Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - Chi nhánh tân bình tp Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . . Trang 1

1.1 Sự cần thiết của đề t ài . 1

1.2 Mục tiêu nhiên cứu . 1

1.2.1 Mục tiêu chung . 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu .2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LU ẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .3

2.1 Phương pháp lu ận . 3

2.1.1 Hoạt động huy động vốn .3

2.1.2 Hoạt động tín dụng .6

2.1.3 Các ch ỉ tiêu đánh giá ho ạt động tín dụng .10

2.2 Phương pháp n ghiên cứu .11

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN H ÀNG Á CHÂU .12

3.1 Sơ lược về Ngân h àng thương m ại cổ phần Á Châu .12

3.1.1 Quá trình t ăng vốn điều lệ .12

3.1.2 Mạng lưới hoạt động .12

3.1.3 Tình hình nhân s ự .12

3.2 Giới thiệu về ACB -chi nhánh Tâ n Bình, T.P H ồ Chí Minh .13

3.2.1 Cơ cấutổ chức 13

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi ph òng ban. .13

3.3 Các bư ớc quy trình cho vay . 16

3.4 Khái quát k ết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2006, 2007, 2008 c ủa

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Tân Bình thành ph ố Hồ Chí Minh .23

3.4.1 Phân tích đánh giá doanh thu .23

3.4.2 Phân tích đánh giá chi phí .2 6

3.4.3 Phân tích đánh giá l ợi nhuận .2 7

vii

Chương 4: PHÂN TÍCH HO ẠTĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN H ÀNG

TRONG THỜI GIAN 3 NĂM2006, 2007, 2008 .28

4.1 Tình hình huy động vốn qua 3 năm .28

4.2 Tình hình cho v ay qua 3 năm 29

4.2.1 Doanh s ố cho vay 29

4.2.2 Doanh s ố thu nợ .35

4.2.3 Dư nợ .39

4.2.4 Nợxấu .44

4.3 Một số chỉ ti êu nhằm đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân h àng Á Châu

chi nhánh Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh .47

4.3.1 Nợ xấu/Tổng dư nợ 47

4.3.2 Hệ số thu nợ 48

4.3.3 Vòng quay v ốn tín dụng .48

4.3.4 Dư nợ trên vốn huy động 49

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 50

5.1 Tồn tại và nguyên nhân .50

5.2 Các giải pháp .5 1

Chương6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

6.1 Kết luận .54

6.2 Kiến nghị 55

6.2.1 Đối với doanh nghiệp .55

6.2.2 Đối với Ngân hàng .55

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 5

pdf63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - Chi nhánh tân bình tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển sang nợ quá hạn. + A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền. Trang: 21 + Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Loan CSR thực hiện chuyển nợ quá hạn trên TCBS. + Loan CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) hoặc Bộ phận Xử lý nợ để theo d õi, khởi kiện thu nợ vay. Bước 13: Khởi kiện thu hồi nợ xấu Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do Loan CSR chuyển sang, ACBA / Bộ phận Xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA / Bộ Xử lý nợ. Bước 14: Miễn, giảm lãi Khách hàng nộp hồ sơ miễn, giảm lãi vay Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay, và có đề nghị gửi ACB, Loan CSR tiếp nhận hồ sơ, bao gồm: + Giấy đề nghị miễn, giảm lãi vay theo mẫu. + Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ. + Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản, khó khăn về tài chính (nếu có). + Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (nếu có). Thực hiện miễn, giảm lãi vay. + A/O kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn giảm lãi vay theo mẫu kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. + Tờ trình phải nêu rõ: Quy trình cho vay, thu nợ và các biện pháp đã áp dụng; Mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng; Đề xuất mức miễn giảm lãi vay. + Cấp có thẩm quyền xem xét hồ s ơ và có ý kiến đề nghị mức miễn giảm lãi trình BTD/HDTD theo trình tự giống bước “Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng”. + Sau khi nhận được Biên bản họp của BTD/HDTD chấp thuận miễn giảm lãi vay, A/O thông báo cho Loan CSR th ực hiện miễn giảm lãi vay trên TCBS và thông báo cho Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng. Trang: 22 Lưu ý: Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và điều kiện để được xét miễn, giảm lãi vay được quy định trong “Quy chế miễn, giảm l ãi đối với khách hàng” ban hành kèm theo Quy ết định số 207/NVQĐ -PC ngày 16/11/2004 của Thường trực Hội đồng Quản trị ACB. Bước 15: Thanh lý / tất toán khoản vay Thanh lý đúng hạn + Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Teller thu v ốn, lãi, phí, phạt,… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng. + Loan CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt,…) cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý tất toán trên khoản vay. + Khi khách hàng có đề nghị giải chấp trên tài sản, Loan CSR tiếp nhận và kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giả chấp theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền ký duyệt. + LDO sau khi nhận được đề nghị giải chấp th ì tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. Thanh lý trước hạn + Loan CSR tiếp nhận được yêu cầu thanh lý trước hạn của khách hàng, trình cấp có thẩm quyền ký duyệt và tính toán, điều chỉnh nhập lãi, phí, phạt,… tùy theo sản phẩm cho vay (nếu có) vào tài khoản vay trên TCBS. + Teller thực hiện thanh lý tài khoản vay. Trường hợp: Khi phát hiện về sản phẩm kh ông phù hợp thực hiện kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Trang: 23 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn. Ngân h àng Dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất, đồng đô la mất giá, giá dầu v à giá vàng tăngcao. Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh của Ngân hàng, chẳng hạn như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế d ư nợ cho vay, kinh doanh chứng khóan,... nhưng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Tân Bình đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh. Thông qua những số liệu trên bảng sau ta thấy lợi nhuận của chi nhánh qua những năm không những tăng mà còn tăng rất mạnh. 3.4.1 Phân tích đánh giá thu nhập Từ năm 2006, 2007, 2008 doanh thu của Chi nhánh đ ã đạt được kết quả tốt. Đặc biệt thu từ lãi vay và các khoản thu nhập tương tự (bao gồm: thu từ cho vay và tạm ứng cho khách hàng; thu từ tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác; thu từ các khoản đầu tư; lãi cho thuê tài chính và các kho ản thu nhập khác từ hoạt động tín dụng) chiếm cao nhất trong tổng doanh thu v à tăng đều qua các năm. Điển h ình năm 2007 đạt 24.710.530.000 đồng tăng 82,6% so với năm 2006; năm 2008 tăng so với năm 2007 là 82,8%; trong đó thu t ừ cho vay khách hàng chiếm doanh thu cao nhất năm 2007 đạt 13.670.120.000 đồng tăng 82,8% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 25.923.430.000 đồng tăng 89,6% so với năm 2007. Nguyên nhân thu lãi cho vay tăng là do có nhiều khách hàng đến vay ngày càng nhiều hơn với nhiều chương trình cho vay rất hấp dẫn dành cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân. Khi vay ở ACB khách hàng sẽ có rất nhiều ưu đãi như: Thủ tục vay đơn giản, lãi suất cạnh tranh, phương thức trả nợ linh hoạt và đặc biệt số tiền cho vay lớn. Vay sản xuất kinh doanh: Khách hàng có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh; mua nhà, đất làm văn phòng, làm xưởng sản xuất..... Vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà: Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc vay vốn như: Khách hàng có thể chọn vay ngắn hạn hoặc trung hạn với l ãi suất ưu đãi. Vay tiêu dùng: Xây dựng, sữa chữa nhà, du lịch, cưới hỏi, du học, Trang: 24 % 9 7, 5 82 , 8 56 , 0 12 0, 6 75 9, 7 33 , 7 89 ,3 92 , 6 65 , 4 - 73 , 0 12 0, 1 12 7, 8 12 7, 8 12 7, 8 20 08 so 20 07 S ố tiề n 26 . 83 3. 27 0 20 . 44 9. 56 0 78 9. 81 0 84 8. 20 0 4. 72 2. 79 0 22 . 91 0 19 . 32 1. 97 0 15 . 38 9. 28 0 16 1. 11 0 - 3. 18 9. 55 0 48 7. 60 0 7. 51 1. 30 0 2. 10 3. 16 4 5. 40 8. 13 6 % 82 ,4 82 , 6 34 , 7 77 , 6 - (37 , 0) 87 ,6 97 , 5 24 , 7 - 56 , 0 23 2, 7 65 ,3 65 ,3 65 ,3 20 07 so 20 06 S ố tiề n 12 . 42 6. 99 0 11 . 17 5. 12 0 36 2. 91 0 30 7. 19 0 - (39 . 90 0) 10 . 10 5. 21 0 8. 20 3. 28 0 48 . 85 0 - 1. 56 9. 12 0 28 3. 96 0 2. 32 1. 78 0 65 0. 09 8, 4 1. 67 1. 68 1, 6 N ăm 2 00 8 54 . 34 6. 38 0 45 . 16 0. 09 0 2. 19 9. 52 0 1. 55 1. 40 0 5. 34 4. 46 0 90 . 91 0 40 . 95 8. 77 0 32 . 00 4. 15 0 40 7. 56 0 94 . 43 0 7. 55 9. 06 0 89 3. 57 0 13 . 38 7. 61 0 3. 74 8. 53 0, 8 9. 63 9. 07 9, 2 N ăm 2 00 7 27 . 51 3. 11 0 24 . 71 0. 53 0 1. 40 9. 71 0 70 3. 20 0 62 1. 67 0 68 . 00 0 21 . 63 6. 80 0 16 . 61 4. 87 0 24 6. 45 0 - 4. 36 9. 51 0 40 5. 97 0 5. 87 6. 31 0 1. 64 5. 36 6, 8 4. 23 0. 94 3, 2 N ăm 2 00 6 15 . 08 6. 12 0 13 . 53 5. 41 0 1. 04 6. 80 0 39 6. 01 0 - 10 7. 90 0 11 . 53 1. 59 0 8. 41 1. 59 0 19 7. 60 0 - 2. 80 0. 39 0 12 2. 01 0 3. 55 4. 53 0 99 5. 26 8, 4 2. 55 9. 26 1, 6 B ản g 1: BÁ O C ÁO K Ế T QU Ả H O Ạ T Đ Ộ N G K IN H D O A N H C Ủ A A C B – C H I N H ÁN H TÂ N BÌ N H QU A BA N Ă M Đ ơn v ị t ín h: 1 .0 00 đ ồn g C h ỉ t i êu I. T ổn g th u nh ập 1. Th u t ừ l ãi v à cá c kh ỏa n th u nh ập t ươ ng t ự2. Th u t ừ ho ạt đ ộn g dị ch v ụ 3. Th u t ừ ho ạt đ ộn g ki nh d oa nh n go ại h ối v à v àn g 4. Th u t ừ m ua b án c hứ ng k hó an đ ầu t ư5. Th u t ừ ho ạt đ ộn g kh ác II . T ổn g ch i p hí 1. Ch i p hí lã i v à cá c ch i p hí t ươ ng t ự2. Ch i p hí h o ạt đ ộn g dị ch v ụ 3. Ch i p hí h o ạt đ ộn g kh ác 4. Ch i p hí q u ản lý c hu ng 5. Ch i p hí d ự ph òn g r ủi ro tí n dụ ng II I. l ợi n hu ận tr ư ớc th uế IV . Th u ế (2 8% ) V. L ợi n hu ận sa u th uế (N gu ồn từ A C B- ch in h n há nh T ân B ìn h) Trang: 25 mua xe hơi..... Đặc biệt ACB còn cung cấp dịch vụ vay tín chấp (Không cần tài sản bảo đảm) vì vậy doanh số cho vay của Chi nhánh tăng l àm cho số lãi thu về tăng. Do sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế, sự phát triển của thời đại, các doanh nghiệp cũng như các cá nhân đều đòi hỏi những tiến bộ trong kinh doanh cũng như trong giao dịch qua lại với nhau. Và để đáp ứng những yêu cầu đó, bên cạnh hoạt động tín dụng Ngân hàng còn kinh doanh về dịch vụ, như dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, c hứng khoán và các dịch vụ khác. Thu nhập từ đây cũng chiếm một phần không nhỏ v ào kết quả kinh doanh của Chi nhánh . Trong những năm qua thu nhập này không ngừng tăng lên, năm 2007 là 1.409.710. 000 đồng tăng 34,7% so với năm 2006 là 1.046.800.000 đồng. Cùng với sự tăng trưởng đó Ngân hàng mở rộng nhiều hơn những dịch vụ trong năm 2008 thu hút đ ược nhiều khách hàng hơn, cụ thể năm 2008 đạt được 2.199.520.000 đồng tăng 56,0% so với năm 2007. Vàng, một loại “tài sản” được xem là an toàn và chống lạm phát cao, hiện nay đang là một công cụ đầu tư hiệu quả trong danh mục đầu t ư của các đại gia. Kinh doanh vàng không còn dừng lại ở mua – bán vàng vật chất, mà còn ở trên giấy tờ thông qua vàng tài khoản trong nước trên các sàn vàng, và qua hợp đồng quyền chọn. Từ đầu năm 2008, do thị trường vàng biến động mạnh theo diễn biến kinh tế - chính trị thế giới, đầu tư vào vàng đã trở nên rất hấp dẫn do khả năng lợi nhuận cao. Kinh doanh vàng đem lại khoản lãi lớn cho ACB, chính nguồn lợi nhuận này đã thay thế cho lĩnh vực khác trong tổng lợi nhuận ròng của ngân hàng. Nguồn phí thu từ sàn giao dịch vàng cũng tương đối ổn định, đủ để đảm bảo tính thanh khoản cho s àn vàng. Vì vậy thu nhập từ đây cũng bắt đầu tăng cao. Năm 2007 l à 703.200.000 đồng tăng 77,6% so với năm 2006 là 396.010.000 đồng, năm 2008 là 1.551.400.000 đồng tăng120,6% so với năm 2007. Bên cạnh đó việc mua bán chứng khoán rất có nhiều rủi ro, do sức ép của sự cạnh tranh khốc liệt trong tình hình chứng khoán suy giảm dẫn đến hoạt động của công ty chứng khoán , đặc biệt là các công ty mới thành lập, rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, thua lỗ đ ã thực tế xảy ra. Đối với ACB th ì giá bất động sản và chứng khoán đang ở mức thấp, nh ưng vẫn chưa đạt đáy. ACB sẽ tận dụng cơ hội này nhưng sẽ phải xem xét kỹ lưỡng trên nguyên tắc cẩn Trang: 26 trọng. Năm 2008 là 5.344.460.000 đồng tăng 759,7% so với năm 2007 l à 621.670.000 đồng. Ngoài ra những hoạt động khác ngoài ngành nghề chính trong Chi nhánh cũng tạo ra được những khoản thu nhập tương đối ổn định có chiều hướng tăng tuy còn nhẹ, năm 2007 là 68.000.000 đồng giảm 37,0% so với năm 2006 là 107.900.000 đồng nhưng đến năm 2008 là 90.910.000 đồng có tăng nhẹ so với năm 2007 là 33,7%. 3.4.2 Phân tích đánh giá chi phí Tương tự như các khoản thu nhập, khi kinh doanh bất cứ g ì cũng đều bỏ ra một khoản chi phí nào đó. Đối với Ngân hàng chi phí bỏ ra lớn nhất trong hoạt động kinh doanh là chi phí lãi và các chi phí tương tự. Do nhu cầu vốn của Ngân hàng ngày càng tăng, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau nhằm tranh thủ nguồn v ốn cho hoạt động kinh doanh của m ình Ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất huy động tăng để thu hút tiền nhàn rỗi trong các doanh nghiệp, dân cư, và vì vậy Ngân hàng phải trả nhiều chi phí cho các khoản này. Năm 2007 chi phí lãi và các chi phí tương tự của Chi nhánh là 16.614.870.000 đồng tăng 97,5% so với năm 2006 là 8.411.590.000 đồng, năm 2008 là 32.004.150.000 đồng tăng 92,6% so với năm 2007. Vì do để thu hút tiền gửi từ các tổ chức b ên ngoài, các cá nhân,... củng cố vốn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh, Chi nhánh phải trả một khoản chi phí mà ở đây gọi là ‘lãi”. Chi nhánh không chỉ vay tiền từ các khách hàng cá nhân hay các tổ chức bên ngoài mà còn vay của các tổ chức tín dụng trong n ước,... Cũng như vậy chi phí bỏ ra cho các hoạt động dịch vụ cũng t ăng lên, do Ngân hàng mở rộng thêm các thiết bị phục vụ cho các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,… năm 2007 là 246.450.000 đồng tăng 24,7% so với năm 2006 l à 197.600.000 đồng, năm 2008 là 407.560.000 đồng tăng 65,4% so với năm 2007, trong đó chi phí bỏ ra nhiều nhất là cho hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Chi phí quản lý chung bao gồm các khoản chi phí nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; các khoản chi cho nhân vi ên (chi lương, trợ cấp,...); chi về tài sản; chi cho hoạt động quản lý công vụ ; chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng. Do sự phát triển của Ngân hàng nên nhu cầu về nhân viên nhiều hơn và để an tâm công tác tốt Ngân h àng có những chính sách hỗ trợ khen thưởng cho nhân viên nên chi phí cho nhân viên tăng lên; do các tài sản Trang: 27 cố định cần nhiều hơn, hiện đại hơn; đặc biệt để khách hàng càng ngày càng tin cậy gửi tiền Ngân hàng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi của khách h àng và bởi vậy chi phí bỏ ra từ đó cũng không nhỏ. Qua các năm chi phí quản lý chung đã có tăng năm 2007 là 4.369.510.000 đồng tăng 56,0% so với năm 2006 là 2.800.390.000 đồng, năm 2008 là 7.559.060.000 đồng tăng 73,0% so với năm 2007. 3.4.3 Phân tích đánh giá Lợi nhuận Đơn vị tính: 1.000 đồng 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng chi phí Tổng thu nhập Tổng Lợi nhuận Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH QUA BA N ĂM 2006, 2007, 2008 Lợi nhuận năm 2007 là 5.876.310.000 đồng tăng hơn so với năm 2006 là 2.321.780.000 đồng đạt 65,3%; năm 2008 là 13.387.610.000 đồng tăng mạnh hơn so với năm 2007 là 127,8%. Nguyên nhân Ngân hàng đ ạt được thành tích khả quan như vậy là do phần doanh thu tăng nhanh v ì ngân hàng chú trọng công tác thu lãi và nợ xấu những năm trước và do Chi nhánh có nhiều hoạt động kinh doanh, luôn luôn tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới mẽ thu hút khách hàng; bên cạnh việc kinh doanh Chi nhánh còn đầu tư mua bán cổ phiếu tạo ra những khoản thu góp phần v ào kết quả kinh doanh của Ngân hàng; ngoài ra còn có sự góp phần của công nhân viên trong Ngân hàng, những nhân viên năng nổ, nhiệt tình, có năng lực, chuyên nghiệp quản lý rủi ro tốt hơn nhiều so với năm trước đó. Trang: 28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN H ÀNG TRONG THỜI GIAN 3 NĂM 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA ACB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH QUA BA NĂM 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: 1.000 đồng 2007 so 2006 2008 so 2007Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi không kỳ hạn 26.080.120 42.834.820 101.210.640 16.754.700 64,2 58.375.820 136,3 2. Tiền gửi có kỳ hạn 4.026.100 18.699.630 42.125.420 14.673.530 364,5 23.425.790 125,3 3. Tiền gửi tiết kiệm 163.604.290 224.376.100 398.917.440 60.771.810 37,1 174.541.340 77,8 4. Tiền ký quỹ 5.913.530 6.375.060 9.997.980 461.530 7,8 3.622.920 56,8 5. Tiền gửi vốn chuyên dùng 225.160 1.661.420 579.560 1.436.260 637,9 (1.081.860) (65,1) Tổng cộng 199.849.200 293.947.030 552.831.040 94.097.830 47,1 258.884.010 88,1 (Nguồn từ ACB- chi nhánh Tân Bình) Ngân hàng hằng ngày phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khỏan tiền gửi của khách hàng, các tài khoản tiền gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ, các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các công cụ tài chính phát sinh nhưng với uy tín của Ngân hàng với thương hiệu được tạo lập từ nhiều năm N gân hàng đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng và thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi chưa cần thiết sử dụng của khách hàng và cùng với nhiều sự ưu đãi cho khách hàng, nhiều sản phẩm mới được tuyên truyền Ngân hàng đã có sự tăng trưởng khá lớn về nguồn vốn lưu động từ khách hàng. Trang: 29 Từ bảng số liệu trên ta cũng thấy Ngân hàng có bước tiến triển tốt về lượng tiền huy động. Năm sau cao rất nhiều so với năm tr ước. Cụ thể năm 2007 nguồn vốn huy động là 293.947.030.000 đồng, tăng 47,1% so với năm 2006 là 190.984.920.000 đồng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đ ược là 552.831.040.000 đồng, tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng ở đây bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gử i tiết kiệm, tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuy ên dùng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ v à vàng. Để cạnh tranh trong huy động vốn, các ngân hàng có những chính sách khác nhau. ACB giao chỉ ti êu cho từng chi nhánh và phòng giao dịch để có chính sách chăm sóc khách h àng tốt hơn. So với các ngân hàng quy mô nhỏ, lãi suất tiền gửi tại ACB có phần thua kém, nhưng bù lại khách hàng được chăm sóc tại nhà, đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng cá nhân có thể nhận tiền gửi tại nhà của khách hàng. Vì vậy nguồn vốn huy động được của Ngân hàng ngày càng tăng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh ta nhận th ấy rõ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất so với các lọai tiền gửi khác. Cụ thể vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm năm 2007 chiếm 76,3% so với tổng nguồn vốn huy động tăng 37,1% so với năm 2006 là 163.604.290.000 đồng chiếm 81,9% trong tổng nguồn vố n huy động. Kế đến là tiền gửi không kỳ hạn, năm 2007 là 42.834.820.000 đồng chiếm 14,6% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 64,2% so với năm 2006 l à 26.080.120.000 đồng. Năm 2008 vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn là 101.210.640.000 đồng chiếm 18,3% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 136,3% so với năm 2007. Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 l à 18.699.630.000 đồng tăng 364,5% so với năm 2006 là 4.261.000.000 đồng, năm 2008 là 42.125.420.000 đồng tăng 125,3% so với năm 2007, để tránh tr ường hợp gửi tiền có kỳ hạn mà phải rút trước hạn và bị hưởng lãi suất không kỳ hạn nên khách hàng thường chọn gửi tiền có kỳ hạn từ 1 -3 tháng. 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY QUA 3 N ĂM 2006, 2007, 2008 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời gian Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định Trang: 30 đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa hai b ên, tuy nhiên khách hàng có thể gia hạn trả nợ nếu được sự đồng ý của phía Ngân hàng. Sự gia tăng của doanh số cho vay có liên quan đến nguồn vốn hiện có tại Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể sẽ cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Bảng 3: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO KỲ HẠN VAY CỦA ACB –CHI NHÁNH TÂN BÌNH QUA BA N ĂM 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: 1.000 đồng 2007 so 2006 2008 so 2007 Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1.Cho vay ngắn hạn 48.518.730 95.784.390 174.934.670 47.265.660 97,4 79.150.280 82,6 2. Cho vay trung hạn & dài hạn 45.296.440 74.359.800 143.173.900 29.063.360 64,2 68.814.100 92,5 Tổng cộng 93.815.170 170.144.190 318.108.570 76.329.020 81,2 147.964.380 87,0 (Nguồn từ ACB- chi nhánh Tân Bình) Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động được từ các khoản tiền gửi, tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của các cá nhân,... Ngân hàng phải luôn có những biện pháp để sử dụng vốn vay đó một cách có hiệu quả, trá nh tình trạng ứ đọng vốn trong Ngân hàng. Trong bảng số liệu trên ta thấy hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Tân Bình có bước phát triển tích cực, tăng nhanh qua các năm. Nhìn chung tổng doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng mạnh. Năm 2007 đạt 170.144.190.000 đồng tăng 81,2% so với năm 2006 là 93.815.170.000 đồng, năm 2008 đạt 318.108.570.000 đồng tăng 87 ,0% so với năm 2007. Trong đó tăng mạnh nhất là khoản cho vay ngắn hạn năm 2007 là 95.784.390.000 đồng tăng 97,4% so với năm 2006 l à 48.518.730.000 đồng, năm 2008 là 174.934.670.000 đồng tăng 82,6% so với năm 2007. C ơ cấu đầu tư cho vay ngắn hạn chiếm 51,7% trong tổng doanh số cho vay, đây chủ yếu l à Trang: 31 việc cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ti êu dùng, sinh hoạt cá nhân, du học, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hợp tác xã. Do năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế, thị trường và giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam diễn biến theo hướng cầu lớn hơn cung như dầu thô, gạo, cà phê, chè, thủy sản... Do đó, giá cả các mặt hàng này tăng cao, có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp lúc này cần rất nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là với doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó thị trường bất động sản cũng đang trong cơn sốt, nước ta với đặc thù là dân số trẻ và tỷ lệ dân cư đô thị còn thấp nên xu hướng nông thôn di dân ra thành thị diễn ra mạnh làm tăng mạnh nhu cầu về nhà ở tại các đô thị đặc biệt l à các đô thị lớn. Cùng với đó, hiện nước ta có khoảng 25% nhà ở đô thị chưa đạt chuẩn cần phải làm mới và nâng cấp nên nhu cầu vốn được nâng cao trong năm này. Năm 2008 trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài, Chính phủ đã dồn dập triển khai các biện pháp và các công trình để đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp (về nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết) quá mức cho chính quyền địa ph ương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất, mở khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ, dẫn đến là cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ . Trước tình hình diễn biến nền kinh tế, để kích cầu thị trường ngoài động thái giãm lãi suất của ngân hàng nhà nước, Ngân hàng cũng đồng loạt triển khai các chương trình để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Vì vậy trong năm này nguồn vốn cho vay cũng tăng mạnh. Trang: 32 Đơn vị tính: 1.000 đồng 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 180000000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Hình 3: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO KỲ HẠN VAY CỦA ACB –CHI NHÁNH TÂN BÌNH QUA BA N ĂM 2006, 2007, 2008 Với những chiến lược phát triển lâu dài của các công ty, nhằm đẩy mạnh việc đầu tư kinh doanh, mở rộng qui mô, đã làm cho khoản cho vay trung và dài hạn tăng lên; bên cạnh những công ty đang phát triển còn có những công ty đang gặp một số khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng lớn nhất hiện nay là các công ty xuất nhập khẩu, vì vậy việc cần vốn để cứu nguy cho công ty l à rất cần thiết. Và một phần để hỗ trợ giúp đỡ cho những công ty thất thế đó ngân h àng đã tạo ra những sản phẩm những lãi suất hấp dẫn trong cho vay trung v à dài hạn và một phần cũng nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn trong ngân quỹ. Qua các năm cho thấy cho vay trung v à dài hạn đã tăng vượt bậc năm 2007 là 74.359.800.000 đồng tăng 64,2% so với năm 2006 là 45.296.440.000 đồng, năm 2008 là 143.173.900.000 đồng tăng 92,5% so với năm 2007. 4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Trang: 33 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA ACB –CHI NHÁNH TÂN BÌNH QUA BA N ĂM 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: 1.000 đồng 2007 so 2006 2008 so 2007 Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh nghiệp 46.339.780 83.148.200 159.005.550 36.808.420 79,4 75.857.350 91,2 2. Cá nhân 47.475.390 86.995.990 159.103.020 39.520.600 83,2 72.107.030 82,9 Tổng cộng 93.815.170 170.144.190 318.108.570 76.329.020 81,4 147.964.380 87,0 (Nguồn từ ACB- chi nhánh Tân Bình) Những chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân càng ngày được mở rộng, chủ yếu là cho vay tiêu dùng, Ngân hàng còn tăng cường hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, đ ất trả góp với lãi suất thị trường chấp nhận được nên người dân đến Ngân hàng ngày càng gia tăng. Đối với khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng có chính sách kích cầu thị trường, hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, với mức l ãi suất ưu đãi, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu, mặt khác ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay tài trợ nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu dùng sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu thuộc các ngành được hỗ trợ lãi suất. Trong thời gian qua doanh số cho vay của cả khách h àng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều tăng lên rõ rệt, góp phần là tăng doanh số cho vay của cả Ngân hàng, điển hình năm 2007 đạt 170.144.190.000 đồng tăng 81,4% so với năm 2006 là 93.815.170.000 đồng, năm 2008 tăng nhanh hơn so với sự tăng trưởng của năm 2007, doanh số cho vay đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh tân bình tphồ chí minh.pdf
Tài liệu liên quan