PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Công ty CP Dược và vật tư y tế Lạng Sơn-kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1999 đến 2003.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
PP cân đối:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối ; cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch & trong cả công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh, trên cơ sở đó thể xác đinh ảnh hưởng của các nhân tố.
PP so sánh :
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh.Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc:
-Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là : Tài liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh
-Điều kiện so sánh : Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất . Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian & không gian.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới doanh nghiệp, là động lực vật chất khuyến khích người lao động.
Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên.
Tổng lương
Tiền lương bình quân =
Số cán bộ công nhân viên
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên.
Tổng thu nhập
Thu nhập bình quân =
Số cán bộ công nhân viên
10. Mạng lưới tự phục vụ
Ngành Dược có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu to lớn và bức xúc về thuốc cho bệnh nhân. Trong đó, doanh nghiệp dược giữ vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ cung ứng đầy đủ thuốc cho nhân dân. Từ đó, phân tích chỉ tiêu này sẽ đánh giá đóng góp vai trò của doanh nghiệp với ngành, doanh nghiệp có đạt chỉ tiêu về xã hội của ngành hay không?
Số dân mà một điểm bán thuốc của doanh nghiệp dược phục vụ
Ta có công thức sau:
M
P=
N
Trong đó :
P : Chỉ tiêu số dân một điểm bán thuốc phục vụ (người).
N : Tổng số dân trong khu vực khảo sát (người).
M : Tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát (người).
Diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc của doanh nghiệp
S
s =
M
Trong đó
s : Diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc (Km 2).
S : Diện tích khu vực khảo sát (Km 2).
Bán kính của một điểm bán thuốc
S
R =
p.M
11. Chất lượng thuốc
Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu hàng đầu trong kinh doanh, phục vụ và sản xuất thuốc vì phải có chỉ tiêu này thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển.
12. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hiệu quả hợp lý
Xem xét các chỉ tiêu sau:
Trình độ chuyên môn của người đứng bán
Hướng dẫn khách hàng mua và sử dụng thuốc, thực hiện các quy chế chuyên môn tại quầy thuốc của doanh nghiệp.
13. Định hướng phát triển của công ty
Tìm hiểu định hướng phát triển của Công ty đã vạch ra, từ đó có thể đưa ra một vài ý kiến bàn luận, góp ý đối với định hướng đó.
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Công ty CP Dược và vật tư y tế Lạng Sơn-kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1999 đến 2003.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
PP cân đối:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối ; cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch & trong cả công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh, trên cơ sở đó thể xác đinh ảnh hưởng của các nhân tố.
PP so sánh :
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh.Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc:
-Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là : Tài liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh…
-Điều kiện so sánh : Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất . Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian & không gian.
-Kỹ thuật so sánh : Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng những kỹ thuật so sánh sau :
+So sánh bằng số tuyệt đối : Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biển hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế.
+So sánh bằng số tương đối : Là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
+So sánh bằng số bình quân : Số bình quân là một dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng,nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng tính chất.
+So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung : Là kết quả so sánh của phép trừ giữ trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.
Có thể tiến hành phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh dưới 3 hình thức :
+So sánh theo chiều dọc : Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của các báo cáo tài chính.
+So sánh theo chiều ngang : là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính.
+So sánh xác định xu hướng & tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung & chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
PP tỷ trọng (PP phân tích chi tiết) : So sánh các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể .Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành, nghiên cứu chi tiết giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích.
PP liên hệ : Liên hệ các chỉ tiêu bằng cách lấy một chỉ tiêu quan trọng để so sánh các chỉ tiêu khác.
PP hồi cứu
PP phỏng vấn trực tiếp
PP tìm xu hướng phát triển: Là một dạng của phương pháp so sánh nhằm tính mức gia tăng hay nhịp phát triển của chỉ tiêu.
+Nhịp cơ sở -So sánh định gốc: Lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm so sánh tình hình thực hiện của nó qua các năm.
+Nhịp mắt xích –So sánh liên hoàn : Lấy chỉ tiêu thực hiện hoặc chỉ tiêu kế hoạch của năm sau so với chỉ tiêu đó của năm liền kề trước đó để tìm tốc độ phát triển của từng năm.
2.3.Nội dung
2.2.1.Tổ chức bộ máy ,cơ cấu nhân lực
2.2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-DSM & cơ cấu nguồn mua
-DSB & tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
-Tình hình sử dụng phí
-LN & tỷ suất LN
2.2.3.Phân tích vốn & tình hình sử dụng vốn
2.2.4.Nộp ngân sách nhà nước
2.2.5.Năng suất lao động
2.2.6.Lương bình quân của CBCNV
2.2.7.Các chỉ tiêu chuyên môn
2.2.7.1.Mạng lưới phục vụ
2.2.7.2.Chất lượng thuốc
2.2.7.3.Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
2.2.8. Định hướng phát triển của công ty
PHẦN III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tổ chức bộ máy & cơ cấu nhân lực
Tổ chức bộ máy :
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI VỤ
PHÒNG KINH DOANH
3 QUẦY THUỐC TRỰC THUỘC
CHI NHÁNH HÀ NỘI
11 HIỆU THUỐC TRỰC THUỘC
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
: Quan hệ kiểm soát
Nhận xét :
Cơ cấu tổ chức của Công ty mang đặc thù của CTCP, theo nguyên tắc tam quyền phân lập, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng kiên quan đến sự sống còn và phát triển của công ty. Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra thay mặt cổ đông thực hiện các chức năng của chủ sở hữu đối với công ty, quản lý hoạt động của doang nghiệp.Hội đồng quản trị bầu ra Ban kiểm soát để thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm cả Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Hội đồng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị đứng đầu bầu ra ban giám đốc và giám đốc điều hành. Ban giám đốc điều hành mọi công việc thường ngày và phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn công ty.
Các phòng ban thực hiện chức năng đặc thù được phân công và có mối liên hệ hữu cơ với nhau về mặt chuyên môn. Là một doanh nghiệp địa phương nhỏ, chưa có nhiều chức năng hoạt động nên công ty có chưa nhiều các phòng ban chức năng.
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty như chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp.
- Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
- Ban giám đốc gồm 3 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phòng Tổ chức hành chính : có nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự, quản trị hành chính.
- Phòng Tài vụ : làm các công tác tài chính kế toán của công ty.
- Phòng Kinh doanh : đảm bảo các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị quảng cáo của công ty.
Cơ cấu nhân lực:
Tiến hành khảo sát cơ cấu nhân lực của công ty trong 5 năm từ 1999 đến 2003 thu được số liệu trong bảng dưới đây :
Bảng 1: Cơ cấu nhân lực 1999-2003:
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
CB Dược sau đại học
0
0
0
4
4
DSĐH
14
14
16
10
10
CBĐH khác
2
2
3
4
4
DSTH
30
30
30
33
33
Trình độ trung cấp khác
12
14
15
15
15
Dược tá
50
51
51
53
55
Lao động khác
12
15
17
17
19
Tổng cộng
120
126
132
136
140
Hình 2: Biểu đồ về cơ cấu nhân lực của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn từ 1999-2003
Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu nhân lực của công ty có thể nhận thấy không có sự biến đổi lớn về nhân lực của công ty trong 5 năm qua, tổng số nhân lực tăng dần qua các năm nhưng chậm và không nhiều (từ 1999 đến 2003 tăng 20 nhân viên), do công ty chưa có sự mở rộng lớn về hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động trong công ty còn ít do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, số lượng DSĐH và trên đại học chiếm tỷ lệ trung bình 11%, so với cơ cấu nhân lực của các công ty lớn như công ty Traphaco, công ty CPDP Nam Hà,…thì cơ cấu nhân lực của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn còn kém hơn nhiều cả về tổng số nhân lực và số lượng CB có trình độ chuyên môn cao.
-Số lượng DSĐH và sau đại học chiếm tỷ lệ trung bình 11%, một tỷ lệ không thấp. Tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ lệ này hầu như không tăng, có thể do công ty chưa có chế độ đãi ngộ tốt thu hút DSĐH về làm việc cho công ty và cũng do DSĐH mới ra trường thích tìm cơ hội ở những thành phố lớn hơn.
-Cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp về dược chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nhân sự, trung bình khoảng 63,7 %.
Đối với quy mô của doanh nghiệp như hiện nay thì cơ cấu nhân lực như vậy cũng hợp lý. Tuy nhiên ở một số vị trí nếu có DSĐH đảm trách thì tốt hơn, như phụ trách hiệu thuốc ở một số huyện chưa có DSĐH, và nếu muốn mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì công ty cần tuyển dụng thêm cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV.
