MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu: . 1
1.1.1 Sựcần thiết nghiên cứu:. 1
1.1.2 Căn cứkhoa học và thực tiễn: . 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: . 2
1.2.1 Mục tiêu chung:. 2
1.2.2 Mục tiêu cụthể:. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: . 2
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài nghiên cứu . 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4
2.1 Phương pháp luận: . 4
2.1.1 Khái niệm tín dụng:. 4
2.1.2 Phân loại tín dụng: . 4
2.1.2.1 Căn cứvào thời hạn cho vay:: . 4
2.1.2.2 Căn cứvào bảo đảm tín dụng:. 4
2.1.2.3 Căn cứvào phương pháp hoàn trả:. 5
2.1.3 Lãi suất tín dụng:. 5
2.1.4 Một sốvấn đềvềtín dụng hộsản xuất:. 5
2.1.4.1 Khái niệm hộsản xuất: . 5
2.1.4.2 Đặc điểm hộsản xuất: . 5
2.1.4.3 Vai trò của kinh tếhộ: . 6
2.1.4.4 Các chủtrương, chính sách vềtín dụng nông hộ. . 6
2.1.5 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng của Ngân hàng:. 9
2.1.5.1 Chỉtiêu hệsốthu nợ. 9
2.1.5.2 Chỉtiêu nợquá hạn trên tổng dưnợ. 9
2.1.5.3 Chỉtiêu dưnợtrên tổng nguồn vốn. 10
2.1.5.4 Chỉtiêu vòng quay vốn tín dụng . 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu: . 10
2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu:. 10
2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu: . 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNHN0& PTNT QUẬN CÁI
RĂNG THÀNH PHỐCẦN THƠ. 11
3.1 Vài nét vềtình hình kinh tế- xã hội quận Cái Răng:. 11
3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp:. 11
3.3 Quá trình hình thành và phát triển của NHN0& PTNT quận Cái Răng:. 12
3.4 Sơ đồcơcấu tổchức nhân sự: . 13
3.5 Chức năng và nhiệm vụcác phòng ban: . 13
3.5.1 Giám đốc: . 13
3.5.2 Phó giám đốc:. 14
3.5.3 Phòng kinh doanh:. 14
3.5.4 Phòng kếtoán và kho quỹ: . 14
3.5.5 Phòng tổchức hành chính: . 15
3.5.6 Giám định viên:. 15
3.6 Khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của NHN0& PTNT Quận Cái
Răng qua ba năm: . 15
3.6.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHN0& PTNT
Quận Cái Răng:. 15
3.6.2 Khái quát kết quảhoạt động kinh doanh:. 16
3.6.2.1 Vềdoanh thu: . 16
3.6.2.2 Vềchi phí: . 18
3.6.2.3 Vềlợi nhuận: . 18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI NÔNG HỘTẠI
NHN0& PTNT QUẬN CÁI RĂNG . 19
4.1 Khái quát tình hình huy động vốn. 19
4.1.1 Vốn huy động:. 19
4.1.2 Vốn điều chuyển: . 21
4.1.3 Tổng nguồn vốn: . 21
4.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 23
4.3 Phân tích tình hình cho vay nông hộtừnăm 2004-2006. . 23
4.3.1 Phân tích doanh sốcho vay. . 24
4.3.1.1 Doanh sốcho vay theo thời hạn. . 24
4.3.1.2 Doanh sốcho vay theo đối tượng:. 27
4.3.1.3 Doanh sốcho vay theo phường . 31
4.3.2 Phân tích doanh sốthu nợ. . 32
4.3.2.1 Doanh sốthu nợtheo thời hạn. 33
4.3.2.2 Doanh sốthu nợtheo đối tượng . 34
4.3.2.3 Doanh sốthu nợtheo phường . 36
4.3.3 Phân tích tình hình dưnợ. . 37
4.3.3.1 Dưnợtheo thời hạn. . 38
4.3.3.2 Dưnợtheo đối tượng . 38
4.3.3.3 Dưnợtheo phường. 40
4.3.4 Phân tích tình hình nợquá hạn:. 41
4.3.4.1 Nợquá hạn theo thời hạn: . 41
4.3.4.2 Nợquá hạn theo đối tượng . 43
4.3.4.3 Nợquá hạn theo phường: . 44
4.3.5 Phân tích tình hình nợgia hạn:. 46
4.3.5.1 Nợgia hạn theo thời gian: . 46
4.3.5.2 Nợgia hạn theo đối tượng . 47
4.3.5.3 Gia hạn nợtheo phường: . 48
4.3.6 Phân tích các chỉsố đánh giá hiệu quảtín dụng nông hộ. 49
4.3.6.1 Chỉtiêu dưnợtrên tổng nguồn vốn. 49
4.3.6.2 Hệsốthu nợ. 49
4.3.6.3 Chỉtiêu vòng quay vốn tín dụng . 50
4.3.6.4 Chỉtiêu nợquá hạn trên tổng dưnợ. 50
CHƯƠNG 5 : MỘT SỐBIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU
QUẢCHO VAY NÔNG HỘTẠI NHN0& PTNT QUẬN CÁI RĂNG. 52
5.1 Những thuận lợi và tồn tại trong hoạt động cho vay nông hộ. 52
5.1.1 Thuận lợi: . 52
5.1.2 Tồn tại: . 52
5.2 Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động tín dụng NH
đối với nông hộ. . 53
5.2.1 Cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ:. 53
5.2.2 Xây dựng và nâng cao trình độnghiệp vụcủa cán bộtín dụng:. 54
5.2.3 Nâng cao hiệu quảcông tác cho vay:. 54
5.2.4 Tăng tỷlệ đầu tưvốn trung và dài hạn: . 55
5.2.5 Nắm vững thông tin vềkhách hàng vay vốn: . 55
5.2.6 Hạn chếnợquá hạn:. 56
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 57
6.1 Kết luận . 57
6.2 Kiến nghị. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trên xuống càng tốt.
Năm 2004 số vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 59.514 triệu đồng,
chiếm tới 36,75% nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng chỉ đủ đáp ứng
khoảng 2/3 cho hoạt động của mình phần còn lại phải nhận điều chuyển từ ngân
hàng cấp trên. Sang năm 2005 tình hình đã có chuyển biến tốt hơn, số vốn điều
chuyển đã giảm xuống chỉ còn 35.634 triệu đồng. Đến năm 2006, con số này đã
giảm chỉ còn 11.414 triệu đồng. Đây là điều đáng mừng vì như vậy chứng tỏ
ngân hàng đã ngày càng có những biện pháp tốt hơn để nâng cao khả năng huy
động của mình.
4.1.3 Tổng nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động được tại ngân
hàng và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Để thấy rõ hơn tổng nguồn vốn
của ngân hàng qua các năm ta sẽ đi sâu vào tỷ trọng của từng khoản mục trong
tổng nguồn vốn.
Dựa vào hình 2 ta thấy tổng cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm.
Vốn điều chuyển giảm xuống qua các năm trong khi vốn huy động lại không
ngừng tăng lên. Mặc dù vẫn còn phải sử dụng lượng vốn điều chuyển từ ngân
hàng cấp trên xuống nhưng xu hướng chuyển biến chung của nguồn vốn rất khả
quan, số lượng cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển và phát hành giấy tờ có
giá dần được thay thế bằng vốn huy động từ tiền gửi. Từ đó làm cho cơ cấu
- 35 -
nguồn vốn của ngân hàng ngày càng hợp lý hơn và ngân hàng ngày càng hoạt
động hiệu quả hơn.
Năm 2004
63,25%
36,75%
Năm 2005
79,58%
20,42%
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Năm 2006
93,01%
6,99%
Hình 2: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2004 - 2006
- 36 -
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng là một
ngân hàng thương mại hoạt động cho vay trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhưng
trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ gia đình.
Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Năm
2004 2005 2006 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1) Tổng doanh số cho vay 109.619 100 162.761 100 151.698 100
Hộ gia đình 92.797 84,65 137.545 84,51 116.303 76,67
Khác 16.822 15,35 25.216 15,49 35.395 23,33
2) Tổng doanh số thu nợ 61.013 100 115.965 100 145.643 100
Hộ gia đình 46.406 76,06 93.200 80,37 112.849 77,48
Khác 14.607 23,94 22.765 19,63 32.794 22,52
3) Tổng dư nợ 86.151 100 132.947 100 139.002 100
Hộ gia đình 80.035 92,90 124.380 93,56 127.834 91,97
Khác 6.116 7,10 8.567 6,44 11.168 8,03
4) Nợ quá hạn 130 100 153 100 370 100
Hộ gia đình 130 100 153 100 370 100
Khác 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)
Dựa vào số liệu ở bảng 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay của ngân
hàng có khoảng 80% là cho vay hộ gia đình. Con số này có sự thay đổi qua các
năm tuy nhiên nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân
hàng. Doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn cũng tương tự luôn chiếm tỷ trọng
rất cao. Từ đó cho thấy hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cho vay hộ gia đình.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2006.
Trong những năm qua, sự phát triển các thành tựu kinh tế của tỉnh Cần
Thơ nói chung và Quận Cái Răng nói riêng ngày một đi lên. Tuy nhiên, cũng có
vấn đề nảy sinh đó là sự thiếu hụt vốn diễn ra ngày một nhiều. Thực tế nhu cầu
vốn ở nông thôn trong quận ngày một tăng, trong khi đó nguồn vốn tự có của các
ngân hàng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế của khu vực, riêng
- 37 -
ngành sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, chăm sóc ruộng vườn đang là nhu cầu cần thiết.
Do đa số người dân trên địa bàn sống bằng nghề nông nên ngân hàng
Quận Cái Răng chủ yếu tập trung cho vay hộ nông dân, mà thời hạn cho vay chỉ
là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa có cho vay dài hạn). Tùy từng
trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể cho vay khoảng từ 50% - 70% tổng chi
phí thực hiện dự án sản xuất kinh doanh hay nhu cầu vốn phục vụ cho đời sống
của dân cư. Để biết rõ tình hình kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng
qua các năm, chúng ta hãy xem xét tình hình sử dụng vốn.
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp,
xây dựng và đổi mới bộ mặt nông thôn NHN0 & PTNT đã triển khai thực hiện có
kết quả công tác cho vay trực tiếp đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ sản
xuất và cá nhân…kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, doanh số cho vay
của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn
hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tình hình phát sinh
doanh số cho vay tại ngân hàng biểu hiện như sau:
4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn.
Dựa vào bảng 4 ta có doanh số cho vay của ngân hàng năm 2004 là
92.797 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 62.714 triệu đồng chiếm khoảng
67,58% tổng doanh số cho vay còn cho vay trung hạn chỉ có 30.083 triệu đồng
chiếm khoảng 32,42% tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Như vậy cho thấy cho
vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm khá lớn.
Bảng 4: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY
ĐVT: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 62.714 105.218 91.418 42.504 67,77 -13.800 -13,12
2. Trung hạn 30.083 32.327 24.885 2.244 7,46 -7.442 -23,02
Tổng cộng 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)
- 38 -
Sang năm 2005 doanh số cho vay đã tăng lên đạt 137.545 triệu đồng, tăng
hơn so với năm 2004 là 42.504 triệu đồng, tốc độ tăng là 67,77% so với năm
2004. Điều này cho thấy nhu cầu vốn để sản xuất của người dân ngày càng cao.
Đối với cho vay ngắn hạn, doanh số lĩnh vực này vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt
105.218 triệu đồng (khoảng 76,50%) trong khi tỷ trọng từ cho vay trung hạn
giảm xuống còn khoảng 23,50%. Mặc dù vậy so với năm 2004 cả cho vay ngắn
hạn và trung hạn đều gia tăng. Năm 2006 lại có sự giảm dần trong tổng doanh số
cho vay chỉ đạt 116.303 triệu đồng, giảm 21.242 triệu đồng với tốc độ giảm
xuống là 15,44%. Sự giảm xuống này là do tình hình huy động vốn có giảm
xuống nhưng không đáng kể đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay.
Dựa vào hình 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn
của bà con nông dân chủ yếu là để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời, mục đích xin
vay là để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu…
Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn người dân cũng có nhu cầu vay vốn
trung hạn nhằm thực hiện các phương án kinh doanh như đầu tư cải tạo đồng
ruộng, làm thủy lợi nhỏ, đắp bờ bao, đầu tư cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái...
Vì vậy mà nhu cầu vốn cho vay trung hạn cũng chiếm một vị trí trong tổng doanh
số cho vay. Tuy nhiên, cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều
so với cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Ngân hàng chưa
thực sự chú trọng đến cho vay trung hạn là vì cho vay trung hạn có tỷ lệ rủi ro
cao hơn nhưng mặt khác tiền lãi thu được lại cao hơn cho vay ngắn hạn. Trong
những năm tới chúng ta cần phải có những biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi trung
và dài hạn vì điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể dùng số tiền này cho
vay trung hạn nhiều hơn.
- 39 -
Năm 2004
67,58%
32,42%
Năm 2005
76,50%
23,50%
Ngắn hạn
Trung hạn
Năm 2006
78,60%
21,40%
Hình 3: Tỷ trọng doanh số cho vay hộ gia đình từ năm 2004 - 2006
Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích các khoản mục cho vay của ngân hàng
để thấy được tỷ trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng doanh số cho vay.
- 40 -
4.3.1.2 Doanh số cho vay phân theo đối tượng:
Thực tiễn cho thấy, tín dụng hộ gia đình đã thực sự đáp ứng được nhu cầu
vốn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn Quận Cái Răng. Kết quả cho vay
hộ gia đình đạt được tiến bộ rất đáng kể.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH THEO ĐỐI TƯỢNG
ĐVT: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Cải tạo vườn 23.440 29.366 24.379 5.926 25,28 -4.987 -16,98
2. Chăn nuôi 1.463 4.608 10.122 3.145 214,97 5.514 119,66
3. Mua máy nông nghiệp 361 0 40 -361 -100 40 X
4. Mua bán nhỏ 24.088 45.333 46.951 21.245 88,20 1.618 3,57
5. Xây dựng, sửa chữa nhà 43.445 58.238 34.811 14.793 34,05 -23.427 -40,23
Tổng cộng 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)
Cho vay cải tạo vườn:
Do đất đai ở đây màu mỡ nên số lượng vốn vay ở đây luôn chiếm tỷ trọng
khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho
vay ngắn hạn đối với cải tạo vườn là 23.440 triệu đồng chiếm 25,26% tổng doanh
số cho vay hộ gia đình. Sang đến năm 2005 con số này đã gia tăng lên đạt 29.366
triệu đồng, tăng 5.926 triệu đồng, tốc độ tăng 26,28%. Năm 2004 và 2005 người
dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên doanh thu
hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống của người dân. Từ đó, người dân tích
cực trồng trọt, cải tạo vườn và đòi hỏi phải có vốn, vì thế họ đã tìm đến ngân
hàng để vay vốn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng trong hai năm 2005
tăng lên. Đến năm 2006 cho vay cải tạo vườn có sự giảm sút tương đối đạt
24.379 triệu đồng, giảm 4.987 triệu đồng tức khoảng 16,98%. Tình hình cho vay
cải tạo vườn có chiều hướng giảm tương đối là do lĩnh vực trồng trọt không tạo
ra nhiều lợi nhuận cho người nông dân bằng những lĩnh vực khác nên nhiều
người dân đã chuyển đổi sang những lĩnh vực khác làm cho doanh số cho vay cải
tạo vườn có sự giảm sút tương đối. Ngoài ra một phần diện tích đất nông nghiệp
- 41 -
bị thu hồi phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, phát triển đô thị của thành
phố. Do đó, cho vay lĩnh vực trồng trọt trong những năm vừa qua giảm.
Cho vay chăn nuôi:
Dựa vào bảng số liệu ta có được doanh số cho vay chăn nuôi của ngân
hàng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2004 doanh số cho vay đạt 1.463
triệu đồng chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,58%, đến năm 2005 doanh số cho vay
tăng lên đạt 4.608 triệu đồng tăng 3.145 triệu đồng tốc độ tăng là 214,97%, sang
đến năm 2006 con số này là 10.122 triệu đồng, tăng 5.514 triệu đồng tốc độ tăng
đạt 119,66%. Chăn nuôi có sự gia tăng đáng kể qua các năm, tỷ trọng chăn nuôi
trong tổng doanh số cho vay gia tăng qua các năm. Mặc dù năm 2005 vẫn còn
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng doanh số cho vay chăn nuôi vẫn tăng
cao do người dân đã chuyển sang nuôi các loại cá như: cá trê vàng lai, cá tra, cá
basa,… Đến năm 2006 nông dân đã có nhiều kinh nghiệm hơn đối với các loại
dịch bệnh kết hợp với sự tham gia của đội ngũ cán bộ thú y nên đã mở rộng cho
vay đối với lĩnh vực này làm cho doanh số cho vay chăn nuôi tiếp tục tăng.
Doanh số cho vay chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số
cho vay hộ gia đình. Do người dân còn chăn nuôi với quy mô nhỏ, chưa có trình
độ kỹ thuật cũng như vốn để chăn nuôi với quy mô lớn. Doanh số cho vay chăn
nuôi của ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng hỗ trợ
nhiều hơn cho hoạt động chăn nuôi thông qua vốn kết hợp với thẩm định các dự
án khả thi.
Cho vay mua máy nông nghiệp:
Doanh số cho vay mua máy nông nghiệp có sự biến động rất lớn qua các
năm. Cụ thể, năm 2004 cho vay để mua máy móc nông nghiệp là 361 triệu đồng
chiếm 1,2% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 không hộ dân nào đi vay
để mua máy móc sử dụng cho nông nghiệp. Do nhu cầu mua máy móc nông
nghiệp đã ổn định, người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu
dài hơn. Hơn nữa máy móc nông nghiệp khi mua về thời gian sử dụng rất dài, có
thể là 2-5 năm hoặc hơn nữa, do đó khi những hộ nông dân đi vay tiền mua máy
móc nông nghiệp thì thời gian lâu sau họ mới có thể trở lại vay ngân hàng với
mục đích đó. Năm 2006 cho vay mua máy nông nghiệp tăng nhưng không cao
đạt 40 triệu đồng chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay trung hạn
- 42 -
năm 2006 chỉ có 0,15%. Sự tăng lên này là do một số hộ trước đây chưa biết đến
khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng khi nhìn thấy các bà con nông dân trong vùng
sử dụng kỹ thuật mới thì họ đã thay đổi cách nghĩ. Họ đã biết tận dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhằm làm giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí,
nâng cao năng suất thu hoạch. Vì vậy các hộ này đến ngân hàng xin hỗ trợ thêm
vốn nhằm thực hiện dự án của mình do đó làm cho doanh số cho vay đối tượng
này tăng lên vào năm 2006.
Cho vay mua bán nhỏ:
Bên cạnh cho vay nông nghiệp thì cho vay mua bán nhỏ cũng luôn chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Do Quận Cái Răng có
chợ nổi nên phần lớn các hộ dân tại đây vay vốn ngân hàng để mua bán nhỏ
nhằm thực hiện buôn bán trên sông như: bán thuốc, sữa, máy móc, tivi... Năm
2004 doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ kinh doanh mua bán nhỏ này là
24.088 triệu đồng chiếm 25,96% trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Đến
năm 2005 con số này tăng lên thành 45.333 triệu đồng chiếm 32,96% tăng
21.245 triệu đồng tốc độ tăng khoảng 88,20%. Năm 2006 doanh số cho vay trong
lĩnh vực này tiếp tục gia tăng đạt 46.951 triệu đồng tăng 1.618 triệu đồng tốc độ
tăng là 3,57%. Định hướng phát triển của nước ta là tập trung đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang
hướng công nghiệp và dịch vụ theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và quyết định
số 210/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nghị quyết này đã góp phần
thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, từ đó người dân có khuynh
hướng chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng
cho thấy sự phát triển của các thành phần kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn
mà NHN0 & PTNT Quận Cái Răng cần chú trọng khai thác hơn nữa. So với nhịp
độ phát triển của Quận Cái Răng trong những năm tới doanh số này sẽ còn tăng
cao hơn nữa. Do đó chi nhánh cần có những biện pháp hiệu quả để thu hút nhằm
đạt được kết quả cao.
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà:
Doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng có sự biến động qua các năm.
Năm 2004 doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà là 43.445 triệu đồng
chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay khoảng 46,82%. Năm 2005 doanh số
- 43 -
cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tiếp tục tăng đạt 58.238 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 42,34%, tăng 14.793 triệu đồng tốc độ tăng đạt 34,05%. Mức sống người
dân càng cao thì nhu cầu ăn ở đi lại càng nhiều, hơn nữa Cái Răng là một trong 4
quận của thành phố Cần Thơ-thành phố trực thuộc trung ương do đó việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở càng cao và còn nhiều nhu cầu khác phát sinh nữa.
