Định hướng phát triển của Đông Á Vĩnh Long là hướng đến một tập đoàn tài chính vững mạnh, Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam. Đối với các tổ chức kinh tế Ngân hàng hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là lượng khách hàng tiềm năng rất lớn trong tương lai. Thành phần này mặc dù có mức vay nhỏ nhưng có rất nhiều đối tượng để lựa chọn. Ngân hàng có thể phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần này đạt 620.857 triệu đồng tăng 158.725 triệu đồng, tương ứng tăng 34,30% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm tỷ trọng 85,76% trên tổng doanh số cho vay. Đến năm 2007 doanh số này đạt 1.075.324 triệu đồng tăng 454.467 triệu đồng, tương ứng tăng 73.20% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tăng cường tiếp thị mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có thể nói trong thời gian này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nên nhận được sự ưu ái đầu tư của ngân hàng. Vì với mức vốn tự có tham gia càng nhiều cho nên họ quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó ngân hàng cho vay đối với thành phần này nhiều dẫn đến doanh số cho vay liên tục tăng tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân cũng được ngân hàng chú ý vì cho vay đối với đối tượng này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được vay với điều kiện giá trị tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một trong những ngân hàng tốt nhất Việt nam và đến năm 2015, Đông Á sẽ trở thành một tập đoàn tài chính mạnh của Việt nam.
Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng cũng đặt ra những mục tiêu hoạt động cho năm 2008: phấn đấu tăng tổng tài sản gấp đôi từ hơn 20.000 tỷ đồng lên hơn 40.000 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới Chi nhánh/ Phòng giao dịch từ hơn 100 lên 200 điểm, phấn đấu đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế 1.000 tỷ đồng.
Thế mạnh nổi bật của Đông Á chính là sản phẩm Thẻ Đa Năng với các tiện ích phù hợp với cuộc sống hiện đại: rút tiền, chuyển khoản, chi lương, mua thẻ cào, thanh toán qua POS, thanh toán tự động. Đặc biệt, sản phẩm Thẻ tổng hợp Từ và chíp với nhiều tính năng ưu việt và bảo mật hơn, cho phép lưu trữ nhiều loại thông tin khác nhau như hồ sơ cá nhân, sổ khám bệnh, bảo hiểm", chiếc thẻ gần như là chiếc "ví điện tử", rất phù hợp cho cuộc sống hiện đại. Cũng theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, phát biểu: "Chiến lược quan trọng nhất của ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay là mang dịch vụ đến với mọi người một cách thuận tiện nhất. Thời gian qua, chính nhờ nỗ lực không ngừng và sự ủng hộ của khách hàng, con thuyền Đông Á đang đi đúng hướng đó".
3.4.2. Phương hướng hoạt động.
- Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cấp một số chi nhánh trong hệ thống.
- Tiếp tục quá trình tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng.
- Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thu hút và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngân hàng.
- Tiếp tục hoàn chỉnh về công nghệ, nâng cấp hệ thống corebanking (phần mền quản lý mới), cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng.
- Phát huy hoạt động của các kênh giao dịch ngân hàng tự động, ngân hàng điện tử.
- Xây dựng trung tâm dự phòng, khắc phục thảm hoạ, đảm bảo hoạt động ngân hàng không bị gián đoạn khi có sự cố xảy ra.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Chương4:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH VĨNH LONG
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng qua ba năm 2005 -2007.
Bảng 2. Tình hình nguồn vốn qua ba năm 2005 – 2007
Đvt: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
* Vốn huy động
44.110
721.244
1.177.271
1.535,10
677.134
63,23
456.027
+Tiền gởi các TCKT
19.384
119.028
250.583
514,05
99.644
110,52
131.555
- Không kỳ hạn
9.384
31.064
75.791
231,03
21.680
143,98
44.727
- Kỳ hạn
10.000
87.964
174.792
779,64
77.964
98,71
86.828
+Tiền gởi tiết kiệm
24.196
575.007
878.615
2.276,45
550.811
52,80
303.608
- Không kỳ hạn
3.296
17.576
16.490
433,25
14.280
-6,18
-1.086
- Kỳ hạn
20.900
557.431
862.125
2.567,13
536.531
54,66
304.694
+Tiền gởi các TCTD
530
27.209
48.073
5.033,77
26.679
76,68
20.864
* Vốn điều chuyển
1.142.348
686.436
509.893
-39.91
-455.912
-25,72
-176.543
Tổng
1.186.458
1.407.680
1.687.164
18,65
221.222
19,85
279.484
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4. Cơ cấu nguồn vốn qua ba năm 2005 – 2007.
Chú thích:TCKT: Tổ chức kinh tế.TCTD: Tổ chức tín dụng
Bản chất của hoạt động Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn, do đó nguồn vốn cho hoạt động của Ngân Hàng là một vấn đề được lãnh đạo Ngân Hàng quan tâm hàng đầu. Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của Ngân Hàng và thấy được xu thế biến động của nó từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn.
Cũng như các Ngân hàng Thương Mại khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó Ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên chi nhánh càng hạn chế được vốn điều chuyển càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
Từ bảng số liệu cho ta thấy, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng liên tục tăng nhưng với tốc độ không ổn định qua các năm. Năm 2005 đạt 1.186.458 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động được chỉ có 44.110 triệu đồng chiếm 4% trên tổng nguồn vốn trong khi nguồn vốn điều chuyển đạt đến 1.142.348 triệu đồng chiếm đến 96% tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Nguyên nhân là do trong năm 2005 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long mới đi vào hoạt động cho nên tình hình huy động vốn trong năm không được thuận lợi do phải cạnh tranh với các Ngân hàng địa phương có mặt rất lâu trên địa bàn như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển, Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín. Bên cạnh đó, hình ảnh Đông Á Vĩnh Long chưa tạo được niềm tin cho người gởi tiền nên nguồn vốn huy động được trong năm là rất thấp trong khi nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân lại rất cao cho nên lượng vốn điều chuyển về là rất lớn để nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn cấp thiết của người dân. Đến năm 2006 nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên 1.407.680 triệu đồng tăng 221.222 triệu đồng, tương ứng tăng 18.65% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó nguồn vốn huy động được của Chi nhánh tăng lên đột biến đạt doanh số 721.244 triệu đồng tăng 677.134 triệu đồng tương đương tăng 1.535% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 51% trên tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Đến cuối năm 2007 tình hình hình huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục được cải thiện. Doanh số huy động được tiếp tục tăng và đạt 1.177.271 triệu đồng chiếm đến 70% trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tức là tăng hơn 456.026 triệu đồng tương đương 63,23% so với cùng kỳ năm 2006. Trong khi đó lượng vốn điều chuyển đến trong năm được giảm xuống đáng kể chỉ còn 509.893 triệu đồng chiếm khoảng 30% trên tổng nguồn vốn, giảm được 176.543 triệu đồng, tương ứng giảm 25,72% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công tác huy động vốn để cho vay của Ngân hàng trong việc giảm dần tỷ trọng vốn điều chuyển đến từ hội sở chính thay vào đó bằng nguồn vốn tự huy động được tại địa phương với lãi suất thấp hơn. Để đạt được những kết quả trên nguyên nhân do chi nhánh đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách tiếp thị sản phẩm tiện ích, chương trình gửi tiền rút thăm trúng vàng rất có giá trị trong toàn hệ thống với nhiều giải thưởng có trị giá hấp dẫn khác. Đặc biệt trong năm 2006 Ngân hàng đã liên tiếp khai trương thêm 03 phòng giao dịch trực thuộc có nhiều ưu đãi cho khách hàng. Ngoài ra vào đầu năm 2007 chi nhánh Vĩnh Long đã mạnh dạn đưa chính sách lãi suất linh hoạt đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khách hàng lãnh lãi theo kỳ hạn thực gửi. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua do lực lượng nhân viên tương đối mỏng cho nên Ngân hàng vẫn chưa phân loại được từng nhóm khách hàng mục tiêu, khả năng nguồn tiền gởi và chính sách chăm sóc từng đối tượng khách hàng chưa được Ngân hàng đặc biệt quan tâm.
4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua ba năm 2005-2007.
4.2.1. Đánh giá chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long.
Tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Mặc dù các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang có hướng chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng để cho hoạt động thanh toán, dịch vụ phát triển, hướng tới một ngân hàng đa năng hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là sản phẩm truyền thống cho hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay. Do đó, hiệu quả hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 3. Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long.
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh số cho vay
538.440
795.125
1.397.337
256.685
47,67
602.211
75,74
Doanh số thu nợ
473.397
686.639
1.129.131
213.242
45,05
442.491
64,44
Dư nợ
209.816
268.302
536.508
58.486
27,87
268.206
99,96
Nợ quá hạn
630
1.734
1.103
174,97
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Nhằm đa dạng hoá tối đa khách hàng vay vốn của mình, Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long luôn mở rộng cho vay với nhiều hình thức khác nhau để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro.
Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ bảng số liệu có thể thấy rõ doanh số cho vay của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay đạt 795.125 triệu đồng tăng 256.685 triệu đồng, tương ứng tăng 47,67% so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2006 doanh số này tiếp tục tăng trưởng cao và đạt 1.397.337 triệu đồng tăng 602.211 triệu đồng, tương ứng tăng 75,74% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm qua Vĩnh Long đã đề ra những chính sách cải thiện môi trường đầu tư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Do đó, nhu cầu về vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh, nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh là rất cao, cho nên doanh số cho vay cũng liên tục tăng cao.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ.
Nhìn chung cùng với sự tăng trưởng nhanh của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long qua ba năm cũng tăng tương ứng. Cụ thể, năm 2006 doanh số này đạt 686.639 triệu đồng tăng 213.242 triệu đồng, tương ứng tăng 45,05% so với năm 2006. Đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ của chi nhánh tiếp tục tăng nhanh và đạt 1.129.131 triệu đồng tăng 442.491 triệu đồng, tương ứng tăng 64,44% so với năm 2006. Doanh số thu nợ liên tục tăng thể hiện rõ công tác thu nợ đạt được kết quả tốt, vốn vay được luân chuyển nhanh, chi nhánh có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Đặc biệt trong những năm qua Vĩnh Long cũng như các cơ quan nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Chính sách, thủ tục kinh doanh thông thoáng hơn vì vậy đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, hầu hết khách hàng vay vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào. Khi thu hồi được vốn sẽ trả lại cho Ngân hàng, đến chu kỳ tiếp theo lại vay Ngân hàng tiếp. Do đó doanh số thu nợ trong năm phát sinh là rất lớn.
4.2.1.3 Tình hình dư nợ.
Đây là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong từng thời gian nhất định. Dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của Đông Á Vĩnh Long liên tục tăng. Tốc độ tăng luôn ở mức ổn định chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được củng cố và ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động bất thường của nền kinh tế. Cụ thể năm 2006 dư nợ của chi nhánh đạt 268.302 triệu đồng tăng 58.486 triệu đồng, tương ứng tăng 27,87% so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 chỉ tiêu này đạt 536.508 triệu đồng, tương ứng tăng 99,96% với với năm 2006. Để đạt được mức dư nợ cao qua các năm cho thấy sự cố gắng của tất cả cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã luôn nỗ lực trong công tác tiếp thị mở rộng thị trường, đưa hình ảnh Đông Á Vĩnh Long đến với từng khách hàng. Chính vì thế dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng nhanh về số lượng.
4.2.1.4 Nợ quá hạn.
Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn, khách hàng đến Ngân hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhưng do những biến động bất thường của thị trường không thể tránh khỏi, hoạt do thiên tai dịch bệnh, sự thay đổi của chính sách Nhà nước đã ảnh hưởng đến việc hoàn trả món vay đúng hạn cho Ngân hàng. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2005 ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long không có tình trạng nợ quá hạn là do Ngân hàng mới đi vào hoạt động ổn định vào năm 2005 cho nên các món vay của ngân hàng được thẩm định kỹ lưỡng, chọn lựa khách hàng mục tiêu để tránh bị lỗ. Hơn nữa các món vay trong năm phần lớn là vay ngắn hạn được cán bộ tín dụng bám sát từng món vay đôn đốc nhắc nhở thường xuyên khách hàng trả nợ khi đến hạn, còn các món vay trung dài dạn trong năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ và hầu như chưa đến thời gian đáo hạn. Tính đến cuối năm 2007 tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng là 1.734 triệu đồng tăng 1.103 triệu đồng, tương ứng tăng 174,97% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do các khản cho vay cán bộ công nhân viên của năm trước để lại. Ngoài ra trong năm 2007, do điều kiện kinh doanh không thuận lợi, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt, thép, phân bón liên tục biến động đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu của các đơn vị sản xuất. Do đó nó đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao. Và nợ quá hạn tăng cao một phần là do việc cải tạo vườn không hiệu quả, kinh tế tạm thời khó khăn, các công trình thi công của các đơn vị chưa có nguồn thanh toán, do xà lan của khách hàng không có nguồn hoạt động nên làm nợ quá hạn phát sinh. (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng quý 3 năm 2007).(3)
4.2. 2. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long qua ba năm 2005 – 2007.
Hình 5. Doanh số cho vay ngắn hạn tại Đông Á Vĩnh Long.
Trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Vĩnh Long nói riêng, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn do nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp cũng như cho việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên. Đặc biệt là đa phần người dân trồng trọt, chăn nuôi ngắn hạn, cần vốn để đầu tư con giống trong năm nhiều hơn là khoản vay trung và dài hạn. Chính vì thế, nhu cầu tín dụng ngắn hạn là rất lớn đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp. Trong năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng 84% trên tổng doanh số cho vay đạt 723.873 triệu đồng tăng 196.269 triệu đồng, tương ứng tăng 37,20% so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này đạt 1.360.519 triệu đồng tăng 636.646 triệu đồng, tương ứng tăng 88,10% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 85% trên tổng doanh số cho vay trong năm.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
Bảng 4. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Đông Á Vĩnh Long.
Đvt: Triệu đồng
Thành phần kinh tế
Năm
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tổ chức kinh tế
462.132
620.857
1.075.324
158.725
34,30
454,467
73,20
Cá nhân
76.308
103.016
285.195
26.708
35,10
182,179
176,80
Tổng
527.604
723.873
1.360.519
196.269
37,20
636,646
88,10
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
- Đối với các tổ chức kinh tế.
Định hướng phát triển của Đông Á Vĩnh Long là hướng đến một tập đoàn tài chính vững mạnh, Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam. Đối với các tổ chức kinh tế Ngân hàng hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là lượng khách hàng tiềm năng rất lớn trong tương lai. Thành phần này mặc dù có mức vay nhỏ nhưng có rất nhiều đối tượng để lựa chọn. Ngân hàng có thể phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần này đạt 620.857 triệu đồng tăng 158.725 triệu đồng, tương ứng tăng 34,30% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm tỷ trọng 85,76% trên tổng doanh số cho vay. Đến năm 2007 doanh số này đạt 1.075.324 triệu đồng tăng 454.467 triệu đồng, tương ứng tăng 73.20% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tăng cường tiếp thị mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có thể nói trong thời gian này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nên nhận được sự ưu ái đầu tư của ngân hàng. Vì với mức vốn tự có tham gia càng nhiều cho nên họ quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó ngân hàng cho vay đối với thành phần này nhiều dẫn đến doanh số cho vay liên tục tăng tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân cũng được ngân hàng chú ý vì cho vay đối với đối tượng này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được vay với điều kiện giá trị tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay.
