Luận văn Phân tích hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Xăng dầu Bến Tre

Sản lượng xăng dầu bán ra ngoài tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua. Khách hàng ngoài tỉnh của Công ty trước đây gồm có các đơn vị sản xuất công nghiệp như Công ty Xi măng Hà Tiên II, Điện lực Cần Thơ, Nhà máy Điện Phú Mỹ. Đối với khách hàng là Xi măng Hà Tiên II thì công ty thực hiện mua bán đối lưu: công ty bán FO cho nhà máy để lấy xi măng về bán. Đối với hai khách hàng là Điện Phú Mỹ và Điện lực Cần Thơ đây là những khách hàng rất khó tính và có nhu cầu sử dụng một lượng xăng dầu rất lớn cho hoạt động của mình, trong những năm qua công ty đã tham gia đấu thầu và trở thành nhà cung ứng cho họ, do đã đáp ứng theo yêu cầu nghiêm ngặt của họ về chất lượng, năng lực tồn trữ, vận chuyển, thời gian cung cấp, thế chấp ngân hàng

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5821 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Xăng dầu Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường Bến Tre, Công ty Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty Khai thác Công trình giao thông, Xí nghiệp quản lý Phà Bến Tre, Điện lực Bến Tre… Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất gia đình, các hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…Ví dụ như Công ty chế biến dừa Phú Hưng (Silanca), Công ty TNHH chế biến dừa Malaysia… Các đơn vị hành chính sự nghiệp, quản lý Nhà nước, khách hàng trên thị trường tự do như văn phòng tỉnh uỷ, các trường học, Bệnh viện, các sở ban ngành… Các đại lý, tổng đại lý. 1.2.2. Khách hàng ngoài tỉnh Sản lượng xăng dầu bán ra ngoài tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua. Khách hàng ngoài tỉnh của Công ty trước đây gồm có các đơn vị sản xuất công nghiệp như Công ty Xi măng Hà Tiên II, Điện lực Cần Thơ, Nhà máy Điện Phú Mỹ. Đối với khách hàng là Xi măng Hà Tiên II thì công ty thực hiện mua bán đối lưu: công ty bán FO cho nhà máy để lấy xi măng về bán. Đối với hai khách hàng là Điện Phú Mỹ và Điện lực Cần Thơ đây là những khách hàng rất khó tính và có nhu cầu sử dụng một lượng xăng dầu rất lớn cho hoạt động của mình, trong những năm qua công ty đã tham gia đấu thầu và trở thành nhà cung ứng cho họ, do đã đáp ứng theo yêu cầu nghiêm ngặt của họ về chất lượng, năng lực tồn trữ, vận chuyển, thời gian cung cấp, thế chấp ngân hàng… 2. Tình hình tổ chức hoạt động marketing của công ty 2.1. Chiến lược sản phẩm Hiện Công ty đang kinh doanh các chủng loại xăng dầu như xăng không chì M90, M92, M95, dầu Diesel, dầu hoả, dầu FO. Trước đây, Công ty còn kinh doanh mặt hàng xăng M83, nhưng do chất lượng không cao (thường sử dụng trong xe 50 phân khối) mà yêu cầu của khách hàng thì đòi hỏi chất lượng ngày một cao hơn, nghiêm ngặt hơn và để bảo vệ an toàn môi trường. Thêm vào đó, trong những năm gần đây tình trạng các đại lý, cửa hàng thường có những hành vi bán hàng không đảm bảo chất lượng, pha xăng chất lượng thấp vào những loại xăng khác do có sự chênh lệch lớn về chất lượng để trục lợi gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Xuất phát từ những lý do đó mà Công ty không kinh doanh mặt hàng xăng này nữa. Riêng xăng M92 được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Bảng 6: SẢN LƯỢNG XĂNG DẦU BÁN RA CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003 – 2005) Tên hàng hoá Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lượng % Lượng % 1.Xăng các loại 36.122.946 28.451.549 30.519.005 (7.671.397) (21,24) 2.067.456 7,27 - Xăng KC M90 15.859.999 7.639.488 1.994.918 (8.220.511) (51,83) (5.644.570) (73,89) - Xăng KC M92 20.026.042 20.617.825 28.360.719 591.783 2,96 7.742.894 37,55 - Xăng KC M95 236.905 194.236 163.368 (42.669) (18,01) (30.868) (15,89) 2. Dầu hoả 7.375.782 6.418.044 5.728.009 (957.738) (12,98) (690.035) (10,75) 3. Diesel 68.896.177 57.746.902 60.644.822 (11.149.275) (16,18) 2.897.920 5,02 4. Mazút 32.870.191 28.023.199 21.205.393 (4.846.992) (14,75) (6.817.806) (24,33) Tổng sản lượng 145.265.096 120.639.694 118.097.229 (24.625.402) (16,95) (2.542.465) (2,11) Đơn vị tính: Lít (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Xăng dầu Bến Tre) Từ bảng số liệu ta thấy sản lượng xăng không chì M92 bán ra hàng năm điều tăng: năm 2004 tăng 591.783 lít so với 2003 và năm 2005 tăng 7.742.894 lít so với 2004 do chất lượng phù hợp và được sử dụng ngày càng nhiều cho các phương tiện vận tải, các loại xe gắn máy. Xăng M90 giảm mạnh do chất lượng không cao nên trong những năm qua công ty cũng giảm mạnh việc kinh doanh mặt hàng này. Còn xăng M95 do trong những năm qua giá tăng cao nên người tiêu dùng ít quan tâm đến mà chuyển sang dùng một phần xăng M92, chỉ số ít có thu nhập cao sử dụng. Đối với mặt hàng Mazút, đây là loại nhiên liệu mà công ty chỉ xuất bán trực tiếp cho khách hàng hộ công nghiệp, tại các cửa hàng không bán mặt hàng này mà chỉ bán các loại xăng, Diesel, dầu hoả. Sở dĩ, sản lượng Mazút giảm qua các năm, nguyên nhân khách quan là do Hà Tiên II giảm dần tiêu thụ mặt hàng này mà chuyển dần sang sử dụng than đá, phần FO còn lại chủ yếu mua của Công ty xăng dầu Khu vực II. Nhà máy điện Phú Mỹ chuyển hướng sử dụng xăng dầu sang sử dụng một loại nhiên liệu khác thay thế (khí đồng hành) làm ảnh hưởng đến tổng sản lượng bán ra của toàn Công ty. Trong những năm qua, Công ty chú trọng đến chất lượng hàng hoá đầu vào của mình. Cho nên, để đảm bảo chất lượng hàng hoá trước khi nhận hàng từ Tổng Công ty về Công ty yêu cầu đội ngũ kỹ thuật kiểm tra thật kỹ về chất lượng hàng hoá để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Hiện nay, để chạy theo lợi nhuận mà một số đại lý, cửa hàng có hành vi gian lận pha xăng có chất lượng thấp vào xăng có chất lượng cao hơn, treo bảng giá xăng chất lượng cao nhưng thực tế lại bán xăng chất lượng thấp. Đối với công ty luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những chủng loại xăng dầu đúng về chất lượng và đủ về số lượng mà không có hành vi gian lận nào. Trên cơ sở đó, do đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng nên Công ty nhanh chóng tạo được niềm tin và uy tín của mình đối với khách hàng. Nhìn chung, trong thời gian qua về chiến lược sản phẩm Công ty luôn chú trọng về vấn đề chất lượng hàng hoá của mình để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng, tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng ngày một nhiều hơn. 2.2. Chiến lược giá Từ tháng 7/1995 sau khi trở thành viên chính thức của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, với cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu do Tổng Công ty quy định, với cơ chế này đôi khi Công ty gặp không ít những khó khăn, do những lúc cạnh tranh gay gắt, Công ty không thể chủ động được giá cả vì giá do Tổng Công ty quy định. Từ tháng 4/2000, Tổng Công ty đã thay đổi cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu bằng phương thức giá giao, tức là Công ty chịu trách nhiệm về giá cả tự xây dựng mặt bằng giá. Công ty đóng vai trò là nhà phân phối cho các cửa hàng, tổng đại lý, các đại lý, cho người tiêu dùng và hưởng chiết khấu bán hàng trên sản lượng bán ra và Công ty sẽ quyết định giá bán cho các đại lý, tổng đại lý trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán lẻ và thù lao. Với cơ chế này Công ty chủ động được giá cả, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Trong những năm qua công ty đưa ra chiến lược giá cho như sau: 2.2.1. Đối với giá bán lẻ Cũng như những thành viên khác của Petrolomix, mức giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu là mức giá trần do Bộ Tài chính quy định, thường giá bán lẻ của Công ty không thấp hơn mức giá trần để đảm bảo kinh doanh có lời. Giá bán lẻ được niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty trong năm 2005 như sau: Bảng 7: GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU CUỐI NĂM 2004 – 2005 Đơn vị tính: đồng/lít Tên hàng Thời gian niêm yết giá 01/11/2004 29/03/2005 03/07/2005 17/08/2005 22/11/2005 M95 7.800 8.300 9.100 10.300 9.800 M92 7.500 8.000 8.800 10.000 9.500 M90 7.300 7.800 8.600 9.800 9.300 Dầu hoả 4.800 4.900 6.500 7.500 7.500 Diesel 4.850 5.500 6.500 7.500 7.500 (Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Xăng dầu Bến Tre) Theo quyết định số 20/2004/QĐ- BTC của Bộ Tài chính, giá xăng dầu bán lẻ đồng loạt được niêm yết theo giá mới do Bộ Tài chính quy định. Riêng đối với sản phẩm FO Nhà nước không quy định giá trần. Vì vậy, đối với mặt hàng này, Công ty thường tự quyết định giá bán, căn cứ vào tình hình thị trường mà công ty có những thay đổi trong chính sách giá sao cho đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận. Đối với giá bán buôn Để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, đồng thời để giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, trong những năm qua công ty đưa ra chiến lược giá bán buôn như sau: Giá bán cho tổng đại lý và đại lý Đối với các đại lý và tổng đại lý Công ty đưa ra chiến lược giá là cho họ hưởng mức thù lao trên mỗi lít xăng dầu. Giá bán cho tổng đại lý và đại lý được tính bằng giá bán lẻ trừ khoản thù lao. Căn cứ vào quãng đường xa gần, chi phí vận chuyển, mức thù lao đại lý của đối thủ mà công ty đưa ra mức thù lao cho họ hưởng. Vì vậy, tuỳ từng đại lý mà có sự điều chỉnh khác nhau. Thông thường mức thù lao của tổng đại lý và các đại lý dao động trong khoảng từ 150 – 170 đồng/lít đối với mặt hàng dầu và từ 220 – 250 đồng/lít đối với xăng các loại. Giá bán buôn, bán sỉ cho khách hàng hộ công nghiệp Đối với những khách hàng này Công ty đưa ra chiến lược giá là cho họ hưởng mức hoa hồng trên mỗi lít xăng dầu, là giảm từ 20 – 50 đồng/lít so với giá xăng dầu bán lẻ. Cũng như các đại lý, công ty căn cứ vào chi phí vận chuyển, quãng đường vận chuyển và các đối thủ cạnh tranh mà công ty quyết định mức hoa hồng cho họ hưởng. Thường công ty có sự chào giá trước, nếu có sự đồng ý của khách hàng thì công ty ký kết hợp đồng, còn nếu khách hàng không đồng ý do mức hoa hồng trên mỗi lít xăng dầu họ hưởng thấp hơn những đối thủ khác thì công ty tiếp tục có sự thoả thuận với họ sao cho hai bên có thể chấp nhận được. Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc Công ty ở các huyện: Châu Thành, Bình Đại, Chợ Lách để có thể cạnh tranh với các trạm nổi của tư nhân, cũng như các đại lý bán lẻ của các đối thủ cạnh tranh từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long… thì Công ty có chính sách giá ưu đãi từ 5 – 10 đồng/lít để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của Công ty và để giữ thị trường của mình. Nhìn chung, trong thời gian qua công ty đã chủ động linh hoạt được trong chính sách giá cả cho từng khách hàng cho nên công ty đã thu hút được sự chú ý của khách hàng gần xa. Tuy nhiên, trong chính sách thù lao cho đại lý vẫn chưa có sự điều chỉnh hợp lý lắm, thường chỉ căn cứ vào những quyết định mang tính cảm tính dựa vào quãng đường xa gần, vào đối thủ cạnh tranh, vào tình hình biến động xăng dầu trên thị trường và mối quan hệ giữa các đại lý mà chưa có chiến lược giá bài bản cho khách hàng. 2.3. Chiến lược phân phối Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kinh doanh xăng dầu do nhu cầu dùng cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh như hiện nay, đồng thời tránh việc mất khách hàng do họ chuyển sang lấy hàng từ nhà cung ứng khác (Petechim, Saigon Petro, Petro Mekong) do không đáp ứng kịp nhu cầu của họ. Thêm vào đó, do đặc điểm địa hình Bến Tre có nhiều sông ngòi chằng chịt, nhất là sông Hàm Luông chia cắt địa hình Bến Tre ra làm một bên gồm các huyện Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú và một bên gồm 5 huyện và thị xã còn lại. Chính đặc điểm này nên từ lâu Công ty đã phân bố 2 kho xăng dầu ở 2 địa điểm, cả 2 kho với tổng sức chứa là 6.609 m3 xăng dầu các loại, trong đó kho xăng dầu Rạch Vong nằm tại trung tâm Công ty đảm bảo cung cấp xăng dầu cho các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Châu Thành và thị xã Bến Tre; và kho xăng dầu Hội Yên đảm bảo cung cấp xăng dầu cho các huyện Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú. Vì vậy, công ty đã xây dựng một kênh phân phối tương đối hiệu quả, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn hàng cho người tiêu dùng và khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐICÙNG CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE CÁC CỬA HÀNG CÁC ĐẠI LÝ TỔNG ĐẠI LÝ HỘ CÔNG NGHIỆP Hình 7: KÊNH PHÂN PHỐI XĂNG DẦU CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE Đến cuối năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 198 điểm bán lẻ xăng dầu, trong đó tổng kênh phân phối của công ty là 141 điểm bán, như vậy kênh phân phối của công ty chiếm 71,21% tổng số lượng cửa hàng trong tỉnh. 2.3.1. Kênh Công ty khách hàng hộ công nghiệp Công ty sẽ bán hàng trực tiếp từ các kho cho các hộ công nghiệp. Những hộ công nghiệp này là những nhà máy sản xuất, các Công ty, xí nghiệp như Xí nghiệp phà Bến Tre, Công ty xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty mía đường, Công ty chế biến dừa Phú Hưng... Thường những hộ công nghiệp mua hàng của Công ty với số lượng lớn và ổn định, đối với những khách hàng này công ty thường vận chuyển hàng hoá đến tận nơi và kịp thời cho họ. 2.3.2. Kênh Công ty Cửa hàng người tiêu dùng Kênh phân phối này chiếm 34,04% tổng số điểm bán thuộc hệ thống phân phối của công ty. Để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn hàng cho người tiêu dùng, công ty đã thiết lập một hệ thống các cửa hàng bán lẻ gồm 8 cửa hàng trung tâm tại trung tâm của 8 huyện thị, rất thuận tiện cho người tiêu dùng mua hàng với 48 điểm bán lẻ. Việc cung cấp những sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng luôn đảm bảo đúng mặt hàng, đủ số lượng, đúng chất lượng hàng hoá và giá bán được niêm yết theo quy định. Hiện Công ty căn cứ vào tình hình tiêu thụ cụ thể trên thị trường và nhu cầu của khách hàng mà có chính sách điều động vận chuyển và phân phối kịp thời, không bao giờ để thiếu hụt hàng. 2.3.3. Kênh Công ty đại lý người tiêu dùng Đây là hình thức phân phối được Công ty áp dụng nhiều nhất chiếm đến 60,29% điểm bán trong toàn tỉnh. Đối với các đại lý đa phần Công ty áp dụng hình thức giao hàng tận nơi theo yêu cầu đặt hàng của họ. Tuy nhiên, vào những lúc nhu cầu tăng mạnh, sự cố của phương tiện vận chuyển (do công ty có 3 xe bồn sắp hết hạn sử dụng) hoặc do mưa kéo dài công ty cũng gặp không ít khó khăn trong việc chuyên chở, công ty đã chủ động thuê xe bồn, tăng cường chạy nhiều chuyến hơn để kịp thời đáp ứng đầy đủ nguồn hàng theo yêu cầu của khách hàng. 2.3.4. Kênh Công ty Tổng đại lý người tiêu dùng Kênh phân phối này chiếm 5,67% số điểm bán của công ty trong toàn tỉnh. Sản phẩm từ Công ty sẽ được phân phối đến tổng đại lý và từ tổng đại lý phân phối sản phẩm đến các đại lý của họ rồi đến với người tiêu dùng. Hiện Công ty có 01 tổng đại lý ở thị xã Bến Tre, thường khi mua hàng thì tổng đại lý nhận hàng bằng các phương tiện của mình. Nếu khách hàng tự vận chuyển hàng thì công ty sẽ có chính sách ưu đãi cho họ bằng cách tăng thù lao từ 15 – 20 đồng/lít xăng dầu để khuyến khích tổng đại lý đến mua hàng tại công ty. Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu chuyên chở phục vụ khách hàng, công ty có 12 xe bồn chuyên chở hàng hoá từ hai kho xăng dầu trung tâm đi đến các cửa hàng, khách hàng, các đại lý theo đơn đặt hàng, đảm bảo cho việc chuyên chở hàng hoá được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống các ghe để phục vụ cho các cửa hàng, các đại lý có điều kiện chuyên chở thuận tiện bằng đường thuỷ và những trạm xăng dầu nổi. Nhìn chung, với mạng lưới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở khắp các huyện, thị xã trong tỉnh, Công ty đảm bảo cung cấp, đáp ứng nhu cầu xăng dầu tiêu thụ trong tỉnh kịp thời và nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi công ty cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề chuyên chở, phân phối nguồn hàng nhất là trong những lúc nhu cầu tăng mạnh và thời tiết không thuận lợi cho hoạt động của công ty. 2.4. Chiến lược chiêu thị Do nhận thấy xăng dầu là mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày nhất là trong lĩnh vực vận tải, sản xuất kinh doanh. Cho nên, trong những năm qua Công ty xăng dầu Bến tre cũng chưa chú trọng nhiều đến công tác chiêu thị của mình. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các công ty kinh doanh xăng dầu để giữ khách hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng tiêu thụ xăng dầu nhiều hơn, trong thời gian qua công ty đã áp dụng một số hình thức chiêu thị. 2.4.1. Khuyến mãi cho khách hàng Hình thức khuyến mãi bằng hiện vật cho các đại lý, tổng đại lý Hình thức khuyến mãi bằng hiện vật áp dụng cho các đại lý, tổng đại lý đã ký hợp đồng và tiêu thụ những sản phẩm của công ty. Những hàng hoá khuyến mãi bằng hiện vật cho khách hàng của Công ty tuỳ theo định mức sản lượng tiêu thụ trên năm, những hàng hoá đó là vali đẩy Trung Quốc, bộ nồi Happy cook, đầu đĩa caliana, tivi LG, máy giặt Sanyo 4,5 kg, quạt nhà lầu, bộ nồi hộp kim nhôm…năm 2004 số lượng khuyến mãi là 44 khách hàng với tổng số tiền khuyến mãi ước tính là 23.462.000 đồng. Nhờ vậy, trong thời gian qua Công ty thu hút được sự quan tâm, chú ý, tín nhiệm của khách hàng gần xa. Khuyến mãi bằng chuyến du lịch dã ngoại Nhằm tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài và thân thiết với khách hàng, Công ty còn chú trọng hình thức khuyến mãi bằng chuyến du lịch Đà Lạt cho tất cả các khách hàng thuộc hệ thống phối của Công ty trên địa bàn tỉnh. Theo sản lượng tiêu thụ của khách hàng trong năm mà Công ty quy định mức sản lượng cho khách hàng được khuyến mãi. Ví dụ, trong năm 2004 định mức sản lượng trên năm của xăng dầu từ 750 m3 trở lên, số lượng khách hàng được khuyến mãi là 40 khách hàng, với tổng số tiền dành cho khuyến mãi ước tính là 19.840.000 đồng (496.000 đồng/người X 40 người). Đây là cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ của công ty. Hội nghị khách hàng Nhằm tuyên truyền, củng cố, mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công ty với khách hàng, hàng năm công ty đều tổ chức tại hội nghị khách. Dự hội nghị khách hàng sẽ được tham gia bốc thăm trúng thưởng. Các giải thưởng và hiện vật để bốc thăm trúng thưởng gồm có vali đẩy, bếp gas du lịch, đồng hồ…năm 2004 kinh phí dành cho bốc thăm trúng thưởng của Công ty là 803.000 đồng. Bảng 8: CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI BẰNG HÌNH THỨC BỐC THĂM TRÚNG THƯỞNG Hiện vật/ 01 giải Số lượng giải Giá trị mỗi giải (đồng) Thành tiền (đồng) Vali đẩy Bếp gas du lịch Đồng hồ 1 2 5 250.000 101.500 70.000 250.000 203.000 350.000 Tổng số tiền 803.000 (Nguồn: Chương trình khuyến mãi - Phòng Kinh doanh) Thông qua hội nghị, công ty có dịp nhận được những ý kiến đóng góp trực tiếp về chất lượng sản phẩm, về cung cách phục vụ, đây là dịp Công ty sẽ giới thiệu về những hoạt động của mình cũng như những chương trình khuyến mãi cho khách hàng trong thời gian tới. Nhờ vậy mà trong thời gian qua Công ty thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng nhiều hơn. 2.4.2. Tuyên truyền – quan hệ công chúng Bên cạnh những hình thức khuyến mãi nêu trên, công ty còn tham gia những đợt Hội chợ thương mại để giới thiệu về những sản phẩm của Công ty đồng thời tìm đối tác làm đại lý và những khách hàng hộ công nghiệp; tham gia Lễ hội Nghinh Ông ở Bình Đại và cúng Miểu ở Ba Tri hàng năm vì vào những ngày này có trên 200 tàu ghe của ngư dân ra khơi cùng một lúc. Ngoài ra, Công ty còn áp dụng hình thức bán hàng có tặng phẩm khác như áo thun, nón…Đặc biệt, công ty chú trọng chương trình hỗ trợ khách hàng như về việc trang trí cửa hàng, gắn logo, bảng hiệu, hộp đèn, bảng giá, sơn mái diềm theo màu sắc của Petrolimex, nhằm quảng bá hình ảnh của Petrolimex Bến Tre ở tất cả các cửa hàng, đại lý, tổng đại lý bán lẻ. Ngoài ra, Công ty rất tích cực thực hiện chính sách xã hội như ủng hộ cho công tác giáo dục, y tế, đồng bào thiên tai, bão lụt, đồng bào nghèo, phong trào vì tuổi thơ, mua công trái xây dựng tổ quốc, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… trong 03 năm với tổng số tiền là 461.860.000 đồng. Nhờ thực hiện tốt những chính sách xã hội, công ty luôn nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, của UBND tỉnh cũng như thu hút được những khách hàng là các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bán tỉnh. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của Công ty trong thời gian qua Nhìn chung, do đặc điểm sản phẩm của công ty và nhận thấy đây là mặt hàng thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày. Cho nên, công ty chưa chú trọng nhiều đến công tác marketing của mình, chính vì vậy mà công tác này tại công ty chưa được bài bản, chuyên nghiệp. Đối với chiến lược sản phẩm, mặc dù là thành viên của Petrolimex, cũng như những thành viên khác, sản phẩm xăng dầu của công ty chỉ được nhận nguồn duy nhất từ Tổng Công ty. Do đó chất lượng thì không có gì lo ngại, nhưng công ty vẫn chú trọng tới chất lượng đầu vào. Cho nên khi nhận hàng từ Tổng Công ty về công ty yêu cầu đội ngũ kỹ thuật kiểm tra thật kỹ về chất lượng hàng hoá để đảm bảo quyền lợi của khách hàng mình. Về giá bán của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào Tổng Công ty, nhưng theo cơ chế mới của Tổng Công ty, nên công ty đã phần nào linh hoạt về giá hơn. Tuy nhiên, việc quyết định chính sách thù lao đại lý còn mang tính cảm tính, chưa hợp lý lắm giữa các đại lý. Về phân phối, Công ty đã xây dựng một mạng lưới phân phối tương đối hiệu quả có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu tiêu dùng. Tuy, vẫn còn gặp không ít khó khăn trong vấn đề chuyên chở nhất là những lúc nhu cầu tăng mạnh, thời tiết bất lợi và phương tiện vận chuyển sắp hết thời hạn sử dụng như hiện nay. Về chiến lược chiêu thị, tuy trong những năm qua công ty đã thực hiện một số hình thức khuyến mãi, tuyên truyền và quan hệ với công chúng nhưng ngân sách cho hoạt động này của công ty còn khiêm tốn. Hiện Công ty chưa có phòng Marketing nên công tác Marketing của Công ty được các chuyên viên phòng kinh doanh phụ trách thực hiện. Vì vậy, các chuyên viên phòng kinh doanh quá nặng nề về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác nhập - xuất hàng, báo cáo nên việc thực hiện thăm, viếng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cập nhật thông tin không được thường xuyên mà thường chỉ giải quyết các sự vụ, sự việc, nên công tác Marketing ở phòng kinh doanh chưa mang tính chuyên nghiệp. Trong khi đó công tác dự báo thị trường ngày càng trở nên quan trọng hơn và có khi mang tính quyết định cho hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhất là khi Chính phủ, Bộ Thương mại, Tổng Công ty thay đổi cơ chế kinh doanh. III. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 1. Môi trường vĩ mô 1.1. Các yếu tố về kinh tế Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của Công ty, chúng có thể trở thành những cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Xét về góc độ kinh tế, giá bán lẻ xăng dầu không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến tình hình lạm phát, giá cả đầu vào của nhiều sản phẩm nhất là ảnh hưởng đến giá thành của dịch vụ vận tải ôtô, hàng không, vận tải thuỷ, sản xuất xi măng, đánh bắt xa bờ, kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt 8,4%, tính tổng cộng thì xăng dầu lên giá gây thiệt hại tương đương khoảng 1,5 – 2 % của GDP cả nước do Chính phủ phải bù lỗ cho xăng dầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2006. Theo đó sự phát triển được đánh giá là rất khả quan, với tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao. Nhiều chỉ tiêu dự báo gần đây về tình hình kinh tế Việt Nam đã được điều chỉnh tăng lên so với dự báo vào nửa đầu năm 2005, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Điều này là do có tiến bộ đáng kể về cải cách và thi hành chính sách kinh tế, môi trường kinh doanh được cải thiện, đầu tư, tiêu dung và sản lượng công nghiệp tăng mạnh. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thành viên của WTO giữa năm 2006 và điều này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục ấn tượng trong năm 2006 – 2007 do tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp tăng mạnh. Cùng với lòng tin của người tiêu dùng tăng cao và xu hướng phát triển của chủ nghĩa tiêu dung, sản lượng bán lẻ tăng nhanh. Tổng cầu trong nước dự báo tăng 8,4 % năm 2006 và 9,1% năm 2007. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn phụ thuộc 100% vào nguồn xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài, nếu chúng ta gia nhập WTO trong 2006, xu hướng giá xăng dầu chúng ta sẽ điều chỉnh tương đương với giá thế giới và Nhà nước sẽ giảm bớt sự bảo hộ cho mặt hàng này. Vấn đề quan trọng tránh gây sốc cho nền kinh tế, bởi xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm. Bởi lẻ nền kinh tế quốc gia không thể không một ngày thiếu xăng dầu, đây là mặt hàng chiến lược, thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng ngày. Theo tính toán của Cục Quản lý Bộ Tài chính, trong thời gian 2006 – 2010 nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cả nước khoảng 15 – 16 triệu tấn và năm 2020 cần khoảng 26 – 28,6 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt nam phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm. Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước, tình hình kinh tế Bến Tre ngày càng tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 ước đạt 11,24%, tăng 1,16% so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đúng hướng, công nghiệp chế biến nhất là chế biến các sản phẩm từ dừa phát triển mạnh, tình hình xuất khẩu, thu ngân sách tăng khá so với năm 2004, nhiều công trình hoàn thành và phát huy tác dụng tốt, nhiều khu công nghiệp mọc lên như khu công nghiệp Giao Long, Bình Phú, An Hiệp phát triển khi Cầu Rạch Miểu - mạch giao thông Bến Tre và Tiền Giang hoàn thành. Hệ thống giao thông, nhất là giao thông nông thôn ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh, những tuyến xe buýt đầu tiên trên đường thị xã và một số huyện bắt đầu xuất hiện. Nhìn chung, với điều kiện phát triển kinh tế của Đất nước và của tỉnh Bến Tre như hiện nay và trong tương lai, sẽ mở ra triển vọng rất lớn cho ngành xăng dầu cả nước nói chung và Công ty xăng dầu Bến tre nói riêng phát triển mạnh trong thời gian tới. Vì đây là mặt hàng không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đặc biệt nó không thể thiếu được trong lĩnh vực vân tải trong xu thế phát triển của Đất nước. 1.2. Các yếu tố về chính trị, pháp luật Các quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong môi trường chính trị và pháp luật; có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của Công ty. Yếu tố này thể hiện sự điều tiết bằng luật pháp của Nhà nước đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiện nay, vấn đề chính trị trên thế giới, đặc biệt ở Nigeria và Iran, Irap vẫn diễn biến hết sức ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Xăng dầu Bến Tre.doc
Tài liệu liên quan