Luận văn Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu. 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu. 3

1.5 Lược khảo tài liệu. 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4

2.1 Phương pháp luận. . 4

2.1.1 Hoạt động XNK và TTXNK. 4

2.1.2 Vai trò của hoạt động TTXNK. 5

2.1.3 Các hình thức tín dụng tài trợxuất nhập khẩu tại các NHTM VN. 7

2.1.4 Quy trình thực hiện TTXNK. 10

2.1.5 Mối quan hệgiữa TTXNK và thanh toán quốc tế. 12

2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTXNK của NHTM. 12

2.1.7 Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động TTXNK. 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu. 15

2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu. 15

2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu. 15

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN

THƠ. 17

3.1 Khái quát vềngân hàng TMCP Á Châu. 17

3.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 17

3.1.2 Một sốnét nổi bật. 20

3.2 Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. 20

3.2.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 20

3.2.2 Cơ cấu tổchức và nguồn nhân lực. 21

3.2.3 Các sản phẩm, dịch vụchính. 24

- vii -3.3 Định hướng và mục tiêu hoạt động năm 2010. 25

3.3.1 Định hướng. 25

3.3.2 Mục tiêu trong năm 2010. 26

3.4 Khái quát tình hình kinh doanh. 26

3.4.1 Tình hình huy động vốn. 26

3.4.2 Tình hình sửdụng vốn. 33

3.4.3 Kết quảhoạt động kinh doanh. 37

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢXUẤT NHẬP KHẨU. 41

4.1 Khái quát tình hình thanh toán quốc tế. 41

4.1.1 Doanh sốthanh toán. 41

4.1.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế. 44

4.2 Khái quát hoạt động TTXNK. 46

4.2.1 Tổng quan tình hình hoạtđộng TTXNK. 46

4.2.2 Tỷtrọng doanh sốcho vay TTXNK. 50

4.2.3 Cơ cấu TTXNK. 53

4.3 Phân tích hoạt động TTXNK. 54

4.3.1 Phân tích hoạt động TTXNK theo ngành. 54

4.3.2 Phân tích hoạt động TTXNK theo phương thức tài trợ. 64

4.3.3 Phân tích hoạt động TTXNK theo sản phẩm. 69

4.4 So sánh hoạt động TTXNK với một số ngân hàng trên địa bàn. 76

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTXNK.

. 79

5.1 Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động TTXNK. 79

5.1.1 Thuận lợi. 78

5.1.2 Khó khăn. 81

5.2 Một sốgiải pháp phát triển hoạt động TTXNK. 83

5.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ. 83

5.2.2 Tạo lòng tin đối với khách hàng. 84

5.2.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thịsản phẩm TTXNK. 84

- viii -5.2.4 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tăng nguồn nhân lực bộphận

TTXNK. 85

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 86

6.1 Kết luận. 86

6.2 Kiến nghị. 86

Tài liệu tham khảo. .89

Phụlục

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2009 6 tháng 2010 So sánh 6 tháng 2010/6 tháng 2009 Số tiền % - Vốn điều chuyển 3.058 2.697 - 361 - 11,81 - Vốn huy động 692.812 894.074 201.262 29,05 Tổng nguồn vốn 695.870 896.771 200.901 28,87 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Trong vòng 6 tháng đầu năm 2010 sự biến đổi vốn điều chuyển, vốn huy động và tổng nguồn vốn cũng diễn ra theo chiều hướng tương tự. Vốn điều chuyển giảm 11,81%. Vốn huy động tăng 29,05%. Tổng nguồn vốn huy động đạt 896.771 triệu đồng, đây là một lượng huy động khá lớn, lượng vốn này tăng 28,87% so với cùng kỳ năm 2009. Dự đoán trong 6 tháng cuối năm 2010 tổng nguồn vốn sẽ tiếp tục tăng và vượt qua tổng nguồn vốn năm 2009. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nguồn vốn tại ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2010, điển hình như: Trong 6 tháng đầu năm bên cạnh lãi suất cạnh tranh, ngân hàng cũng không ngừng làm mới các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi. Nổi bật có thể kể đến là chương trình khuyến mại tiết kiệm mới với tên gọi “Khám phá thế giới vàng ACB” diễn ra từ ngày 15-3-2010 đến 11-6-2010, chương trình này dành cho tất cả khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND, USD, EUR và vàng (ACB và SJC) các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng, lãnh lãi cuối kỳ, với tổng giá trị quà tặng và giải thưởng lên đến 2,5 tỷ đồng. Đầu năm 2010, chi nhánh đã mở thêm phòng giao dịch Tây Đô đẩy mạnh hoạt động huy động vốn lẫn sử dụng vốn. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân30 Bên cạnh đó, sự lãnh đạo linh hoạt của ban giám đốc, sự nổ lực của các nhân viên trong công tác huy động vốn được tiếp tục phát huy cũng là một trong những yếu tố giúp nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng về quy mô. Bảng 3: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 2009) Đvt: Triệu đồng Cơ cấu huy động 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Phân theo đơn vị tiền + Nội tệ 347.158 438.955 814.167 91.797 26,44 375.212 85,48 + Ngoại tệ 81.962 115.141 218.123 33.179 40,48 102.982 89,44 Phân theo thành phần KT + Tiền gửi của tổ chức KT 31.149 41.501 199.167 10.352 33,23 157.666 379,91 + Tiền gửi TK của dân cư 397.971 512.595 833.123 114.624 28,80 320.528 62,53 Vốn huy động 429.120 554.096 1.032.290 124.976 29,12 478.194 86,30 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Trong giai đoạn 2007 - 2009 nguồn vốn huy động từ dân cư và huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với huy động từ các tổ chức kinh tế và huy động bằng ngoại tệ. Lượng vốn huy động bằng nội tệ: trong năm 2009 lượng vốn huy động bằng nội tệ tăng cao nhất 85,48%. Năm 2009 lượng vốn này tăng do nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại, thu nhập của người dân được cải thiện, từ đó lượng vốn nhàn rỗi cũng tăng theo. Đồng thời chính sách thu hút vốn của ngân hàng được tăng cường, và một trong những đối tượng ngân hàng tập trung thu hút vốn là dân cư trên địa bàn nên thu hút được nhiều nội tệ. Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ: tăng không đều qua các năm. Tuy lượng vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không lớn nhưng trong năm 2008, 2009 vốn ngoại tệ tăng với tỷ lệ khá lớn lần lượt là 40,48% và 89,44%. Do ngoại thương ngày càng phát triển kể từ khi VN gia nhập WTO, lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động XNK không ngừng gia tăng. Đồng thời, lượng ngoại tệ của các cá Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân31 nhân sinh sống ở nước ngoài gửi tiền kiều hối về cho gia đình, lượng ngoại tệ từ các hoạt động du lịch, xuất khẩu lao động và số lượng người dân tại địa bàn làm việc và sinh sống ở nước ngoài ngày nhiều. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có các chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút nguồn ngoại tệ nhàn rỗi nhằm đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh ngoại tệ, TTXNK bằng USD của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Trong những năm qua nguồn vốn huy động này tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Tăng mạnh nhất trong trong năm 2009 tăng 62,53%. Điều này cho thấy ACB Cần Thơ đã làm rất tốt nhiệm vụ huy động và tập hợp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội để hình thành nguồn vốn cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động. Đây là kết quả đáng khích lệ khẳng định vị thế của ACB trước áp lực cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng TMCP. Trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có hai hình thức gửi là có kỳ hạn và không kỳ hạn. Hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn do ưu điểm nổi trội của nguồn vốn huy động có kỳ hạn là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này so với nguồn vốn huy động không có kỳ hạn. Vì thế ngân hàng luôn cố gắng thu hút càng nhiều nguồn vốn này càng tốt. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: chiếm tỷ trọng thấp hơn nguồn vốn huy động từ dân cư. Đó chính là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện giao dịch gửi, rút tiền mặt tại ACB Cần Thơ hoặc nhận, chuyển tiền gửi thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Sở dĩ nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp là do hình thức thanh toán qua ngân hàng ở nước ta hiện nay đặc biệt là ở thành phố Cần Thơ vẫn chưa phổ biến và còn nhiều hạn chế so với một số nơi khác. Các doanh nghiệp buôn bán nhỏ lẽ vẫn chưa quen và tin tưởng hẳn vào hình thức thanh toán qua ngân hàng. Nhìn chung qua ba năm, nguồn vốn huy động này có nhiều biến động. Năm 2008 tăng 10.352 triệu đồng tương đương 33,23%, năm 2009 tăng 157.666 triệu đồng tương đương 379,91%. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động nhưng đây là đối tượng được ngân hàng chú trọng và định hướng phát triển trong tương lai. Nền kinh tế ở thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển, các loại hình doanh nghiệp tư nhân xuất hiện và phát triển rầm rộ, ngân hàng cần có chính sách tập trung vào các đối tượng này, có như vậy nguồn Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân32 vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ ngày càng tăng lên, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng trong những năm tiếp theo. Bảng 4: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Đvt: Triệu đồng Cơ cấu huy động 6 tháng 2009 6 tháng 2010 So sánh 6th 2010/6th 2009 Số tiền % Phân theo đơn vị tiền + Nội tệ 554.042 705.335 151.293 27,31 + Ngoại tệ 138.770 188.739 49.969 36,01 Phân theo thành phần KT + Tiền gửi của tổ chức KT 150.629 123.633 -26.996 -17,92 + Tiền gửi TK của dân cư 542.183 770.441 228.258 42,10 Vốn huy động 692.812 894.074 201.262 29,05 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Trong 6 tháng đầu năm 2010 cơ cấu huy động cũng không có nhiều biến đổi, tuy nhiên tốc độ tăng vốn có phần chững lại và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009. Lượng vốn nội tệ tăng 27,31% so với cùng kỳ năm 2009. Lượng vốn ngoại tệ tăng 36,01%. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế giảm 17,92%. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng 42,10% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm tốc độ tăng huy động vốn là mặt bằng lãi suất huy động trong 6 tháng đầu năm 2010 đã giảm dần theo đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN, khi đó thay vì gửi tiền vào ngân hàng có lãi suất thấp, khách hàng lựa chọn những kênh đầu tư khác để có thể sinh lời nhiều hơn như chứng khoán hay bất động sản, vì vậy tốc độ tăng huy động vốn thấp hơn những năm trước. Nhận xét: Nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua phát triển theo chiều hướng tích cực, cho thấy công tác huy động vốn tại ngân hàng được thực hiện rất tốt. Nguồn vốn huy động dồi dào sẽ giúp ACB quản lý tốt rủi ro thanh khoản, không phụ thuộc nhiều vào lượng vốn điều chuyển, phát triển quy mô Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân33 nguồn vốn tạo nguồn cung phục vụ tốt hoạt động cho vay, kinh doanh, tài trợ... Tuy nhiên, trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm lại do nhiều nguyên nhân khách quan. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới. 3.4.2 Tình hình sử dụng vốn. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng ngân hàng trở thành nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế địa phương phát triển. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm cho vay của ACB chi nhánh Cần Thơ đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu v.v… Chính sách nhất quán của ACB từ trước đến nay là “lãi suất cho vay luôn được thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thị trường tài chính, tín dụng, xác định trên nguyên tắc chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đủ đảm bảo bù đắp chi phí điều hành, rủi ro tín dụng và có mức lãi hợp lý. Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Bảng 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 2009) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % DSCV 4.410.931 6.516.352 12.739.160 2.105.421 47,73 6.222.808 95,50 DSTN 4.071.513 6.295.811 12.458.480 2.224.298 54,63 6.162.669 97,89 Dư nợ 516.001 736.542 1.017.222 220.541 42,74 280.680 38,11 Nợ quá hạn 16.523 26.934 18.520 10.411 63,01 -8.414 -31,24 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân34 Thông qua số liệu ở bảng 5 ta thấy các chỉ tiêu có tốc độ tăng mạnh vào năm 2009, cụ thể là: Doanh số cho vay: qua ba năm có quy mô tăng, tăng mạnh nhất trong năm 2009 (tăng 95,50%), tốc độ tăng cao hơn so với năm 2008 (tăng 47,73%). Doanh số cho vay tại ngân hàng có sự thay đổi như trên là do: Ngân hàng liên tục mở rộng đối tượng cho vay như vay tiêu dùng, du học, vay trả góp mua nhà, nền nhà, cho vay đầu tư vàng… Ngân hàng thường xuyên mở hội nghị khách hàng, tham gia gian hàng tại các hội chợ, tại các chương trình lớn như Festival lúa gạo lần đầu tiên tại Việt Nam diễn ra tại Hậu Giang… Thực hiện các hoạt động từ thiện như phát thuốc cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Phong Điền… Thông qua những hoạt động này ngân hàng thu hút được không ít khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tín dụng tại ACB. Năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế. Nguồn vốn nhàn rỗi không được đầu tư trực tiếp vào các dự án, hoặc bất động sản… do độ rủi ro khá cao mà được gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Vì vậy nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt nghiêm trọng, khi đó vay vốn ngân hàng là một trong những lựa chọn hợp lý. Năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế tại thành phố Cần Thơ cũng đã cải thiện hơn. Tín dụng ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng như sự can thiệp mạnh tay của chính phủ tại hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số cho vay vẫn chưa xứng với tiềm năng vì thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của ngân hàng. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ, sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quý II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân35 Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 6.295.811 triệu đồng, tăng 54,63% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 12.458.480 triệu đồng tăng 97,89% so với năm 2008. Trong khi doanh số cho vay tại ngân hàng tăng cao, công tác thu nợ cũng được tiến hành khẩn trương để hạn chế tình trạng dư nợ tăng quá cao làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Dư nợ: Trong năm 2008, 2009 tốc độ tăng dư nợ khá đồng đều, năm 2008 dư nợ tăng 220.541 triệu đồng tương đương 42,74%. Năm 2009 dư nợ tăng 280.680 tương đương 38,11%. Mặc dù dư nợ tăng cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng vì thu được nhiều lãi, nhưng song song đó cũng có không ít rủi ro. Trong năm 2009 ngân hàng đã tăng cường hơn nữa công tác thu nợ để giảm thiểu rủi ro do việc dư nợ tăng cao. Nợ quá hạn: phản ánh chất lượng tín dụng, nó cho biết các khoản tiền đã đáo hạn mà ngân hàng chưa thu được. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn trong ngân hàng là công tác thẩm định của nhân viên. Quy trình thẩm định này tại ngân hàng Á Châu rất thận trọng, thủ tục hồ sơ được xem xét kỹ lưỡng và hồ sơ luôn được sự phê duyệt của ban tín dụng và chi nhánh trước khi cấp tín dụng khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2008 lượng nợ quá hạn tại ngân hàng tăng đột biến 63,01% so với năm 2007. Do năm 2008, nền kinh tế khủng hoảng, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan, tốc độ quay vòng vốn chậm, không thu được vốn và lợi nhuận như dự định ban đầu, nên không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng khi đáo hạn. Trong năm 2009 nợ quá hạn giảm 8.414 triệu đồng tương đương 31,24%. Lượng nợ quá hạn năm 2008 là khá lớn, ngân hàng đã có biện pháp khắc phục vào năm 2009 như tăng cường công tác xử lý nợ, đồng thời các nhân viên tín dụng theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn của ngân hàng bằng việc liên lạc thường xuyên với khách hàng thông qua điện thoại, thư báo… vừa tạo sự quan tâm thân thiết với khách hàng, vừa giúp hạn chế lượng nợ quá hạn. Do đó lượng nợ này đã giảm trong năm 2009. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân36 Bảng 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 6th 2010/6th 2009 Số tiền % DSCV 5.778.807 4.306.982 -1.471.825 -25,47 DSTN 5.151.856 4.511.527 -640.329 -12,43 Dư nợ 1.363.493 812.677 -550.816 -40,40 Nợ quá hạn 12.408 11.708 -700 -5,64 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng sụt giảm ở tất cả các chỉ tiêu so với cùng kỳ năm 2009: DSCV giảm 1.471.825 triệu đồng tương đương giảm 25,47 %. DSTN giảm 640.329 triệu đồng tương đương giảm 12,43%, dư nợ giảm 550.816 triệu đồng tương đương giảm 40,40%, nợ quá hạn giảm 700 triệu đồng tương đương giảm 5,64%. Các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài gây ra sự sụt giảm các chỉ tiêu này so với cùng kỳ năm 2009: Trong những tháng đầu năm 2009, ngân hàng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất theo quyết định số 131/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đồng thời trong năm này cũng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn... nên lãi suất rất thấp từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến vay. Đến những tháng đầu năm 2010 không còn áp dụng nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất nên lãi suất ngân hàng ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 tạo ra sự e dè của các cá nhân và doanh nghiệp khi vay vốn, làm giảm nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng. Trong năm 2010 ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường, tình hình tăng trưởng huy động và dư nợ tín dụng, nhất là huy động và cho vay bằng ngoại tệ, xem xét các Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân37 biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với cho vay bằng ngoại tệ để không tạo sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Thế nhưng, trước nguy cơ tái lạm phát, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ở mức 25%. Cùng với áp lực huy động vốn khiến hoạt động ngân hàng thêm phần khó khăn. Lượng nợ quá hạn giảm xuống, vì công tác thu nợ và xử lý nợ của ngân hàng được phát huy, để giảm tốc độ tăng nợ quá hạn. Trong khoảng thời gian này nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của họ nên dư nợ cho vay của ngân hàng ACB Cần Thơ và các ngân hàng khác đều giảm. 3.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn cố gắng tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí để thu được nhiều lợi nhuận. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được phản ánh qua 3 chỉ tiêu sau đây: Bảng 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ (2007 – 2009) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 49.552 168.590 265.715 119.038 240,23 97.125 57,61 Chi phí 40.127 155.207 245.002 115.080 286,79 89.795 57,85 Lợi nhuận 9.425 13.383 20.713 3.958 41,99 7.330 54,77 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân38 Đvt: Triệu đồng Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ (2007 – 2009) (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Doanh thu: Doanh thu tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ phát triển nhanh qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng năm 2008. Năm 2008 doanh thu tăng cao nhất, tăng 119.038 triệu đồng tương đương 240,23%. Vào năm này sàn vàng tại ngân hàng chính thức hoạt động đồng, hoạt động kinh doanh đầu tư vàng được đẩy mạnh góp phần không nhỏ vào lượng tăng doanh thu. Năm 2009 mặc dù phải đối mặt với những khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng doanh thu vẫn tăng 97.125 triệu đồng tương đương 57,61%. Nhìn chung, doanh thu của chi nhánh tăng liên tục qua ba năm là do: Thu nhập của chi nhánh từ nhiều nguồn, ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng còn có nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh đầu tư vàng, tư vấn, thu phí từ dịch vụ thanh toán… Các hoạt động phụ này tại ngân hàng phát triển tốt đóng góp vào doanh thu chung của chi nhánh. Hoạt động tín dụng phát triển, uy tín của ngân hàng được nâng cao, phong cách phục vụ tốt nên thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt số lượng doanh nghiệp lớn trên địa bàn và cả ĐBSCL sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của chi nhánh ngày càng nhiều. Mạng lưới hoạt động của ACB Cần Thơ trong thời gian qua không ngừng được mở rộng, đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng doanh thu. Trong 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2007 2008 2009 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân39 năm 2007 khai trương các phòng giao dịch Ninh Kiều, Thốt Nốt, năm 2008 khai trương phòng giao dịch An Thới, Xuân Khánh, năm 2010 khai trương phòng giao dịch Tây