Luận văn Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu . 1

1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1 Mục tiêu chung . 2

1.2.2 Mục tiêu cụthể. 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu. 2

1.3.1 Không gian. 2

1.3.2 Thời gian. 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu. 3

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4

2.1 Phương pháp luận . 4

2.1.1 Khái quát vềthanh toán quốc tế. 4

2.1.1.1 Khái niệm. 4

2.1.1.2 Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế. 4

2.1.2 Các phương thức được sửdụng trong thanh toán quốc tế. 5

2.1.2.1 Khái quát vềcác phương thức thanh toán quốc tế. 5

2.1.2.2 Các phương thức được sửdụng trong thanh toán quốc tế. 5

2.2 Phương pháp nghiên cứu. 21

2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 21

2.2.2 Phương pháp phân tích . 21

Chương 3: Khái quát ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

Cần Thơ . . 22

3.1 Quá trình hình thành và phát triển . 22

3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ. 23

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụcác phòng ban . 24

3.1.3 Tình hình nhân sựtại VCB – CT . 27

3.1.3.1 Sơ đồtổchức. 27

3.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB-Cần Thơ trong giai đoạn

2006-2008 . . 29

3.2 Định hướng phát triển của VCB- CT. 30

3.3 Những thuận lợi và khó khăn VCB - CT . 33

3.3.1 Những thuận lợi . 33

3.3.2 Những khó khăn. 33

Chương 4: Thực trạng thanh toán quốc tếtại ngân hàng ngoại thương Việt Nam -

Chi nhánh Cần Thơ . 35

4.1 Phân tích hình hình chung trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 35

4.1.1 Cơ cấu lợi nhuận trong lĩnh vực thanh toán quốc tếso với tổng lợi nhuận của

Ngân hàng . 35

4.1.2 Tổng giá trịthanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu . 36

4.2 Tình hình sửdụng các phương thức thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu .37

4.2.1 Tổng sốmón được thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu . .37

4.2.2 Trịgiá theo các phương thức thanh toán tại VCB – CT giai đoạn

2006 -2008. . 38

4.2.3 Tình hình chiết khấu tại VCB – CT . 40

4.3 Giá trịthanh toán trong xuất khẩu . 41

4.3.1 Giá trịthanh toán trong xuất khẩu . 41

4.3.1.1 Mặt hàng gạo. 43

4.3.1.2 Dệt may. 44

4.3.1.3 Thủcông Mỹnghệ. 44

4.3.1.4 Mặt hàng khác. 44

4.3.2 Giá trịthanh toán trong nhập khẩu . 45

4.3.2.1 Xăng dầu . 45

4.3.2.2 Phân bón . 45

4.3.2.3 Xe máy. 46

4.3.2.4 Máy móc . 46

4.3.3 Chi phí đểthực hiện giao dịch trong phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ. 47

4.4 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tếcủa ngân hàng thương mại. 48

4.4.1 Đối với phương thức chuyển tiền . 48

4.4.2 Đối với phương thức nhờthu. 48

4.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ. 48

4.4.4 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu. 49

4.4.5 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu . 49

4.4.6 Rủi ro đối với NH phát hành . 50

4.4.7 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng . 50

4.4.8 Rủi ro đối với NH được chỉđịnh . 50

4.4.9 Rủi ro đối với NH xác nhận. 50

4.4.10 Rủi ro đối với NH chiết khấu. 51

4.4.11 Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh. 51

4.4.12 Rủi ro do cơ chếchính sách thay đổi . 51

Chương 5: Một sốbiện pháp nâng cao hiệu quảtrong lĩnh vực thanh toán

quốc tế. 52

5.1 Giải pháp hạn chếrủi ro . 52

5.1.1 Đối với NHTM. 52

5.1.2 Đối với khách hàng . 53

5.1.3 Đối với Nhà nước. 53

5.1.4 Đối với NHNN. 54

5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quảtrong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 54

5.2.1 Thực hiện Marketing Ngân hàng . 54

5.2.2 Hỗtrợvốn cho doanh nghiệp có tiềm năng . 55

5.2.3 Đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng . 55

Chương 6: Kết luận và kiến nghị. 57

6.1 Kết luận . 57

6.2 Kiến nghị. 58

6.2.1 Kiến nghịđối với nhà nước . 58

6.2.2 Kiến nghịđối với ngân hàng . 59

6.2.3 Kiến nghịđối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 59

Tài liệu tham khảo . 60

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở L/C – ngân hàng phục vụ người nhập khẩu Sau khi nhận giấy đề nghị mở L/C của khách hàng, ngân hàng sẽ xem xét. Nếu đồng ý ngân hàng sẽ tiến hàng mở L/C và thông báo cho người xuất khẩu biết thông qua ngân hàng thông báo. L/C là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Chi tiết văn bản này được trình bày sau đây: Cơ sở tạo lập L/C – L/C được tạo lập dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa người bán và người mua lập và nộp cho ngân hàng. Mặt dù L/C được lập dựa trên hợp đồng thương mại nhưng nó có tính chất độc lập so với hợp đồng sau khi nó được thiết lập. Những nội chủ yếu của L/C – L/C là văn bản pháp lý quan trọng nhằm ràng buộc và yêu cầu người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Vì thế, nội dung của L/C phải thể hiện điều đó. Thông thường L/C bao gồm những nội dung sau đây: 1. Ngày mở L/C: Ngày mở L/C có ý nghĩa quan trọng như là mốc để xác định thời hạn hiệu lực của L/C đồng thời xác định thời điểm phát sinh cam kết trả tiền của ngân hàng cho người xuất khẩu. 2. Địa điểm mở L/C: Là nơi mà ngân hàng phát hành L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn luật áp dụng khi có tranh chấp. 3. Số hiệu của L/C: Mỗi L/C có một số hiệu nhất định để dễ dàng theo dõi và tham chiếu khi cần thiết. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 19 4.Số tiền của L/C: Vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải khớp với nhau. 5. Loại L/C áp dụng 6. Ngày và nơi hết hiệu lực của L/C. 7. Tên ngân hàng mở L/C 8. Tên đơn vị xin mở L/C 9. Tên người thụ hưởng. 10. Các điều khoản về giao nhận và vận chuyển hàng hóa. 11. Điều khoản về bao bì đóng gói hàng hóa. 12. Chứng từ phải xuất trình: Liệt kê đầy đủ những chứng từ mà người nhập khẩu ghi trong đơn xin mở L/C 13. Những thõa thuận về phí mở L/C. 14. Những điều kiện khác. 15. Những chỉ dẫn đối với ngân hàng trả tiền. 16. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. 17. Chữ ký của ngân hàng mở L/C. Kiểm tra chứng từ do ngân hàng thông báo chuyển đến – Khi nhận bộ chứng từ do ngân hàng thông báo chuyển đến, ngân hàng mở L/C chuyển đến, ngân hàng mở L/C phải kiểm tra. Nếu L/C xuất khẩu hoàn thành đúng điều khoản qui định trong L/C thì ngân hàng mở L/C đồng ý trả tiền hay chấp nhận hối phiếu ký phát. Ngược lại sẽ từ chối thanh toán. Sửa đổi, bổ sung các điều khoản qui định của L/C – Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của L/C có thể xuất phát từ phía người xuất khẩu hoặc từ phía ngân hàng mở L/C. Nhưng cần lưu ý rằng những nội dung sửa đổi chỉ có giá khi thõa mãn những đòi hỏi sau: 1. Sửa đổi bổ sung trong thời hạn hiệu lực của L/C. 2. Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành bằng văn bản. 3. Có sự đồng ý của các bên có liên quan. Văn bản sửa đổi, bổ sung được sự đồng ý của ngân hàng mở L/C, sẽ trở thành bộ phận cấu thành của L/C và thay thế cho những điều khoản mà nó bổ sung hay sửa đổi. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 20 c) Đối với ngân hàng thông báo – Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Ngân hàng thông báo đóng vai trò cầu nối giữa ngân hàng mở L/C và người xuất khẩu. Do vậy, khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C chuyển đến cho người xuất khẩu, ngân hàng thông báo phải chuyển ngay và nguyên vẹn văn bản L/C đến cho người xuất khẩu để người xuất khẩu kiểm tra và chuẩn bị giao hàng. Khi nhận được chứng từ hàng hóa do người xuất khẩu nộp vào, ngân hàng thông báo phải chuyển ngay cho ngân hàng mở L/C để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. d) Đối với người xuất khẩu Người xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Khi nhận được thông báo do ngân hàng thông báo chuyển đến người xuất khẩu phải kiểm tra những nội dung và điều khoản qui định của L/C có phù hợp với những điều khoản đã thõa thuận trong hợp đồng hay không. Nếu thấy phù hợp thì người xuất khẩu sẽ giao hàng. Nếu thấy không phù hợp thì người xuất khẩu có thể đề nghị bổ sung, sửa đổi các điều khoản của L/C trước khi giao hàng. Cần lưu ý rằng sau khi giao hàng người xuất khẩu sẽ không sửa đổi, bổ sung các điều khoản của L/C. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu phải ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và lập bộ chứng từ hàng hóa gửi vào ngân hàng để được thanh toán. Cần lưu ý bộ chứng từ phải được lập đúng theo những quy định về chứng từ xuất trình đã nêu trong L/C bao gồm chứng từ gì phải xuất trình, bao nhiêu bản, do ai cấp. Nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng theo những qui định này, sẽ bị ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán. Thông thường bộ chứng từ hàng hóa bao gồm các loại chứng từ sau đây: 1. Hóa đơn thương mại đã được ký (Commercial Invoice) 2. Danh sách đóng hàng (Packinh list) 3. Chứng từ xuât xứ hàng hóa (Certificate of Origin) 4. Vận tải đơn (Bill of Lading) 5. Chứng nhận số lượng, chất lượng(Certificate of Quantity, Quality) 6. Chứng nhận bảo hiểm ( Insurance Policy) 7. Chứng nhận của người thụ hưởng (Beneficiary’s Certificate) GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 21 8. Bản sao (photo) fax hay telex của người xuất khẩu (Copy of seller’s fax or telex) thông báo về bộ chứng từ hàng hóa. 2.2 Phương pháp nghiên 2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là số liệu thứ cấp. Số liệu được thu thập chủ yếu từ phòng kế toán và phòng thanh toán quốc tế của VCB – Cần Thơ. Số liệu cũng được thu thập từ sách báo, Internet, tạp chí… 2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu: -Phương pháp so sánh: đây là phương pháp phổ biến trong việc phân tích vấn đề. Nội dung của phương pháp này là nhìn nhận từng chỉ tiêu cả về tuyệt đối và tương đối, theo diễn biến về thời gian (kỳ này so với kỳ trước) hay về không gian (ngân hàng này so với ngân hàng khác)… -Phương pháp đánh giá cá biệt: được áp dụng khi thực hiện phân tích theo từng vấn đề, từng chỉ tiêu, từng hiện tượng (có những biến động bất thường) nhằm đánh giá, tìm hiểu bản chất của vấn đề. -Phương pháp đánh giá toàn diện: là đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của ngân hàng. Phương pháp này cũng đi theo thời gian và từng hiện tượng, vấn đề riêng đến tổng hợp đánh giá toàn diện. Các hiện tượng, vấn đề được đặt riêng biệt nhưng đồng thời cũng trong mối tương quan chung. -Bên cạnh đó sử dụng biểu đồ thể hiện số liệu để dễ dàng quan sát và nhận xét số liệu. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 22 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chính thức hoạt động ngày 01/01/1989 theo Quyết định số 16/QĐ-NH ngày 25/01/1989 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, với tiền thân ban đầu là Phòng Ngoại Hối Hậu Giang trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Hậu Giang (cũ). Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Tên giao dịch: Vietcombank Cần Thơ Địa chỉ : Số 7 Hòa Bình, Thành Phố Cần Thơ. Tổng đài điện thoại:0710.820445. Fax: 0710.820694.A. Swift:BFTVVNXO11. Website: Hiện nay, ngoài trụ sở chính Vietcombank Cần Thơ còn có thêm 06 phòng giao dịch: phòng giao dịch Cái Răng, Hậu Giang, Nam Cần Thơ, Ninh kiều, phường An Hòa và Vĩnh Long. Sau hơn 18 năm hoạt động Vietcombank Cần Thơ đã không ngừng phát triển, nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước, chiếm vị trí vô cùng quan trọng và giành được sự tín nhiệm của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước và Tư nhân tại TP. Cần Thơ. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng quyết liệt, nhưng với chức năng là một Ngân hàng thương mại, VCB- CT được biết đến như một Ngân hàng có uy tín cao trong lĩnh vực tài trợ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, thực hiện nghiệp vụ thẻ tín dụng Visa, Master Card, Money Gram,… Với sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo, cùng với sự quan tâm tận tình của tất cả các cán bộ, nhân viên Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ đã không ngừng phát huy thế mạnh ở cả thương trường trong nước lẫn quốc tế. Thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ của mình để khẳng định vai trò chủ lực trong giao dịch quốc GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 23 tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội của TP. Cần Thơ và của cả khu vực ĐBSCL với phương châm “Nhanh chóng, an toàn, kịp thời đồi mới công nghệ”. Ngày 28/04/2003 tập thể vinh dự đón nhận “Huân chương lao động hạng III” do chủ tịch nước tặng thưởng, phần thưởng cao quy xứng đáng cho những thành tích xuất sắc mà đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh đã đạt được, góp phần tích cức vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 3.1.1Chức năng và nhiệm vụ Ÿ Chức năng Là một trong những Ngân hàng triển khai việc thực hiện các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Việt nam ở tầm vĩ mô. Là một trong những Ngân hàng đối ngoại, có mối quan hệ với các Ngân hàng đại lý nước ngoài thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới, kiểm soát đáng kể tổng kim ngạch nhập khẩu của Cần Thơ nói riêng. Mở tài khoản tiền gửi và tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại cho các cá nhân và tổ chức kinh tế. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay vốn lưu động với các cá nhân kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Mở L/C, bảo lãnh cho vay, thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu. Đặc biệt thanh toán đối ngoại trên mạng Swift thông qua mạng lưới Ngân hàng đại lý trên toàn cầu. Thực hiện các nghiệp vụ như: Kiều hối chuyển nhanh, Money Gram, phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master, Amex… Vietcombank Cần Thơ là một số ít Ngân hàng được Bộ tài Chính chuyển giao quản lý bằng ngoại tệ của ngân sách quốc gia. Ÿ Nhiệm vụ Ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ thể lệ nghiệp vụ thuộc phạm vi của Ngân hàng Ngoại thương. Hướng dẫn tỷ giá kinh doanh ngoại tệ, lãi suất cho vay và lãi suất các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Vỉệt Nam. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 24 Tài trợ các hoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: bảo lãnh cho vay thương mại, nhập hàng trả ngay, chiết khẩu chứng từ có giá. Tài trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Thiết lập quan hệ đại lý với các tổ chức tín dụng và các ngân hàng nước ngoài thực hiện các nghiệp vụ đại lý, ủy nhiệm cung ứng các dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước được phép kinh doanh đối ngoại. Đàm phán ký kết các văn bản đối ngoại về tiền tệ, tín dụng và thanh toán liên quan đến trách nhiệm của Vietcombank Cần Thơ. Áp dụng các hình thức thích hợp để huy động vốn bằng tiền Việt nam và ngoại tệ với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Thực hiện việc chiết khấu các thương phiếu và tín phiếu kho bạc. Thực hiện các nghiệp vụ do Nhà Nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước giao cho. Luôn luôn tôn trọng quyền lợi của chủ tài khoản trong việc sử dụng vốn tỉền gửi Ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và giữ bí mật cho các hoạt động nghiệp vụ giữa các Ngân hàng và khách hàng. 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Ÿ Phòng hành chính nhân sự - Tổ chức sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban. - Tạo điều kiện cho các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như: trang thiết bị cho các phòng ban, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. -Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí. Ÿ Phòng kinh doanh dịch vụ - Thực hiện các họat động sau: - Kinh doanh ngoại tệ - Chi trả kiều hối. - Dịch vụ trả tiền nhanh Money Gram - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng như: VisaCard, Mastercard, Amex, GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 25 mở tài khoản ATM - Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán. Ÿ Phòng kế toán - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi - Kế toán các khoản thu, chi hàng ngày - Thực hiện các bút toán chuyển tiền giữa Ngân hàng với khách hàng, với Ngân hàng khác và Ngân hàng ngoại Thương Việt Nam. Ÿ Phòng kiểm tra nội bộ - Kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng ban trong việc thực hiện các qui định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ tín dụng Ngân hàng. - Kiểm tra việc thanh toán ngoại hối. Ÿ Phòng ngân quỹ Là nơi mà các khoản thu, chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị được thực hiện khi có nhu cầu về tiền và có xác nhận của phòng kế toán hoặc phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng. Khách hàng sẽ đến nhận tiền tại phòng ngân quỹ. Ÿ Phòng thanh toán quốc tế - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến phòng tín dụng. - Thanh toán tiền hàng nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài - Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi. - Chiết khấu bộ chứng từ cho các đơn vị nhập khẩu. - Đặc biệt nhờ mối quan hệ đại lý mật thiết với các Ngân hàng trên thế giới thông qua các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, bảo lãnh, chuyển tiền đi, chuyển tiền đến được thực hiện nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được phần lớn chi phí. Ÿ Phòng quản lý nợ - Là một trong những phòng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu như: - Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 26 - Thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu là cho vay bao gồm quá trình thẩm định phương án, ký kết hợp đồng, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay khách hàng. - Thu nợ - Thực hiện một số nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế như: theo dõi các khoản tiền về các đơn vị nhập khẩu để thu nợ. - Phụ trách cả việc thống kê, tổng kết hoạt động của Ngân hàng và đặc biệt là hoạt động Marketing tiếp thị rộng rãi đến từng khách hàng. Ÿ Phòng vốn - Theo đõi thường xuyên, bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hằng ngày của toàn chi nhánh. - Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các chi nhánh cấp 02 để thực hiện để thực hiện việc điều chỉnh vốn và thực hiện vay. - Gửi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tăng nhanh vòng quay của vốn. -Thực hiện chương trình lãi bình quân để biết chênh lệch giá vốn đầu vào và đầu ra. -Tham mưu cho lãnh đạo về lãi suất cho vay. - Ngoài nghiệp vụ huy động vốn còn thực hiện một số chức năng như: kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ. Ÿ Phòng vi tính Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống nội bộ. Ÿ Phòng quản lý rủi ro - Thực hiện rà soát khả thi và hiệu quả của từng phương án, từng khoản cấp tín dụng, dự án đầu tư. - Rà soát tín pháp lý và đầy đủ hồ sơ tín dụng - Định giá tài sản đảm bảo doanh nghiệp GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 27 - Tham mưu cho lãnh đạo về tín dụng đầu tư, các nghiệp vụ mở L/C nhập hàng từ nước ngoài. - Theo dõi và tham gia xử lý công nợ. Ÿ Phòng quan hệ khách hàng - Tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc vay vốn, tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Ÿ Phòng kế toán – tín dụng - Tổ chức công tác hạch toán kế toán và thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng hướng dẫn và các quy định của pháp luật hiện hành. - Đảm bảo thu, chi đúng quy định. - Tham gia thẩm định lần cuối các hợp đồng kinh tế và các hợp đồng khác liên quan đến tài chính. Ÿ Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh cấp hai - Thực hiện nhiệm vụ giống như Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. - Góp phần mở rộng mạng lưới, nâng cao khả năng giao dịch trực tiếp với khách hàng. -Thu hút thêm một lượng lớn khách là doanh nghiệp trong các khu công nghiêp. 3.1.3 Tình hình nhân sự tại VCB – CT 3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 28 Hình 5: Sơ đồ tổ chức VCB – Cần Thơ Hiện nay nhân sự của chi nhánh Vietcombank Cần Thơ có 217 người với cơ cấu bộ máy gồm: Ban giám đốc, 12 phòng nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch là: Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Cái Răng, Phòng giao dịch Vĩnh Long và Phòng giao dịch Hậu Giang, Phòng giao dịch Phường An Hòa và Phòng giao dịch Nam Cần Thơ. Mỗi phòng điều có cán bộ Trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của phòng. Về trình độ chuyên môn, số người đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 75% trên tổng cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể trình độ chuyên môn như sau: Giám đốc Chi bộ Phòng KT NB Tổ chức PGĐ PGĐ PGĐ Phòng khách hàng Phòng KD DV PGD AH PGD CR PGD VL Bộ phận KD Đoàn thanh niên Hổ trợ phát triển mạng lưới PGĐ Phòng QLN Phòng vốn Phòng TTQT PGD HG PGD NK Công đoàn Thi đua PGD NCT Phòng KT Phòng VT Phòng HC NS Phòng NQ Phòng QL RR Phòng KT TD GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 29 Số cán bộ đạt trình độ trên đại học: 4 người, chiếm 1.84% trên tổng số cán bộ công nhân viên. Số cán bộ đạt trình độ đại học: 160 người chiêm 73,73% trên tổng số cán bộ công nhân viên. 3.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB-Cần Thơ trong giai đoạn 2006-2008 Bảng 1: Kết hoạt độngkinh doanh VCB – Cần Thơ ĐVT: Tỷ đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 +/- % +/- % Doanh thu 273 202 357 -71 -26,01 155 76,73 Chi phí 241 147 338 -94 39,00 191 129,93 Lợi nhuận 32 55 19 23 71,86 -39 -65,45 (Nguồn phòng kế toán VCB – Cần thơ) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2006 2007 2008 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Hình 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB – Cần Thơ Nhìn chung tình hình kinh doanh của VCB – Cần Thơ tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể là lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 71,86% làm cho lợi nhuận tăng lên một lượng là 23 tỷ đồng mặt dù doanh thu năm 2007 giảm 26,01% làm cho doanh thu giảm đi 71 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của năm 2007 vẫn cao hơn năm 2006 là do chi phí năm 2007 giảm gần một nữa cụ thể là giảm 39% tức là giảm 94 tỷ đồng. Doanh thu và chi phí giảm do hai chi nhánh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 30 cấp hai là chi nhánh Sóc Trăng và Trà nóc tách ra để trở thành chi nhánh cấp một và hạch toán độc lập với VCB –CT. Do hai chi nhánh này đi vào hoạt động không lâu nên chưa có nhiều khách hàng vì vậy chi phí để thu hút khách hàng và quản lý nhân viên là rất lớn. Đặc biệt trong năm 2008 lợi nhuận giảm rất mạnh so với năm 2007, lợi nhuận giảm 65,45% tương đương với số tiền là 39 tỷ đồng, mặc dù doanh thu trong năm 2008 tăng lên 76,73%, làm cho doanh thu tăng lên 155 tỷ đồng nhưng chi phí củng tăng lên đến 129,93% làm cho chi phí tăng thêm 191 tỷ đồng. Chi phí tăng cao là do trong năm 2008, VCB- CT mở thêm hai phòng giao dịch, lắp đặt thêm máy ATM để phục vụ khách hàng và để thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ này. Đặc biệt là tình hình nợ xấu tăng rất cao trong lĩnh vực tín dụng (nợ xấu: năm 2006 là 3 tỷ, năm 2007 là 14 tỷ, năm 2008 là 225 tỷ đồng và chi phí để kinh doanh ngoại tệ cũng rất cao. Doanh thu năm 2008 tăng do kinh doanh ngoại tệ tăng (tăng 48.562 tỷ đồng so với năm 2007) bên cạnh đó doanh thu tăng cũng do hai phòng giao dịch được mở ra ( phòng giao dịch Phường An Hòa và phòng giao dịch Nam Cần Thơ) thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh số. 3.2 Định hướng phát triển của VCB- CT Trong tình hình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và môi trường hoạt động ngày càng càng cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi các Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Việt Nam nói chung cũng như VCB-CT nói riêng cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đạt được trong thời gian qua đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Để đạt được những mục tiêu cao hơn nữa VCB – CT đã đưa ra những định hướng phát triển sau: VCB –CT đã thực hiện thành công chương trình cổ phần hóa vì vậy tiếp theo cần tập trung niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, chọn đối tác chiến lược, xây dựng quy chế thích hợp để chuyển đổi cơ chế quản trị, điều hành từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, tạo động lực phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 31 Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và áp dụng mô hình tổ chức quản trị điều hành theo thông lệ Quốc Tế. Nâng cao một bước quản trị hệ thống, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Thay đổi điều chỉnh một cách cơ bản cơ cấu đối tượng khách hàng theo hướng đa dạng hóa và hướng tới khách hàng mục tiêu: phát triển khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng bán lẻ thông qua việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển mạng lưới, xây dựng hệ thống chính sách phù hợp cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu, thiết kế và đưa vào áp dụng các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của từng nhóm khách hàng Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tăng cường và đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai ứng dụng một cách có hiệ quả các sản phẩm mới, đặc biệt các sản phẩm đi kèm khuyến mãi. Tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ đầu tư và chứng khoán, coi đây vừa là hoạt động kinh doanh vừa là bước đi mang tính chất chiến lược, để tạo cơ sở cho việc cải cách hệ thống. Nghiên cứu các giải pháp để xây dựng một nền tảng công nghệ mới, bao gồm cả hệ thống cơ sở, chuẩn bị cho bước cải cách cơ bản phù hợp với quy mô phát triển Ngân hàng, phương thức quản lý mới và cấu trúc ngân hàng mới sau cổ phần hóa. Tranh thủ sự chủ đạo của Thành ủy, UBND Thành Phố, Ngân hàng cấp trên và các cơ quan ban ngành tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện. Duy trì, tranh thủ nguồn vốn vay từ Trung ương để đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh, mở rộng các hình thức huy động vốn đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính. Mở rộng hơn nữa thị trường tín dụng, nâng cao vòng quay vốn trên cơ sở chọn lọc, thẩm định và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo có hiệu quả và an toàn. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm mới đi liền với việc phát huy lợi thế các sản phẩm truyền thống (thanh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 32 toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,…). Đồng thời chủ động tiếp cận với khách hàng để hoạt động này có hiệu quả hơn. Đảm bảo tín minh bạch thông suốt trong chỉ đạo điều hành, tăng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngủ cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do Trung ương và địa phương phát động. Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm vụ nhằm khích lệ tinh thần làm việc của họ. Trên nền tảng sẵn có và để đạt được những mục tiêu trên, Vietcombank Cần Thơ cố gắng vươn lên bằng mọi nổ lực để duy trì và xứng đáng với danh hiệu “Ngân hàng thương mại phục vụ thanh toán quốc tế hạng nhất” của Thành phố Cần Thơ. Các cán bộ phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực trao đổi thêm ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Vietcombank Cần Thơ. Thực hiện chiến lược khách hàng, vừa chú trọng quan hệ khách hàng truyền thống, vừa tiếp cận với khách hàng mới để mở rộng quy mô hoạt động đúng hướng và hiệu quả. Tuy nhiên, với phương châm mở rôn giao dịch, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng nữa nhưng đồng thời cần phải có chọn lọc để tránh rủi ro. Cùng với những thành quả đã được trong thời gian qua và với mục tiêu đã được nêu trên, Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ sẽ tiếp tục phát triển không ngừng để góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống Vietcombank. Hoàn thiện các yêu cầu chuẩn bị các cơ sở để thực hiện theo tiến trình chung của hệ thống Vietcombank về cổ phần hóa trên cơ sở bám sát vào định hướng phát triển chung của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố để chủ động tìm kiếm và đầu tư vào những dự án khả thi. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan