Mục lục
1. Tính cấp thiết của đề tài . 3
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài 7
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Kết cấu của Luận văn 9
Chương 1: Nhu cầu đầu tư du lịch tại Hải Dương . 10
1.1. Tài nguyên du lịch tỉnh Hải Dương . 11
I.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 11
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 15
1.2. Nhu cầu phát triển ngành du lịch Hải Dương. . . 21
1.2.1. Xu hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam - cơ hội phát triển ngành Du lịch Hải Dương . 21
1.2.2. Vị trí của ngành Du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh 24
Chương 2: Thực trạng đầu tư du lịch tại Hải Dương 29
2.1. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Hải Dương 29
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch . 32
2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch . 32
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch3 38
2.3. Quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch tại Hải Dương . 47
2.3.1. Tình hình xây dựng quy hoạch du lịch trên địa bàn
tỉnh trong nhưng năm qua . 47
2.3.2. Một số dự án đầu tư du lịch điển hình . 55
2.4. Thực trạng xúc tiến quảng bá ngành du lịch Hải Dương . 60
Chương3: Các giải pháp nhằm phát triển ngành Du lịch Hải Dương . 64
3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch, tăng cường
quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh 64
3.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Hải Dương 68
3.3. Tăng cường công tác quy hoạch du lịch, phát triển cở sở hạ tầng 71
3.4. Tăng cường thu hút đầu tư, tạo nguồn vốn để
phát triển ngành du lịch Hải dương . . 74
3.5. Mở rộng thị trường để thu hút đầu tư và phát triển du lịch . 75
3.6. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù 78
3.7. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hải Dương . 81
3.8. Các giải pháp khác 85
3.8.1. Xã hội hoá du lịch để phát triển . 85
3.8.2. Khai thác tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. 86
Kết luận và kiến nghị . 88
Một số hình ảnh về Du lịch hải dương 93
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động đầu tư du lịch ở Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng phương tiện phục vụ cũng được nâng cao. Năm 2000, toàn tỉnh có gần 200 xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, năm 2005 là 500 xe, đến tháng 6 năm 2007 theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương trên toàn tỉnh đã có trên 600 xe, những xe ôtô du lịch này đều đảm bảo chất lượng, tiện lợi và an toàn. [18]
Tuy nhiên vào thời điểm mùa du lịch từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, do việc khách nội tỉnh đi du lịch hè ồ ạt thì việc “cháy” xe vẫn thường xuyên xảy ra. Trong giai đoạn này, các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần có biện pháp, phương án để việc phục vụ khách nội tỉnh đi du lịch ra ngoài tỉnh và khách du lịch ngoài tỉnh, khách quốc tế đến du lịch tại Hải Dương không bị thiếu xe hoặc chờ xe quay đầu. Việc đầu tư thêm phương tiện nhất là các phương tiện có chất lượng là việc tất yếu, tuy nhiên các doanh nghiệp cần tính toán các phương án để vận hành phương tiện vào các thời điểm trái mùa du lịch.
Các cấp lãnh đạo cần có chiến lược, kế hoạch để tăng cường lượng khách đến Hải Dương vào các thời điểm trái mùa, phối hợp với các công ty du lịch, lữ hành tăng cường sự đa dạng của sản phẩm nhằm hấp dẫn khách du lịch đến Hải Dương, phối hợp với các cơ quan quản lý du lịch, các tổ chức du lịch để tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải khách du lịch trên địa bàn tỉnh với các công ty lữ hành quốc tế tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
2.2.2.3. Hoạt động Lữ hành.
Hoạt động Lữ hành tại Hải Dương diễn ra rất sôi động, nhu cầu khách du lịch trong tỉnh đi du lịch đến các điểm du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng cao, cùng với các nhu cầu đó là sự ra đời của các công ty Du lịch và Lữ hành. Các công ty này phát triển rất nhanh về số lượng: năm 2005 mới chỉ có 09 đơn vị kinh doanh Lữ hành nhưng đến tháng 6/2007 đã có 18 đơn vị, trong đú cú 02 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. [18]
Bảng 2.7: Các đơn vị du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương
STT
Tên đơn vị
Địa chỉ
Loại hình
kinh doanh
1
Du lịch KS Công đoàn Côn Sơn
Cộng Hòa- Chí Linh- HD
Lữ hành nội địa
Phòng ĐH Hướng dẫn Du lịch
phố Chi Lăng - TPHD
2
Cty TM- Du lịch Phương Dung
36/1- Bùi Thị Xuân- TPHD
Nội địa
3
Công ty Du lịch Đông Nam á
TTr Gia Lộc - Hải Dơng
Nội địa
4
Cty CP DL Sao Thái Duơng
(đổi tên là Cty MOFA)
Tầng 3 TT Thương mại HD
Nội địa + Quốc tế
5
Cty Du lịch&XNK Hoa Anh Đào
25 Tuệ Tĩnh - TPHD
Nội địa
6
Cty Du lịch và TM Phúc Khánh
32 Hoàng Văn Thụ - TPHD
Nội địa
7
Cty Du lịch - Tmại Hạ Long
Chương Mỹ - TPHD
Nội địa
8
Ttâm Lữ hành - Cty Du lịch & Ksạn Hải Dương (tạm thời ngừng hoạt động)
số 7 Hồng Quang - TPHD
Nội địa
9
Cty CP Du lịch Hoa Việt
Khu 5 Việt Hoà - TPHD
Nội địa
10
Du lịch Lữ hành NaciHolidays
Tầng 1 Hội trường Nacimex
Nội địa + Quốc tế
Cty TM và Du lịch Nam Cường
Km4 Ng Lương Bằng - TPHD
11
Du lịch Lữ hành Sông Hương
Nguyễn Chí Thanh - TPHD
Nội địa
12
Văn phòng đại diện
đường Điện Biên Phủ - TPHD
Nội địa + Quốc tế
Cty Du lịch Hải Phòng TOSERCO
13
Văn phòng đại diện
đường Hoà Bình - TPHD
Nội địa
Cty Du lịch Thiên Phong - Qninh
14
Cty Vận chuyển DL Trường Sơn
61 An Ninh - TPHD
Nội địa
15
Nhà khách Liên đoàn Lao động
đường Chi Lăng - TPHD
Nội địa
16
DNTN Đông Phương Hồng
Km3 Ng Lương Bằng - TPHD
Nội địa
17
Cty CP DL Nữ Hoàng-QueenTour
39 Đại lộ Hồ C Minh - TPHD
Nội địa
18
Ttâm lữ hành Xuyên Việt - Cty vận tải hành khách Bắc Nam
Ngã 4 Ngô Quyền kéo dài
- Bình Hàn - TPHD
Nội địa
Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương [18]
Mặc dù số lượng các công ty Du lịch và Lữ hành trên đại bàn tỉnh Hải Dương chưa nhiều, nhưng cũng thể hiện được phần nào nhu cầu đi du lịch của khách nội tỉnh và khách du lịch đến Hải Dương. Tuy nhiên, các công ty Lữ hành tại Hải Dương gặp phải rất nhiều khó khăn như: Vốn đầu tư thấp, nhân lực mỏng, tính thời vụ khắc nghiệt nên phần lớn các đơn vị đều hoạt động nhỏ lẻ, manh mún. Nguyên nhân của vấn đề đó là do chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp của tỉnh nên đã bỏ qua hoặc lơ là kiểm tra yếu tố trình độ nghiệp vụ, chuyên ngành du lịch. Nên nhiều công ty Lữ hành được thành lập trái với Luật du lịch hiện hành quy định: như người điều hành phải có trình độ chuyên môn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm là điều hành... do vậy các công ty du lịch tại Hải Dương hoạt động bon chen, cạnh tranh không lành mạnh: giảm giá, giảm chất lượng phục vụ, làm ăn chộp giật,.. nên không được khách hàng trong tỉnh tín nhiệm.
Trước tình hình đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở Thương mại và Du lịch cần siết chặt những quy định cụ thể trong Luật để đảm bảo các công ty du lịch được cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực quản lý, trình độ điều hành, nghiệp vụ du lịch và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu và rộng như hiện nay.
2.2.2.4. Các tiện nghi vui chơi giải trí
Nhìn chung các khu vui chơi giải trí, cũng như các tiện nghi khác của Hải Dương còn nghèo nàn, chưa phát triển. Mặc dù tỉnh có vị trí thuận lợi là nằm giữa các trung tâm du lịch lớn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các vùng phụ cận, song Hải Dương chưa tận dụng và khai thác được những lợi thế từ các thị trường khách này. Hiện Hải Dương đã có một sân golf Ngôi Sao Chí Linh 36 lỗ đạt chuẩn quốc tế, nhưng công tác phục vụ khách mới chỉ dừng lại ở một số phòng massage, phòng karaoke, sân tennis chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi khác như bể bơi, các câu lạc bộ về đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du khách hầu như chưa phát triển. Trong những năm gần đây do nhu cầu vui chơi giải trí của khách nội địa cũng như khách quốc tế, tỉnh cũng đang chú trọng quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu vui chơi giải trí, khu tham quan. Việc phát triển các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí sẽ làm phong phú thêm các hoạt động và khuyến khích mức chi tiêu của du khách.
Theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương, 6 tháng đầu năm 2007 lượng khách đến chơi golf tại sân golf Ngôi Sao Chí Linh đạt 45.000 lượt (trong đó khách quốc tế chiếm 70%) và khoảng 550.000 lượt khách dừng chân ăn uống, mua sắm tại các điểm dừng chân như: Minh Anh, Vietnam House, Simthơ, Thang Long Star, nhà hàng Minh Đức... [18]
Các cơ sở đón tiếp phục vụ khách du lịch dừng chân vừa nghỉ ngơi, ăn uống vừa mua sắm đồ lưu niệm cũng phát triển rất nhanh chóng về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hiện Hải Dương có 14 doanh nghiệp kinh doanh “điểm dừng chân” cho khách du lịch. Các điểm này tập trung vào các tuyến đường mà khách du lịch thường đi qua như Quốc lộ 5; Quốc lộ 18; Quốc lộ 183.
Bảng 2.8: Các điểm dừng chân khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương
STT
Tên đơn vị KD
Địa chỉ
Ghi chú
1
Nhà hàng Minh Đức
Khu 2 Ngọc Châu - TPHD
Phục vụ khách Trung Quốc
2
Khu DLST Hải Dương Xanh
Km 56 QL5A- Nam Sách
Nhà hàng
3
Điểm dừng chân 77
Lai Cách - Cẩm Giàng
Bán hàng lưu niệm cho khách Tquốc, Châu Âu
4
Vietnam House
QL 18 Sao Đỏ - Chí Linh
Bán hàng lưu niệm cho khách Hàn Quốc
5
Simthơ
QL 18 Sao Đỏ - Chí Linh
Bán hàng lưu niệm cho khách Hàn Quốc
6
Việt Tiên Sơn
QL 18 Cộng Hoà - Chí Linh
Bán hàng lưu niệm cho khách Tquốc, Châu Âu
7
Thăng Long Star
Thị trấn Sao Đỏ - Chí Linh
Bán hàng lưu niệm cho khách Hàn Quốc
8
Cty TM-DV Minh Anh
Hoàng Tân - Chí Linh
Bán hàng lưu niệm cho khách Tquốc, Châu Âu
9
Thành Quân 99
Hoàng Tân - Chí Linh
Phục vụ ăn uống, mua sắm cho khách nội địa + quốc tế
10
Cty TNHH Đại Nghĩa
Văn An - Chí Linh
Phục vụ mua sắm cho khách quốc tế
11
Minh Ngọc 78
Ngã 4 Ngô Quyền – cầu Hàn
Phục vụ Khách nội địa (mua sắm, đồ giải khát)
12
Tiên Dung
Km 54 QL5
Phục vụ Khách nội địa + qtế Châu Âu (mua bánh đậu)
13
Điểm dừng chân 79
QL5
ăn sáng + mua sắm (khách nội địa)
14
Điểm dừng chân 559
TPHD + Chí Linh
Khách nội địa
Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương [18]
Các điểm dừng chân đã góp phần thúc đẩy các hoạt động của Du lịch Hải Dương. Tại các điểm dừng chân du khách có thể vừa ăn, ở, mua sắm các hàng thủ công, mỹ nghệ truyền thống của Hải Dương. Bên cạnh đó các khu vui chơi giải trí phục vụ cho khách du lịch cũng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư.
Bảng 2.9: Các vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Hải Dương
STT
Tên đơn vị KD
Địa chỉ
Ghi chú
1
Sân Gôn Ngôi Sao Chí Linh
Thái Học - Chí Linh
Khách quốc tế chơi thể thao (golf)
2
Khu du lịch sinh thái- vui chơi giải trí Trái Bầu (Hà Hải)
Hải Tân – TP. Hải Dương
Kinh doanh: bể bơi, tennis, bơi thuyền, lưu trú,…
3
Khu du lịch sinh thái- vui chơi giải trí Đảo Ngọc (Nam Cường)
Khu đô thị phía tây
Dự kiến đưa vào kinh doanh năm 2008
4
Trung tâm phục hồi sức khoẻ ASEAN
168 Trần Hưng Đạo – TP. Hải Dương
5
Khu Du lịch Việt Tiên Sơn
Sao Đỏ – Chí Linh –
Hải Dương
6
Khu Du lịch Sinh thái Âu Cơ
Số 1A – Nguyễn Hữu Cầu
TP. Hải Dương
Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương
Các trung tâm vui chơi giải trí không chỉ là mục đích của chuyến tham quan du lịch mà còn là biện pháp kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Đối với Hải Dương, một tỉnh có lợi thế về mặt địa lý, giá cả hàng hoá, dịch vụ rẻ nên có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Nhưng muốn trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn khách, Hải Dương phải tăng cường đầu tư hoặc thu hút đầu tư để xây dựng nhiều trung tâm vui chơi giải trí với hệ thống sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều đối tượng khách.
2.3. Quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch tại Hải Dương
2.3.1. Tình hình xây dựng quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.
Căn cứ vào địa hình, tài nguyên du lịch và lãnh thổ thì Hải Dương có hai vùng du lịch trọng điểm chủ yếu là:
Vùng I là vùng Chí Linh – Kinh Môn với trọng điểm du lịch lớn: Côn Sơn – Kiếp Bạc và một trọng điểm nhỏ An Phụ – Dương Nham. Vùng này các sản phẩm du lịch chủ yếu là văn hoá, lịch sử, lễ hội lớn với vùng sinh thái đa dạng núi non, rừng cây, vùng hang động và vùng sông ngòi, nước lợ.
Vùng II là vùng Hải Dương, Nam Sách, Cẩm Giàng, Thanh Hà, Kim Thành và một phần Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Ninh Giang. Với trọng điểm là thành phố Hải Dương. Trong vùng này sản phẩm du lịch chủ yếu cũng là văn hoá, lịch sử, lễ hội sinh thái đồng bằng và sông ngòi. ở vùng này do một số điểm du lịch cách xa thành phố Hải Dương và nằm giải rác ở nhiều huyện nên việc nối tour, tuyến du lịch có phần bị ảnh hưởng.
Năm 2004 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020”. Đề án đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
- Đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh: Khu du lịch thành phố Hải Dương; Khu du lịch huyện Chí Linh (bao gồm Côn Sơn – Kiếp Bạc – Bến Tắm); Khu du lịch An Phụ – Kính Chủ; điểm du lịch sinh thái Sông Hương – vườn Vải Thanh Hà; đảo cò Chi Lăng Nam và một số làng nghề truyền thống nổi tiếng.
- Hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến lĩnh vực du lịch, trong đó có chính sách đầu tư du lịch.
- Ngoài những quy định ưu đãi được hưởng theo luật khuyến khích đầu tư trong nước, nhà đầu tư còn được hưởng các ưu đãi của tỉnh: ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề... [21]
Từ những nội dung mà dự án đã tập trung giải quyết, đến tháng 06 năm 2007, về cơ bản ngành Du lịch Hải Dương đã hoàn thành được một số công tác sau:
- Hoàn thành Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu du lịch An Phụ- Kính Chủ (huyện Kinh Môn) đã trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Khảo sát, lập đề cương quy hoạch chi tiết khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.
- Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng quy chế quản lý khu du lịch, điểm du lịch, nhằm thống nhất quản lý, tôn tạo, bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững, tránh sự chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch, xâm hại tài nguyên du lịch và gây ô nhiễm môi trường du lịch.
- Triển khai các bước trong Đề tài nghiên cứu khoa học "Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương".[18]
Trong đó phải kể đến các hoạt động quy hoạch mà tỉnh đã chỉ đạo Sở Thương mại và Du lịch thực hiện như: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; Quy hoạch và Phát triển các làng nghề truyền thống; Quy hoạch phát triển các khu vực vui chơi giải trí lớn.
Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái:
Hải Dương có thể phát triển du lịch sinh thái trên cả vùng đồng bằng và miền núi.
Du lịch sinh thái vùng đồng bằng:
Với vùng đồng bằng của Hải Dương, đặc biệt là khu vực gần các con sông, gần các hồ lớn, Hải Dương hoàn toàn có thể tổ chức các loại hình du lịch sinh thái nhỏ, nhẹ nhàng và phù hợp với khách nội địa. Những điểm du lịch sinh thái này tập trung trên các đường quốc lộ, tiện cho hoạt động của các thương nhân, gần những nơi tập trung đông người, nhưng không nhất thiết phải gần các điểm du lịch văn hoá. Tại Hải Dương có thể phát triển một số điểm du lịch sinh thái cụ thể sau:
- Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Thanh Hà bao gồm các vườn Vải Thiều, cây Vải Tổ gắn với hệ thống sông Hương uốn quanh các làng quê thôn giã. Đây là vùng có tài nguyên khá hấp dẫn nhưng cần bổ sung thêm việc tôn tạo như:
+ Nạo vét dòng sông Hương, kè đập hai bên bờ sông, quy hoạch công viên cây xanh, đường đi dạo hai bên bờ sông Hương.
+ Tạo thêm sản phẩm du lịch có thể khai thác trên dòng sông Hương như: Hát quan họ, hát đối trên sông; dịch vụ nhà hàng nổi; du thuyền rồng trên sông thăm các làng quê, hái vải...
+ Quy hoạch khu vực có cây Vải Tổ: làm đường xá, tạo phong cảnh làng quê cho phù hợp, tuyệt đối tránh bê tông hoá.
+ Nâng cấp tuyến đường đến gần khu vực có cây vải tổ, xây dựng đền thờ cho khang trang hơn, tổ chức sân vườn cho khu vực cây vải tổ.
+ Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch từ vải: Vải khô, vải tươi trong mùa vải, rượu vải... và các sản phẩm trong dân gian có liên quan đến gia công vải.
+ Tổ chức các hoạt động cho khách du lịch như: hái vải, bó vải, sấy vải, ướp ngâm vải...
- Điểm du lịch sinh thái làng cò Chi Lăng Nam :
+ Lập các phương án đón tiếp và vụ phục vụ cho khách đến thăm làng Cò
+ Quy hoạch mở rộng diện tích sinh sống của đàn Cò, có kỹ thuật để phát hiện dịch bệnh từ Cò và phương án phòng, chữa bệnh dịch kịp thời đảm bảo sự an toàn của khách du lịch và tính mạng đàn Cò.
+ Lập những con đường nhỏ để du khách có thể quan sát sinh hoạt Cò, có phương tiện bảo hộ an toàn cho khách khi tiếp xúc trực tiếp với Cò.
+ Thiết kế, xây dựng những điểm quan sát cảnh đàn Cò về làng vào các buổi chiều một cách thuận tiện.
+ Khuyến khích các cá nhân đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng, các nhà hàng, khách sạn tại khu vực gần đảo cò, nhưng phải đảm bảo những nguyên tắc tôn trọng môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến môi trường sống của đàn Cò.
Du lịch sinh thái trên vùng núi:
Trên địa bàn Hải Dương có thể quy hoạch xây dựng, phát triển du lịch sinh thái núi tại hai khu vực sau:
Khu vực núi Phượng Hoàng – Côn Sơn – Kiếp Bạc:
Khu vực này chủ yếu là tận dụng các cơ sở vật chất đã có trong trọng điểm du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc. Chỉ bổ sung thêm một số hoạt động phục vụ cho du lịch sinh thái:
+ Tổ chức các câu lạc bộ chuyên ngành về đa dạng sinh học rừng
+ Tổ chức các câu lạc bộ thám hiểm, leo núi
+ Tổ chức các cuộc hành hương, các buổi nói chuyện hướng đạo.
+ Xây dựng các tuyến du lịch khám phá núi rừng Chí Linh.
+ Trang bị và cho thuê những phương tiện phục vụ cho khách du lịch như: Quần áo bảo hộ, dụng cụ leo núi, đèn pin, trại, túi ngủ...
Khu vực núi An Phụ, núi đá vôi và vùng hang động Dương Nham
Trong khu vực này có hai loại:
- Khu sinh thái núi An Phụ
- Khu sinh thái núi đá vôi và hang động Dương Nham
+ Với khu vực núi An Phụ: Cần tiến hành khảo sát và quy hoạch để việc phát triển du lịch sinh thái tại khu vực này mang nét khác biệt so với khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc.
+ Với vùng núi đá vôi và hang động Dương Nham: Vùng này rất thuận lợi để tổ chức các hoạt động leo núi, tìm hiểu làng nghề truyền thống trạm khắc đá, khám phá hang động, hoà mình với phong cảnh tự nhiên sơn thuỷ hữu tình một cách. Tại đây, nếu được quy hoạch tốt có thể trở thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi tính đa dạng của nó.
2.3.1.2. Quy hoạch và Phát triển các làng nghề truyền thống
Hải Dương vốn có nhiều ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phát triển khá sớm và nổi tiếng cả nước như mộc Cúc Bồ, bánh gai (Ninh Giang), gỗ Đồng Giao, rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), vàng-bạc Châu Khê, sứ Cậy (Bình Giang), gốm Chu Đậu (Nam Sách), thêu ren Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), bánh Đậu xanh (TP. Hải Dương).
Từ khi có cơ chế đổi mới, chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề trong nông thôn, các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển thêm nhiều làng nghề mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 22 làng được UBND tỉnh cấp bằng công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, trong đó có 11 làng nghề truyền thống, 7 làng nghề cổ truyền và 14 làng nghề mới. Mỗi làng sản xuất một loại sản phẩm: làng chuyên chế biến, sản xuất thực phẩm, làng làm đồ thủ công mỹ nghệ, làng làm may, giày, thêu ren, có làng sản xuất và sửa chữa cơ khí... Sản xuất ở các làng nghề này rất ổn định và ngày càng phát triển theo xu hướng bền vững, đời sống của nhân dân trong vùng được nâng lên rõ rệt, thu nhập thường cao hơn so với mức thu nhập của người làm nông nghiệp.
Tuy nhiên, các làng nghề trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: Lao động ít được đào tạo chuyên sâu, nhà xưởng, công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chất lượng còn kém so với sản phẩm cùng loại nhất là hàng nhập khẩu. Vốn sản xuất của các hộ, các cơ sở còn nhỏ lẻ, hạn chế khả năng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất vốn, lưu động quá ít. Một số làng nghề do thiếu đất, thiếu quy hoạch dẫn tới gây ô nhiễm môi trường...
Các làng nghề truyền thống tại Hải Dương chưa được gắn kết vào các tour du lịch, sản phẩm làng nghề chủ yếu vẫn chỉ phục vụ dân sinh, chưa được coi là sản phẩm du lịch quan trọng để đầu tư phát triển. Điều này không phải là do người dân không nhận thức được mà do một số nguyên nhân sau:
- Ngành Du lịch Hải Dương còn non yếu, chưa đủ năng lực để quy hoạch, xây dựng các làng nghề thành những điểm đón khách hấp dẫn.
- Các làng nghề truyền thống nằm giải rác ở nhiều xã, huyện xa nhau nên việc quy hoạch cũng gặp nhiều khó khăn.
- Tốc độ phát triển của xã hội, đô thị hoá nông thôn nên các làng nghề truyền thống cũng thoát dần khỏi các yếu tố truyền thống chẳng hạn như: tại làng nghề thêu ren Xuân Nẻo, các nghệ nhân sử dụng máy để thêu, ngồi trong các nhà xưởng được bê tông hoá hoặc sắt thép hoá,.. do vậy bản thân các làng nghề cũng bị đô thị hoá nên mất dần nét văn hoá truyền thống trong khung cảnh làng nghề.
- Đầu tư của các cấp, các ngành cho việc khôi phục phát triển các làng nghề theo hướng bảo tồn các giá trị văn hoá còn ít và thiếu quy hoạch cụ thể, phần lớn các làng nghề được khôi phục và phát triển là do những sản phẩm của làng nghề phù hợp với nhu cầu dân sinh.
Các làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, trong định hướng phát triển du lịch văn hoá truyền thống tại Hải Dương, là động lực để thu hút khách du lịch đến Hải Dương. Do vậy, Hải Dương cần có quy hoạch, chiến lược cụ thể và chi tiết để phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng bảo tồn các giá trị văn hoá bản địa. Cần đầu tư có trọng điểm phát triển một số làng nghề nổi bật để hấp dẫn khách, xây dựng mô hình “làng văn hoá Bắc Bộ truyền thống” trong đó quy hoạch một số làng nghề truyền thống, những làng nghề này có thể xây dựng trên các tuyến đường khách du lịch đi qua, hoặc khu vực gần trung tâm thành phố Hải Dương.
2.3.1.3. Quy hoạch phát triển các khu vực vui chơi giải trí lớn.
Bên cạnh các điểm vui chơi giải trí ở các huyện chủ yếu phục vụ cho địa phương, ở Hải Dương có hai khu vui chơi giải trí lớn, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Sân golf Ngôi Sao - Chí Linh
- Công viên hồ Bạch Đằng tại thành phố Hải Dương
* Sân golf Ngôi Sao Chí Linh.
Là một trong những sân golf lớn nhất Việt Nam với 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, có đủ sức mạng để cạnh tranh với bất kỳ sân golf nào tại Việt Nam. Tổng diện tích đất của sân golf là 324 ha trong đó có diện tích đất làm sân golf và một phần diện tích làm các loại hình thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ kèm theo. Sân golf sử dụng đến 300 lao động với tổng khái toán vốn đầu tư là 591.680 triệu đồng. Những công trình dịch vụ tại sân golf bao gồm 2 khách sạn 5 sao, 350 biệt thự bán và cho khách chơi golf thuê và các dịch vụ du lịch sinh thái khác [16]
* Khu vui chơi giải trí công viên hồ Bạch Đằng
Hồ Bạch Đằng là một hồ lớn của thành phố Hải Dương được thiết lập trên cơ sở đất trũng gần sông Thái Bình, hồ có diện tích 25 ha dùng làm nơi thư giãn cho nhân dân đồng thời cũng là nơi tạo nên một cảnh quan du lịch, vui chơi mới cho thành phố Hải Dương. Quanh hồ là một công viên với hệ thống vui chơi giải trí như công viên nước, vườn hoa, công viên cây xanh, nhà hàng nổi, các dịch vụ du thuyền trên hồ, các khu biệt thự, khách sạn ...
Các khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, làm tăng tính đa dạng của sản phẩm. Tuy nhiên việc quy hoạch và xây dựng các khu vui chơi này phải được nghiên cứu rất tỉ mỉ và khoa học, phải đáp ứng được các nhu cầu hiện đại của du khách, trên cơ sở khai thác triệt để tài nguyên và vị thế vốn có của vùng, nơi quy hoạch, xây dựng.