Mặt khác huyện Châu Thành có sự chia tách thành Quận Cái Răng và huyện
Châu Thành, làm cho nhiều nhà dân được giải tỏa đền bù, sẵn có việc đền bù giải
tỏa này nhiều hộ dân đã vay tiền để xây dựng và sửa chữa nhà do đó doanh số
cho vay trong hai năm tăng lên. Đến năm 2006 doanh số cho vay này có chiều
hướng giảm xuống chỉ đạt 34.811 triệu đồng, giảm 23.427 triệu đồng tức giảm
khoảng 40,23%. Sự giảm sút này là do nhu cầu vay vốn của người dân trong lĩnh
vực này đã không còn nhiều. Đa số các hộ dân đã được “an cư” nên họ đã chuyển
sang “lạc nghiệp” thực hiện các phương thức kinh doanh do đó doanh số cho vay
của đối tượng này giảm xuống.
Tóm lại:
Dựa vào doanh số cho vay theo thời hạn có thể thấy được tỷ trọng cho vay
ngắn hạn luôn chiếm rất cao trong tổng doanh số cho vay, còn cho vay dài hạn
ngân hàng lại chưa đáp ứng được. Đây là điều còn hạn chế ở ngân hàng. Trong
những năm tới chúng ta cần nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lên vì
như vậy mới thỏa mãn được nhu cầu thực tế của người dân.
4.3.1.3 Doanh số cho vay theo phường:
NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng chuyên cho vay các đối
tượng là nông dân, hộ sản xuất nhỏ, lẻ…Mạng lưới của ngân hàng trải khắp 7
phường trong Quận Cái Răng. Mỗi phường sẽ có một cán bộ tín dụng phụ trách
về công tác nắm thông tin từng đối tượng, hướng dẫn bà con cách vay tiền, lập hồ
sơ vay, quản lý nợ vay, đôn đốc người dân trả nợ vay đúng hạn…
Do đó để tìm hiểu chính xác hơn về công tác cho vay đối với hộ gia đình
ta sẽ xem xét thêm công tác cho vay này ở từng địa bàn cụ thể, qua đó sẽ cho ta
biết được phường nào có doanh số cho vay hộ gia đình cao nhất cần được phát
huy và phường nào còn hạn chế trong công tác cho vay để có hướng khắc phục.
- 44 -
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO PHƯỜNG
ĐVT: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Phường Ba Láng 4.714 14.165 12.539 9.451 200,49 -1.626 -11,48
Phường Hưng Phú 4.547 21.370 21.360 16.823 369,98 -10 -0,05
Phường Hưng Thạnh 2.374 6.929 8.840 4.555 191,87 1.911 27,58
Phường Lê Bình 36.341 42.498 20.399 6.157 16,94 -22.099 -52,00
Phường Phú Thứ 23.758 21.922 28.418 -1.836 -7,73 6.496 29,63
Phường Tân Phú 11.890 22.896 16.904 11.006 92,57 -5.992 -26,17
Phường Thường Thạnh 9.173 7.765 7.843 -1.408 -15,35 78 1,00
Tổng cho vay 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)
Doanh số cho vay hộ gia đình theo phường cũng có sự biến động đáng kể
qua các năm. Cụ thể như sau:
+ Doanh số cho vay hộ gia đình tại phường Ba Láng năm 2004 là 4.714
triệu đồng chiếm khoảng 5,08% tổng doanh số cho vay hộ gia đình của ngân
hàng trong năm này. Năm 2005 con số này đã gia tăng mạnh đạt 14.165 triệu
đồng, chiếm 10,3% tổng doanh số cho vay hộ gia đình, tăng 9.451 triệu đồng so
với năm 2004, tốc độ tăng là 200,49%, một con số rất lớn. Có sự gia tăng như
vậy là do phường Ba Láng nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông, nằm trên quốc
lộ, nên công tác thẩm định cho vay diễn ra rất dễ dàng. Mặt khác đây còn là
phường tập trung nhiều hộ mua bán sản xuất nhỏ do đó năm 2005 có sự tăng
mạnh doanh số cho vay đối với các hộ này. Đến năm 2006 thì doanh số cho vay
hộ gia đình tại phường này có sự giảm sút chỉ đạt 12.539 triệu đồng, chiếm
10,78%, giảm 1.626 triệu đồng tức khoảng 11,48%. Có điều này là do người dân
vẫn còn vay tiền để thực hiện việc kinh doanh mua bán nhỏ nhưng không còn
nhiều như hai năm trước nữa.
+ Đối với phường Hưng Phú thì trong hai năm 2004, 2005 cũng có sự tăng
trưởng mạnh. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay chỉ đạt 4.547 triệu đồng, chiếm
khoảng 4,9% tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2005 con số này đã tăng vọt
lên đạt 21.370 triệu đồng, chiếm 15,54%, tăng 16.823 triệu đồng, tốc độ tăng là
369,98%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh như vậy là do đa số bà con tại
phường này sống bằng nghề mua bán nhỏ mà trong hai năm này lại là năm có sự
- 45 -
tham gia ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế phi nông nghiệp. Sang năm
2006 cho vay hộ gia đình tại phường Hưng Phú có sự giảm sút chỉ đạt 21.360
triệu đồng, giảm 10 triệu đồng, tốc độ giảm là 0,05%.
+ Phường Hưng Thạnh có sự gia tăng về doanh số cho vay qua các năm.
Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay tại phường này là 2.374 triệu đồng, đến năm
2005 doanh số đã tăng lên đạt 6.929 triệu đồng, tăng 4.555 triệu đồng, tốc độ
tăng 191,87%, năm 2006 con số này đã tăng lên thành 8.840 triệu đồng, tăng
1.911 triệu đồng, tốc độ tăng 27,58%. Có sự tăng lên này là do phường Hưng
Thạnh là một phường có đa số diện tích là đất nông nghiệp, mà trong những năm
này lại có sự gia tăng mạnh của việc vay vốn để thực hiện chăn nuôi, mở rộng
chuồng trại, cải tạo vườn cũng trồng trọt chăm sóc vườn.
+ Phường Lê Bình: đây là phường thường xuyên chiếm tỷ trọng doanh số
cho vay cao trong tổng cơ cấu doanh số cho vay của Quận Cái Răng. Năm 2004
doanh số cho vay của phường này là 36.341 triệu đồng, chiếm 39,16% tổng
doanh số cho vay. Sang năm 2005 doanh số này đã gia tăng đạt 42.498 triệu
đồng, vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao là 30,90%, tăng 6.157 triệu đồng, tốc độ tăng là
16,94%. Đến năm 2006 con số này lại có sự sụt giảm chỉ đạt 20.399 triệu đồng,
giảm 22.099 triệu đồng, tốc độ giảm là 52%. Nguyên nhân là do phường Lê Bình
là phường trung tâm của Quận Cái Răng, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh do đó doanh số cho vay đối với các hộ này luôn cao. Tuy nhiên năm 2006
có sự giảm sút là do các hộ mua bán nhỏ ở đây đã dần đi vào ổn định nên không
còn vay nhiều như trước nữa.
+ Phường Phú Thứ cũng là phường có diện tích dưới chân cầu Quang
Trung. Năm 2004 doanh số cho vay của phường Phú Thứ là 23.758 triệu đồng,
chiếm đến 25,60% tổng doanh số cho vay của quận. Năm 2005 doanh số cho vay
giảm đạt 21.922 triệu đồng, giảm 1.836 triệu đồng, tốc độ giảm 7,73%. Đến năm
2006 thì doanh số lại có sự gia tăng đạt 28.418 triệu đồng, tăng lên 6.496 triệu
đồng, tốc độ tăng 29,63%. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do đây là phường
chuyên sản xuất nông nghiệp nên phần lớn là vay để thực hiện chăn nuôi, chăm
sóc vườn. Tuy nhiên năm 2005 lại là năm có nhiều thiên tai, dịch bệnh nên phần
nào hạn chế người dân đến vay. Đến năm 2006 thì tình hình có thay đổi do một
số hộ ở đây đã bắt đầu vay vốn tại ngân hàng để sản xuất mua bán nhỏ.
- 46 -
+ Phường Tân Phú cũng có những thay đổi qua các năm. Năm 2004 doanh
số cho vay toàn phường là 11.890 triệu đồng, chiếm khoảng 12,81% tổng doanh
số cho vay toàn quận. Năm 2005 doanh số cho vay tăng lên đạt 22.896 triệu
đồng, chiếm 16,65%, tăng 11.006 triệu đồng, tốc độ tăng là 92,57%. Đến năm
2006 con số này đạt 16.904 triệu đồng, chiếm 14,53%, giảm 5.992 triệu đồng, tốc
độ giảm là 26,17%. Nguyên nhân là do đa số bà con ở đây sống bằng nông
nghiệp, họ đa số vay vốn để thực hiện chăm sóc vườn và chăn nuôi do vậy doanh
số cho vay năm 2005 tăng lên. Tuy nhiên bước sang năm 2006 thì do một số hộ
này làm ăn hiệu quả nên họ không còn vay vốn tại ngân hàng nữa làm cho doanh
số giảm đi tương đối.
+ Doanh số cho vay phường Thường Thạnh năm 2004 là 9.173 triệu đồng,
chiếm khoảng 9,89% tổng doanh số cho vay của toàn quận. Năm 2005 doanh số
cho vay giảm xuống chỉ đạt 7.765 triệu đồng, giảm 1.408 triệu đồng, tốc độ giảm
là 15,35%. Đến năm 2006 thì có sự gia tăng trở lại của doanh số cho vay đạt
7.843 triệu đồng, tăng 78 triệu đồng, tốc độ tăng là 1%. Nguyên nhân là do đa số
người dân sống bằng nghề nông, năm 2005 người dân làm ăn có hiệu quả nên
không vay thêm của ngân hàng làm cho doanh số cho vay giảm xuống.
Tóm lại:
Doanh số cho vay hộ gia đình theo phường của ngân hàng tăng giảm
không đều qua các năm.
4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu được từ nợ trong hạn, bao
gồm doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm
trước chuyển sang.
Ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên doanh số thu nợ là một
vấn đề rất được quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được hiệu quả
của món vay, đánh giá khách hàng để có thể cho vay vốn, biết được tình hình
quản lý vốn của ngân hàng…Do đó công tác thu nợ là một việc hết sức quan
trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng.
- 47 -
4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn.
Bảng 7: TỔNG DOANH SỐ THU NỢ
ĐVT: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 34.440 76.078 92.689 41.638 120,90 16.611 21,83
2. Trung hạn 11.966 17.122 20.160 5.156 43,09 3.038 17,74
Tổng cộng 46.406 93.200 112.849 46.794 100,84 19.649 21,08
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)
Doanh số thu nợ đối với hộ gia đình có sự gia tăng qua các năm. Cả thu nợ
ngắn hạn và thu nợ trung hạn đều có sự gia tăng. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu
nợ hộ gia đình là 46.406 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn hộ gia đình là
34.440 triệu đồng, còn thu nợ trung hạn là 11.966 triệu đồng.
Năm 2005 doanh số thu nợ có sự gia tăng đạt 93.200 triệu đồng, tăng
46.794 triệu đồng, tốc độ tăng là 100,84%. Trong năm này thu nợ ngắn hạn hộ
gia đình là 76.078 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 41.638 triệu đồng. Riêng
thu nợ trung hạn hộ gia đình cũng có sự gia tăng đạt 17.122 triệu đồng.
Năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục gia tăng đạt 112.849 triệu đồng, tăng
19.649 triệu đồng, tốc độ tăng là 21,08%. Dư nợ ngắn hạn và trung hạn hộ gia
đình cũng có sự gia tăng.
Sự tăng lên của doanh số thu nợ qua các năm là do ngân hàng hoạt động
ngày càng hiệu quả hơn, người dân ngày càng ý thức hơn trong việc trả nợ gốc và
lãi đúng hạn. Các khoản thu nông nghiệp biến động theo chiều hướng tăng, với
đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn được
thực hiện một cách triệt để, bên cạnh đó yếu tố môi trường cũng tác động đáng
kể. Những yếu tố trên gián tiếp tác động đến công tác thu nợ của ngân hàng làm
ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng.pdf