MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụthể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .3
1.3.1 Không gian .3
1.3.2 Thời gian .3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .3
1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đềtài nghiên cứu .3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .4
2.1 Các phương thức thanh toán quốc tế 4
2.1.1 Phương thức chuyển tiền 4
2.1.2 Phương thức thanh toán nhờthu 5
2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu 19
2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu .19
Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÀNH PHỐCẦN THƠ .20
3.1 Giới thiệu khái quát vềNgân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thành
phốCần Thơ (Vietinbank Cần Thơ) .20
3.1.1 Giới thiệu khái quát vềNgân hàng Công Thương Việt Nam .20
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank CẦN THƠ .21
3.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban .22
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾTẠI
VIETINBANK CẦN THƠ .27
4.1 Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu TP.Cần Thơ .27
4.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của VIETINBANK CẦN THƠ từnăm 2006
đến năm 2008 .29
4.3 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tếtại VIETINBANK CẦN THƠ 31
4.3.1 Giới thiệu chung vềtình hình thanh toán quốc tếtại VIETINBANK CẦN
THƠ .31
4.3.2
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ trọng
(%)
L/C 412 19.763 51 468 21.986 44 325 16.178 34,5
Nhờ thu 120 2.866 7 171 8.569 17 261 13.320 28
Chuyển tiền 453 15.975 42 510 19.508 39 487 17.522 37,5
Tổng Cộng 985 38.604 100 1.149 50.063 100 1.073 47.020 100
(Nguồn: Phòng Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu NHCT Cần Thơ)
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 31 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2006 2007 2008
Năm
T
rị
g
iá L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền
Hình 3: TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008
Nhận xét: Qua bảng thống kê về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế qua
3 năm từ 2006 đến 2008 ta thấy:
Tỷ trọng: của 3 phương thức thanh toán quốc tế qua 3 năm đều có sự thay
đổi về tỷ trọng. Trong đó tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và phương
thức chuyển tiền đều giảm nhưng phương thức ủy nhiệm nhờ thu thì tỷ trọng lại
tăng.
Trong năm 2006 tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ chiếm 51% (về
trị giá), kế đó là Phương thức chuyển tiền chiếm 42% và cuối cùng là phương thức
ủy nhiệm nhờ thu chiếm 7% trong tổng phương thức thanh toán quốc tế tại
Việtinbank Cần Thơ. Nguyên nhân là do trong năm 2006 các doanh nghiệp tiến
hành mở rộng thị trường sang các nước khác. Do có nhiều khách hàng mới nhập
khẩu vì thế các doanh nghiệp ưu tiên thanh toán tiền hàng bằng mở L/C. Nên L/C
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương thức thanh toán và Phương thức Ủy nhiệm
nhờ thu không được khách hàng sử dụng nhiều dẫn đến tỷ trọng của phương thức
nhờ thu nhỏ. Nhưng đến năm 2007 tỷ trọng của phương thức ủy nhiệm nhờ thu tăng
10% so với năm 2006 và chiếm 17% trong tổng phương thức thanh toán, với
phương thức tín dụng chứng từ giảm xuống còn 44% và phương thức chuyển tiền
cũng giảm còn 39% (về trị giá). Tuy tỷ trọng giảm của hai phương thức thanh toán
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 32 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
này giảm nhưng về số món và trị giá thì lại tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân
là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn như: Công ty thủy sản 404, Mekong
Fish Company, Binh An Company… đã ký kết được những hợp đồng lớn ở những
thị trường lớn và khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ,… đã làm cho số món và trị giá
của mỗi bộ hồ sơ thanh toán tăng lên rất nhiều so với năm 2006 và đặc biệt trong
năm 2007 những công ty này đã đánh giá được những khách hàng của mình. Họ
chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng phương thức ủy nhiệm nhờ
thu để giảm chi phí thanh toán mỗi bộ hồ sơ. Như vậy trong năm 2007 thì phương
thức ủy nhiệm nhờ thu tăng cả về tỷ trọng, số món và trị giá so với các phương thức
thanh toán khác và so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 tỷ trọng của 3 phương
thức thanh toán quốc tế chênh lệch không nhiều. Trong đó tỷ trọng cao nhất là
phương thức chuyển tiền chiếm 37,5% nhưng so với năm 2007 thì lại giảm, kế đến
là phương thức tín dụng chứng từ chiếm 34,5% giảm 9,5% so với năm 2007.
Nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn các công ty
không xuất hàng đi được đã làm cho số món và trị giá của L/C giảm đáng kể, một
phần khách hàng chuyển từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sang phương
thức uỷ nhiệm nhờ thu.Trong năm 2008 tỷ trọng của phương thức ủy nhiệm nhờ thu
chiếm 28% trong tổng phương thức thanh toán quốc tế.
Số món và trị giá: Trong năm 2006 số L/C thanh toán là 412 món với tổng
trị giá là 19.763 ngàn USD, phương thức chuyển tiền đạt 453 món với tổng trị giá là
15.975 ngàn USD và thấp nhất là phương thức ủy nhiệm nhờ thu đã thanh toán
được 120 món với tổng trị giá là 2.866 ngàn USD. Ta thấy về số món thì chuyển tiền
đạt được nhiều nhất nhưng về trị giá thì phương thức tín dụng chứng từ lại mang lại
doanh thu cho Ngân hàng nhiều nhất. Nguyên nhân là do trị giá của mỗi món thanh
toán bằng L/C thường lớn hơn trị giá của mỗi món thanh toán bằng phương thức
chuyển tiền.
Trong năm 2007 thì cả 3 phương thức thanh toán quốc tế đều tăng cả về số
món và trị giá. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ đạt 468 món với tổng trị
giá là 21.986 ngàn USD tăng 2.223 ngàn USD so với năm 2006, phương thức
chuyển tiền đạt 510 món tăng 57 món với tổng trị giá là 19.508 ngàn USD tăng
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 33 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
3.533 ngàn USD, và cuối cùng là phương thức ủy nhiệm nhờ thu đạt 171 món tăng
51 món với tổng trị giá là 8.569 ngàn USD tăng 5.703 ngàn USD. Nguyên nhân là
thị trường xuất khẩu của các công ty được mở rộng, các doanh nghiệp ký được
những hợp đồng lớn từ những thị trường khó tính như EU, Nhật bản, Mỹ.
Đến năm 2008 nhìn chung thì tình hình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Công Thương Cần Thơ giảm mạnh so với năm 2007. Cụ thể là phương thức tín dụng
chứng từ đã giảm 143 món, chỉ đạt 69% về số món và chỉ đạt 16.178 ngàn USD
giảm 5.790 ngàn USD. Nguyên nhân là do các Công ty xuất khẩu gặp khó khăn trên
tất cả các thị trường xuất khẩu vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặt khác các doanh
nghiệp muốn cắt giảm chi phí thanh toán nên họ đã chuyển từ phương thức tín dụng
chứng từ sang phương thức ủy nhiệm nhờ thu. Chính vì điều này mà làm cho
phương thức tín dụng chứng từ giảm cả về số lượng và giá trị so với năm 2007. Đối
lập với phương thức tín dụng chứng từ thì phương thức ủy nhiệm nhờ thu lại tăng
lên cả về số món và trị giá. Tổng trị giá đạt được là 13.320 ngàn USD tăng 4.751
ngàn USD. Nguyên nhân của sự tăng này là do các doanh nghiệp chuyển từ phương
thức tín dụng chứng từ sang phương thức ủy nhiệm nhờ thu khi họ đã đánh giá được
khách hàng của mình, họ có mối quan hệ thân thiết với nhà xuất khẩu và họ tin
tưởng lẫn nhau nên họ đã chuyển từ hình thức thanh toán bằng L/C sang hình thức
thanh toán bằng Ủy nhiệm nhờ thu. Để họ có thể gia tăng số vòng quay của vốn và
giảm bớt chi phí cho việc thanh toán bộ chứng từ. Với phương thức ủy nhiệm nhờ
thu từ 2006 – 2008 ta thấy liên tục tăng. Điều này cho thấy các khách hàng doanh
nghiệp đã có sự hiểu biết sâu về từng phương thức thanh toán quốc tế. Tùy theo
khách hàng và tùy theo mặt hàng mà họ lựa chọn phương thức thanh toán cho phù
hợp. Đây cũng là dấu hiệu khả quan cho những doanh nghiệp Việt Nam đang tham
gia hoạt động xuất nhập khẩu, chứng tỏ họ đã có sự am hiểu về từng phương thức
thanh toán quốc tế. Với phương thức chuyển tiền cũng giảm nhẹ so với năm 2007
chỉ đạt 17.522 ngàn USD giảm 1.986 ngàn USD. Nguyên nhân là do những cá nhân
tổ chức ở nước ngoài hạn chế việc gửi tiền về Việt Nam vì chính họ cũng đang gặp
khó khăn về kinh tế.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 34 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Như vậy với tình hình thế giới gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính bắt
nguồn từ Mỹ thì cũng đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt nam. Ảnh hưởng
rõ nhất là các doanh nghiệp và ngân hàng. Nền kinh tế trong nước bị tác động nên
gặp rất nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao, Chính phủ phải sử dụng nhiều biện
pháp mạnh trong những tháng đầu năm và sau đó phải đưa ra nhiều giải pháp kích
cầu nền kinh tế phát triển khắc phục giảm phát vào cuối năm. Trước tình hình trên
trong năm qua lĩnh vực xuất nhập khẩu của quốc gia là một trong những lĩnh vực bị
tác động mạnh từ thế giới cũng như các chính sách của chính phủ. Nhưng dưới sự
chỉ đạo của NHCT VN, Ban Giám đốc NHCT Cần thơ, cùng với sự năng nỗ nhiệt
tình của cán bộ trong phòng cũng như sự hỗ trợ của các phòng ban , hoạt động của
phòng TT XNK đạt được những kết quả đáng khích lệ và lợi vẫn luỗn đảm bảo được
lợi nhuận cho Ngân hàng trong 3 năm qua từ 2006 đến 2008.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 35 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
4.3.2 Phân tích tình hình thực hiện phương thức chuyển tiền:
Bảng 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
Số món Trị giá
(USD)
Số món Trị giá
(USD)
Số món Trị giá
(USD)
Số món
(+/-)
Trị giá
(+/-)
Số món
(+/-)
Trị giá
(+/-)
Chuyển
tiền đi
Cá nhân 63 2.131 73 2.395 58 1.849 10 264 15 546
Đơn vị 88 3.194 102 4.115 97 3.991 14 921 5 124
Tổng 151 5.325 175 6.510 155 5.840 24 1.185 20 670
Chuyển
tiền đến
Cá nhân 95 3.562 108 4.165 110 4.356 13 603 2 191
Đơn vị 207 7.088 227 8.833 222 7.326 20 1.745 5 1.507
Tổng 302 10.650 335 12.998 332 11.682 33 2.348 3 1.316
(Nguồn: Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ)
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 36 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
2006 2007 2008
Năm
T
rị
g
iá chuyển đến
chuyển đi
Hình 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về tình hình chuyển tiền qua 3 năm từ 2006 – 2008 ta thấy.
Có sự tăng giảm không ổn định. Từ năm 2006 – 2007 thì cả chuyển tiền đi và tiền
đến đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó tiền chuyển đi luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn
trong phương thức chuyển tiền. Qua 3 năm thì đều chiếm khoảng hơn 60% tổng giá
trị của phương thức chuyển tiền. Chuyển tiền đi 2007 tăng 18,5% và chuyển tiền
đến cũng tăng 12% so với 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 thì lại có sự giảm nhẹ. Cả
về chuyển đến và đi. Trong đó chuyển đến giảm 3 món với tổng giá trị là 1,316 ngàn
USD và chuyển đi giảm 20 món với tổng trị giá là 670 ngàn USD so với 2007. Với
phương thức chuyển tiền thì các khách hàng chủ yếu là gửi cho những du học sinh
đang theo học ở nước ngoài, các cá nhân xuất khẩu lao động bên nước ngoài,
cácViệt Kiều gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam, Các tổ chức tài trợ kinh tế, Các
doanh nghiệp gửi tiền cho các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài… nhưng năm 2008
nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính do đó các cá nhân, tổ chức cũng thực
hành tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu. Vì vậy các cá nhân, đơn vị, tổ chức có thân nhân,
cán bộ đang theo học tại nước ngoài. Họ thường chuyển tiền đi thì nay họ cũng giảm
bớt việc gửi tiền đi ra nước ngoài cho những du học sinh đang theo học tại các
trường Đại Học ở nước ngoài. Cụ thể là năm 2008 các cá nhân chỉ gửi đi được 58
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 37 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
món với tổng trị giá là 1,849 ngàn USD, chỉ đạt 77% so với 2007 và đơn vị, tổ chức
cũng giảm còn 97 món, tổng trị giá là 4,115 ngàn USD, cũng chỉ đạt 97% so với
2007.
Với phương thức chuyển tiền đến năm 2008 cũng giảm rõ so với 2007.
Nguyên nhân là nền kinh tế các nước phát triển gặp khó khăn dẫn đến nhiều người
phải mất việc. Trong đó có các lao động xuất khẩu của Việt Nam đang làm việc tại
các công ty ở nước ngoài cũng bị thất nghiệp do đó họ không có tiền gửi về nước
nhiều như những năm trước, các Việt kiều cũng gặp khó khăn về kinh tế trên chính
đất nước họ đang sống. Họ cũng không có dư nhiều tiền để gửi cho thân nhân ở Việt
Nam. Các tổ chức tài trợ kinh tế cũng hạn chế việc tài trợ cho những dự án phát triển
kinh tế tại các nước nghèo…đó là nguyên nhân làm cho phương thức chuyển tiền đi
giảm cả về số món và giá trị. Trong đó các tổ chức kinh tế giảm mạnh hơn. Năm
2007 đạt 8,833 ngàn USD nhưng đến năm 2008 chỉ đạt 7,326 giảm 1,507 ngàn
USD, chỉ đạt 82% so với 2007.
Như vậy, sự suy giảm nền kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng đến phương thức
chuyển tiền tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ. Đã làm ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của Ngân hàng, góp phần làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng năm 2008.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 38 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
4.3.3 Phân tích tình hình thực hiện phương thức nhờ thu:
Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Số món
(+/-)
Trị giá
(+/-)
Số món
(+/-)
Trị giá
(+/-)
Nhờ thu
nhập khẩu
Đã gửi
chứng từ
24 532 43 2.267 73 4.462 19 1.735 30 2.195
Đã thanh
toán
27 671 40 2.078 72 4.160 13 1.407 32 2.082
Nhờ thu
xuất khẩu
Đã gửi
chứng từ
88 1,899 136 7.648 192 9.543 48 5.749 56 1.895
Đã thanh
toán
93 2,295 131 6.491 189 9.160 38 4.196 58 2.669
(Nguồn: Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ)
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 39 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
2006 2007 2008
Năm
T
rị
g
iá Nhờ thu nhập khẩu
Nhờ thu xuất khẩu
Hình 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
Nhận xét:
Nhờ thu là nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong khi thực hiện phương thức
này thì phải tuân thủ theo những qui định của ICC và các tập quán quốc tế. Trong
nghiệp vụ này thì Ngân hàng đóng vai trò thu hộ và được hưởng hoa hồng. Trong
phương thức thanh toán này thì Người xuất khẩu chịu rủi ro cao nhất bởi vì việc
thanh toán tiền hàng còn tùy thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Vì thế phương
thức này chỉ áp dụng khi người xuất khẩu đã biết rõ người nhập khẩu và người nhập
khẩu thật sự đáng tin cậy.
Năm 2006 NHCT Cần Thơ đã thực hiện yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu
nước ngoài gửi đến nhờ NHCT Cần thơ thông báo tổng cộng 24 món nhưng đã
thanh toán được 27 món với trị giá 671 ngàn USD. Trong khi đó Ngân hàng nhận
được yêu cầu nhờ thu của nhà xuất khẩu trong nước là 88 món và đã thanh toán
được 93 món với tổng trị giá 2,295 ngàn USD. Ta thấy trong năm 2006 Ngân hàng
phát hành số lượng bộ chứng từ ít hơn số lượng thanh toán. Nguyên nhân là do có
nhiều bộ hồ sơ đã phát hành vào thời điểm cuối của năm trước do đó chưa được
thanh toán. Những bộ hồ sơ này sẽ được thanh toán vào đầu năm sau.
Năm 2007 có sự tăng lên cả về số món và trị giá. Nhờ thu đã thanh toán đạt
40 món tăng 13 món so với 2006, tổng trị giá là 2,078 ngàn USD tăng 3,1 lần so với
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 40 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
2006. Đồng thời nhờ thu xuất khẩu đã thanh toán đạt 131 món tăng 38 món với tổng
giá trị tăng là 4,196 ngàn USD tăng 2,8 lần so với 2006.
Đến năm 2008 phương thức nhờ thu tiếp tục tăng cả về số lượng và giá trị.
Đối với nhờ thu nhập khẩu tăng 32 món với tổng trị giá đạt được 4,160 ngàn USD,
tăng 2 lần so với năm 2007. Nhờ thu xuất khẩu cũng đạt 189 món tăng 58 món với
tổng trị giá đã thanh toán 9,160 ngàn USD tăng 2,669 ngàn USD so với 2007. So
sánh số lượng và giá trị giữa nhờ thu đã gửi chứng từ với đã thanh toán qua 2 năm
2007 và 2008 thì số lượng nhờ thu đã gửi chứng từ luôn lớn hơn số lượng nhờ thu
đã thanh toán. Nguyên nhân là do số lượng nhờ thu gửi đến Ngân hàng vào thời
điểm cuối năm ngày càng nhiều và do thời hạn thanh toán nhờ thu tương đối dài. Vì
thế những nhờ thu này sẽ được chuyển sang năm sau để thanh toán.
Nhìn chung thực hiện phương thức nhờ thu qua 3 năm từ 2006 – 2008 thì
luôn tăng và tỷ trọng nhờ thu xuất khẩu luôn lớn hơn nhờ thu nhập khẩu chiếm
khoảng 2/3 tổng giá trị của phương thức thanh toán. Đặc biệt là năm 2008 xảy ra
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng phương thức nhờ thu vẫn liên tục tăng qua 3
năm. Bởi vì phương thức này có những ưu điểm nhất định. Thời gian thanh toán
không quá dài nên các doanh nghiệp sẽ luân chuyển vốn nhanh hơn, hạn chế rủi ro,
các doanh nghiệp nhập khẩu không phải ký quỹ đối với lô hàng nhập. Các bộ chứng
từ nhờ thu thực hiện nhờ thu thường là các bộ chứng từ có giá trị nhỏ như nhập khẩu
những nguyên vật liệu, phụ liệu để tiến hành sản xuất, kinh doanh. Các bộ chứng từ
đi (xuất khẩu) thường là những sản phẩm nông sản, thủy sản, muối… do đó trị giá
của các bộ chứng từ này tương không lớn lắm và các đối tác là các doanh nghiệp có
uy tín và đáng tin cậy. Đó là nguyên nhân làm cho phương thức nhờ thu luôn tăng
qua 3 năm từ 2006 – 2008 cả về nhờ thu xuất khẩu và nhờ thu nhập khẩu tại Ngân
hàng Công Thương Cần Thơ.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 41 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
4.3.4 Phân tích tình hình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ:
Bảng 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Đơn vị tính: 1000 USD
(Nguồn: Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ)
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 42 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
Số món Trị giá
(USD)
Số món Trị giá
(USD)
Số món Trị giá
(USD)
Số món
(+/-)
Trị giá
(+/-)
Số món
(+/-)
Trị giá
(+/-)
L/C
xuất
L/C đã gửi đi
thương lượng
398 20.234 432 22586 292 13.867 34 2.352 140 8.719
L/C đã tạm ứng 13 2.668 7 1.969 4 1.062 6 699 3 907
L/C đã thanh
toán
385 17.566 440 19.617 310 15.299 55 2.051 130 4.318
L/C
nhập
L/C đã phát
hành
34 2.753 29 2.443 19 1.254 5 310 10 1.189
L/C đã thanh
toán
27 2.197 28 2.368 15 879 1 171 13 1.489
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2006 2007 2008
Năm
T
rị
g
iá
gửi đi thương lượng
Ứng trước
Đã thanh toán
Hình 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện phương thức thanh toán L/C ta thấy
số lượng L/C được thanh toán tại Ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định. Trong
đó L/C xuất chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 80% tổng giá trị của phương thức thanh
toán. Năm 2006 Ngân hàng đã thanh toán được 27 bộ chứng từ xuất khẩu với tổng
trị giá là 2,197 ngàn USD và 385 bộ chứng từ xuất khẩu với tổng trị giá là 17, 566
ngàn USD. Đến năm 2007 L/C xuất tăng lên 440 bộ với tổng trị giá là 19,617 ngàn
USD tăng 2,051 ngàn USD, tăng 11.5% so với 2006. Trong khi đó L/C nhập tăng
được thêm 1 món với giá trị tăng thêm là 171 ngàn USD. Nguyên nhân của việc
tăng số lượng L/C xuất khẩu năm 2007 là do nền kinh tế thế giới tương đối ổn định.
Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở rộng thị trường sang những thị
trường mới. Vì thế các doanh nghiệp chưa biết rõ về khách hàng nên để đảm bảo
cho việc trả nợ của nhà nhập khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ. Vì thế số lượng L/C xuất khẩu tăng vọt. Trong khi đó các doanh nghiệp
chỉ nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết để tiến hành sản xuất nên số lượng L/C
nhập khẩu không tăng. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng L/C rất ít nhưng trị giá lại
cao, bình quân mỗi bộ L/C khoảng 85,000 USD. Nguyên nhân là do có một số
doanh nghiệp gia tăng sản xuất nên đã nhập khẩu thêm những dây chuyển sản xuất
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 43 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
từ nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm. Nhưng đến
năm 2008 cả L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu đều giảm xuống. Số L/C xuất khẩu
chỉ đạt 310 bộ chứng từ chỉ đạt 78% về giá trị so với 2007.
Nền kinh tế gặp khó khăn nên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng
đến việc sản xuất kinh doanh. Hàng hóa không xuất đi được, hoặc xuất đi chậm đôi
khi còn bị trả lại nên các doanh nghiệp cũng hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu,
máy móc. Họ chỉ nhập những cái thật sự cần thiết. Do đó số lượng L/C nhập khẩu
cũng giảm 13 món với tổng trị giá đạt được là 879 ngàn USD. Chỉ đạt 37% về giá trị
so với 2007. Như vậy các doanh nghiệp đã cố gắng hạn chế nhập khẩu và gia tăng
việc xuất khẩu để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đối với L/C nhập:
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng L/C nhập được mở ở NHCT Cần Thơ
chiếm một tỷ trọng rất ít và giảm dần từ năm 2006 – 2008. Cao nhất cả về số lượng
và giá trị là năm 2007. Ngân hàng phát hành được 29 món và đã thanh toán được 28
món. Ta thấy số lượng L/C đã phát hành và số lượng L/C đã thanh toán không
không có sự chênh lệch nhiều. Lý do là các doanh nghiệp mở L/C nhập thường là
các nguyên vật liệu, phụ liệu để tiến hành sản xuất, chế biến thủy sản, nông sản, rau
quả để xuất khẩu. Vì thế L/C nhập thường được mở những quý đầu của năm. Do đó
ít có món nào để qua năm sau mới thanh toán.
Đối với L/C xuất:
Năm 2006 Ngân hàng đã nhận được 398 bộ chứng từ nhưng chỉ thanh toán
được 385 bộ, với tổng trị giá là 17,566 ngàn USD. Đến năm 2007 số lượng L/C đã
thanh toán đạt được 440 món với tổng trị giá 19,617 ngàn USD, tăng 11% so với
2006. Nhưng số lượng và trị giá L/C ứng trước giảm 6 món chỉ đạt 73% tổng giá trị
so với 2006. Đến 2008 thì cả số lượng L/C gửi đi thương lượng, ứng trước và đã
thanh toán đều giảm. Trong đó số L/C gửi đi thương lượng giảm 140 món với tổng
trị giá gửi đi thương lượng 13,876 ngàn USD, giảm 8,719 ngàn USD. Số lượng L/C
thanh toán 310 món giảm 130 món với tổng giá trị 15,299 chỉ đạt 78% về giá trị so
với 2007. Như vậy số lượng L/C xuất khẩu 2008 giảm mạnh so với 2007. Giảm cả
về số lượng lẫn trị giá. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do bên cạnh những ưu
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 44 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
điểm của L/C thì cũng có những nhược điểm nhất định như: mất một khoản phí
tương đối lớn, thời gian để thanh toán một bộ chứng từ L/C tương đối dài, nhà nhập
khẩu phải ký quỹ một khoản tiền tương ứng với trị giá của L/C… chính việc này
làm cho vốn bị ứ đọng, số vòng quay của vốn chậm. Trong tình hình nền kinh tế
đang khan hiếm vốn mà các doanh nghiệp lại đang cần vốn. Vì thế họ sẽ chọn lựa ra
những khách hàng đáng tin cậy và có uy tín để chọn phương thức thanh toán bằng
phương thức ủy nhiệm nhờ thu để có thể khắc phục những hạn chế của L/C trong
giai đoạn khó khăn này. Họ chỉ thanh toán bằng L/C đối với những khách hàng mới,
không đáng tin cậy, nhà xuất khẩu không hiểu rõ về nhà nhập khẩu… Đó là lý do
làm cho số lượng thanh toán bằng L/C giảm so với năm 2007. Đây cũng là tín hiệu
đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có sự hiểu biết và cân nhắc kỹ hơn
khi lựa chọn một phương thức thanh toán quốc tế, hạn chế lạm dụng thanh toán bằng
phương thức L/C.
4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI VIETINBANK CẦN
THƠ:
Bảng 7: TÌNH HÌNH THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ.
Đơn vị tính: 1000 Đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07
L/C 734.238 887.423 755.643 153.185 -131.780
Nhờ thu 257.803 321.104 550.990 63.301 229.886
Chuyển tiền 393.313 404.696 267.624 11.383 137.072
Tổng cộng: 1.385.354 1.613.496 1.574.257 228.142 39.239
(Nguồn: Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu)
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 45 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
0
200
400
600
800
1000
2006 2007 2008
Năm
Tr
ị g
iá L/C
Nhờ Thu
Chuyển tiền
Hình 7: TÌNH HÌNH THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
Nhận xét:
Phương thức chuyển tiền: Ta thấy thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán
và tài trợ thương mại qua 3 năm từ 2006 đến 2008 có sự tăng giảm không đồng đều.
Trong đó, phương thức chuyển tiền từ năm 2006 đạt 393.313 ngàn đồng nhưng đến
năm 2007 thì có tăng nhẹ nhưng không đáng kể và giảm mạnh vào năm 2008 giảm
137.345 ngàn đồng chỉ đạt 66% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 nền
kinh tế thế giới gặp khó khăn nên các cá nhân, tổ chức cũng hạn chế việc gửi tiền
cho những thân nhân, nhân viên của họ ở nước ngoài và gửi về Việt Nam.
Phương thức ủy nhiệm nhờ thu: thì liên tục tăng. Năm 2007 thu được
321.104 ngàn đồng, tăng 63.301 ngàn đồng và liên tục tăng trong năm 2008 đạt
550.990 ngàn đồng tăng 70% so với năm 2007. Nguyên nhân của việc thu phí hoạt
động phương thức uỷ nhiệm nhờ thu liên tục tăng là do các doanh nghiệp đã nhận
thấy được những ưu điểm của phương thức ủy nhiệm nhờ thu nên ngày càng sử
dụng phương thức ủy nhiệm nhờ thu nhiều hơn.
Phương thức tín dụng chứng từ: trong tổng lợi nhuận thu được từ dịch vụ
thanh toán quốc tế thì phương thức tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng lớn và có vai
trò chủ đạo trong thanh toán. Trong năm 2006 mang lại lợi nhuận cho Vietinbank là
734.238 ngàn đồng và đến năm 2007 đạt 887.423 ngàn đồng tăng 21% so với năm
2006. Nhưng trong năm 2008 thì chỉ thu được 755.643 ngàn đồng, giảm 131.780
ngàn đồng tương đương giảm 15% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự giảm sút
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 46 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
trong việc thu phí từ hoạt động tín dụng chứng từ năm 2008 là do nền kinh tế thế
giới gặp khó khăn, một ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ.pdf