So với những thành phố lớn khác đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, thì những khu vui chơi giải trí của Hải Dương còn khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng. Hải Dương muốn thu hút các đối tượng khách đến các trung tâm vui chơi giải trí để thư giãn, để nghỉ ngơi đặc biệt là các kỳ nghỉ cuối tuần thì Hải Dương cần tạo ra những đột phá trong quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, những khu đó phải đạt được các nguyên tắc:
- Là khu vui chơi liên hoàn, tổng hợp.
- Hoành tráng về quy mô.
- Khác lạ so với những khu vui chơi giải trí tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
- Phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng khách.
Để xây dựng được những khu vui chơi như vậy, Hải Dương cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia theo các gói thầu dự án trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết được tỉnh phê duyệt.
2.3.2. Một số Quy hoạch điển hình
2.3.2.1. Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu du lịch An Phụ - Kính Chủ được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 275 tỉ đồng [19]
Theo dự án quy hoạch thì nguồn vốn đầu tư xây dựng từ những nguồn vốn sau đây:
Vốn ngân sách tỉnh và địa phương
Vốn của ngành Du lịch, xin cấp từ Tổng cục du lịch
Vốn huy động trong dân chúng và các nhà đầu tư
Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước
Bảng 2.10: Tổng vốn đầu tư Khu du lịch An Phụ - Kính Chủ
STT
Khu
Kinh phí đầu tư
1
An Phụ
58.654.405.000
2
Kính Chủ
216.405.882.000
Tổng
Khu du lịch An Phụ - Kính Chủ
275.060.287.000
Làm tròn
275.000.000.000
Bằng chữ: Hai trăm bảy lăm tỷ đồng
Số liệu từ quy hoạch chi tiết khu du lịch An Phụ – Kính Chủ [19]
Trong đó vốn đầu tư cố định:
Chi phí xây lắp bao gồm:
+ Chi phí xây dựng hạ tầng và các hạng mục công trình.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị
Chi phí thiết bị bao gồm:
+ Chi phí thiết bị cấp điện, cấp nước, cứu hỏa
+ Chi phí thiết bị điều hòa thông gió. Chống sét, thông tin liên lạc
Chi phí kiến thiết cơ bản khác bao gồm:
+ Chi phí khảo sát, đo đạc địa hình, địa vật khu du lịch.
+ Chi phí thiết kế quy hoạch tổng thể.
+ Chi phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Chi phí lập báo cáo tác động môi trường.
+ Chi phí thiết kế công trình, thẩm định thiết kế công trình.
+ Chi phí quản lý, khai thác dự án.
+ Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
+ Các chi phí khác.
Vốn dự phòng
Là nguồn vốn dự trữ để chi phí cho các công việc cần thiết của dự án đầu tư mà chưa tính hết được.
Chi phí dự phòng được tính bằng 10% chi phí trực tiếp.
Các giai đoạn triển khai dự án:
Từ năm 2007 đến 2020, gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Năm 2007 đến hết năm 2008. Giai đoạn lập quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án thành phần, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, lập dự án đầu tư xây dựng các dự án thành phần trong khu du lịch, tập trung chú trọng những dự án mang tính chất khả thi cao để làm động lực thu hút khách đầu tư, thu hút các nhà đầu tư, điển hình là dự án thành phần như Khu trang trại sinh thái miệt vườn, Khu bãi đỗ xe và các hạ tầng phục vụ khu du lịch, đền trình và cổng chào... và triển khai các thủ tục cấp phép đầu tư, huy động vốn, đấu thầu... theo trình tự quy định hiện hành.
Giai đoạn 2: Năm 2009 – 2012. Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng - còn gọi là giai đoạn phát triển hạ tầng khu du lịch sinh thái.
Giai đoạn 3: Năm 2013 - 2020. Giai đoạn khai thác mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình, từng bước khai thác khu du lịch, hoàn thiện xây dựng và đi vào khai thác tổng thể từ năm 2015. [19]
Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu du lịch An Phụ – Kính Chủ được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chi tiết kỹ lưỡng các yếu tố hiện trạng, các điều kiện kinh tế xã hội, các yếu tố nội lực tiềm năng và giá trị văn hoá, giá trị tâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (140).doc