Luận văn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Sê

MỤC LỤCTrang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

CHƯƠNG 1.Mở đầu 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài 1

1.2.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2

1.2.1.Mục tiêu 2

1.2.2.Nội dung nghiên cứu 2

1.3.Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1.Phạm vi thời gian 2

1.3.2.Phạm vi không gian 2

1.4.Cấu trúc luận văn 2

CHƯƠNG 2. Tổng quan 4

2.1.Khái quát về cây cao su 4

2.2.Giới thiệu về công ty TNHH MTV cao su Chư Sê 5

2.2.1.Giới thiệu khái quát về mặt pháp lý 5

2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 5

2.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê 7

2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý 7

2.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty 8

2.4.Tình hình cơ bản tại công ty 11

2.4.1.Tình hình lao động 11

2.4.2.Hiệu quả sản xuất của công ty 2009-2010 13

2.5. Mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015 15

CHƯƠNG 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 17

3.1.Cơ sở lý luận 17

3.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 19

3.1.3.Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD 19

3.2.Phương pháp nghiên cứu 22

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 22

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. 22

CHƯƠNG 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 24

4.1.Phân tích thị trường 24

4.1.1.Nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới 24

4.1.2.Tình hình cung ứng cao su thiên nhiên trên thế giới 26

4.1.3.Giá cao su 28

4.1.4.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam 29

4.2.Phân tích những tác động của môi trường 30

4.2.1. Môi trường tự nhiên 30

4.2.2. Môi trường chính trị 30

4.2.3. Môi trường văn hoá xã hội 31

4.2.4. Môi trường khoa học công nghệ 33

4.2.5. Môi trường kinh tế 33

4.3.Phân tích môi trường cạnh tranh 35

4.4.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ 38

4.4.1.Nguồn nhân lực 38

4.4.2.Tình hình nguyên liệu 40

4.4.3.Tình hình tài sản và nguồn vốn 41

4.4.4. Hoạt động Marketing 42

4.4.5.Tình hình tiêu thụ của công ty 47

4.4.6. Nghiên cứu và phát triển (R&D) 48

4.4.7.Tổ chức 49

4.4.8.Hệ thống thông tin 50

4.5.Phân tích các chỉ số tài chính 50

4.5.1.Phân tích khả năng thanh toán 50

4.5.2.Các chỉ tiêu về hiệu suất 51

4.6. Phân tích ma trận SWOT 52

4.7.Các biện pháp đề xuất thực hiện 55

4.7.1.Cơ sở đề xuất 55

4.7.2.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 56

CHƯƠNG 5. Kết luận và kiến nghị 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Kiến nghị 60

5.2.1.Đối với tập đoàn công nghiệp cao su 60

5.2.2.Về phía chính quyền địa phương 60

5.2.3.Về phía Công ty 60

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4674 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Sê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán, hệ thống thông tin, nghiên cứu và phát triển. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế hoạch sản xuất của công ty. Bảng 3.1.Ma Trận SWOT SWOT O: Liệt kê những cơ hội chủ yếu T: Liệt kê những đe dọa chủ yếu S: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu S - O: Kết hợp những điểm mạnh để tận dụng cơ hội S - T: Kết hợp những điểm mạnh để hạn chế những rủi ro W: Liệt kê những điểm yếu chủ yếu W - O: Khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội W - T: Kết hợp điểm yếu và rủi ro CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Phân tích thị trường 4.1.1.Nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới Bảng 4.1.Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Thế Giới từ Năm 2006 - 2010 ĐVT: 1000 tấn  Năm NR SR Tổng NR/Tổng (%) Số lượng TĐT(%) Số lượng TĐT(%) Số lượng TĐT(%) 2006 9.210 - 13.130 - 22.343 - 41,22 2007 9.730 5,66 13.140 0,05 22.870 2,36 42,55 2008 9.824 0,97 12.360 - 5,97 22.179 - 3,02  44,29 2009 9.500 - 3,3 11.700 - 5,3 21.200 - 4,41 44,81 2010 10.670 12,3 13.730 17,3 24.400 15,1 43,73 Nguồn tin: IRSG Mức độ tiêu thụ cao su toàn thế giới tăng đáng kể theo đà phát triển của dân số và mức sống xã hội, từ 22.343 nghìn tấn năm 2006 lên tới 22.870 nghìn tấn năm 2007, trong đó cao su thiên nhiên từ mức 9.210 nghìn tấn năm 2006 lên 9.730 nghìn tấn năm 2007. Đến năm 2008 sự bất ổn của nghành sản xuất ôtô Mỹ và Trung Quốc làm cho nhu cầu tiêu dùng cao su giảm 3,02% so với năm 2007 xuống còn 22.179 nghìn tấn và tiếp tục giảm còn 21.200 nghìn tấn vào năm 2009. Năm 2008 nhu cầu tiêu dùng cao su thiên nhiên là 9.824 nghìn tấn tăng 0,97%, trong khi nhu cầu tiêu dùng cao su tổng hợp lại giảm 5,97% so với năm 2007. Năm 2009 do ảnh hưởng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cao su thiên nhiên giảm 3,3%, nhu cầu tiêu dùng cao su tổng hợp giảm 5,3%. Nguyên nhân là do giá dầu mỏ tăng cao đẩy giá cao su tổng hợp tăng mạnh dẫn đến giảm sử dụng cao su tổng hợp. Năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu tiêu thụ cao su là 24.400 nghìn tấn, tăng 15,1% so với năm 2009. Năm 2010 nhu cầu tiêu dùng cao su tổng hợp tăng do sản lượng cao su thiên nhiên sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên. Hiện nay theo IRSG tỉ lệ tiêu thụ cao su thiên nhiên ngày càng tăng. Từ năm 2006 tỉ lệ tiêu thụ cao su thiên nhiên/tổng số lượng cao su tiêu dùng hơn 41% thì đến năm 2010 là gần 44%. Nguyên nhân nhu cầu tiêu dùng cao su thiên nhiên tăng là do giá dầu thô tăng cao (nguyên liệu chính sản xuất cao su nhân tạo) dẫn đến giá cao su nhân tạo tăng do chi phí sản xuất tăng. Hình 4.1.Biểu Đồ Tiêu Thụ Cao Su Thiên Nhiên Qua Các Năm 2006 - 2010 Nguồn: IRSG Theo biểu đồ hình 4.1 mức tiêu thụ cao su thiên nhiên của Thế giới tăng đều trong giai đoạn 2006 - 2008, năm 2006 cả Thế giới tiêu thụ 9.210 nghìn tấn, năm 2007 tiêu thụ 9.730 nghìn tấn tăng gần 6%, năm 2008 tiêu thụ 9.824 nghìn tấn tăng gần 1%. Năm 2009 lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên giảm 3,3% so với năm 2008 xuống còn 9.500 tấn, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, ngành cao su toàn ngành gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ ôtô bị thu hẹp. Nhưng đến năm 2010 thế giới tiêu thụ 10.670 nghìn tấn, tăng 12,3% so với năm 2009 và tăng 8,6% so với năm 2008, thời điểm nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Bảng 4.2.Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Thiên Nhiên của các Nước trên Thế Giới Giai Đoạn 2006 - 2009 ĐVT : 1000 tấn Quốc gia Năm 2006 2007 2008 2009 Trung Quốc 1.603 1.785 1.925 2.750 Hoa Kỳ 1.354 1.392 1.297 884 Nhật Bản 912 1.012 1.015 761 Ấn độ 829 914 910 832 Malaysia 497 511 450 345 Hàn Quốc 396 342 384 395 Nước khác 3.619 3.774 3.843 3.533 Toàn thế giới 9.210 9.730 9.824 9.500 Nguồn: IRSG Theo bảng 4.2 ta thấy nhu cầu cao su thế giới đang trên đà tăng mạnh, đặc biệt ở những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển mạnh, kinh tế Nhật hồi phục cũng làm tăng nhu cầu lốp xe và các sản phẩm cao su khác. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất lốp ở các nền kinh tế mới nổi đang làm gia tăng sự phụ thuộc vào cao su thiên nhiên, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nước sản xuất cao su thiên nhiên nhưng sản lượng cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa. Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2,6 triệu tấn cao su các loại, trong đó cao su thiên nhiên chiếm 1,6 triệu tấn. Năm 2010, nhu cầu cao su của nước này tăng bởi công nghiệp ô tô Trung Quốc phát triển nhanh và đây cũng là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. 4.1.2.Tình hình cung ứng cao su thiên nhiên trên thế giới Có bảy nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất trên thế giới: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Sri Lanka với tổng sản lượng cao su chiếm hơn 90% tổng sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới. Năm 2009, toàn thế giới sản xuất 9.500 nghìn tấn cao su thiên nhiên giảm 4,8% so với năm 2008. Nguyên nhân là do các nước sản xuất đều quyết định cắt giảm sản lượng để nâng đỡ giá, phần khác do thời tiết bất lợi, giảm diện tích thu hoạch, trồng mới các vườn cây cao su. Năm 2010 giá cao su tăng trở lại, sản lượng sản xuất tăng 695 tấn so với năm 2009, đạt khoảng 10.195 nghìn tấn. Thái Lan đứng đầu thế giới trong sản xuất cao su thiên nhiên, năm 2009 sản xuất 2.840 nghìn tấn giảm 7,25% so với năm 2008. Năm 2010 tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới có nhiều thuận lợi. Sản xuất cao su ở các nước châu Á chiếm 94% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới Thái Lan (3,252 triệu tấn), kế tiếp là Indonesia (2,736 triệu tấn), Malaysia (940 ngàn tấn), Ấn Độ (820 ngàn tấn) và Việt Nam đứng thứ 5 (754 ngàn tấn). Bảng 4.3.Thống Kê Sản Xuất Cao Su Thiên Nhiên trên Thế Giới qua 3 Năm (2008 - 2010) ĐVT : 1000 tấn Quốc gia Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Thái Lan 3.062 30,7 2.840 29,9 3.252 31,9 Indonesia 2.860 28,7 2.660 28 2.736 26,8 Malaysia 1.058 10,6 962 10,1 940 9,2 Ấn Độ 881 8,8 851 9,0 820 8,0 Việt Nam 730 7,3 690 7,3 754 7,4 Những nước khác 1.384 13,9 1.497 15,8 1.693 16,6 Tổng 9.975 100 9.500 100 10.195 100 Nguồn : IRSG Theo đánh giá của Tổ chức các nước sản xuất cao su (ANRPC), sự thay đổi khí hậu trong thời gian tới, mưa nhiều, mùa đông kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cao su thế giới. Bắt đầu từ 2010, diện tích tái canh sẽ càng tăng ồ ạt do số diện tích trồng cao su những năm 1980 đã đến hạn thanh lý. Việc thanh lý ồ ạt này chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi trong diện tích khai thác. Sản lượng này cũng sẽ tác động vào sản lượng chung của thế giới. Hình 4.2.Biểu Đồ Sản Lượng Sản Xuất Cao Su của Một Số Nước Nguồn: IRSG 4.1.3.Giá cao su Bảng 4.4.Giá Cao Su Xuất Khẩu Biến Động Qua Giai Đoạn 2006 - 2010 ĐVT: USD/tấn Năm NR SR Giá BQ TĐT(%) Giá BQ TĐT(%) 2006 1.954 - 2.730 - 2007 2.078 6,4 2.821 3,3 2008 2.663 28,15 2.924 3,7 2009 1.850 - 30,53 2.792 - 4,5 2010 2.500 35,1 2.812 0,7 Nguồn tin: Tổng hợp Trong lịch sử, giá cao su thiên nhiên luôn bị điều tiết bởi nhu cầu chứ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung, điều đó cho thấy nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe sẽ là yếu tố chính tác động tới thị trường cao su thế giới. Vậy có nghĩa là chỉ một biến động nhỏ trong tiêu thụ cũng có ảnh hưởng lớn tới giá. Và một khi nhu cầu vẫn mạnh, thị trường luôn cần tăng sản lượng ô tô, xuất phát từ tăng trưởng GDP và tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp. Năm 2007, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu tăng hầu hết trên tất cả các thị trường, giá xuất khẩu trung bình đạt 2.078 USD/tấn tăng 6,4% so với năm 2006. Giá dầu thô có xu hướng tăng lên trong năm 2007 nên giá cao su tổng hợp tăng dẫn đến giá cao su thiên nhiên tăng, sang năm 2008 giá cao su xuất khẩu vẫn tăng 28,15% so với năm 2007 vì thị trường và giá cả mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam đang diễn biến theo hướng cầu lớn hơn cung. Năm 2009 ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu giá cao su thiên nhiên xuất khẩu giảm mạnh 30,53%, đồng thời giá cao su tổng hợp giảm 4,5% so với năm 2008. Năm 2010 giá cao su tăng trở lại. Giá cao su thiên nhiên biến động hơn so với giá cao su tổng hợp vì sản xuất phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và nhu cầu từ các nhà sản xuất. Theo các báo cáo và dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới và Hiệp hội Cao su các nước đều cho thấy, tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên vẫn rất khả quan trong năm 2011 và các năm tới. Có nhiều yếu tố tác động cùng lúc đã đẩy giá cao su thiên nhiên tăng vọt trong năm 2011. Cụ thể như thiên tai do lũ lụt tại Thái Lan, mưa nhiều tại Malaysia, núi lửa phun trào tại Indonesia đã làm cản trở việc khai thác mủ và chuyên chở cao su. Trong khi nguồn cung sụt giảm thì nhu cầu lại tăng cao. Lượng xe ôtô và lốp xe tăng trưởng cao không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều thị trường lớn khác: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật... Bên cạnh yếu tố cơ bản về cung cầu, tác động của quá nhiều nhà đầu cơ tham gia vào thị trường tương lai cao su càng đẩy giá tăng cao với tốc độ nhanh. Tỷ giá hối đoái của đồng USD giảm so với đồng tiền của các nước sản xuất cao su cũng góp phần làm tăng giá cao su mà phần lớn tính bằng USD. 4.1.4.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển mạnh ngành công nghiệp cao su. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng (chiếm 7,3% tổng sản lượng) và đứng thứ 4 về XK cao su thiên nhiên với tổng diện tích khai thác khoảng 740.000 ha, sản lượng khai thác 754.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc (464.372 tấn), Malaysia (58.961 tấn), Hàn Quốc (34.706 tấn), Đài Loan (31.936 tấn) và Đức (27.848 tấn). Năm 2010 xuất khẩu ngành cao su đạt mức sản lượng 782.200 tấn tăng 10% so với năm 2009, kim ngạch trên 2,3 tỉ đô la. Bình quân mỗi tấn cao su đạt 3.053 đô la, tăng 94,7% về trị giá và tăng 82% về giá. Cao su đã vươn lên vị trí thứ 2 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Bảng 4.5.Sản Lượng Xuất Khẩu của Việt Nam qua Các Nước Năm 2009 - 2010 Quốc gia Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trung Quốc 510.245 71,72 464.372 59,37 Malaysia 30.148 4,24 58.961 7,54 Hàn Quốc 28.356 3,99 34.706 4,44 Đài Loan 25.059 3,52 31.936 4,08 Đức 21.429 3,01 27.848 3,56 Các nước khác 96.200 13,52 164.377 21,01 Tổng 711.437 100 782.200 100 Nguồn: Tổng cục thống kê 4.2.Phân tích những tác động của môi trường 4.2.1.Môi trường tự nhiên Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24-25oC, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Đất đai màu mỡ, phong phú, đặc biệt nhiều vùng có đất đỏ bazan rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp trong đó có cao su. Trong những năm gần đây ở Việt Nam thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cao su. Trong khi đó một số nước sản xuất cao su như Thái Lan, Indonesia, Malaysia thời tiết khắc nghiệt hơn nên thường phải chịu thiên tai, thời tiết bất thường ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng, đến nguồn cung ứng cao su thiên nhiên. Ngoài ra, Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á, là đầu mối giao thông của nhiều tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế, đây là điều kiện thuận lợi lớn để mở rộng mối quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới. 4.2.2.Môi trường chính trị Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới, đó là việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới và tổ chức thành công Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội năm 2006 và Quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viển (PNTR) càng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Quỹ kinh tế mới (NEF) tại Anh Quốc thì Việt Nam được đánh giá là nước hạnh phúc và ổn định nhất Châu Á. Qua đó cho thấy thể chế chính trị của nước ta khá ổn định, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống của nhân dân, từ đó tạo động lực lớn để thúc đẩy kinh tế của nước nhà phát triển. Tháng 05/2005 tập đoàn cao su thiên nhiên quốc tế đã quyết định mời Việt Nam tham gia tổ chức này nhằm giúp kiếm soát giá cao su toàn cầu, đến ngày 10/06/2006 hội nghị cao su Đông Nam Á đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ những thông tin, dự báo cơ hội, thách thức của ngành cao su Việt Nam và toàn cầu nói chung. Tháng 10/2010, tại TP.Pleiku tỉnh Gia Lai, VRG cũng đã tổ chức hội nghị về tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu cao su. Hội nghị nhằm đánh giá, nhận định về tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên và bàn về các giải pháp phát triển bền vững cho tiêu thụ và xuất khẩu cao su đối với khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đây là một bước phát triển của những quy định về thu hút các nguồn đầu tư nườc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể liên doanh, mở rộng các công ty nước ngoài để nhập khẩu những công nghệ tiên tiến. Như vậy, dưới tác động của môi trường chính trị ngày càng rộng mở, công ty TNHH MTV Chư Sê sẽ có cơ hội nhận được nguồn tài trợ, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ trong khu vực và thế giới…Tuy nhiên trên địa bàn Tây nguyên nói chung và huyện Chư Sê nói riêng, tình hình an ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc bảo vệ vườn cây, bảo vệ sản phẩm tại các đơn vị nông trường, nạn trộm cắp mủ vẫn diễn ra và chiều hướng ngày càng gia tăng. 4.2.3.Môi trường văn hoá xã hội Về dân số: Theo Tổng cụ thống kê thì tình hình dân số trung bình cả nước như sau: Năm 2006: 84,11 triệu người . Năm 2007: 85,195 triệu người tăng 1,29% so với năm 2006 Năm 2008: 86,116 triệu người tăng 1,2% so với năm 2007 Năm 2009: 85,789 triệu người giảm 12% so với năm 2008 Năm 2010: 86,93 triệu người, tăng 1,3 % so với năm 2009. Hình 4.3.Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Dân Số Việt Nam từ 2006 - 2010 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn chung trong những năm vừa qua đời sống vật chất, tinh thần của toàn bộ nhân dân nói chung ngày càng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng. Xã hội ổn định, đời sống các tầng lớp dân cư được cải thiện. Ngoài ra sự nghiệp giáo dục, đào tạo, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, kế hoạch hoá gia đình…đều có những tiến bộ vượt bậc nhằm ổn định dân số, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ổn định xã hội. Đặc biệt, trong những năm qua Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm và đầu tư trong việc tìm kiếm và phát triển nhân tài phục vụ cho đất nước như chủ trương “trẻ hóa cán bộ”. Đây cũng chính là những nhân tố tác động tích cực đến công ty TNHH MTV cao su Chư Sê vì địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty còn rất nhiều khó khăn đặc biệt là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài những biến đổi đáng khích lệ về tình hình văn hoá xã hội, còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực như: giá xăng dầu liên tục tăng trong những năm qua, giá cả tiêu dùng tăng, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, thiên tai lũ lụt, tệ nạn xã hội…gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề an toàn trật tự xã hội. 4.2.4.Môi trường khoa học công nghệ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và luôn đóng một vai trò quan trọng góp phần vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Việt Nam là nước đi sau, do đó việc tiếp cận những thành tựu KH&CN nhìn chung còn muộn màng so với các nước. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, nước ta thực hiện chính sách mở cửa nên cơ hội tiếp cận, trao đổi về khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến ngày càng rộng rãi. Chúng ta có nhiều khả năng tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ đi sau đón đầu để rút ngắn khoảng cách với những nước đi trước. Hiện nay trong quy trình kỉ thuật sản xuất cao su cũng có nhiều cải tiến nhằm rút ngắn chu kì kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp cao su trong nước thu hồi vốn nhanh, nâng cao năng suất. Đồng thời tiến hành nghiên cứu những quy trình công nghệ chế biến mủ mới hiện đại và lắp đặt những dây chuyền sản xuất mới phù hợp với từng vùng, từng địa bàn của nước ta. 4.2.5.Môi trường kinh tế a) Tốc độ tăng trưởng Bảng 4.5.Một Số Chỉ Tiêu Tăng Trưởng của Việt Nam Giai Đoạn 2006 - 2010 ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1. GDP 8,17 8,44 6,23 5,32 6,78 2. Nông, lâm, ngư nghiệp 4,4 3 3,79 1,83 2,78 3. Công nghiệp-xây dựng 17 10,4 6,33 5,52 7,7 4. Ngành dịch vụ 8,3  8,5 7,2  6,83   7,52 Nguồn: Tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu của Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,14%, năm 2007 đạt 8,44% tăng 0,3% so với năm 2006. Năm 2008 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,23%. Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp nên tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp không đều. Còn ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng từ 10,37% năm 2006 tăng lên 10,4% năm 2007, sau đó lại giảm xuống còn 5,52% vào năm 2009. Giá cả nhiên liệu, vật tư, nhất là xăng dầu, phôi thép, thép, nguyên liệu sợi, vải, vật liệu phục vụ công nghiệp tăng cao ảnh hưởng làm bất lợi cho nghành công nghiệp Việt Nam. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các chỉ tiêu tăng trưởng đều thấp hơn so với năm 2008. Trước tình hình đó Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Đồng thời Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2010. Do vậy năm 2010 tốc độ tăng trưởng tăng trở lại, GDP đạt 6,78%. Công nghiệp dịch vụ đạt 7,7%, tăng 2,18% so với năm 2009. Ngành dịch vụ đạt 7,52%. b) Cán cân thương mại Bảng 4.6.Cán Cân Thương Mại của Việt Nam qua Giai Đoạn 2006 - 2010 ĐVT: Tỷ USD Năm XK (1) NK (2) Cán cân thương mại (1) - (2) % nhập siêu so với xuất khẩu 2006 39,82 44,88 -5,06 12,71 2007 48,56 62,76 -14,2 29,2 2008 62,68 80,71 -18,03 28,77 2009 56,5 67,5 -11 19,5 2010 71,6 84 -12,4 17,32 Nguồn: Tổng cục thống kê Theo bảng 4.6 giá trị kim ngạch XK và NK đều tăng qua các năm từ 2006 đến 2008, nước ta là một nước nhập siêu. Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam  gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sản xuất trì trệ và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... Tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD giảm 9,9% so với năm 2008. Trong năm 2009, mặc dù cả kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm sút nhưng do tốc độ giảm sút kim nghạch xuất khẩu chậm hơn nên nhập siêu giảm xuống chỉ còn 11 tỷ USD. Năm 2010 kinh tế thế giới đang phục hồi và có những chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch XK của nước ta tăng 15,1 tỷ USD (khoảng 26,7%) so với năm 2009, kim ngạch NK tăng 24,4%. 4.3.Phân tích môi trường cạnh tranh Nguồn cung ứng: Những nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào của công ty như thuốc trừ sâu, các dụng cụ phục vụ cho sản xuất... phần lớn là các nhà cung ứng truyền thống có uy tín của công ty. Để có sản phẩm đầu ra đạt chất lượng thì khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào về chất lượng, giá cả phải chặt chẽ, bởi công ty là khách hàng mua với số lượng lớn, ổn định và có uy tín nên có rất nhiều nhà cung ứng muốn hợp tác lâu dài. Hiện nay, công ty bắt đầu áp dụng hình thức đấu thầu nhằm tăng sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào tốt nhất. Riêng về nguồn cung ứng phân bón thì công ty có một nhà máy phân vi sinh với công suất 20.000 tấn/năm đảm nhiệm việc cung ứng phân vi sinh cho toàn công ty nên công ty chỉ mua thêm một số loại phân bón khác. Nguồn lao động quyết định rất lớn đến sự thành công của công ty, nguồn lao động của công ty đa phần là lao động thuộc huyện Chư Sê, thu nhập hiện nay trong ngành cao su là khá cao, do vậy công ty không gặp áp lực về nguồn lao động. Tuy nhiên nguồn lao động hiện nay của công ty thường là công nhân kỹ thuật, muốn có lao động tay nghề giỏi thì cần mở nhiều lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân và thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Nguồn vốn hiện nay của công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn công ty tự bổ sung và vốn vay tín dụng ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh Năm 2010, nước ta có trên 740.000 ha cao su thuộc các thành phần doanh nghiệp nhà nước, trang trại tư nhân và cao su tiểu điền. Trong đó các thành viên của tập đoàn Công nghiệp cao su chiếm khoảng 168.018 ha với năng suất trung bình 1,78 tấn/ha. Tổng diện tích của các thành viên thuộc khu vực Tây nguyên là 38.591 ha, tăng 11,2% so với năm 2009 gồm công ty TNHH MTV Chưpah, Chưprông, Chư Sê, Eah’leo, Kom Tum, Krôngbuk, Mang Yang. Trong những năm tới quy mô diện tích ngành cao su ngày càng mở rộng. Bảng 4.7.Quy Mô Sản Xuất của Các Thành Viên Thuộc Khu Vực Tây Nguyên Năm 2009 - 2010 ĐVT : ha Đơn vị Năm So sánh 2009 2010 ± ∆ % 1. Chưpăh 5.693 6.211 518 9,10 2. Chưprông 5.623 5431,8 -191 -3,40 3. Chưsê 5.784 5.993,94 210 3,64 4. Eah’leo 4.517 3.197 -1.320 -29,22 5. Kom Tum 6.127 9.097,94 2.971 48,49 6. Krôngbuk 1.997 2079,73 83 4,14 7. MangYang 4.964 6.580 1.616 32,55 Tổng 34.704 38.591 3.887 11,20 Nguồn: Tổng hợp Trên địa bàn Tây nguyên, diện tích của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê đứng sau Kom Tum, Mang Yang và Chưpah. Điều này cho thấy công ty sẽ có sản lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với các công ty còn lại. Năm 2010 diện tích một số công ty giảm do vườn cây khai thác đã già và đến tuổi thanh lý. Sản phẩm thay thế Là những sản phẩm có cùng công năng như các sản phẩm của ngành. Khi giá sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Cao su thiên nhiên (NR) phải đương đầu với hơn 170 loại cao su tổng hợp (SR), nhưng chủ yếu là loại cao su SR thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong việc làm ra các loại sản phẩm cao su như cao su Stryren butadiene (SBR), cao su Polybutadienen (BR) và cao su Polychloroprene (CR), cao su Nitrile (NBR) và cao su Butyl (HR) được xếp cùng với 170 loại SR khác sản lượng không lớn, các loại cao su tổng hợp này được gọi là SR đặc biệt. Trong những loại cao su tổng hợp, thì cao su SBR là loại số lượng sản xuất và tiêu dùng lớn nhất, chiếm khoảng 38% tổng sản lượng cao su tiêu thụ hàng năm trên thế giới và chiếm khoảng 58% trong tổng số SR sản xuất hàng năm. Về tính năng sử dụng thì cao su SBR kém hơn cao su NR về độ co giãn, độ đàn hồi, chống nứt, chống lạnh, sơ luyện. Nhưng SBR trộn đều dễ dàng hơn nhờ đó mà chống mài mòn tốt và tính chất bám cao. Vì vậy SBR thường được làm mặt lốp để giảm tỷ lệ mài mòn và tăng khả năng bám đường, đặc biệt khi đi trên đường có nước. Ngoài ra SBR còn được làm giày dép, bọc dây cáp, ống nước, vỏ bình điện, keo dính… Khách hàng: Trong việc nghiên cứu định hướng phát triển của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê việc xác định và tìm kiếm khách hàng tiêu thụ ổn định và lâu dài mang một ý nghĩa then chốt. Hiện nay, khách hàng của công ty là khách hàng truyền thống bao gồm các công ty trong nước và các công ty tại thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Do khách hàng thu hẹp nên cũng gây rủi ro về giá cả, thị trường tiêu thụ của công ty. Bên cạnh Trung Quốc còn có nhiều thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên rất lớn Hông Kông, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Ý... Vì vậy, công ty cần có những chiến lược phù hợp để khai thác khách hàng ở những thị trường này. Yếu tố đi đôi với giá cả là chất lượng và chủng loại SP, yếu tố này ngày càng mang tính chất quyết định đến sự cạnh tranh của công ty trên thị trường. Điều quan trọng hiện nay là công ty cần giữ được khách hàng hiện tại, tìm kiếm khách hàng mới trong và ngoài nước chính vì vậy công ty cần phải đề ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm tạo lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Ngày 29/10/2010 tại Gia Lai, VRG đã tổ chức hội nghị tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu cao su, nhằm vạch ra hướng đi mới trong xuất khẩu cao su của các công ty cao su khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê cần đảm bảo chất lượng và bao bì khi đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, luôn chú trọng giữ gìn uy tín thương mại và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp của mình tới các đối tác nước ngoài, chú trọng tăng cường quản bá thương hiệu, giới thiệu hình ảnh tốt đẹp của công ty. Nhằm tìm kiếm khách hàng mớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN_cao_su_Chu_se_2009_2010_03082011.doc
Tài liệu liên quan