- Đối với thành phần tư nhân.
Trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đông Á thì khách hàng thuộc thành phần kinh tế tư nhân, cá thể ngày càng được Ngân hàng chú trọng quan tâm. Đây là lượng khách hàng rất lớn để cho Ngân hàng khai thác. Điển hình doanh số cho vay cá nhân đạt 103.016 triệu đồng tăng 26.708 triệu đồng, tương ứng tăng 35,10% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao và đạt 285.195 triệu đồng tăng 182.179 triệu đồng, tương ứng tăng 176,80% so với cùng kỳ năm 2006.
Hình 6. Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
Nếu xét về cơ cấu nhìn vào hình vẽ ta thấy, tỷ trọng doanh số cho vay theo cá nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh số cho vay ngắn hạn là liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2005 doanh số này chiếm tỷ trọng 14% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn, còn lại 86% là tỷ trọng cho vay của các tổ chức kinh tế. Đến năm 2006 doanh số cho vay đối với cá nhân tăng nhanh chiếm tỷ trọng 31% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn tăng 17% so với tỷ trọng năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng tỷ trọng trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 36% so với cùng kỳ năm 2006. Còn lại 64% là tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn đối các tổ chức kinh tế giảm 5% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh số cho vay đối với thành phần tư nhân liên tục tăng trong những năm qua là do thành phần kinh tế này chủ yếu là các tiểu thương buôn bán kinh doanh nhỏ, các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng, hộ gia đình vay sản xuất nông nghiệp, vay du học. Mặc dù mức cho vay tối đa cho từng khách hàng này nhỏ nhưng xét về tổng thể thì doanh số cho vay là rất lớn. Hơn nữa, trong những năm qua nhu cầu tiêu dùng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, cũng như nhu cầu giải trí, học hành, mua đồ phục vụ cho ngành nghề của khách hàng tăng mạnh. Đến với Ngân hàng thủ tục vay vốn nhanh, đơn giản, đội ngũ nhân viên tín dụng nhiệt tình, năng động đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.
4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề.
Bảng 5. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề.
Ngành nghề
Năm
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
- CN - TTCN
436.308
416.067
397.521
-20.241
-4,64
-18.546
-4,46
- TMDV
24.224
145.355
486.257
121.131
500,04
340.902
234,53
- Thuỷ sản
6.174
119.535
369.545
113.361
1.836,10
250.010
209,15
-Cho vay khác
71.734
42.917
107.196
-28.817
-40,17
64.280
149,78
Tổng
527.604
723.873
1.360.519
196.269
37,20
636.646
87,95
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Chú thích: CN – TTCN: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.TMDV: Thương mại dịch vụ.
Hình 7. Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề.
* Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Doanh số cho vay đối với ngành này giảm dần qua ba năm. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này là 416.067 triệu đồng giảm 20.241 triệu đồng tương ứng giảm 4,64% so với cùng kỳ năm 2005. Đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục giảm chỉ còn 397.521 triệu đồng giảm 18.546 triệu đồng, tương đương 4,46 % so với năm 2006. Xét về cơ cấu ngành này luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên qua ba năm tỷ trọng này giảm dần, cụ thể năm 2005 tỷ trọng của ngành chiếm tới 82% trên tổng doanh số cho vay. Đến năm 2006 tỷ trọng của ngành giảm đáng kể chỉ còn 57% giảm 25% so với năm 2005 và chỉ còn 29% vào năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm qua Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long xác định mục tiêu hoạt động theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành thương mại dịch dụ và tiêu dùng trong dân cư, tiến tới một Ngân hàng bán lẻ đa năng vững mạnh. Do đó tỷ trọng của ngành giảm dần qua ba năm và bên cạnh đó cùng với sự tăng nhanh về tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ, tiêu dùng và ngành thuỷ sản.
* Đối với ngành thương mại và dịch vụ:
Trong thực tế nhu cầu vốn ngắn hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, luân chuyển hàng hoá, các tiểu thương trong các trung tâm thương mại, các chợ là rất lớn. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thương mại và dịch vụ vào năm 2006 đạt 145.355 triệu đồng chiếm 20% so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn tức là tăng thêm 121.131 triệu đồng tương đương với 500,04% so với năm 2005. Đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao và đạt 486.257 triệu đồng chiếm 36% so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng hơn so với năm 2006 về tuyệt đối là 340.902 triệu đồng hay về tương đối 234,53%.
* Đối với ngành thuỷ sản.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay đối với ngành thuỷ sản cũng liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay của ngành này đạt 119.535 triệu đồng tăng 113.361 triệu đồng, tương ứng tăng 1.836,10% so với cùng kỳ năm 2005. Đến cuối năm 2007 doanh số này đạt 369.545 triệu đồng tăng 250.010 triệu đồng, tương ứng tăng 209,15% so với cùng kỳ năm 2006. Xét về cơ cấu thì ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 chỉ đạt 1,2% trên tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2006 tỷ trọng này đạt 17% và đến năm 2007 chiếm tỷ trọng 27% tăng 10% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến trên là do trong những năm 2006 và 2007 Vĩnh Long có được phong trào nuôi cá da trơn xuất khẩu thu lợi nhuận cao. Do đó nhiều công ty, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư ao nuôi, con giống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho chăn nuôi với quy mô hiện đại. Do đó doanh số cho vay của ngành liên tục tăng và chiếm một tỷ trọng đáng kể trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Tuy nhiên công tác cho vay của ngân hàng trong thời gian qua còn tồn tai một số khó khăn như lãi suất cho vay chưa thật sự linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng mà còn phụ thuộc nhiều vào khung lãi suất cho vay từ hội sở chính; Các sản phẩm cho vay tuy có đa dạng nhưng chưa đến được tay từng khách hàng có nhu cầu vay vốn; chi phí sử dụng các dịch vụ tại Ngân hàng vẫn còn tương đối cao. Hơn nữa, trong năm qua, các ngân hàng mở chi nhánh mới hàng loạt, vpbank, vipbank, Á Châu, eximbank, cạnh tranh khách hàng với Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long. Hầu hết các ngân hàng đặt sát nhau, do đó khách hàng sẽ cân nhắc lựa chọn ngân hàng để giao dịch.
- Hiện nay các ngân hàng quốc doanh dần hoàn tất việc cổ phần hoá. Khi đó các ngân hàng quốc doanh này càng mạnh về khả năng tài chính lẫn khoa học công nghệ hiện đại, phong cách phục vụ cũng được cải tiến hơn. Đây chính là sức ép đối với tất cả các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á nói riêng.
4.3.2. Tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng
Cũng như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lý nợ khách hàng của cán bộ tín dụng. Doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt mà còn phải xem xét đến việc thu hồi nợ, chính vì vậy mà doanh số thu nợ là nhân tố phản ảnh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Hình 8. Tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua ba năm.
Nhìn chung tình hình thu hồi nợ của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu hồi nợ ngắn hạn đạt 684.829 triệu đồng tăng 212.533 triệu đồng, tương ứng tăng 45% so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số thu hồi nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng cao và đạt 1.126.138 triệu đồng tăng triệu đồng, tương ứng tăng 64,44% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số thu hồi nợ ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm một mặt là do doanh số cho vay ngắn hạn trong ba năm qua liên tục tăng cao. Đặc biệt trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Vì vậy đã thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy mà doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao do hầu hết khách hàng vay vốn vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào, khi thu hồi được vốn thì hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng, đến chu kỳ tiếp theo lại vay Ngân hàng tiếp. Do đó doanh số thu nợ trong năm là rất lớn.
4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007.
Bảng 6. Tình hình thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007.
Đvt: Triệu đồng
Ngành nghề
Năm
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á.doc