Đô. Chi phí: Song song với sự gia tăng của doanh thu, chi phí cũng tăng đáng kể. Năm 2008 chi phí tăng 115.080 triệu đồng tương đương 286,79% so với năm 2007. Do trong năm này khối ngân hàng nói chung và ACB nói riêng đã cạnh tranh huy động vốn, tăng lãi suất huy động. Trong năm này ngân hàng cũng tung ra nhiều sản phẩm mới như tiền gửi Overnight, dịch vụ ngân hàng điện tử, tiết kiệm 15+… nên chi phí quảng bá tiếp thị cho sản phẩm mới cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí tăng cao. Việc mở rộng các phòng giao dịch làm tốn chi phí cơ sở vật chất hạ tầng, tuyển thêm nhân viên… Năm 2009, chi phí tiếp tục tăng nhưng với lượng nhỏ hơn 89.795 triệu đồng tương đương tăng 57,85% so với năm 2008. Phần lớn chi phí trong năm này là để trả lãi cạnh tranh huy động vốn, chi phí quảng cáo, tiếp thị… Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã có những chính sách quản lý, kiểm soát chi phí chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm để khắc phục tình trạng chi phí tăng mạnh như năm 2008. Lợi nhuận: Trong giai đoạn 2007- 2008 tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 nhưng mức tăng doanh thu tại ngân hàng luôn lớn hơn mức tăng chi phí. Vì vậy, lợi nhuận ngân hàng tăng cụ thể là năm 2008 lợi nhuận đạt 13.383 triệu đồng tăng 41,99%. Năm 2009 lợi nhuận đạt 20.713 triệu đồng tăng 54,77%. Tốc độ tăng lợi nhuận không cao do song song với việc doanh thu tăng, chi phí cũng tăng lên. Tuy lãi suất cho vay thấp trong năm 2009 gây khó khăn cho hoạt động tại ngân hàng, nhưng đổi lại ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng, mở rộng thị phần và khách hàng, ngân hàng cũng đã tính đến yêu cầu đảm bảo có lãi, nhưng lợi nhuận trong năm này sẽ không tăng nhanh, vì chi phí vốn chưa thể giảm ngay. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân40 Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng năm 2009 6 tháng năm 2010 Sosánh 6th 2010/ 6th 2009 Số tiền % Doanh thu 177.143 184.229 7.086 4,00 Chi phí 162.660 171.150 8.490 5,22 Lợi nhuận 14.483 13.079 -1.404 -9,69 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ) Trong 6 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận ngân hàng đạt 13.079 triệu đồng giảm 9,69% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó doanh thu và chi phí biến động nhẹ so với cùng kỳ năm 2009 cụ thể là doanh thu tăng 4,00%, chi phí tăng 5,22%. Chi phí tăng cao hơn lợi nhuận nguyên nhân chính là do trong giai đoạn đầu năm 2010, tốn chi phí cho việc di dời chi nhánh sang địa điểm mới, và tốn chi phí cơ sở vật chất, tuyển nguồn nhân lực cho việc khai trương phòng giao dịch Tây Đô. Việc chuyển đổi trụ sở chính ban đầu sẽ gây khó khăn cho ngân hàng vì khách hàng đã thân quen với địa điểm cũ. Tóm lại: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng quy mô ngày càng mở rộng, lợi nhuận tăng qua các năm. Tốc độ tăng lợi nhuận mạnh nhất vào năm 2009. Tuy trong những tháng đầu năm 2010 lợi nhuận có giảm so với cùng kỳ năm 2009, nhưng lợi nhuận cả năm 2010 tại ngân hàng vẫn được dự đoán là sẽ tăng. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân41 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ 4.1.1 Doanh số thanh toán Là một dịch vụ truyền thống của ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. Trong những năm gần đây, ACB đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ v.v... Lượng ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu khá ổn định. Doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm như sau: Đvt: 1.000 USD Hình 4: DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 6/2010) (Nguồn Báo cáo TTQT của ACB Cần Thơ) Nhìn vào hình 4 ta thấy thanh toán xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao. Doanh số thanh toán nhập khẩu ngày càng giảm. Đa số các doanh nghiệp đến thực hiện thanh toán tại ngân hàng ACB là các doanh nghiệp xuất khẩu, có thực hiện hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp đến thanh toán nhập khẩu rất ít, chủ yếu là thanh toán nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, 10.105 12.010 25.214 5.124 71.116 2.679 42.887 1.902 49.628 1.865 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Nhập khẩu Xuất khẩu Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân42 nguyên vật liệu… phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, doanh số thanh toán nhập khẩu trong năm 2008, 2009 giảm là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất thấp. Bảng 9: DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan