Luận văn Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ

Bên cạnh phát triển nhiều sản phẩm tín dụng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng để gia tăng doanh số cho vay, ngân hàng Á Châu nói chung và ngân hàng Á Châu Cần Thơ nói riêng rất coi trọng khâu thu nợ, do đó doanh số thu nợ của ngân hàng luôn đạt giá trị cao. Nhờ công tác thu nợ tốt từ Bộ phận xử l‎ý nợ, với một quy trình thu nợ chặt chẽ, làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2008 đạt 6.295.811 triệu đồng, tăng lên 54,6% (trong khi doanh số cho vay tăng 47,7%). Năm 2009, doanh số thu nợ tiếp tục tăng 97,9%, đạt 12.458.480 triệu đồng (trong khi doanh số cho vay tăng 95,5%). Như hình vẽ, ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ luôn theo sát với doanh số cho vay của ngân hàng.

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 312.517 93,3 372.639 97,3 692.812 99,6 894.074 99,7 60.122 19,2 320.173 85,9 201.262 29,1 Vốn điều chuyển 22.577 6,7 10.250 2,7 3.058 0,4 2.697 0,3 (12.327) (54,6) (7.192) (70,2) (361) (11,8) Nguồn vốn 335.094 100,0 382.889 100,0 695.870 100,0 896.771 100,0 47.795 14,3 312.981 81,7 200.901 28,9 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Giá trị vốn huy động trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010, tăng lên liên tục, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không theo một đường thẳng đi lên và bị gẫy khúc. Nhưng nhìn chung, vốn huy động trong 6 tháng đầu năm đạt tỷ trọng cao hơn cả năm, đạt từ 93,3% (tháng 6/2007) đến 99,7% (tháng 6/2010), trong khi đó, tỷ trọng vốn huy động cả năm chỉ có 86% (năm 2007) đến 99,3% (năm 2009). Vì do thời điểm cuối năm trước, khách hàng có thu nhập đột biến nhất trong năm, nhờ các nguồn như lương, thưởng cuối năm,… Bởi số tiền không nhiều, và đa số người dân không thích rủi ro nên họ thường chọn gửi tiền vào ngân hàng để an toàn nhưng vẫn sinh lợi. Nhìn chung, tình hình nguồn vốn trong 3 năm rưỡi qua từ 2007–6/2010 có chiều hướng tăng trưởng rõ rệt. Trong khi vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh và liên tục, thì vốn điều chuyển giảm xuống đáng kể. Kết quả này cho thấy sự vững vàng trong công tác huy động vốn của ngân hàng, là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.1.2. Cơ cấu vốn huy động Như đã phân tích, ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn huy động trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, phải biết rõ nguồn vốn đó được huy động từ đâu, để có biện pháp huy động vốn tối ưu nhất, đó là điều mà các nhà quản trị ngân hàng thường quan tâm. Trong những năm qua, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên thông tin, khuyến khích hay có những chương trình mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, tặng thẻ miễn phí cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay góp phần phát triển kinh tế địa phương. Giai đoạn từ 2007–2009 Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng đã huy động được từ nền kinh tế. Với nhiều hình thức huy động vốn rất đa dạng, phong phú, cùng với mức lãi suất ưu đãi, đã góp phần thúc đẩy các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân,… trong và ngoài nước hăng hái tham gia gửi tiền. Bảng 6: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2007- 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của dân cư 397.971 92,7 512.595 92,5 833.123 80,7 114.624 28,8 320.528 62,5 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 31.149 7,3 41.501 7,5 199.167 19,3 10.352 33,2 157.666 379,9 Vốn huy động 429.120 100,0 554.096 100,0 1.032.290 100,0 124.976 29,1 478.194 86,3 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Tiền gửi của dân cư Vốn huy động được hình thành từ tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế, nhưng chủ yếu từ vốn nhàn rỗi của cá nhân. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, mặc dù tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm dần, nhưng giá trị của nó vẫn tăng lên. Cụ thể, năm 2007, tiền gửi cá nhân đạt 397.971 triệu đồng, chiếm 92,7% trong vốn huy động. Năm 2008 đạt 512.595 triệu đồng, tăng 28,8%, chiếm 92,5% trong vốn huy động. Năm 2009, tiền gửi của cá nhân đạt 833.123 triệu đồng, tăng 62,5%, nhưng chỉ còn chiếm 80,7% trong vốn huy động. Chính tỷ lệ dân cư thích đầu tư ngày càng nhiều và ít tiết kiệm lại, nên cũng làm tỷ trọng tiền gửi của đối tượng này giảm xuống. Trong khi đó, tiền gửi của cá nhân tăng lên, do họ nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào ngân hàng, khi đó số tiền của họ sẽ được cất giữ an toàn và được hưởng lãi suất. Mặc dù, số tiền lãi nhận được không nhiều bằng đầu tư, nhưng nếu cất giữ tiền tại nhà, số tiền sẽ không an toàn và không sinh lời. Ngoài ra, tiền gửi tăng lên do đa số đối tượng này chọn an toàn hơn là mạo hiểm hay rủi ro trong kênh đầu tư hay sản xuất kinh doanh nào. Đồng thời, trong cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trong năm 2008, nhóm khách hàng cá nhân chính là người làm nên sóng gió cho cuộc đua này. Do đó, vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân luôn cao Mặc dù trong thời gian này, ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi chung cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Nhưng vốn huy động từ cá nhân hay hộ gia đình có tính chất ổn định hơn tiền gửi của doanh nghiệp, nên ngân hàng thường khuyến khích nguồn vốn từ đối tượng này. Do đó, ngân hàng thường đưa ra nhiều sản phẩm mới và ưu đãi dành cho cá nhân hơn, với những phần thưởng như quà tặng, bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng,… có giá trị lớn. Nếu xét cụ thể, cá nhân gửi tiền sẽ có nhiều lợi ích hơn doanh nghiệp, nên thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư hơn các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của tổ chức kinh tế Nhìn chung, các tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp thường không để tiền đứng yên một chỗ, họ thường xoay vòng đồng vốn nhằm tạo ra lợi nhuận. Họ gửi tiền vào ngân hàng không phải để tiết kiệm như cá nhân, họ gửi tiền để phục vụ thanh toán với đối tác, như các hoạt động ký quỹ để mở thư tín dụng L/C (Letter of Credit), bao thanh toán,… Do đó, trong giai đoạn hai năm 2008-2009, khi có sự hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, đồng thời cũng kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nên giá trị tiền gửi của doanh nghiệp cũng dần tăng cao cả về tỷ trọng và giá trị. Cụ thể, tỷ trọng dần tăng lên liên tục từ 7,3% (năm 2007) lên 7,5% (năm 2008), và cao nhất là 19,3% (năm 2009). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp rất đáng kinh ngạc, trong năm 2008 tăng chỉ có 33,2% so với năm 2007, thì năm 2009 tăng lên đến 379,9% so với năm 2008, và đạt đến 199.167 triệu đồng Ta thấy, tiền gửi của dân cư có tỷ trọng đang dần giảm xuống, đây không phải do tiền gửi cá nhân giảm xuống, mà do sự gia tăng vượt bậc từ tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, nên các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tăng cường và mở rộng sản xuất, nên họ gửi tiền nhiều hơn để phục vụ công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, ta vẫn thấy tỷ trọng tiền gửi của cá nhân trong vốn huy động qua các năm vẫn cao hơn tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Vốn huy động của ngân hàng lâu nay vẫn từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư là chủ yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng cũng như giá trị tiền gửi của tổ chức kinh tế có phần tăng lên. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 7: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của dân cư 283.306 90,7 346139 92,9 542.183 78,3 770.441 86,2 62.833 22,2 196.044 56,6 228.258 42,1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 29.211 9,3 26.500 7,1 150.629 21,7 123.633 13,8 (2.711) (9,3) 124.129 468,4 (26.996) (17,9) Vốn huy động 312.517 100,0 372.639 100,0 692.812 100,0 894.074 100,0 60.122 19,2 320.173 85,9 201.262 29,1 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Nhìn chung, vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2007–2010 tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tình hình tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế có sự biến đổi không theo một định hướng nào. Tiền gửi cá nhân đang dần mất đi tỷ trọng của mình. Đây không phải do ngân hàng không chú trọng khai thác huy động nguồn vốn khá ổn định này của nhóm khách hàng cá nhân, mà do các tổ chức kinh tế được Chính phủ sự quan tâm và hỗ trợ lãi suất để tăng sản xuất kinh doanh, nhằm đẩy mạnh tổng cầu, bình ổn lại nền kinh tế sau lạm phát. Vì vậy, tiền gửi cá nhân vẫn tăng, nhưng tiền gửi của tổ chức kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh cũng đang tăng lên cao, làm tỷ trọng tiền gửi vốn độc tôn của cá nhân nay bị lung lây. Cũng giống như tiền gửi của cá nhân, tiền gửi trong 6 tháng đầu năm của tổ chức kinh tế chiếm phần lớn so với tiền gửi cả năm của đối tượng này. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế gửi tiền để phục vụ cho những giao dịch với đối tác, mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được đẩy mạnh nhất trong dịp cuối năm để phục vụ Tết. Vì vậy, nếu theo nhận định trên, giá trị tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 6 tháng cuối năm phải cao hơn 6 tháng đầu năm. Nhưng trên thực tế đã chứng minh ngược lại. Tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm cao hơn, vì do đầu năm các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều bằng cuối năm, nên trữ tiền lại và gửi ngân hàng, còn 6 tháng cuối năm gửi tiền nhưng rút ra liên tục để phục vụ kinh doanh. Vì gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời, dù lợi nhuận có ít hơn đầu tư kinh doanh, nhưng nó vẫn có lời hơn việc để tiền dạng dự trữ tại công ty. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn gốc và lãi tiền gửi khi đến kỳ hạn cho cá nhân hoặc tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, vốn huy động từ tiền gửi cá nhân luôn được quan tâm hơn, do đây là vốn nhàn rỗi, nên thời hạn gửi tiền thường là trung dài hạn, vì vậy nó có rất lợi ích cho ngân hàng trong việc cho vay trung dài hạn, đồng thời giảm được khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo thanh khoản. Mặc dù, tỷ trọng tiền gửi cá nhân luôn cao, nhưng ngân hàng cũng cần tập trung khai thác hơn nữa. 4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ Mặc dù, huy động vốn là hoạt động không thể thiếu của ngân hàng, nhưng nó chỉ mới là tiền đề, chưa được xem là hoạt động cốt lõi trong kinh doanh ngân hàng. Nghiệp vụ ngân hàng được đề cập ở đây chính là nghiệp vụ tín dụng. Với chức năng là tổ chức tài chính trung gian cho nền kinh tế, ngân hàng sẽ tập trung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, rồi sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng phát triển. Để hiểu rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích theo 2 giai đoạn: 3 năm từ 2007-2009 và 6 tháng đầu năm từ 2007-2010. 4.2.1. Tình hình tín dụng giai đoạn từ 2007-2009 Trước tiên, ta sẽ phân tích hoạt động này thông qua các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay và nợ xấu trong 3 năm 2007-2009 của ngân hàng. Bảng 8: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI ACB CẦN THƠ TỪ 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ Trọng % Số tiền % Số tiền % Sản xuất kinh doanh (SXKD) 2.902.684 65,8 4.496.051 69,0 6.636.403 52,1 1.593.367 54,9 2.140.352 47,6 Tiêu dùng (T.dùng) 1.199.482 27,2 1.420.205 21,8 5.928.286 46,5 220.723 18,4 4.508.081 317,4 Khác 308.765 7,0 600.096 9,2 174.471 1,4 291.331 94,4 (425.625) (70,9) Doanh số cho vay (DSCV) 4.410.931 100,0 6.516.352 100,0 12.739.160 100,0 2.105.421 47,7 6.222.808 95,5 Sản xuất kinh doanh 2.630.961 64,6 4.289.260 68,1 6.543.433 52,5 1.658.299 63,0 2.254.173 52,6 Tiêu dùng 1.090.402 26,8 1.293.708 20,5 5.825.209 46,8 203.306 18,6 4.531.501 350,3 Khác 350.150 8,6 712.843 11,3 89.838 0,7 362.693 103,6 (623.005) (87,4) Doanh số thu nợ (DSTN) 4.071.513 100,0 6.295.811 100,0 12.458.480 100,0 2.224.298 54,6 6.162.669 97,9 Sản xuất kinh doanh 314.945 61,0 521.736 70,8 614.706 60,4 206.791 65,7 92.970 17,8 Tiêu dùng 70.325 13,6 196.822 26,7 299.899 29,5 126.497 179,9 103.077 52,4 Khác 130.731 25,3 17.984 2,4 102.617 10,1 (112.747) (86,2) 84.633 470,6 Dư nợ 516.001 100,0 736.542 100,0 1.017.222 100,0 220.541 42,7 280.680 38,1 Sản xuất kinh doanh 12.222 80,3 10.005 72,0 10.377 68,5 (2.218) (18,1) 372 3,7 Tiêu dùng 2.133 14,0 2.952 21,3 3.567 23,6 819 38,4 615 20,8 Khác 868 5,7 930 6,7 1.196 7,9 63 7,2 266 28,5 Nợ xấu 15.223 100,0 13.887 100,0 15.140 100,0 (1.336) (8,8) 1.253 9,0 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Doanh số cho vay Doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này gia tăng lên rất cao, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Năm 2008 có tỷ lệ tăng doanh số cho vay thấp chỉ tăng thêm 47,7%, trong khi năm 2009, tỷ lệ gia tăng lên đến 95,5%. Do nền kinh tế vấp phải cơn bão lạm phát, nên người dân có xu hướng ít tiêu dùng lại, sẽ tiết kiệm nhiều để dự phòng cho tương lai. Do đó, việc vay tiền ngân hàng cũng được hạn chế tối đa. Tuy nhiên, nhờ ngân hàng đã xây dựng thêm những sản phẩm tín dụng mới phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của khách hàng, nên thỏa mãn được tối đa nhu cầu này, và đã làm doanh số vẫn tăng lên. Hơn nữa, trong giai đoạn 2008-2009, cùng với nhiều sàn giao dịch vàng trong cả nước, sàn giao dịch vàng của ngân hàng Á Châu Cần Thơ cũng diễn ra sôi động đã kích thích khách hàng vay vốn để đầu tư kinh doanh vàng, do đó doanh số cho vay gia tăng tỷ lệ cao 95,5% so với năm trước Mặc dù đề ra mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nhưng thực tế doanh số cho vay tiêu dùng vẫn có tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay của ngân hàng. Chỉ đạt tỷ trọng từ 21,8% (năm 2008) đến 46,5% (năm 2007). Một phần do nhu cầu thực tế của khách hàng chưa cao, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng chưa được biết đến các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nói cách khác, cung và cầu của vay tiêu dùng này chưa gặp đươc nhau. Nên mặc dù doanh số tiêu dùng có tăng nhưng tỷ trọng vẫn thấp. Doanh số thu nợ Bên cạnh phát triển nhiều sản phẩm tín dụng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng để gia tăng doanh số cho vay, ngân hàng Á Châu nói chung và ngân hàng Á Châu Cần Thơ nói riêng rất coi trọng khâu thu nợ, do đó doanh số thu nợ của ngân hàng luôn đạt giá trị cao. Nhờ công tác thu nợ tốt từ Bộ phận xử l‎ý nợ, với một quy trình thu nợ chặt chẽ, làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2008 đạt 6.295.811 triệu đồng, tăng lên 54,6% (trong khi doanh số cho vay tăng 47,7%). Năm 2009, doanh số thu nợ tiếp tục tăng 97,9%, đạt 12.458.480 triệu đồng (trong khi doanh số cho vay tăng 95,5%). Như hình vẽ, ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ luôn theo sát với doanh số cho vay của ngân hàng. Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY VÀ DOANH SỐ THU NỢ TỪ NĂM 2007-2009 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Để có được một kết quả thu nợ cao, ngoài sự nỗ lực của cán bộ xử lý nợ, còn nhờ vào những chính sách đúng đắn của ngân hàng. Đó là, ngoài việc quan tâm thu hồi những hợp đồng tín dụng có giá trị lớn, ngân hàng cũng quan tâm rất nhiều đến những khoản vay có giá trị thấp như vay tiêu dùng, nên làm cho doanh số thu nợ của ngân hang tăng lên đáng kể. Dư nợ Tính đến giai đoạn này, các khoản dư nợ của ngân hàng cũng gia tăng qua các năm. Năm 2008, dư nợ đạt 736.542 triệu đồng, tăng 42,7% so với năm trước. Năm 2009, dư nợ tăng 38,1%, mặc dù có phần chựng lại, nhưng đạt đến 1.017.222 triệu đồng. Mặc dù, doanh số cho vay năm 2009 có tăng, nhưng tốc độ tăng dư nợ chậm lại so với tốc độ tăng dư nợ của năm 2008, là do công tác thu nợ được thực hiện tốt nên các khoản chưa thu hồi về được vẫn tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp. Nợ xấu Mặc dù công tác thu nợ của ngân hàng được tổ chức tốt, nhưng khi đồng ý cho vay và giao một khoản tiền cho khách hàng, cũng là lúc ngân hàng chịu rủi ro. Ngoài những rủi ro thấy được, luôn có nhiều rủi ro tiềm ẩn khác trong quá trình vay. Do đó, lúc nào trong hoạt động cho vay của ngân hàng cũng xuất hiện những khoản nợ quá hạn, nợ xấu chưa thu hồi được. Tình hình nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua có những chuyển biến khác nhau. Năm 2008, nợ xấu của ngân hàng là 13.887 triệu đồng, giảm 8,8% so với năm 2007. Mặc dù vướng phải cơn bão lạm phát, nhưng nhờ công tác thu nợ triển khai mạnh mẽ và tích cực nên nợ xấu giảm xuống 8,8%. Trong khi đó, nợ xấu năm 2007 cao hơn, do các khoản nợ xấu của cho vay nông nghiệp vẫn chưa thu hồi về được, nên nợ xấu năm 2007 cao hơn cả nợ xấu năm xảy ra lạm phát. Do đó, hiện tại ngân hàng hạn chế cho nhóm khách hàng nông nghiệp vay vốn. Đến năm 2009, ngân hàng gia tăng doanh số cho vay, nên nợ xấu cũng tăng lên đáng kể, tăng 9% so với năm trước và đạt 15.140 triệu đồng. Do doanh số cho vay tiêu dùng làm cho nợ xấu vay tiêu dùng cũng tăng 38,4% (năm 2007) và tăng thêm 20,8% (năm 2008). Ngoài ra, đối tượng vay tiêu dùng là cá nhân, nên đương nhiên không phải là pháp nhân, đồng thời để khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng, nhất là vay tín chấp, nên hồ sơ vay vốn của cá nhân cũng khá đơn giản so với pháp nhân. Vì vậy, quá trình giám sát sử dụng vốn trở nên khá nặng nề đối với những cán bộ xử lý nợ. Tuy nhiên, sự chênh lệch về số lượng khách hàng và cán bộ xử lý nợ là khá cao, nên quá trình thu nợ gặp trở ngại, làm thu nợ giảm nên nợ xấu cũng gia tăng. Vì lý do gì đi nữa, tình hình nợ xấu trong ngân hàng vẫn còn tồn tại. Do đó, song song với hàng loạt các chương trình hay các sản phẩm mới để đẩy mạnh hoạt động cho vay, cần tích cực công tác thu hồi nợ, để giảm đến mức tối thiểu nợ xấu của ngân hàng. 4.2.2. Tình hình tín dụng giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007–2010 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thường tăng trưởng nhiều nhất trong những tháng đầu năm. Nhưng đối với tình hình cho vay thì ngược lại. Do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hay cá nhân thường có nhu cầu sử dụng vốn hay tiêu dùng chủ yếu trong những tháng cuối năm. Nên hoạt động tín dụng của ngân hàng sôi nổi nhất trong những tháng cuối năm này, còn những tháng đầu năm, hoạt động tín dụng cũng diễn ra, nhưng có phần hạn chế, nhất là doanh số cho vay của ngân hàng. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 9: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI ACB CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % SXKD 354.830 82,7 2.177.422 74,3 3.527.249 61,0 2.559.665 59,4 1.822.592 513,7 1.349.827 62,0 (967.584) (27,4) T.dùng 48.399 11,3 589.240 20,1 1.795.032 31,1 1.398.451 32,5 540.841 1.117,5 1.205.792 204,6 (396.581) (22,1) Khác 25.738 6,0 164.124 5,6 456.526 7,9 348.866 8,1 138.386 537,7 292.402 178,2 (107.660) (23,6) DSCV 428.967 100,0 2.930.786 100,0 5.778.807 100,0 4.306.982 100,0 2.501.819 583,2 2.848.021 97,2 (1.471.825) (25,5) SXKD 294.925 83,0 1.704.688 69,1 3.096.350 60,1 2.719.410 60,3 1.409.763 478,0 1.391.662 81,6 (376.939) (12,2) T.dùng 40.219 11,3 560.291 22,7 1.679.421 32,6 1.503.379 33,3 520.072 1.293,1 1.119.130 199,7 (176.042) (10,5) Khác 20.258 5,7 202.318 8,2 376.085 7,3 288.738 6,4 182.060 898,7 173.767 85,9 (87.348) (23,2) DSTN 355.402 100,0 2.467.297 100,0 5.151.856 100,0 4.511.527 100,0 2.111.895 594,2 2.684.559 108,8 (640.329) (12,4) SXKD 355.817 84,7 787.679 80,4 952.636 69,9 454.961 56,0 431.862 121,4 164.956 20,9 (497.675) (52,2) T.dùng 32.987 7,8 99.274 10,1 312.433 22,9 194.971 24,0 66.287 200,9 213.159 214,7 (117.462) (37,6) Khác 31.525 7,5 92.537 9,4 98.424 7,2 162.745 20,0 61.012 193,5 5.888 6,4 64.321 65,4 Dư nợ 420.329 100,0 979.490 100,0 1.363.493 100,0 812.677 100,0 559.161 133,0 384.003 39,2 (550.816) (40,4) SXKD 780 61,2 5.440 84,3 7.334 80,7 5.689 78,3 4.660 597,4 1.894 34,8 (1.645) (22,4) T.dùng 495 38,8 1.010 15,7 1.750 19,3 1.578 21,7 515 104,0 740 73,3 (172) (9,8) Khác 98 7,7 574 8,9 772 8,5 574 7,9 476 484,7 198 34,5 (198) (25,6) Nợ xấu 1.275 100,0 6.450 100,0 9.084 100,0 7.267 100,0 5.175 405,9 2.634 40,8 (1.817) (20,0) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Doanh số cho vay Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm từ 2007-2009, có tốc độ tăng trưởng cao và giảm xuống rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2010. Tính đến tháng 6/2010, doanh số cho vay giảm xuống 25,5% so với cùng kỳ năm trước, và chỉ đạt 4.306.982 triệu đồng. Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối tháng 3/2010, tất cả sàn giao dịch vàng trên cả nước phải đóng cửa hoạt động. Sàn giao dịch vàng giống như con dao 2 lưỡi, nó có thể làm lợi nhuận, doanh thu, hay thậm chí doanh số cho vay tăng vọt lên, thì nay lại làm cho doanh số cho vay tính đến tháng 6/2010 giảm xuống rõ rệt. Cũng giống như tổng doanh thu, doanh số cho vay chỉ là thước đo quy mô hoạt động tín dụng, do đó phải biết điều chỉnh các yếu tố khác, để hoạt động cho vay hiệu quả hơn. Doanh số thu nợ Tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng trưởng, nhưng tăng với tỷ lệ giảm dần trong 6 tháng đầu năm 2007-2009. Cụ thể, tính đến tháng 6/2008, doanh số thu nợ tăng cao nhất, tăng đến 594,2% so với cùng kỳ năm 2007. Rồi đến tháng 6/2009, chỉ tăng thêm 108,8% so với cùng kỳ năm 2008. Nhưng đến tháng 6/2010, tỷ lệ này bị giảm xuống rõ rệt, thu nợ giảm xuống 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Do lạm phát xảy ra, nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thích nghi kịp với sự thay đổi lớn của nền kinh tế, nên họ không có khả năng trả nợ, làm cho thu nợ giảm xuống, đặc biệt là vay tiêu dùng tín chấp. Vì khi lạm phát tăng, giá cả sẽ tăng vọt, nhưng thu nhập không đổi, nên rất khó khăn để đảm bảo trả được các khoản nợ vay. Mặc dù công tác thu nợ tốt, nhưng do xảy ra những tác động khách quan nên làm tình hình thu nợ theo chiều hướng không khả quan. Dư nợ Nhìn chung, dư nợ trong 6 tháng đầu năm đạt giá trị cao, nhưng đến cuối năm, giá trị này giảm xuống rất nhiều. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 133% so với cùng kỳ năm 2007, rồi chỉ tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng giảm đi 40,4% so với cùng kỳ năm 2009. Sự giảm sút này do công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện rất tốt. Ngoài ra, theo tình hình chung, đầu năm ngân hàng cho vay nhưng chưa chú trọng đến thu nợ nhiều, đến giai đoạn những tháng cuối năm, công tác mới được triển khai mạnh nhằm đạt chỉ tiêu thu nợ đã đề ra. Dư nợ không biểu hiện tốt nhất hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, vì nó bao gồm cả phần dư nợ chưa thu hồi về được do chưa đến hạn và cả khoản đến hạn nhưng khách hàng chưa trả. Do vậy, muốn đánh giá hoạt động cho vay có hiệu quả hay không, ta xét đến chỉ tiêu “Nợ xấu” của ngân hàng. Nợ xấu Tình hình nợ xấu trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010, nhìn chung vẫn tăng trưởng, nhưng cũng giống như dư nợ cho vay, nợ xấu tăng nhưng theo chiều hướng tăng nhẹ rồi giảm xuống tính đến 6 tháng đầu năm 2010. Cụ thể, nợ xấu tăng cao đến 405,9% so với cùng kỳ năm 2007, rồi tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng đến tháng 6/2010 lại giảm 20% so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù có nhiều biện pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu, nhưng tình hình nợ xấu vẫn còn. Tuy nhiên, điều đáng nói là tốc độ tăng cao này được cải thiện dần trong 6 tháng cuối năm. Tình hình nợ là điều không tránh khỏi, bởi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên nợ xấu luôn đồng hành cùng với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, cần có nhiều biện pháp cứng nhắc hơn để hạn chế tình hình nợ xấu như hiện nay. 4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ Các sản phẩm cho vay tiêu dùng thuộc một bộ phận nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhưng đây là sản phẩm nhằm phục vụ cá nhân, nhóm khách hàng cốt lỗi ngân hàng Á Châu nói chung và Á Châu Cần Thơ đang hướng tới để phục vụ tốt nhất. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong ngân hàng, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay tiêu dùng này. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng, ta sẽ phân tích cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng này theo: thời hạn cho vay và hình thức đảm bảo khoản vay. 4.3.1. Cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay Cho vay tiêu dùng phân loại theo thời hạn vay bao gồm vay ngắn hạn và trung dài hạn. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn là những khoản vay của cá nhân với mục đích mua sắm những đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, đi du lịch, hay cưới hỏi, ma chay,… Đó thường là những khoản vay có với giá trị không cao, hoặc với mục đích chi tiêu cấp bách, khách hàng có thể hoàn trả cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Ngược lại là các món vay trung dài hạn, các khoản này thường có giá trị cao hơn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ.doc
Tài liệu liên quan