưu động trong năm giảm 2.403 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của công ty, chiếm đến 61,22% tổng tài sản. Vốn bằng tiền tăng 908 triệu đồng,tương ứng 115,08%, tỷ trọng tăng 2,39%, chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng 942 triệu đồng (962 - 20), còn tiền mặt tại quỹ giảm 34 triệu đồng. Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ động này vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty. Các khoản phải thu giảm 20 triệu đồng. Đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty đã thu hồi được công nợ của năm trước, tuy nhiên số tỷ trọng vẫn tăng 1,14% do khách hàng mua hàng thiếu chịu của công ty vẫn còn ở mức cao. Hàng tồn kho giảm 3.426 triệu đồng, tương ứng 24,39%, tỷ trọng cũng giảm 7,2% chủ yếu do hàng hóa tồn kho giảm. Tài sản lưu động khác tăng 135 triệu đồng,tương ứng 26,37%, chủ yếu do chi phí trả trước tăng. Ngược lại với vốn lưu động, vốn cố định trong năm đã tăng lên. Cụ thể năm 2005 vốn cố định tăng 672 triệu đồng, tương ứng 4,61%, tỷ trọng trong tổng tài sản tăng 3,279%. Nguyên nhân của tình trạng này do đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTV1016.doc