Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng tháp

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm nhiều loại như huy động vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá.Trong đó hoạt động cho vay là quan trọng nhất, tuy nhiên mọi Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại (NHTM) rất chú trọng vào hoạt động huy động vốn để chủ động được nguồn vốn của mình, nếu Ngân hàng nào huy động không đủ để cho vay thì sẽ đi vay, thường là vay từ Ngân hàng cấp trên.

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực tiếp thẩm định và đề xuất cho vay, bảo lãnh các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền . - Giúp Ban Giám đốc hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tại đơn vị. - Thực hiện các loại báo cáo theo định kỳ, đột xuất. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. 3.2.2.2.5 Phòng kế toán – ngân quỹ - Thực hiện công tác phân tích tài chính và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực tài chính. - Theo dõi quản lý vốn tài sản, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định. - Thực hiện việc xây dựng, bảo vệ, quyết toán, chi tiêu kế toán tài chính với NHNo tỉnh. - Cân đối, sử dụng mua sắm, sửa chữa tài sản không vượt quá chỉ tiêu tỉnh giao. - Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền theo quy định của NHNN và NHNo Việt Nam. - Tổng hợp thống kê và lưa trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh vào máy tính. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ tại đơn vị. - Phối hợp các phòng, tổ để giải quyết các nghiệp vụ chuyên môn nhằm thực hiện các nghiệp vụ được giao. - Nghiên cứu đề xuất các ứng dụng tin học vào trong chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. - Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám đốc giao. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 3.3.1 Thuận lợi Sở dĩ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có được sự tăng trưởng không ngừng qua các năm một phần cũng có được những thuận lợi như sau: - Là chi nhánh hoạt động đầu tiên trong lĩnh vực Ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. - Có truyền thống lâu đời, người dân tin tưởng. - Đội ngũ cán bộ quan tâm, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Được sự quan tâm, chỉ đạo từ cấp trên, sự hậu thuẫn sâu sắc từ các cấp chính quyền địa phương. - Được một lợi thế nữa là Ngân hàng có mang tên “Nông nghiệp” rất dễ hiểu, gần gũi với nông dân nên họ thường chọn chi nhánh làm đối tác cho mình. 3.3.2 Khó khăn Là chi nhánh ra đời và hoạt động rất sớm trên địa bàn nên không thể không tránh khỏi những khó khăn vốn có. Đầu tiên chi nhánh phải chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của địa phương như: - Hệ thống giao thông còn trì trệ, nhiều nơi chưa có đường liên huyện rất ảnh hưởng đến công tác thẩm định, thu nợ. - Thiên tai thường hay xảy ra, tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Châu Thành nói riêng là nơi mà lũ lụt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như nông nghiệp của địa phương làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. - Những năm gần đây lại có nhiều đợt dịch hại trên cây trồng như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa. Dịch cúm H5N1 trên gia cầm, dịch tai xanh trên heo… - Giá cả hàng hóa leo thang, đặc biệt trong thời gian gần đây mà chủ chốt là giá xăng dầu gây hoang mang trong nhân dân ảnh hưởng đến quyết định đầu tư sản xuất, làm ăn. - Nuôi trồng thủy sản chưa có quy hoạch tổng thể, còn mang tính tự phát gây thất thoát, dội hàng rớt giá. - Tỷ trọng nông nghiệp còn cao trong nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu còn chậm. - Chưa có chợ đầu mối, buôn bán còn nhỏ lẻ, nông dân hay bị thương lái ép giá. Ngoài ra chi nhánh còn gặp những khó khăn khác như: - Sự cạnh tranh (lãi suất, cách thức tiếp cận khách hàng) gần đây từ các Ngân hàng ở Thị Xã Sa Đéc và các nơi lân cận như Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Sacombank, Ngân hàng Công thương,.. làm chia sẻ thị phần với chi nhánh. Hiện tại thị phần của chi nhánh khoảng 60%. - Lãi suất Ngân hàng cũng được điều chỉnh liên tục gây tâm lý lo âu cho các nhà đầu tư. 3.4 TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007 Bảng1: Tình kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành trong 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch qua các năm 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thu nhập 14.300 20.080 22.750 5.780 40,4 2.670 13,3 - Từ hoạt động tín dụng 14.130 19.800 21.130 5.670 40,1 1.330 6,7 - Từ các hoạt động khác 170 280 1.620 110 64,7 1.340 478,6 2. Chi phí 10.380 15.540 17.860 5.160 49,7 2.320 14,9 - Trả lãi tiền gửi 5.320 8.640 9.560 3.320 62,4 920 10,6 - Chi phí sử dụng vốn TW 4.230 5.980 7.210 1.750 41,4 1.230 20,6 Chi phí khác 830 920 1.090 90 10,8 170 18,5 Chênh lệch (1-2) 3.920 4.540 4.890 620 15,8 350 7,7 Nguồn: phòng kế hoạch&kinh doanh Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành trong 3 năm qua là khá tốt. Lợi nhuận năm sau đều tăng so với năm trước. Cụ thể lợi nhuận năm 2006 tăng 620 triệu đồng tức tăng 15,8% so với năm 2005, đến năm 2007 thì lợi nhuận cũng tăng nhưng không bằng năm 2006, cụ thể năm 2007 lợi nhuận tăng 350 triệu đồng tức tăng 7,7%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của năm 2007 tăng không bằng so với năm 2006 có thể giải thích là do năm 2006 lợi nhuận tăng quá cao khiến ta cảm thấy năm 2007 lợi nhuận tăng không đáng kể, nhưng thật sự thì lợi lợi nhuận như vậy cũng đáng được biểu dương, đó là sự cố gắng không ngừng của tập thể lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh. Cụ thể ta xem xét tình hình thu nhập và chi phí của Ngân hàng để có cái nhìn chính xác hơn. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình chi phí của Ngân hàng đểu tăng qua các năm, nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội huyện có nhiều tiến triển, người dân có nhiều dự án đầu tư, sản xuất nên rất cần vốn vay từ Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng tìm cách nâng cao các nguồn vốn huy động, vay từ Ngân hàng cấp trên để có đủ vốn cho vay. Điều này làm cho chi phí trả lãi cũng tăng lên nên tổng chi phí tăng lên. Cụ thể tăng nhiều nhất là loại hình huy động vốn, chi phí cho các loại tiền gởi từ địa phương năm 2006 tăng 3.320 triệu đồng tức tăng 62,4% so với năm 2005. Đến năm 2007 chi phí này cũng tăng nhưng không bằng năm 2006, chỉ tăng 10,6% tương đương 920 triệu đồng. Bên cạnh đó, vì không chủ động được hết nguồn vốn cho vay do huy động không đủ, Ngân hàng đã vay từ cấp trên và khoản chi phí cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng. Năm 2006 chi phí này là 5.980 triệu đồng tức tăng 1.750 triệu đồng tương đương 41,4% so với năm 2005. Năm 2007 loại chi phí này cũng tăng nhưng cũng giống như chi phí trả lãi tiền gởi, chi phí vốn vay có tốc độ tăng không bằng năm 2006, chỉ tăng 20,6% tương ứng 1.230 triệu đồng. Ngoài ra các chi phí khác như mua sắm công cụ lao động, sửa chữa tài sản cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng các chi phí của năm 2007 ít hơn năm 2006 là do năm 2006 được xem là năm của nền kinh tế Việt Nam, kinh tế xã hội có nhiều tiến triển, đầu tư sản xuất tăng cao, là năm có nhiều sự kiện như hội nghị Apec, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO, thị trường chứng khoán bùng nổ, lĩnh vực tài chính Ngân hàng phát triển nóng. Các nhân tố này cũng tác động đến địa phương như giá cả các loại trái cây, lúa, thủy sản cũng bắt đầu tăng lên khiến các hộ SXNN tăng gia sản xuất, cần nhiều vốn. Do đó Ngân hàng cần thêm nhiều vốn và tăng cường huy động cũng như đi vay. Hơn nữa chi phí năm 2006 tăng quá nhanh chính vì thế làm Ban giám đốc đã có nhiều chính sách không để cho chi phí tăng quá nhanh cho phù hợp với tình hình năm 2007. Chi phí tăng qua các năm tăng như trên đã phân tích cũng không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của chi nhánh vì ta thấy tình hình thu nhập cũng tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2006 các khoản thu từ hoạt động tín dụng năm 2006 so với năm 2005 tăng 5.670 triệu đồng tương đương 40,1%, sang năm 2007 là 1.330 triệu đồng tương đương 6,7%, thu từ hoạt động khác như thu từ phí dịch vụ, thu bất thường cũng tăng không kém, đặc biệt ở năm 2007 tăng 478,6% tương ứng 1.340 triệu đồng. Kết quả là làm cho tổng thu nhập năm 2006 so với năm 2005 tăng 40,4%, năm 2007 tăng 13,3% so với năm 2006. Thu nhập tăng cao qua các năm lớn hơn chi phí làm cho lợi nhuận đạt được là đáng kể, tuy nhiên do tình hình chi phí năm 2007 tăng tương đối nhanh trong khi thu nhập thì tăng chậm làm cho lợi nhuận năm này chỉ tăng 350 triệu đồng. Dù vậy, đây cũng là thành quả đáng khích lệ. Để thấy rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm ta xem biểu đồ sau: Hình 2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm 2005-2007. Tóm lại tình hình lợi nhuận của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành trong 3 năm qua là khá tốt, cần phải được duy trì và nâng cao hơn nữa các biện pháp giúp tăng thu nhập, giảm chi phí để lợi nhuận cao hơn. 3.5 MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TRONG NĂM 2008 Bất kỳ một tổ chức, cơ quan nào cũng luôn phất đấu để đạt được những thắng lợi về mục đích hoạt động của mình. Để thực hiện được điều này phải xác định cho được mục tiêu qua từng thời kỳ, từng năm hoạt động. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm nông nghiệp của địa phương, tình hình hoạt động của những năm trước và phương hướng, nhiệm vụ của tương lai, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành cũng luôn xác định mục tiêu hoạt động của mình, cụ thể trong năm 2008 so với năm 2007 như sau: - Mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng 20% - Dư nợ tăng 12% - Nợ xấu phấn đấu dưới 3% - Lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 15% - Tiếp tục giữ vững vị thế, thế mạnh của mình ở địa bàn đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phấn đấu tăng trưởng cho vay các lĩnh vực khác. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm nhiều loại như huy động vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá....Trong đó hoạt động cho vay là quan trọng nhất, tuy nhiên mọi Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại (NHTM) rất chú trọng vào hoạt động huy động vốn để chủ động được nguồn vốn của mình, nếu Ngân hàng nào huy động không đủ để cho vay thì sẽ đi vay, thường là vay từ Ngân hàng cấp trên. Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I.Tổng NV huy động 90.096 105.579 125.545 15.483 17,2 19.966 18,9 Không kỳ hạn 17.630 21.932 29.633 4.302 24,4 7.701 35,1 Kỳ hạn dưới 12 tháng 9.822 10.185 14.634 363 3,7 4.449 43,7 Từ trên 12 tháng 62.644 73.462 81.278 10.818 17,3 7.816 10,6 Tỷ trọng TG dân cư /VHĐ 71% 73% 78% x x x x II. Vốn điều chuyển 68.760 77.267 121.350 8.506 12,4 44.083 57,1 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2006. Cụ thể năm 2007 tốc độ tăng trưởng vốn huy động là 18,9% trong khi năm 2006 tăng trưởng là 17,2%. Trong đó đáng chú ý nhất là tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong tiền gởi không kỳ hạn thì khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế như bảo hiểm xã hội, điện lực, bưu điện chiếm 90% trong cơ cấu tiền gởi không kỳ hạn. Còn khách hàng của tiền gởi kỳ hạn trên 12 tháng chủ yếu là dân cư, họ gởi tiền theo 2 hình thức lãnh lãi bậc thang (80%) và theo thời hạn (20%). Cả hai hình thức huy động bằng tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12 tháng đều chiếm tỷ trọng và tăng trưởng cao. Nguyên nhân Ngân hàng có nhiều chính sách thu hút vốn từ nền kinh tế như phát hành các kỳ phiếu Ngân hàng với lãi suất hấp dẫn, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng, ý thức gởi tiền vào Ngân hàng để lấy lãi ngày một được nhận rõ, các phương thúc thanh toán không dùng tiền mặt được các tổ chức kinh tế lựa chọn ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó chúng ta thấy tỷ trọng tiền gởi dân cư ngày một tăng lên điều này càng chứng tỏ các cá nhân có xu hướng lựa chọn Ngân hàng làm đối tác của mình, đây là một tín hiệu khả quan, hy vọng xu hướng này được duy trì và phát triển hơn nữa để doanh số huy động vốn của chi nhánh tăng lên nhanh chóng đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dưới đây là tình hình lãi suất huy động của Ngân hàng tại thời điểm hiện tại. Lãi suất tiền gởi kỳ hạn: Bảng 3: Tình hình lãi suất kỳ hạn của chi nhánh NHNo&PTNN huyện Châu Thành tháng 02 năm 2008. Kỳ hạn Lãnh lãi trước (%) Lãnh lãi sau (%) 3 tháng 0,73/ tháng 0,78/ tháng 6 tháng 0,75/ tháng 0,80/ tháng 9 tháng 0,77/ tháng 0,82/ tháng 12 tháng 0,78/ tháng 0,83/ tháng 13 tháng 0,79/ tháng 0,84/ tháng Nguồn: Phòng kế toán, ngân quỹ Lãnh lãi hàng tháng là 0,79%/ tháng (đối với kỳ hạn 12 tháng), 0,80%/ tháng (đối với tiền gởi 13 tháng). Hình thức tiết kiệm bậc thang như sau: - Dưới 3 tháng: 0,25%/tháng - Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: 0,78%/tháng - Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng: 0,80%/tháng - Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng: 0,82%/tháng - Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 0,83%/tháng 24 tháng: 0,84%/tháng Sau đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng nguồn vốn huy động qua 3 năm sẽ giúp ta thấy rõ hơn sự tăng trưởng này Hình 3: biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng nguồn vốn huy động qua 3 năm của chi nhánh Ngân hàng. Có thể nói, vốn huy động là nguồn vốn quan trọng hàng đầu trong các tổ chức tín dụng để đầu tư cho vay. Vậy thì câu hỏi đặt ra là cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh đang là bao nhiêu so với tổng nguồn vốn? Để trả lời câu hỏi này ta xem xét bảng và đồ thị sau: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm 2005-2007. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn huy động 90.096 105.579 125.545 Vốn vay 68.760 77.267 121.350 Tổng nguồn vốn 158.856 182.846 246.895 VHĐ/Tổng NV (%) 57 58 51 Vốn vay/Tổng NV (%) 43 42 49 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Hình 4: Sự tăng trưởng của các nguồn vốn qua 3 năm từ 2005-2007. Qua bảng 3 và hình 4 ở trên ta thấy tình hình vốn huy động luôn chiếm hơn phân nữa trong tổng nguồn vốn và gần bằng với vốn vay (vốn điều chuyển) từ Ngân hàng cấp trên, vốn vay của chi nhánh ngày một tăng cao về tốc độ % Điều này chứng tỏ năm 2007 Ngân hàng cần vốn hơn để đáp ứng cho nền kinh tế mà khả năng huy động không thể tăng cao hơn nữa được. Nguyên nhân vì đây là NHNo quốc danh không phải như các NHTM cổ phần khác nên mảng huy động vốn không phải là thế mạnh của mình. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn như mở các chương trình tiết kiệm dự thưởng, đa dạng hình thức gởi tiết kiệm,.. và đã làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng lên. Dù vậy Ngân hàng cần có nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để chủ động hơn trong tổng nguồn vốn của mình. 4.2 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY 4.2.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay của một Ngân hàng tăng cao chứng tỏ người dân vay vốn nhiều lên hay doanh số thu nợ không được tốt lắm Ta có bảng số liệu sau về doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tê của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 172.940 194.924 272.402 21.984 12,7 77.478 39,7 DNTN, Cty TNHH 3.200 3.700 9.200 500 15,6 5.500 148,6 Hộ SXNN 136.800 146.583 169.041 9.783 7,2 22.458 15,3 Thành phần khác 32.940 44.641 94.161 11.701 35,5 49.520 110,9 II. Trung hạn 13.450 15.950 17.859 2.500 18,6 1.909 12,0 Hộ SXNN 120 126 896 6 5,0 770 611,1 Thành phần khác 13.330 15.824 16.963 2.494 18,7 1.139 7,2 Tổng cộng (I+II) 186.390 210.874 290.261 24.484 13,1 79.387 37,6 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Nhìn chung ta thấy tình hình cho vay của chi nhánh ngày một tăng qua các năm, năm sau luôn tăng so với năm trước đây là một tín hiệu khá tốt nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, điều này cũng chứng tỏ nền kinh tế có nhiều tiến triển đáng kể, người dân mạnh dạng đầu tư sản xuất buôn bán hàng hóa. Trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 tình hình doanh số cho vay đối với hộ SXNN diễn biến theo chiều hướng tăng trưởng mạnh góp phần tăng trưởng cho doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó đáng kể nhất là trong năm 2007, doanh số cho vay hộ SXNN (ngắn hạn) tăng 15,3% so với năm 2006 tương đương 22.458 triệu đồng, còn cho vay trung hạn cũng tăng rất cao tới 611,1% tương đương 896 triệu đồng. Nguyên nhân tăng trưởng trong cho vay trung hạn tăng cao trong năm 2007 là do tình hình giá cả lúa gạo, trái cây, thủy sản cuối năm 2006 có nhiều chiều hướng tích cực làm cho các hộ nông dân bắt tay cải tạo đất đai, đầu tư máy móc như mua máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp… mà các khoản vay này khó có thể thu hồi trong năm vì vậy phải cho vay trung hạn làm cho doanh số cho vay trung hạn tăng cao theo tỷ lệ %. Trong khi đó tăng trưởng của năm 2006 tuy không cao như năm 2007 nhưng cũng đáng được chú ý. Để phân tích sâu hơn về doanh số cho vay ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. 4.2.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế Bảng 6: Tình hình doanh số cho vay theo thành ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 172.940 194.924 272.402 21.984 12,7 77.478 39,7 Trồng trọt 39.700 44.280 50.411 4.580 11,5 6.131 13,8 Chăn nuôi 97.100 102.303 118.630 5.203 5,4 16.327 16,0 Cho vay khác 36.140 48.341 103.361 12.201 33,8 55.020 113,8 II. Trung hạn 13.450 15.950 17.859 2.500 18,6 1.909 12,0 SXNN 120 126 896 6 5,0 770 611,1 Cho vay khác 13.330 15.824 16.963 2.494 18,7 1.139 7,2 Tổng cộng(I+II) 186.390 210.874 290.261 24.484 13.1 79.387 37,6 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Trong cho vay ngắn hạn hộ SXNN thì có hai ngành là trồng trọt có trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu thứ hai chăn nuôi gồm nuôi gia súc như heo, bò, nuôi gia cầm như gà, vịt, ngoài ra còn có nuôi thủy sản như cá tra, cá lóc, cá điêu hồng, tôm càng xanh ngày càng phát triển rầm rộ đặc biệt là các xã nằm bên cù lao như An Hiệp, An Nhơn. Ta thấy rằng doanh số cho vay cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi luôn cao hơn so với ngành trồng trọt cả 2 năm 2006 và 2007. Nguyên nhân là do chi phí để chăn nuôi là rất cao so với trồng trọt đặc biệt là nuôi trồng thủy sản như cá tra, chẳng hạn theo số liệu của phòng kế hoạch và kinh doanh thì số món vay của các hộ trồng trọt và chăn nuôi là tương đối bằng nhau, năm 2007 con số món vay mỗi ngành khoảng 4.000 món, nhưng xét về mặt giá trị thì doanh số cho vay ngành chăn nuôi cao hơn gấp đôi so với ngành trồng trọt Những năm gần đây giá cá tra hấp dẫn làm cho nông dân tăng cường đầu tư để nuôi, số hộ nuôi cũng ngày một tăng lên, theo số liệu từ phòng kế hoạch và kinh doanh thì tỷ trọng cho vay để nuôi cá tra liên tục tăng từ 40% đến 50% của ngành chăn nuôi trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007. Tuy nhiên doanh số cho vay của ngành trồng trọt cũng ngày một có chiều hướng tăng đáng kể năm 2006 tăng 11,5% và năm 2007 tăng lên gần 14%. Nguyên nhân này là do tình hình giá cả lương thực, trái cây có nhiều diễn biến tốt, và chi phí cũng tăng theo làm cho người dân phải vay thêm tiền ở Ngân hàng để bổ sung. Dự báo trong năm 2008 doanh số cho vay của ngành trồng trọt sẽ tăng đáng kể bởi chi phí giá cả năm nay biến động mạnh theo chiều hướng tăng chẳn hạn giá phân bón loại DAP đã tăng lên trên 1 triệu đồng/bao, giá xăng cũng gần 15 ngàn đồng/ lít … Sau đây là tình hình cơ cấu doanh số cho vay hộ SXNN so với doanh số cho vay của Ngân hàng. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay hộ SXNN so với doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV hộ SX nông nghiệp 136.920 146.709 169.937 9.789 7,1 23.228 15,8 DSCV của Ngân hàng 186.390 210.874 290.261 24.484 13,1 79.387 37,6 DSCV hộ SXNN/DSCV (%) 73,5 69,6 58,5 x  x  x  x  ĐVT: Triệu đông Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tăng trưởng trong cho vay hộ SXNN là khá cao. Tuy nhiên sự tăng trưởng ở các lĩnh vực khác càng cao hơn. Chẳn hạn như doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2007 tăng đến 37,6% trong khi đó tăng trưởng của doanh số cho vay hộ SXNN chỉ 15,8%. Doanh số cho vay các ngành nghề khác như cho vay cầm đồ, cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay theo dự án tài chính nông thôn. Theo thời gian doanh số cho vay này cũng tăng lên đáng kể nguyên nhân là trong những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư trên địa bàn, nhiều khu công nghiệp cũng mọc lên, nhu cầu đời sống dân cư được tăng lên đã làm cho doanh số cho vay các diện này cũng tăng, đúng với xu hướng hoạt động của Ngân hàng là duy trì và tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng tăng doanh số cho vay thêm các lĩnh vực khác. Sau đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng doanh số cho vay qua và tỷ trọng doanh số cho vay của hộ SXNN so với tổng thể các năm tại chi nhánh Ngân hàng huyện Châu Thành. Hình 5: Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay hộ SXNN qua 3 năm 2005-2007. Hình 6: Tỷ trọng doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2005-2007. Đúng như trên đã phân tích, rõ ràng qua hình 6 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay đối với các hộ SXNN qua các năm đã giảm trong cơ cấu nhưng về số tiền thì tăng lên qua các năm. Chứng tỏ cơ cấu trong cho vay của Ngân hàng đã có bước chuyển biến theo chiều hướng tăng dần trong cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ 4.3.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Doanh số thu nợ của Ngân hàng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, đồng thời cũng nói lên các phương án sản xuất kinh doanh của người vay có hiệu quả. Ta có bảng số liệu sau về tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm: Bảng 8: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 129.541 176.883 219.211 47.342 36,5 42.328 23,9 DNTN, Cty TNHH 3.000 3.300 6.230 300 10,0 2.930 88,8 Hộ sản xuất NN 101.921 134.351 135.655 32.430 31,8 1.304 1,0 Thành phần khác 24.620 39.232 77.326 14.612 59,4 38.094 97,1 II. Trung hạn 11.710 12.324 9.996 614 5,2 -2.328 -18,9 Hộ sản xuất NN 100 180 190 80 80,0 10 5,6 Thành phần khác 11.610 12.144 9.806 534 4,6 -2.338 -19,3 Tổng cộng (I+II) 141.251 189.207 229.207 47.956 34,0 40.000 21,1 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Nhìn chung tình hình thu nợ của Ngân hàng qua các năm đều tăng, tốc độ tăng nhiều nhất là năm 2006. Đáng chú ý là doanh số thu nợ các khoản cho vay ngắn hạn thì tăng trong khi thu hồi các khoản cho vay trung hạn thì lại giảm. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ các món vay ngắn hạn tăng 23,9% trong khi thu hồi trong cho vay trung hạn lại giảm 18,9%. Tình hình thu nợ của năm 2007 không tăng bằng năm 2006 không có nghĩa là công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng bị yếu kém, nguyên nhân sẽ được phân tích ở phần sau. Tình hình doanh số thu nợ đối với các hộ SXNN cũng tương tự. Cụ thể trong năm 2006 doanh số thu nợ các hộ SXNN (ngắn hạn) là 31,8% tương ứng với 32.430 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số này giảm xuống chỉ còn 1%. Doanh số thu nợ các hộ SXNN trung hạn cũng trong xu hướng đó, năm 2006 doanh số thu nợ tăng đến 80% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 5,6%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2006 nông dân làm ăn khá, năng suất tăng mà giá cả hàng hóa thì thuận lợi, sản xuất có lời, người dân phấn khởi, từ đó công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn. Sang năm 2007 thì giá cả nông sản sụt giảm, hàng hóa ứ đọng làm người dân điêu đứng nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay Ngân hàng. Cụ thể hơn để thấy rõ về doanh số thu nợ ta xem xét doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế như sau. 4.3.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 129.541 176.883 219.211 47.342 36,5 42.328 23,9 Trồng trọt 26.721 34.007 34.023 7.286 27,3 16 0,05 Chăn nuôi 75.200 100.344 10.632 25.144 33,4 1.288 1,3 Cho vay khác 27.620 42.532 83.556 14.912 54,0 41.024 96,5 II. Trung hạn 11.710 12.324 9.996 614 5,2 -2.328 -18,9 SXNN 100 180 190 80 80,0 10 5,6 Cho vay khác 11.610 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành - đồng tháp.doc
Tài liệu liên quan