3.2. Đánh giá HĐKD qua bảng báo cáo HĐKD
3.2.1. DSM và cơ cấu nguồn mua
Là một doanh nghiệp kinh doanh thì khâu mua hàng là bước đầu quan trọng thực hiện quá trình kinh doanh. Đảm bảo tốt việc mua hàng đúng kế hoạch sẽ góp phần thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra.
-DSM của công ty được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2 : DSM qua 5 năm (1999-2003)
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
DSM
17915
18186
27915
30176
32785
So sánh định gốc
100%
101,5%
155,8%
168,4%
183,0%
Doanh số mua của công ty được thể hiện qua biểu đồ :
Hình 3: Biểu đồ DSM của công ty từ 1999-2003
Nhận xét :
+ DSM của công ty có sự gia tăng liên tục qua các năm, năm 2003 tăng 183,0 % so với năm 1999. Tuy nhiên mức tăng không đồng đều giữa các năm, DSM năm 2000 tăng rất ít so với năm 1999( bằng 101,5%), năm 2001 DSM tăng vọt 155,8 % so với năm 1999, sau đó mức tăng ổn định hơn. Sau khi cổ phần hoá tháng 12/2002, năm 2003 DSM của công ty vẫn tăng trưởng 108,6 % so với năm trước, tăng 183,0% so với năm 1999.
-Nguồn mua : Công ty mua hàng từ khá nhiều nguồn, chủ yếu là thuốc thành phẩm, có sự linh động trong việc tìm nguồn hàng, tuy nhiên nguồn hàng từ các công ty Dược trung ương vẫn luôn được chú trọng và chiếm một doanh số nhất định. Công ty chủ yếu mua hàng từ các công ty, xí nghiệp trực tiếp sản xuất tại Việt Nam, các hãng trực tiếp phân phối, không trực tiếp tham gia nhập khẩu thuốc từ nước ngoài. Công ty hầu như không có nguồn hàng tự sản xuất.
Bảng 3: Cơ cấu DSM từ 1999-2003
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng%
SDSM
17915
100
18186
100
27915
100
30176
100
32785
100
Mua của CT DPTW I
1798
10,0
1980
10,9
2900
10,4
3097
10,3
3670
11,2
Mua từ nguồn khác
16117
90,0
16206
89,1
25015
89,6
27079
89,7
29115
88,8
Ta có thể biểu diễn cơ cấu DSM của công ty qua biểu đồ sau :
Hình 4 : Cơ cấu DSM của công ty từ 1999-2003
Có thể thấy rằng, DSM của công ty có sự gia tăng đều đặn hàng năm. Lượng hàng mua của CTDP TW I luôn chiếm một tỷ lệ nhất định, chủ yếu là các thuốc chuyên khoa, thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện. Các nguồn hàng khác chiếm tỷ lệ lớn và khá phong phú về nguồn gốc, như mua của Công ty Traphaco, Xí nghiệp Trung ương 24, Trung ương 25, Xí nghiệp Dược Hậu Giang, CTCP Dược phẩm Nam Hà, các hãng phân phối trực tiếp Glaxo Wellcome, Sanofi,… Việc linh động trong nguồn hàng mua của công ty có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.2.DSB và tỷ lệ bán buôn bán lẻ
-DSB là chỉ tiêu để đánh giá năng lực kinh doanh, thị phần của doanh nghiệp. Xem xét DSB và tỷ lệ bán buôn bán/bán lẻ để tìm hiểu thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra tỷ lệ Bán buôn/Bán lẻ tối ưu nhằm khai thác hết tiềm năng thị trường, đảm bảo đạt lợi nhuận cao nhất.
Qua khảo sát thu được những số liệu về tiêu thụ sản phẩm của công ty trong bảng sau :
Bảng 4: Số liệu DSB và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ của công ty từ 1999-2003: Đơn vị tính Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số DSB
19517
19554
29916
32331
33790
Bán buôn
13662
15252
22431
23279
23730
Bán lẻ
5855
4302
7485
9052
10060
SS định gốc(%)
100,0
100,2
153,3
165,7
173,1
SS liên hệ(%)
100,0
100,2
153,0
108,1
104,5
Hình 5 : DSB và cơ cấu DSB của công ty từ 1999-2003
-Nhận xét :
+ DSB tương đối ổn định và có sự tăng trưởng khá đều đặn hàng năm. So với năm 1999 thì năm 2003 DSB có sự tăng trưởng khá lớn(173,1%), mặc dù chưa phản ánh được hết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng phần nào thấy được mức độ mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
+ DSB của công ty chủ yếu là bán buôn (khoảng 75%), bán lẻ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Có thể thấy rằng công ty chiếm lĩnh thị trường thông qua hệ thống bán buôn là chủ yếu, bán lẻ chủ yếu phục vụ nhu cầu cho nhân dân trong tỉnh. Bán lẻ mặc dù có nhược điểm thu hồi vốn chậm nhưng lại mang lại phần trăm lợi nhuận cao, nên chăng công ty cần tăng doanh số ở mảng này, mở rộng hệ thống bán lẻ ở những địa điểm thuận lợi nhằm tăng doanh số bán, tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
3.2.3.Tình hình sử dụng phí
- Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát chi phí để lập kế hoạch.và đưa ra các quyết định kinh doanh trong tương lại.
Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng sau :
Bảng 5 :Tổng mức phí và cơ cấu sử dụng phí
Đơn vị tính :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. TMF
2150
100,0
2295
100,0
2864
100,0
3169
100,0
3335
100,0
2. Phí vận chuyển
277
12,9
280
12,2
319
11,1
322
10,2
341
10,2
3. Lương
623
29,0
827
36,0
1015
35,4
1058
33,4
1117
33,5
4. Bảo hiểm xã hội
79
3,7
132
5,8
133
4,6
231
7,3
241
7,2
5. Phí QLHC
761
35,4
878
38,3
1170
40,9
1273
40,2
1340
40,2
6. Khấu hao TSCĐ
97
4,5
140
6,1
161
5,6
241
7,6
250
7,5
7. Phí quảng cáo
15
0,7
17
0,7
20
0,7
20
0,6
25
0,8
8. Chi phí khác
298
13,8
21
0,9
46
1,7
24
0,7
21
0,6
8. Tỷ trọng TMP/DSB (%)
11,0
11,7
9,6
9,8
9,9
Hình 6: Biểu đồ cơ cấu CP của công ty từ 1999 - 2003
-Nhận xét :
+ Giá trị TMF tăng về giá trị tuyệt đối do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng hơn. Cơ cấu chi phí cũng tương đối ổn định, không có đột biến gì giữa tỷ lệ các chi phí với nhau và không có chi phí đặc biệt mới nảy sinh. Tỷ lệ CP trên doanh thu cũng có mức ổn định nhất định chứng tỏ công ty luôn cố gắng tiết kiệm, duy trì hợp lý CP trong lưu thông.
+ Xem xét chi tiết TMF :
CP vận chuyển tương đối ổn định từ 10,2-12,9% so với TMF.
Phí bảo hiểm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng TMF, dao động từ 3,7% đến 7,2%, tăng tương ứng với mức thu nhập của người lao động.
Phí QLHC tăng khá cao, năm 2003 tăng 176,1% so với năm 1999 do công ty mở rộng dần quy mô hoạt động.
Khấu hao tài sản cố định tăng mạnh, năm 2003 tăng 257,7% so với năm 1999 do công ty tăng cường đầu tư mua sắm một số TSCĐ.
Phí quảng cáo chiếm tỷ lệ nhỏ trong TMF, tăng dần qua các năm nhưng chậm do công ty chưa có sản phẩm của riêng mình nên chi phí đầu tư cho chiến lược bán hàng thấp hơn nhiều so với nhiều công ty khác.
Lương của CBCNV tăng đều qua các năm, chứng tỏ công ty đang nỗ lực trong việc nâng cao mức thu nhập, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống cho CBCNV.
3.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
- LN là mục tiêu hàng đầu của mọi DND trong nền kinh tế thị trường. Dựa trên việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể đánh giá xem mục đích đầu tư của mình có đạt hay không.
- Dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty từ năm 1999-2003 để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận.
Bảng 6 : Báo cáo kết quả HĐKD của công ty từ 1999-2003
Đơn vị Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng DT
19599
19623
29990
32391
33900
Các khoản giảm trừ
82
69
74
60
110
1. DT thuần
19517
19554
29916
32331
33790
2. Giá vốn bán hàng
17243
17156
26941
29033
30381
3. LN gộp
2274
2398
2975
3298
3409
-Tỷ lệ /DT thuần (%)
11,7
12,3
9,9
10,2
10,1
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
761
878
1170
1273
1340
-Tỷ lệ/DT thuần(%)
4,0
4,5
3,9
3,9
4,0
5. Chi phí bán hàng
1389
1417
1694
1896
1995
-Tỷ lệ/DT thuần(%)
7,1
7,2
5,7
5,9
5,9
6. LN từ hoạt động kinh doanh
124
103
111
129
74
7. LN từ hoạt động tài chính
0
0
10
0
36
8. LN khác
0
5
0
0
0
9. Tổng LN trước thuế
124
108
121
129
110
10. Thuế thu nhập DN
49
37
39
41
31
11. LN thuần
75
71
82
87
79
Hình 7 : Biểu đồ LN gộp và LN thuần của công ty từ 1999-2003
- Nhận xét:
+ Doanh thu của công ty tăng năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2001 doanh thu tăng vọt so với 2 năm trước, tăng 153,3 % so với 1999; năm 2003 doanh thu đạt 173,1 % so với 1999. LN gộp cũng tăng cùng với doanh thu, tuy nhiên LN thuần hầu như không tăng do các CP như CP quản lý doanh nghiệp, CP bán hàng ngày càng tăng cao.
+ Tỷ lệ lãi gộp, bằng lãi gộp trên doanh thu thuần, thể hiện số tiền lãi thu được khi bán được 100 đồng doanh thu. Tỷ lệ này mấy năm gần đây có giảm so với năm trước, năm 2003 thấp hơn 1,6% so với 1999. Do điều kiện kinh doanh không còn như trước, mặc dù LN gộp vẫn tăng đều đặn hàng năm nhưng mức tăng doanh thu lại lớn hơn nhiều nên tỷ lệ lãi gộp giảm, nhưng tỷ lệ này cũng không có sự biến động lớn, trung bình là 11,69 %. Mức lãi gộp tuy không tăng cùng với doanh thu nhưng cũng không phải quá thấp, tất nhiên công ty cũng nên có sự điều chỉnh hợp lý trong hoạt động kinh doanh để nâng cao hơn nữa tỷ lệ lãi gộp của mình.
+ Lãi ròng của công ty nhìn chung là thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 87 triệu VNĐ (năm 2002) và không có sự biến động lớn ở trước và sau khi cổ phần hoá, do hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự có đột biến trong những năm qua nên lợi nhuận nói chung không có mức tăng trưởng rõ nét, năm lãi cao nhất (2002) so với năm lãi ít nhất (2000) chỉ tăng 122,5 %. Từ năm 1999-2003 ta có thể thấy mức tăng trưởng lãi ròng của công ty hàng năm nhỏ và không đều, có năm còn giảm so với năm trước liền kề (năm 2000 và 2003).
Từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1999-2003, áp dụng các công thức tính toán [12, 13, 14] ta có bảng sau :
Bảng 7 : Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty: ĐV Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Giá trị
SSĐG%
Giá trị
SSĐG%
Giá trị
SSĐG%
Giá trị
SSĐG%
Giá trị
SSĐG%
Doanh thu
19517
100
19554
100,1
29916
153,2
32331
165,7
33790
173,1
Tổng vốn kinh
Doanh
7945
100
8687
109,3
8853
111,4
13181
165,9
14925
187,9
Vốn lưu động bình quân
6710
100
7365
109,8
7457
111,1
11748
175,1
13397
199,7
Vốn cố định bình quân
1235
100
1322
107,0
1396
113,0
1433
116,0
1528
123,7
Tổng lợi nhuận
124
100
108
87,1
121
97,6
129
104,0
110
88,7
Tỷ suất LN / DT
(%)
0,64
100
0,55
85,9
0,41
64,1
0,40
62,5
0,33
51,6
Tỷ suất LN / VKD
(%)
1,6
100
1,2
75,0
1,4
87,5
1,0
62,2
0,74
46,3
Tỷ suất LN / VLĐ
(%)
1,9
100
1,5
78,9
1,6
84,2
1,1
57,9
0,82
43,2
Tỷ suất LN / VCĐ
(%)
10,0
100
8,2
82,0
8,7
87,0
9,0
90,0
7,2
72,0
Nhận xét : Tổng LN(trước thuế) trong những năm qua không tăng trưởng rõ nét, năm 2003 giảm còn 85,3 % so với 2002, giảm 88,7 % so với 1999. Mặc dù tăng về doanh thu và vốn kinh doanh, cả VLĐ và VCĐ đều tăng nhưng LN lại có sự chững lại kéo theo sự giảm sút của các chỉ số TSLN/DT(năm 2003 chỉ bằng 51,6 % so với 1999), TSLN/VKD(năm 2003 giảm còn 46,3% so với 1999), TSLN/VLĐ(năm 2003 bằng 43,2% so với 1999), TSLN/VCĐ(năm 2003 giảm còn 72,0% so với 1999). Có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty là không cao, LN chưa tăng tương ứng với mức vốn bỏ ra. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, nhiều CP trong kinh doanh tăng cao, làm sao để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả là khó khăn rất lớn đối với CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn, nhất là sau khi mới chuyển đổi sang hình thức CTCP(12/2002), đó còn là thách thức đối với rất nhiều các doanh nghiệp khác.
Nhìn nhận qua 5 năm hoạt động của công ty có thể thấy rằng mặc dù không có mức tăng trưởng lợi nhuận rõ nét, LN năm sau có năm giảm so với năm trước(năm 2000, 2003) nhưng công ty luôn làm ăn có lãi, VCĐ ngày càng tăng cao chứng tỏ công ty đã tăng cường đầu tư vào TSCĐ, hy vọng trong thời gian tới hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ngày càng hiệu quả hơn.
3.3. Phân tích vốn và tình hình sử dụng vốn
Vốn là yêu cầu trước tiên để tạo lập doanh nghiệp, yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích và đánh giá để thấy được việc quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp hợp lý hay chưa, có ưu nhược điểm gì.
Kết cấu nguồn vốn : Khảo sát kết cấu nguồn vốn của công ty trong 5 năm, kết quả thu được trình bày trong bảng sau :
Bảng 8 : Kết cấu nguồn vốn của công ty :
Đơn vị Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Giá trị
%
SSĐG
Giá trị
%
SSĐG
Giá trị
%
SSĐG
Giá trị
%
SSĐG
Giá trị
%
SSĐG
1-Nợ phải trả
6480
81,6
100
7192
82,8
111,0
7270
112,2
9932
153,3
11476
177,1
-Nợ ngắn hạn
5705
71,8
100
6301
72,5
6310
8777
10295
-Nợ dài hạn
775
9,8
100
891
10,3
960
1155
1181
2-Vốn chủ sở hữu
1465
18,4
100
1495
17,2
1583
3249
3449
Tổng vốn
7945
100
100
8687
100
8853
100
13181
100
14925
100
Hình 8 : Kết cấu nguồn vốn của công ty từ 1999-2003
Nhận xét :
Tổng vốn của công ty tăng khá lớn từ năm 1999 đến 2003, năm 2003 tăng 187,9 % so với 1999, chủ yếu do công ty tăng lượng vốn đi vay so với năm trước, còn vốn chủ sở hữu hàng năm vẫn tăng nhưng chậm. Công ty nên có biện pháp tăng vốn chủ sở hữu và giảm lượng vốn đi vay hơn nữa nhằm tăng tỷ suất tự tài trợ của công ty.
Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Thể hiện qua 2 chỉ tiêu : Số vòng quay vốn và số ngày luân chuyển.
Từ những số liệu thu thập được, áp dụng các công thức [ ] thu được kết quả khảo sát trình bày trong bảng sau :
Bảng 9 :Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu thuần
19517
19554
29916
32331
33790
LN
124
108
121
129
110
Số dư binh quân VLĐ
6710
7365
7457
11748
13397
Số vòng quay vốn
2,9
2,7
4,0
2,8
2,5
Số ngày luân chuyển
124
133
90
129
144
Hiệu quả sử dụng VLĐ(%)
1,85
1,47
1,62
1,10
0,82
Hình 9 : Biểu đồ số vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn(1999-2003)
Nhận xét :
Từ biểu đồ có thể nhận thấy số vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn biến thiên theo chiều hướng thấp dần. Hiệu quả sử dụng VLĐ nhìn chung không cao, năm 2003 giá trị này là 0,82 %, giảm 1,03 % so với năm 1999 (1,85 %), do công ty tăng nguồn VLĐ nhưng LN không tăng tỷ lệ với vốn. Số vòng quay vốn trung bình là 3 vòng, cao nhất là 4,0 vòng(năm 2001). Số ngày luân chuyển trong kỳ ở mức trung bình( trung bình124 ngày), đạt mức thấp nhất 90 ngày năm 2001. Công ty cần có biện pháp, kế hoạch hoạt động tối ưu trong th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24816.DOC