PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1. Sự cần thiết của đề tài. . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. . 1
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
5. Kết cấu của luận văn. . 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ. 3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ:. 3
1.1.1. Khái niệm về đầu tư: . 3
1.1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư:. 3
1.1.2.1. Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp . 3
1.1.2.2. Vai trò của đầu tư đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế:. 5
1.1.2.3. Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế: . 5
1.1.3. Các đặc điểm của hoạt động đầu tư. 7
1.1.4. Chi phí và kết quả đầu tư :. 8
1.1.4.1. Chi phí đầu tư: . 8
1.1.4.2. Kết quả đầu tư:. 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ . 9
1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư: . 9
1.2.2. Đặc trưng của dự án: . 9
1.2.3. Phân loại dự án đầu tư: . 10
1.2.3.1. Theo quy mô và tính chất:. 10
1.2.3.2. Phân loại theo đầu ra của dự án . 13
1.2.3.3. Phân loại theo ngành nghề:. 14
1.2.3.4. Phân loại theo mô hình xây dựng, khai thác, chuyển giao. 14
1.2.3.5. Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án . 14
1.2.4. Các giai đoạn dự án:. 14
99 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í amôniac lỏng được sản xuất từ
nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Đứng trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước ngày 01/09/2006 Bộ Công
nghiệp đã có quyết định về việc cổ phần hóa Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu
khí, và đến 01/09/2007 công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Phân
đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết
380.000.000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tại đại hội đồng cổ đông năm
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
36
2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú
Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và
Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất
Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer
and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
15/05/2008. Đây là cơ hội rất tốt để Công ty phát triển ổn định, vững chắc và tăng
tốc trong thời gian tới
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty.
Sản xuất, kinh doanh phân đạm, amôniac hóa lỏng, khí công nghiệp, các sản
phẩm hóa chất khác;
Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sản phẩm
hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh);
Sản xuất và kinh doanh điện;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.3. Mô hình tổ chức.
Hình 2.1: Mô hình tổ chức PVFCCo
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
37
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông
qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến
lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông
qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và
quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
Hội đồng Quản trị (HĐQT):
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 5
thành viên với nhiệm kỳ 05 (năm) năm. HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi
vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và
những cán bộ quản lý khác trong Công ty.
Ban Kiểm soát (BKS):
Bao gồm 03 (ba) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ
năm (05) năm; BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động
quản lý của HĐQT, hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc và các Báo cáo tài
chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng Giám Đốc.
Ban tổng giám đốc (BGĐ):
Bao gồm 07 người: 01 Tổng giám đốc và 06 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám
đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh
của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được giao.
Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể
và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân
công và những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền.
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
38
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ba năm gần đây.
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
2011 2012 2013
1. Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
01
9,278,861,379,142 13,433,862,003,557 10,410,922,862,176
2. Các khoản
giảm trừ
doanh thu
02
52,327,770,303 112,009,948,586 9
3. Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
(10=01-02)
10 25 9,226,533,608,839 13,321,852,054,971 10,410,922,862,167
4. Giá vốn hàng
bán và dịch vụ
cung cấp
11 25 5,191,254,632,483 8,997,366,453,504 7,011,191,021,409
5. Lợi nhuận
gộp bán hàng
và cung cấp
dịch vụ
(20=10-11)
20
4,035,278,976,356 4,324,485,601,467 3,399,731,840,758
6. Doanh thu
hoạt động tài
chính
21 27 526,679,442,074 568,346,314,499 428,637,014,880
7. Chi phí tài
chính
22 28 74,038,067,805 7,002,744,862 7,733,290,120
Trong đó: Chi
phí lãi vay
23
27,900,441,399 1,548,926,458 3,312,988,450
8. Chi phí bán
hàng
24
492,836,265,735 637,118,953,465 634,991,557,491
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
39
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
2011 2012 2013
9. Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
25
502,603,306,568 673,970,690,947 551,914,252,488
10. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
(30=20+(21-
22)-(24+25))
30
3,492,480,778,322 3,574,739,526,692 2,633,729,755,539
11. Thu nhập
khác
31
9,447,874,142 16,462,436,717 14,919,253,710
12. Chi phí
khác
32
2,192,187,845 1,455,767,342 2,244,332,095
13. Lợi nhuận
khác (40=31-
32)
40
7,255,686,297 15,006,669,375 12,674,921,615
14. (Lỗ)/Lợi
nhuận từ công
ty liên kết
45
10,503,381,175 (47,696,642,825) (35,551,458,423)
15. Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
(50=30+40+45)
50
3,510,239,845,794 3,542,049,553,242 2,610,853,218,731
16. Chi phí thuế
thu nhập doanh
nghiệp hiện
hành
51 29 369,042,805,384 515,146,700,002 286,196,189,764
17. (Thu
nhập)/Chi phí
52 17 584,880,162 (40,744,576,134) 24,381,265,740
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
40
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
2011 2012 2013
thuế thu nhập
doanh nghiệp
hoãn lại
18. Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp
(60=50-51-52)
60
3,140,612,160,248 3,067,647,429,374 2,300,275,763,227
18.1. Lợi nhuận
sau thuế của cổ
đông thiểu số
61
36,318,726,268 50,796,229,783 36,861,411,945
18.2. Lợi nhuận
sau thuế của cổ
đông của công
ty mẹ
62
3,104,293,433,980 3,016,851,199,591 2,215,909,851,958
19. Lãi cơ bản
trên cổ phiếu
70 30 8,220 7,990 5,838
Trong năm 2011, 2012, 2013 tình hình sản xuất xuất của Tổng Công ty Phân
bón Hóa chất Dầu khí doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm dần:
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 2.554 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ
2012 (2.554 / 3.542 tỷ đồng). Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận là do:
- Ngoài lý do sản lượng và doanh thu giảm như đã nêu trên, giá khí đầu vào
năm 2013 là 6,56 USD/MMBTU tăng 2% so với cùng kỳ năm 2012 [(6,56 / 6,43
USD/MMBTU)], giá khí đầu vào chiếm 73% giá thành sản phẩm Urê xuất bán làm
tăng giá thành sản xuất Urê Phú Mỹ. Giá thành sản xuất Urê bao là 4.674.354
đồng/tấn cao hơn 6% so với cùng kỳ năm 2012 [4.674.354 / 4.404.928 (đồng/tấn)].
- Giá bán bình quân của sản phẩm chính là ure6 Phú Mỹ giảm 6% so với
năm 2012 làm lợi nhuận giảm.
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
41
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính
giảm.
2.2. Giới thiệu khái quát về dự án
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích xã hội cho đất nước như
thỏa mãn nhu cầu H2O2 không phải nhập khẩu, góp phần bớt khó khăn cân đối
ngoại tệ nhập siêu, thay thế các chất tẩy trắng, xử lý nước độc hại bằng H2O2
không độc hại, bảo vệ môi trường và đem lại khoản thu thuế cho chính quyền địa
phương, góp phần phát triển lực lượng lao động trực tiếp có trình độ kỹ thuật và đẩy
mạnh sự phát triển của địa phương.
Việc tiến hành đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxy già tích hợp với
nhà máy đạm hiện hữu là hoàn toàn phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển
của chủ đầu tư. Việc đầu tư cho dự án này được đánh giá là khả thi về mặt kinh tế
và nên thực hiện càng nhanh càng tốt. Nhà máy Đạm Phú mỹ có sẵn nguồn
Hydrogen tinh khiết làm nguyên liệu, có sẵn mặt bằng, có các điều kiện thuận lợi về
tiện ích, hạ tầng, phụ trợ, có đội ngũ kỹ thuật trình độ cao và lành nghề, PVFCCO
có tiềm lực tài chính dồi dào là những tiền đề tốt đảm bảo phát triển dự án thành
công.
2.2.1. Địa điểm xây dựng công trình.
2.2.1.1. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm
Xưởng sản xuất nước Ôxy già được coi như là một xưởng thuộc Nhà máy
Đạm Phú Mỹ, vì vậy các tiêu chí để lựa chọn địa điểm bao gồm:
Gần nguồn cung cấp nguyên liệu chính (Nhà máy Đạm Phú Mỹ);
Thuận tiện trong việc sử dụng hệ thống phụ trợ hiện hữu của Nhà máy;
Có hệ thống giao thông thuận tiện (đường bộ, đường sông);
Có diện tích đất đủ lớn;
Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầy đủ (điện, nước,...).
2.2.1.2. Địa điểm lựa chọn xây dựng nhà máy.
Nhà máy sản xuất ôxi già đặt tại khu đất 28ha của nhà máy Đạm Phú Mỹ,
nằm bên cạnh nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu, thuộc KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
42
Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu
70 km về phía Bắc. Xưởng sản xuất nước ôxy già được coi là một xưởng gắn liền
với nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu, vì vậy xưởng này sẽ được ưu tiên sử dụng
những tiện ích chung của nhà máy hiện hữu
Khoảng cách từ vị trí dự kiến xây dựng xưởng sản xuất nước ôxy già tới
phân xưởng phụ trợ cung cấp các loại tiện ích nói trên khoảng 250m, tới vị trí
nguồn H2 nguyên liệu khoảng 300m. Tuy nhiên, xưởng sản xuất nước ôxy già sẽ
tận dụng được một phần hệ thống giá đỡ đường ống hiện hữu của nhà máy, điều này
sẽ góp phần làm giảm phần nào chi phí đầu tư xây dựng cho xưởng.
Khu đất tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của KCN, thuận tiện cho giao
thông vận tải kết nối đến khu vực trong quá trình xây dựng và vận hành xưởng. Mặt
khác, khu đất nằm gần cảng Phú Mỹ, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng
đường thủy.
Hạ tầng cấp điện và cấp nước trong KCN đã hoàn thành, đảm bảo cung ứng
đến hàng rào nhà máy cho doanh nghiệp.
2.2.2. Hình thức đầu tư.
Do phân xưởng oxy già có quy mô nhỏ có công suất là 30.000 ngàn tấn/năm
và tích hợp với nhà máy sản xuất urê hiện tại, nên Tổng Công ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí – CTCP (PVPhương pháp anthraquinone)
Phương pháp anthraquinone hay còn gọi phương pháp AO (Auto Oxidation
Process) được hãng BASF phát triển trong giai đoạn 1935-1945 từ nghiên cứu của
Reidl và Pfleiderer, với pilot đầu tiên với công suất 30 tấn/tháng. Sau đó, hai nhà
máy lớn với công suất 2.000 tấn/năm đã được xây dựng tại Heidebreck và
Waldenberg, nhưng phải tạm dừng vào cuối Thế chiến thứ 2. Năm 1953, nhà máy
E. I. Dupont de Nemours được đưa vào vận hành, nhà máy này sử dụng qui trình
công nghệ AO và do đó công suất sản xuất nước ôxy già tăng lên rất đáng kể.
Trong điều kiện tồn tại xúc tác, anthraquinone được hydro hóa tạo thành
hydroquinone tương ứng. Sau đó hydroquinone được ôxy hóa tái tạo lại
anthraquinone và tạo sản phẩm nước ôxy già. Hỗn hợp sản phẩm được trích ly bằng
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
43
nước, anthraquinone đi xử lý trước khi hồi lưu trở lại giai đoạn hydro hóa, dung
dịch nước ôxy già thô được tinh chế và cô đặc đến nồng độ thương mại.
Ưu điểm của phương pháp anthraquinone là tiêu hao năng lượng thấp, giá
thành thấp, tính an toàn cao, đồng thời thích hợp cho qui mô sản xuất lớn. Hiện nay,
hầu hết các nhà máy sản xuất nước ôxy già trên thế giới đều sử dụng phương pháp
này.
Phương pháp anthraquinone bao gồm 4 giai đoạn chính bao gồm giai đoạn
hydro hóa, giai đoạn ôxy hóa, giai đoạn trích ly và thu hồi dung dịch làm việc, và
giai đoạn tinh chế nước ôxy già. Sơ đồ tổng quát của phương pháp anthraquinone
được thể hiện như sau:
Hình 2.2: Sơ đồ tổng quát của phương pháp anthraquinone(4)
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
44
2.2.3. Giải pháp thực hiện đầu tư.
Hình thức quản lý dự án được triển khai là chủ đầu tư lập ban quản lý dự án
để triển khai dự án. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp ngành
phân bón và hóa chất có số vốn từ 75 đến 1.500 tỷ đồng nên thuộc dự án nhóm B.
Việc triển khai tổ chức thực hiện dự án được kiến nghị theo các biện pháp sau:
Chủ đầu tư thuê tư vấn chuyên ngành trong việc thiết kế cơ sở và giám sát
trong quá trình thiết kế chi tiết, giám sát chất lượng chế tạo thiết bị nhằm đảm bảo
chất lượng của công trình;
Lựa chọn nhà thầu EPC để thực hiện toàn bộ việc thiết kế, xây lắp và cung
cấp thiết bị thông qua hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi
2.2.4. Tính toán Tổng mức đầu tư.
Các cơ sở ước tính tính tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư được khái toán dựa trên việc áp dụng các văn bản pháp lý
cũng như các phương pháp và cơ sở sau để tính chi phí:
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 về việc công bố định mức chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị Định 112/2009/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày
26/05/2010 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 về việc quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;
Thông tư số 109/2000/TT-BCT ngày 13/11/2000 về hướng dẫn chế độ thu,
nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư;
Thông tư số 134/2008/TT-BTC và Thông tư số 64 /2010/TT-BTC của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam;
Nghị định số 123/2008/NĐ và Thông tư số 129/2008/TT-BTC về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng;
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư
số 18/2011/TT-BTC về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật
thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định số 121/2010/NĐ-CP và Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
45
thuê đất, thuê mặt nước;
Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
Quyết định số 196/QĐ-BXD và Quyết định số 410/QĐ-BXD về việc công
bố chỉ số giá xây dựng quý IV năm 2009, 2010;
Thông tư số 05/2011/TT-BTC về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực
hiện.
Chi phí vật tư thiết bị là chi phí chế tạo tại Trung Quốc theo thiết kế tiêu
chuẩn Châu Âu cho phân xưởng sản xuất nước oxy già được tính toán theo bản
chào của nhà bản quyền công nghệ;
Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống phụ trợ được tính toán dựa trên
sự tham khảo các dự án đầu tư các hạng mục công trình đã thiết kế thi công có kết
cấu tương đương thuộc lĩnh vực sản xuất hoá chất.
Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí
dự phòng được tính toán dựa theo các văn bản hướng dẫn do Bộ Xây dựng và Bộ
Tài chính ban hành (Quyết định số 957/QĐ-BXD; Thông tư số 04/2010/TT-BXD;
Thông tư số 19/2011/TT-BTC; Thông tư số 109/2000/TT-BCT; Thông tư số
134/2008/TT-BTC);
Công trình phân xưởng sản xuất nước oxy già thuộc công trình hóa chất cơ
bản có công suất <100.000 tấn/năm được liệt vào công trình cấp III Theo NĐ
209/2004/NĐ-CP;
Địa điểm xây dựng là Khu Công Nghiệp Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu. Chi phí thuê đất được tính toán dựa trên thông tin từ ban quản lý
khu công nghiệp;
Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu là 60/40;
Chi phí thu xếp vốn: 1% tổng nợ vay và trả một lần ngay khi giải ngân khoản
vay đầu tiên;
Lãi vay dài hạn VND: 16%/năm;
Lãi vay dài hạn USD: 6%/năm;
Tỷ giá hối đoái: 20.497 VND/USD (lấy theo tỷ giá công bố trung bình 6
tháng 2011)
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
46
Các giả thiết tính toán vốn lưu động cho dự án:
Tồn kho nguyên liệu: 10 ngày;
Tồn kho sản phẩm: 10 ngày;
Tồn kho tiền mặt: 15 ngày;
Khoản phải thu: 15 ngày;
Khoản phải trả: 15 ngày.
2.2.5. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Hạng mục (tỷ đồng)
Giá trị trước
thuế
Giá trị sau
thuế
1. Chi phí xây dựng 58,02 60,99
2. Chi phí thiết bị 180,40 187,80
3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định
cư (chi phí thuê đất)
0,29 0,32
4. Chi phí quản lý dự án 8,46 9,33
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 17,48 19,29
6. Chi phí khác 100,73 108,87
6.1. Chi phí tài chính 23,76 23,76
6.1.1. Chi phí thu xếp vốn 2,53 2,53
6.1.2. Chi phí lãi vay trong quá trình xây dựng 21,23 21,23
Lãi vay USD quy VNĐ 11,08 11,08
Lãi vay VNĐ 10,15 10,15
6.2. Chi phí vốn lưu động ban đầu 2,96 2,96
6.3. Chi phí khác 74,01 82,15
7. Chi phí dự phòng 33,54 35,37
Tổng mức đầu tư của dự án 398,92 421,98
Vốn vay 60% 253,02
Vay USD quy VNĐ 187,80
Vay VNĐ 65,22
Vốn chủ sở hữu 40% 168,96
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
47
Bảng 2.2: Tiến độ đầu tư
Hạng mục (tỷ đồng)
Năm xây
dựng 1
Năm xây
dựng 2
1. Chi phí xây dựng 24,96 36,04
2. Chi phí thiết bị 76,84 110,96
3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
(chi phí thuê đất)
0,13 0,19
4. Chi phí quản lý dự án 3,82 5,51
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 7,89 11,40
6. Chi phí khác 40,52 68,35
6.1. Chi phí tài chính 6,91 16,85
6.1.1. Chi phí thu xếp vốn 2,53 0,00
6.1.2. Chi phí lãi vay trong quá trình xây dựng 4,38 16,85
Lãi vay USD quy VNĐ 2,31 8,77
Lãi vay VNĐ 2,07 8,08
6.2. Chi phí vốn lưu động ban đầu 0,00 2,96
6.3. Chi phí khác 33,61 48,53
7. Chi phí dự phòng 14,47 20,90
Tổng mức đầu tư của dự án 168,64 253,34
Vốn vay 102,76 150,26
Vay USD quy VNĐ 76,84 110,96
Vay VNĐ 25,92 39,31
Vốn chủ sở hữu 65,88 103,08
Tổng mức đầu tư cho dự án là 422 tỷ đồng sẽ được phân bổ 40% trong năm
xây dựng đầu tiên và 60% trong năm xây dựng thứ hai
2.2.6. Chi phí và thu nhập của dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già
2.2.6.1. Giả định về công suất vận hành và vòng đời dự án
Vòng đời của dự án: 22 năm;
Thời gian xây dựng: 2 năm;
Thời điểm đầu tư: 2012;
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
48
Thời điểm dự án đi vào hoạt động: 2014;
Công suất dự án: 15.789 tấn H2O2 50%/năm;
Công suất vận hành: năm đầu là 90%, các năm tiếp theo là 100%.
Tiến độ đầu tư:
Năm thứ 1: 40% tổng vốn đầu tư;
Năm thứ 2: 60% tổng vốn đầu tư.
2.2.6.2. Giả định về cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn
Giả định rằng chủ đầu tư sẽ đóng góp 60% tổng vốn đầu tư, 40% còn lại sẽ
được đi vay từ các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng khác;
Thời hạn vay vốn là 7 năm trong đó bao gồm 2 năm ân hạn vốn gốc (thời
gian xây dựng). Khoản vay được trả đều trong 5 năm còn lại bắt đầu từ năm đầu
tiên nhà máy đi vào hoạt động;
Lãi suất vay trung bình của các khoản vay: Vay USD-lãi suất 6% năm chiếm
74% tổng vốn vay; vay VNĐ-lãi suất 16%/năm chiếm 26% tổng vốn vay;
Chi phí thu xếp tài chính cho dự án: 1% tổng vốn vay và được trả ngay một
lần vào thời điểm giải ngân khoản vay đầu tiên;
Tỷ giá hối đoái trung bình năm 2011 USD/VNĐ = 20.497. Tỷ giá từ năm
2011 trở đi được tính trượt giá 2,05%.
Bảng 2.3: Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2007-2035 (USD/VNĐ)
2007 2008 2009 2010 2011 2012
16.105 16.302 17.065 19.159 20.497 20.918
2013 2014 2015 2016 2017 2018
21.347 21.784 22.231 22.687 23.152 23.627
2019 2020 2021 2022 2023 2024
24.112 24.606 25.111 25.626 26.151 26.687
2025 2026 2027 2028 2029 2030
27.235 27.793 28.363 28.945 29.538 30.144
2031 2032 2033 2034 2035
30.762 31.393 32.037 32.694 33.364
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
49
Chi phí sử dụng vốn bình quân (tỷ lệ chiết khấu) được tính toán theo công
thức :
WACC = Re x DE
E
+ Rd x DE
D
x (1-T)
Trong đó:
Re , Rd : là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn vay ;
E, D : là vốn chủ sở hữu và vốn vay trong tổng vốn đầu tư;
T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Luật Thuế Thu nhập Doanh
nghiệp 14/2008/QH12 do Quốc Hội ban hành ngày 03/06/2008 và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2009, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%/năm. Do doanh
nghiệp không phải mới thành lập từ dự án đầu tư nên không được hưởng các ưu đãi
về thuế suất và các chế độ miễn giảm thuế.
Với giả định tỷ lệ vốn vay: vốn chủ sở hữu là 60:40, chi phí vốn chủ sở hữu
là 12% chiếm 40% nguồn vốn, lãi suất vay VNĐ là 16% chiếm 15% nguồn vốn, lãi
suất vay USD tương đương là 12,7% chiếm 45% nguồn vốn (lãi suất vay USD
tương đương là 12,7%= ((1+6%)*(1+2,05%)-1+4,5%) trong đó 6% là lãi suất vay
USD, 2,05% là rủi ro tỷ giá và 4,5% là rủi ro trả nợ USD), chi phí sử dụng vốn
bình quân WACC là 10,89% ;
2.2.6.3. Giả định về khấu hao
Áp dụng mô hình khấu hao đường thẳng theo các tỷ lệ sau:
Bảng 2.4: Khấu hao các hạng mục công trình
Hạng mục Thời gian khấu hao, năm
Cụm công nghệ, thiết bị phụ trợ 8
Hệ thống nhà xưởng, cơ sở hạ tầng 10
Chi phí khác (vốn trước đầu tư,) 10
Giá trị thanh lý tài sản của nhà máy sau 20 năm hoạt động là 10% giá trị thiết bị.
2.2.6.4. Giả định về tiêu hao nguyên liệu, tiện ích
Tiêu hao nguyên liệu, tiện ích và cơ cấu sản phẩm trong nhà máy được tham
khảo từ bản chào của nhà BQCN.
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
50
Bảng 2.5: Tiêu hao nguyên liệu
Nguyên liệu Tiêu hao/tấn sản phẩm H2O2 50%kl
Hydrogen (m3) 518
Anthraquinone (2-EAQ) (tấn) 0,0009600
Heavy aromatic (HAr) (tấn) 0,0095500
Trioctyl phosphate (TOP) (tấn) 0,0005700
Alumina (tấn) 0,0076400
Phosphorous acid (tấn) 0,0019100
Stabilizer (tấn) 0,0002000
Potassium carbonate (tấn) 0,0057300
Xúc tác Paladi (tấn) 0,000168
Sản phẩm
H2O2 (50%) 1
Off-gas (triệu BTU/tấn H2O2) 0,7015
Bảng 2.6: Tiêu hao tiện ích
Tiện ích Đơn vị Tiêu hao/tấn H2O2 50%
Nước khử khoáng m3 1,62
Nước thành phố m3 8,02
Hơi nước (0,7MPa) tấn 2,82
Điện thành phố KWh 920
Điện PVFCCo KWh 203
Khí nitơ Nm3 9,55
2.2.6.5. Giả định về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm chi phí sản xuất biến đổi và chi phí sản xuất cố
định. Chi phí sản xuất biến đổi gồm chi phí nguyên liệu, chi phí tiện ích được cung
cấp bởi các nhà BQCN. Chi phí sản xuất cố định được tính dựa trên cơ sở dữ liệu
của nhà BQCN và các dự án tương tự.
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
51
Bảng 2.7: Chi phí sản xuất cố định
Chi phí sản xuất cố đinh Thành tiền Nguồn
Chi phí bảo trì bảo dưỡng/năm
Thiết bị dự phòng trong 2 năm đầu
vận hành
150.000 USD/năm BQCN
Chi phí nhân công bảo trì bảo
dưỡng 2 năm đầu vận hành
100.000 USD/năm BQCN
Chi phí bảo trì bảo dưỡng từ năm
thứ 3 trở đi
3%
Chi phí thiết
bị
Dự án
tương tự
Chi phí cung ứng vận hành 15%
Tổng chi phí
bảo dưỡng
Dự án
tương tự
Lao động vận hành
Số lượng lao động vận hành 44 Người
Lương lao động vận hành 5.810.000 VND/tháng
Chi phí quản lý nhà máy 15% LĐVH
Dự án
tương tự
Bảo hiểm tài sản và gián đoạn sản xuất 0,5%
Chi phí thiết
bị
Dự án
tương tự
Chi phí quản lý, bán hàng và marketing
Số lượng quản lý 13 Người
Lương quản lý 9.960.000 VND/tháng
Chi phí bản hàng và marketing 1% Doanh thu
Dự án
tương tự
Chi phí thuê đất
Diện tích thuê đất 12.000 m2 BQCN
Tiền thuê đất 0,60 USD/m2/năm KCN
Các chi phí bảo trì bảo dưỡng từ năm 2011 trở đi được trượt giá 3,3% theo
chỉ số CEPCI (Chemical Engineering Plant Cost Index). Chi phí lao động vận hành,
quản lý từ năm 2011 trở đi được trượt giá 1,2% theo chỉ số NFI (Nelson Farrar
Index)- Labor cost.
Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội
52
2.2.6.6. Giả định về giá nguyên liệu, sản phẩm và tiện ích
Giá nguyên liệu, sản phẩm và tiện ích áp dụng cho dự án là giá dự báo 2011-
2035.
Vì sản phẩm nước oxy già được sản xuất để phục vụ thị trường trong nước,
nên giá bán sản phẩm tại cổng nhà máy, cũng chính là giá tính toán kinh tế cho các
dự án được tính theo công thức sau:
Giá bán tại cổng nhà máy = Giá CIF Hồ Chí Minh + Chi phí nhập khẩu
+ Thuế nhập khẩu
Do không có thuế nhập khẩu cho sản phẩm nước oxy già đồng thời với giả
định chi phí nhập khẩu không đáng kể, giá tính toán kinh tế sẽ được sử dụng trong
dự án là giá CIF Hồ Chí Minh.
Giá sản phẩm H2O2 trong quá khứ tương quan khá chặt chẽ với giá dầu Brent
theo hệ số tương quan R2= 0,91109. Do đó, giá dầu Brent được sử dụng làm cơ sở
để dự báo giá sản phẩm H2O2 trong tương lai. Trong 6 tháng đầu năm 2011, giá dầu
Brent đạt 110 USD/thùng. Ngoài ra, theo PVN, giá dầu trong năm 2012 dự kiến ở
mức 100 USD/thùng, do đó giá sản phẩm H2O2 trong tương lai được dự báo trên cơ
sở giá dầu Brent 100 USD/thùng.
Theo công văn 004/CVNB-VQN về giá khí bán cho sản xuất phân đạm của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 10/1/2011, giá khí bán cho Đạm Phú Mỹ chỉ mới
được phê duyệt chính thức cho giai đoạn 2011-2015, giai đoạn từ 2015 trở đi vẫn
chưa được công bố. Do đó, giá khí áp dụng cho kịch bản cơ sở của dự án từ năm
2015 trở đi được giả định tăng 2% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2035. Giá khí này
được áp dụng để tính giá thành nguyên liệu H2 và hơi nước cho dự án. Giá H2 và
hơi nước cho kịch bản cơ sở đã tính đến việc tận dụng tối đa các hỗ trợ từ nhà máy
đạm hiện hữu không bao gồm các chi phí nhân công và bảo trì bảo dưỡng. Giá khí
hydro được cung cấp bởi chủ đầu tư cho năm 2011 và được dự báo dựa trên trượt
giá các chi phí tương ứng.
Giá các hóa chất khác được lấy từ chào giá của các nhà cung ứng hóa chất
trong khu vực và được trượt giá theo hệ số trượt giá hó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273164_8503_1951474.pdf