MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài : 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 3
6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế 5
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.2 Khái niệm về huy động vốn 9
1.2.3 Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng thương mại 9
1.2.4 Các phương pháp xác định chi phí huy động vốn 17
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 19
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 24
1.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 24
1.3.2 Tỷ số huy động vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 24
1.3.3 Tỷ số của huy động vốn không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH 26
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 26
2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank 29
2.1.3 Cơ cấu sở hữu 30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức 31
2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32
2.2.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh 34
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 34
2.3 Khái quát tình hình kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 35
2.3.1 Tổng thu nhập 38
2.3.2 Tổng chi phí 39
2.3.3 Lợi nhuận 40
2.3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 41
2.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45
2.4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45
2.4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm (2008 - 2010) 49
2.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 65
2.4.4 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong thời gian qua 68
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 71
3.1 Giải pháp về lãi suất 71
3.2 Công nghệ 72
3.3 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ 73
3.4 Đào tạo nguồn nhân lực 74
3.5 Marketing Ngân hàng 75
3.6 Cơ sở vật chất 76
3.7 Kiến nghị 77
3.7.1 Đối với Nhà nước 77
3.7.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 78
3.7.3 Đối với Sacombank hội sở 79
3.7.4 Đối với Sacombank Tây Ninh 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15766 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 2.1: Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm
Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)
Cơ cấu sở hữu
Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông của Sacombank tính đến ngày 22/10/2010
Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh được thành lập vào ngày 21/5/2003, là Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Mạng lưới hoạt động của Sacombank Tây Ninh hiện có chi nhánh tỉnh cùng 5 phòng giao dịch tại các huyện Tân Châu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trãng Bàng và Tân Biên với tổng số 105 cán bộ nhân viên. Hoạt động gần 8 năm trên địa bàn tỉnh, Sacombank tự hào là Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tiên mang nguồn vốn tín dụng về cho bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ ở những vùng xa. Tổng số khách hàng vay vốn đạt 12.706 người, đây là hệ khách hàng hiện hữu luôn được chăm sóc chu đáo từ doanh nghiệp lớn đến từng cá nhân vay vốn vài triệu đồng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bản thân. Sacombank là Ngân hàng đứng thứ ba trên địa bàn Tây Ninh về huy động với 15% thị phần vốn.
Với nhiều loại hình sản phẩm chuyển tiền nhanh, chất lượng dịch vụ đảm bảo, các điểm giao dịch của Sacombank Tây Ninh phục vụ bình quân 600 lượt khách/ngày với doanh số lưu thông đạt 40.000 triệu đồng. Dịch vụ thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như tư vấn tài chính du học, chuyển tiền ra nước ngoài là một trong những điểm mạnh của Sacombank Tây Ninh.
Chương trình phát triển hệ khách hàng giao dịch qua Campuchia luôn được Sacombank Tây Ninh quan tâm. Với lợi thế địa hình sát biên giới với nước bạn, có chi nhánh Campuchia trực thuộc trong hệ thống cũng như thị trường nông sản khá lớn, đầy tiềm năng, Sacombank đã và đang phục vụ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Campuchia giao thương ngày càng nhiều qua hệ thống Ngân hàng của mình.
Các thành tích và hoạt động xã hội
Năm 2004 tới nay thực hiện chương trình “Sacombank ươm mầm cho những ước mơ” tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh với 40 suất học bổng/1 năm trị giá 1 triệu đồng/suất.
Năm 2009 tới nay, chi nhánh kết hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh tổ chức giải việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”.
Trong năm 2010, chi nhánh đã đóng góp 100 triệu đồng cho chương trình “Xây dựng nhà đại đoàn kết” do UBND và UBMTTQ tỉnh Tây Ninh phát động.
Chi nhánh xuất sắc 2006, 2007, 2008 trong hệ thống 67 chi nhánh trên toàn quốc.
Giới thiệu về Sacombank – chi nhánh Tây Ninh
Tên gọi đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TÂY NINH
Tên viết tắt: SACOMBANK – CHI NHÁNH TÂY NINH
Địa chỉ: 149 G đường 30/4, khu phố 1, phường I, Thị xã Tây Ninh
Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng doanh nghiệp
Phòng
cá
nhân
Phòng hỗ trợ kinh doanh
Phòng kế toán và quỹ
Phòng hành chánh
Sơ đồ
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh
Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank Tây Ninh
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban Giám đốc
Giám đốc: Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng Quản trị Ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người ủy quyền thực hiện.
Phó giám đốc: Có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Tổng Giám đốc.
Phòng doanh nghiệp: Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng kế hoạch hoạt động của chi nhánh. Đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị phần.
Phòng cá nhân: Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng cá nhân. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng kế hoạch hoạt động của chi nhánh. Đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị phần.
Phòng hỗ trợ kinh doanh:
Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi có liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm...
Bộ phận quản lý tín dụng: Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trữ các giấy tờ liên quan đến hợp đồng tín dụng, thông báo nhắc nợ cho các phòng ban có liên quan.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, xử lý giao dịch chuyển tiền quốc tế, các chức năng khác liên quan đến thanh toán quốc tế.
Phòng kế toán và quỹ:
Bộ phận kế toán: Quản lý công tác kế toán của chi nhánh
Bộ phận quỹ: Thu, chi, xuất nhập, bốc xếp, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.
Phòng hành chánh: Quản lý công tác hành chánh, quản lý công tác nhân sự và công tác IT.
Khái quát tình hình kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010
Quá trình đổi mới và phát triển của Sacombank nói chung và Sacombank Tây Ninh nói riêng gắn liền với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam, nằm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và chỉ đạo thực hiện. Sacombank Tây Ninh đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy các nghiệp vụ cổ truyền của Ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ mới. Trong những năm qua tình trạng lạm phát kéo dài đã tác động rất lớn đến nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Nhà nước liên tục đưa ra các chính sách như ấn định mức lãi suất tiền gửi, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc... để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông. Những thay đổi đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng trong đó có Sacombank Tây Ninh. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân viên trong Ngân hàng đưa Ngân hàng vượt qua những khó khăn trước mắt, quy mô và kết quả kinh doanh của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, lợi nhuận tăng qua các năm. Lợi nhuận gia tăng là một minh chứng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả được thể hiện qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Nguồn: Phòng kế toán của Sacombank Tây Ninh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tổng thu nhập
112.741
117.390
160.458
4.649
4
43.068
37
1. Thu từ lãi
109.984
112.944
152.474
2.960
3
39.530
35
2. Thu ngoài lãi
2.757
4.446
7.984
1.689
61
3.538
80
II. Tổng chi phí
105.909
106.115
143.545
206
0,2
37.430
35
1. Chi trả lãi
97.699
93.457
125.232
(4.212)
Giảm 4,3%
31.775
34
2. Chi phí
ngoài lãi
8.210
12.630
18.313
4.420
54
5.683
45
III. Lợi nhuận
6.832
11.275
16.913
4.443
65
5.683
50
Theo bảng 2.3 thì kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được biểu diễn theo sơ đồ 2.3 như sau:
Sơ đồ 2.3: Kết quả kinh doanh của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Tổng thu nhập
Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và Ngân hàng nói riêng, mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng cần biện pháp tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lý.
Thu nhập của NHTM bao gồm: Thu từ lãi và thu không phải từ lãi. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thu nhập bao gồm: Thu từ lãi và thu ngoài lãi như thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngân quỹ...
Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 117.390 triệu đồng, tăng nhẹ 4.649 triệu đồng tương đương 4% so với năm 2008. Đến năm 2010 thu nhập tăng 43.068 triệu đồng đạt mức thu nhập 160.458 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2009. Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong năm 2009 có phần ổn định hơn, nền kinh tế đang dần phục hồi, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã khởi sắc trở lại. Với đà phát triển đó, hoạt động của Ngân hàng năm 2010 đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh so với năm 2009. Trong tổng nguồn thu ta thấy Ngân hàng thu chủ yếu từ lãi, năm 2010 thu nhập từ lãi chiếm đến 92% trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Mặc dù vậy, cơ cấu thu nhập của chi nhánh cũng dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của một Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại thể hiện qua việc thu nhập ngoài lãi tăng nhanh qua các năm cụ thể năm 2009 đạt 4.446 triệu đồng tăng 61% so với năm 2008, năm 2010 đạt 3.538 triệu đồng tăng 80% so với năm 2009.
Tóm lại, khoản thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với Sacombank Tây Ninh và là kết quả tài chính quan trọng được Ngân hàng quan tâm hàng đầu.
Tổng chi phí
Các khoản mục chi phí của Sacombank bao gồm: Chi trả lãi và chi phí ngoài lãi. Tổng chi phí năm 2010 là 143.545 triệu đồng tăng 35% so với năm 2009. Trong các khoản mục chi phí thì thì chi trả lãi có quy mô, cơ cấu lớn nhất chiếm từ 87% - 88% tương ứng với mức thu nhập từ lãi. Thông thường cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên khi nhìn vào bảng 2.3 ta dễ dàng nhận ra thu nhập từ lãi năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng chi phí lại hầu như không tăng đáng kể so với năm 2008, nếu xét riêng chi phí lãi thì lại giảm 4,3% so với năm 2008. Điều này không khó giải thích nếu như ta nắm rõ tình hình kinh tế nói chung và tình hình Ngân hàng nói riêng trong năm 2008. Đây là năm lãi suất huy động và lãi suất cho vay lên đến mức kỷ lục, lãi suất cho vay trong năm này ghi nhận mức cao nhất là 43%/năm và huy động trong dân cư lên đến 20%. Do đó mức thu nhập từ lãi trong năm 2008 rất cao nhưng chi phí lãi trong năm này cũng cao không kém. Ngoài ra trong năm còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ xấu gia tăng và việc thay đổi chính sách liên tục nhằm kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho Ngân hàng gánh thêm một khoản chi phí không nhỏ. Bước sang năm 2009 lãi suất huy động đã ổn định hơn, chính sách tiền tệ cũng dần ổn định, các doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất nên việc chi phí huy động bớt được gánh nặng và phù hợp hơn với thu nhập Ngân hàng.
Việc thu nhập tăng nhưng chi phí không tăng thậm chí có xu hướng giảm và ổn định hơn điều này phần nào đã phản ánh được sự phát triển, nỗ lực của Ngân hàng và việc sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả với mức chi phí tính toán sao cho thấp nhất.
Lợi nhuận
Tuy lĩnh vực Ngân hàng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh với những đánh giá khác nhau nhưng tựu chung thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận mà chi nhánh Tây Ninh đạt được trong 3 năm qua liên tục tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Nếu như năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhiều Ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra từ đầu năm trong đó có Sacombank Tây Ninh, điều này khiến cho Sacombamk Tây Ninh thận trọng hơn trong việc xác định mục tiêu lợi nhuận năm 2009, cũng như từ bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên, năm 2009 lợi nhuận của Ngân hàng đã cải thiện, không những ổn định trở lại mà còn tăng trưởng mạnh so với năm đặc biệt 2008. Cụ thể lợi nhuận năm 2009 là 11.275 triệu đồng tăng 65% so với năm 2008. Năm 2010 tốc độ tăng của lợi nhuận có phần giảm lại nhưng cũng đạt mức lợi nhuận 16.913 triệu đồng tăng 50% so với năm 2009. Để có được kết quả này, Sacombank Tây Ninh đã phải nỗ lực rất lớn từ Ban lãnh đạo đến các nhân viên của chi nhánh cũng như các phòng giao dịch của tỉnh. Mặt khác, trong những năm gần đây Ngân hàng đã có nhiều sản phẩm dịch vụ mới lạ, sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ hạn, sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với mỗi cá nhân, sản phẩm cho vay góp chợ... Những sản phẩm này đã góp phần thu hút và giữ chân khách hàng dẫn đến khách hàng giao dịch với Sacombank ngày càng nhiều.
Từ tình hình trên cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn tăng đều qua các năm và ổn định.Với những lợi thế của riêng mình, Sacombank Tây Ninh đang nỗ lực không ngừng, chính vì vậy hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và phát triển.
Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
Thuận lợi
Là Ngân hàng TMCP đầu tiên có chi nhánh ở Tây Ninh là một điều kiện thuận lợi để hoạt động. Tây Ninh là một tỉnh nông nghiệp khá mạnh và đang đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh của người dân rất lớn, là Ngân hàng TMCP đầu tiên khai phá mảnh đất màu mỡ này nên Ngân hàng đã chiếm được thị phần rất lớn ở tỉnh.
Chất lượng đội ngũ, cán bộ công nhân viên đã ngày được củng cố và hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Mạng lưới hoạt động phân bổ rộng khắp tỉnh. Cùng với Việc tổ chức các chương trình: Marketing trực tuyến, tài trợ các chương trình thể thao như cuộc thi chạy việt dã, học bổng cho học sinh các trường THPT trong tỉnh , các chương trình từ thiện khác... đã tạo điều kiện cho Sacombank nói chung và Sacombank Tây Ninh nói riêng thu hút được khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.
Trong nhiều năm qua Sacombank không ngừng phát triển và vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Điều này tạo niềm tin cho khách hàng của Sacombank Tây Ninh khi đến giao dịch với Ngân hàng.
Hiện nay Sacombank đang sử dụng phần mềm Corebanking- T24 trị giá 4 triệu USD do công ty Têmnos của Thụy Sỹ thực hiện, công nghệ này sẽ tạo điều kiện để triển khai sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an toàn chính xác trong giao dịch.
Điểm mạnh để đưa Sacombank phát triển mạnh và có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác là Sacombank được chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2006 cũng là Ngân hàng đầu tiên lên sàn chứng khoán
Hoạt động của Sacombank ngày được chuẩn hóa bằng các quy định quy chế ban hành dựa trên cơ sở pháp luật. chính sách chủ chương của NHNN tạo điều kiện chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa cán bộ nhân viên.
Hơn 75% cán bộ nhân viên của Sacombank Tây Ninh có trình độ đại học có nhiệt huyết với công việc và năng động. Đây là điền kiện khá tốt cho hoạt động của Sacombank trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Khó khăn
Cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng tại Tây Ninh ngày một gay gắt. Hiện nay có rất nhiều TCTD có trụ sở hoạt động tại tỉnh Tây Ninh, trong khi điều kiện kinh tế xã hội của Tây Ninh chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác thu nhập của người dân chưa cao và việc giao dịch với Ngân hàng chưa được người dân quan tâm thích đáng.
Hệ thống rút tiền tự động ATM phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều ở các huyện xa. Lãi suất thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh, lạm phát, biến động giá vàng, ngoại tệ.
Thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho người dân gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả của các đơn vị vay vốn, một số khách hàng không trả được nợ vay.
Định hướng phát triển
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta bị lạm phát với tỷ lệ rất cao. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển, đồng thời để nâng cao thế cạnh tranh so với các NH trong khu vực thì Sacombank Tây Ninh cần có những chiến lược phát triển riêng, những định hướng trong những năm sắp tới đây.
Tiếp tục mở rộng và hình thành các mối quan hệ liên minh - liên kết - hợp tác, đẩy mạnh hoạt động của các công ty liên doanh và trực thuộc, đồng thời phát huy cao nhất tác dụng của mối quan hệ liên minh - liên kết - hợp tác, thu hút ngày càng nhiều các nguồn nhân lực từ bên ngoài. Do đó, Sacombank Tây Ninh sẽ hoàn tất cơ bản kế hoạch mở rộng mạng lưới khắp tỉnh Tây Ninh nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Mặt khác Ngân hàng còn tập trung tăng nhanh năng lực tài chính, không ngừng phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường nhằm bổ sung vốn điều lệ phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động.
Tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và tăng cường trình độ quản lý tập trung. Đồng thời nâng cao nghiệp vụ đội ngũ nhân viên tín dụng và thẩm định.
Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, hoàn tất việc triển khai phần mềm lõi T24 trên toàn hệ thống mạng lưới, giúp tăng cường khả năng quản lý, điều hành cũng như tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại. Qua đó Ngân hàng thực hiện tốt chức năng Ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo mô hình sản xuất kinh doanh từng địa phương. Trên cơ sở đó Sacombank Tây Ninh xây dựng các đề án đề xuất Hội sở đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ vốn cho các ngành nghề tiềm năng.
Đồng thời Ngân hàng cần phải duy trì, củng cố và mở rộng thị phần đối với sản phẩm dịch vụ truyền thống; giới thiệu, xâm nhập, mở rộng các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đa dạng hóa hoạt động của Sacombank Tây Ninh. Đẩy mạnh mở rộng thị phần với sự tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, thận trọng nhằm giảm thiểu rủi ro. Với các biện pháp: Xây dựng chính sách khách hàng vay vốn theo định hướng Ngân hàng bán lẻ, hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng, xây dựng danh mục cho vay, cải tiến, phát triển sản phẩm cho vay phù hợp với từng địa bàn, tầng lớp dân cư.
Thu hút và trọng dụng nhân tài tại chỗ thông qua việc liên kết với các THPT ở các địa phương bằng chương trình học bổng Sacombank.
Sacombank Tây Ninh cố gắng nâng cao lợi nhuận, duy trì ở mức lợi nhuận trên 10 tỷ trong những năm tiếp theo.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng các giải pháp chủ yếu như xây dựng chính sách thu hút tiền gửi thanh toán, cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm tiền gửi hiện có.
Tiếp tục duy trì và gia tăng tỷ lệ thu nhập phi tín dụng trên tổng thu nhập của Ngân hàng, bao gồm: thu dịch vụ, thu phi tín dụng và thu khác thông qua chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao.
Tập trung đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lực. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp, gắn bó với Ngân hàng thông qua chính sách tuyển dụng tiên tiến, đào tạo và tái đào tạo, cùng chính sách đãi ngộ thích hợp, mang tính cạnh tranh.
Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ 4 nguồn đó là vốn huy động, vốn tự có, vốn đi vay và vốn khác. Riêng đối với chi nhánh thì có vốn huy động và vốn tự có.
Đối với nguồn vốn huy động: Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.
Đối với nguồn vốn tự có: Bao gồm tài sản nợ khác và quỹ của Chi nhánh
Để hiểu rõ hơn tình hình của Ngân hàng trong 3 năm qua chúng ta sẽ tiến hành xem xét cơ cấu nguồn vốn của Samcombank Tây Ninh. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm cụ thể:
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Cơ cấu nguồn vốn năm 2008, 2009, 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Chênh lệch
2009/2008
2009/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn
huy động
934.926
1.155.297
1.685.990
220.371
24
530.693
46
Vốn tự có
30.477
40.140
47.393
9.663
32
7.253
18
Tổng nguồn vốn
965.403
1.195.437
1.733.383
230.034
24
537.946
45
Nguồn: Phòng kế toán của Sacombank Tây Ninh
Vốn huy động
Sơ đồ 2.4: Vốn huy động của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Năm 2008 Ngân hàng huy động được 934.926 triệu đồng, đến năm 2009 là 1.155.297 triệu đồng, tăng 220.371 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 24%. Năm 2010 nguồn vốn huy động được là 1.685.990 triệu đồng, tăng 530.693 triệu đồng so với 2009 tương đương tăng 46%. Tây Ninh là một tỉnh phát triển nông nghiệp rất mạnh đặc biệt là cao su, mì và mía. Trong năm 2008 ngoài việc phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế chung, người dân Tây Ninh càng lâm vào khó khăn hơn nữa do sự kiện bê bối của công ty bột ngọt Vedan, nhiều doanh nghiệp tư nhân bị tồn đọng mì, mía, không có nguồn tiêu thụ, xoay vòng vốn không kịp dẫn đến phá sản, đời sống nhân dân đã khó nay càng khó hơn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Năm 2009 với sự khuyến khích, hỗ trợ từ ban lãnh đạo của tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay gầy dựng lại việc kinh doanh, tái đầu tư, sản xuất vì vậy nhu cầu vay vốn rất lớn do đó nguồn vốn huy động trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy còn chịu nhiều ảnh hưởng từ năm 2008 nhưng trong năm 2009 với những nổ lực của mình, chi nhánh đã cố gắng đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều cách như tuyên truyền marketing, mở ra những hạn mục tiền gửi mới…, hoạt động huy động vốn không những được cải thiện mà còn tăng rõ rệt so với năm 2008. Với đà đó sang năm 2010, các doanh nghiệp làm ăn ổn định, đời sống nhân dân có phần ổn định hơn và đặc biệt là sự tăng giá trở lại của cao su sau thời gian rớt giá trầm trọng do không xuất khẩu được sang Trung Quốc đã làm cho nguồn vốn huy động đã tăng mạnh so với năm 2009.
Vốn tự có:
Sơ đồ 2.5: Vốn tự có của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn Ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm. Năm 2008 là 30.477 triệu đồng. Năm 2009 là 40.140 triệu đồng, tăng 9.663 triệu đồng tương đương tăng 32% so với năm 2008 và năm 2010 là 47.393 triệu đồng, tăng 7.253 triệu đồng tương đương tăng 18% so với năm 2009.
Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động rất ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 nguồn vốn huy động chiếm 96,8% trong tổng nguồn vốn, năm 2009 là 96,6% và năm 2010 là 97,3%. Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp Ngân hàng luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn hàng năm của Chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong Tỉnh ngày càng tăng và Chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay. Do đó, Chi nhánh phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để khơi tăng nguồn vốn huy động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.
Phân tích tình hình huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm (2008 - 2010)
Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Do đó, Ngân hàng cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.
Mỗi một khoản nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng loại nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2008 – 2010.
Phân tích theo đối tượng huy động và bản chất nghiệp vụ huy động
Bảng 2.5: Hoạt động huy động vốn năm 2008, 2009, 2010
Hoạt động huy động vốn năm 2008, năm 2009, năm 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvantotnghiep.doc
- luanvantotnghiep.pdf