Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh Cà Mau

MỤC LỤC

Trang

 

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu 3

1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3

1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 3

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu 3

1.4. Đối tượng nghiên cứu 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1. Khái quát về tín dụng 4

2.1.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng 4

2.1.2. Chức năng của tín dụng 5

2.1.3. Vai trò của tín dụng 5

2.1.4. Phân loại tín dụng 5

2.1.5. Các hình thức huy động vốn 6

2.1.6. Một số vấn đề trong hoạt động của ngân hàng 8

2.2. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 11

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 13

3.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 13

3.2. Giới thiệu khái quát về NHCTVN Chi nhánh Cà Mau 14

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCTVN Chi nhánh Cà Mau 14

3.3.2. Cơ cấu tổ chức 14

3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005 – 2007) 17

3.3.1. Về doanh thu 19

3.3.2. Về chi phí 20

3.3.3. Về lợi nhuận 20

3.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng 21

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU 24

4.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn của Ngân hàng 24

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn 30

4.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại NHCT Cà Mau 31

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay 31

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ 33

4.3.3. Tình hình dư nợ 40

4.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn 44

4.4. Nh ững bài học kinh nghiệm 52

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT CÀ MAU 53

5.1. Tăng khả năng huy động vốn 53

5.1.1. Chính sách marketing 53

5.1.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 55

5.1.3. Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt 56

5.1.4. Đào tạo trình độ nghiệp vụ 56

5.1.5. Nâng cao công nghệ ngân hàng 57

5.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng 56

5.2.1. Tăng doanh số cho vay 56

5.2.2.Tăng doanh số thu nợ 58

5.2.3. Giảm nợ quá hạn 59

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

6.1. Kết luận 66

6.2. Kiến nghị 67

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh. Do đó tốc độ huy động vốn không cân xứng với tốc độ đầu tư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Đa số các doanh nghiệp trong Tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập, nên nguồn vốn nhàn rỗi không nhiều nên việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy sự hỗ trợ của NH cấp trên là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho việc thúc đẩy kinh tế địa phương và là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng. Cụ thể là năm 2005 đạt 910.000 triệu đồng chiếm 72,03% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 749.846 triệu đồng, giảm 60.154 triệu đồng, giảm tương ứng 17,6% so với năm 2005 và chiếm 57,55% tổng nguồn vốn hoạt động. Năm 2007 là 592.606 triệu đồng, giảm 157.240 triệu đồng, tương ứng giảm 20,97% so với năm 2006 Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn Ngân hàng lệ thuộc nhiều vào vốn điều hòa từ cấp trên và việc huy động vốn bên ngoài còn hạn chế. Như vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì bên cạnh nguồn vốn huy động thì nguồn vốn điều hòa từ cấp trên chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó giúp cho NHCT Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của mình, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Tuy nhiên, lãi suất nhận vốn điều hòa tăng liên tục nên đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh. Trong tương lai lãi suất này chưa có dấu hiệu giảm, nên Ngân hàng cần có biện pháp để tăng nguồn vốn huy động để giảm áp lực chi phí từ vốn điều hòa. Nhằm giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài 2 nguồn vốn trên thì Ngân hàng còn có nguồn vốn vay và vốn khác, mặc dù 2 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ. Vốn vay: Đây là nguồn vốn ít biến động nhất của Ngân hàng, năm 2005 và 2006 là 252 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,02% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 là 251 triệu đồng không gần bằng 2 năm trước cho thấy Ngân hàng có cách nhìn nhận và đánh giá tình hình tín dụng tốt, luôn chủ động được nguồn vốn của mình. Vốn khác: Cũng không có biến động nhiều trong cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm. Năm 2005 là 135.299 triệu đồng, năm 2006 139.576 triệu đồng tăng 4.277 triệu đồng tương ứng tăng 3,16%. Năm 2007 là 141.975 triệu đồng, tăng 2.399 triệu đồng tương ứng 1,72% không có nhiều biến động. Tóm lại: Ta thấy 3 năm qua NHCT Cà Mau luôn duy trì vốn huy động vốn lớn, tăng ổn định và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trung gian tài chính. Cho thấy uy tín Ngân hàng ngày được khẳng định, quy mô Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên NHCT Cà Mau, sự lãnh đạo tài tình của Ban lãnh đạo Chi nhánh và sự hỗ trợ vốn kịp thời của ngân hàng cấp trên. Ở nước ta theo đánh giá của các nhà kinh tế học thì vốn nhàn rỗi còn nằm trong dân cư lớn, chủ yếu nằm dưới dạng dự trữ như vàng, bạc đá quý và cả tiền mặt. Vì thế cần phải tìm mọi biện pháp huy động được nguồn vốn đó để đầu tư và phát triển sản xuất là tốt nhất. Để đưa nền kinh tế nước ta phát triển thì phải huy động cho được tối đa mọi nguồn lực của đất nước trong đó có vốn và nhận định rằng vốn có nhiều nguồn nhưng nguồn vốn có ý nghĩa quyết định vẫn là nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ tiết kiệm của dân cư vì nó là nguồn tại chỗ có giá trị lớn. 4.2. Các nhân tố phát sinh ảnh hưởng đến công tác huy động vốn Do giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh bị cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn. Do tâm lý còn e ngại của một số người bởi còn hạn chế về kiến thức ngân hàng khi giao dịch với Ngân hang. Những năm gần đây thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên địa bàn Tỉnh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt kinh doanh của người dân địa phương. Do sự nóng lên của thị trường bất động sản, và các cơn sốt của thị trường chứng khoán đã góp phần làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng. 4.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau Cà Mau là một tỉnh tận cùng cực Nam tổ quốc với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, trong đó nuôi và chế biến thủy, hải sản là thế mạnh của Tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập Tỉnh và ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông – lâm – ngư nghiệp sang ngư – nông - lâm nghiệp và sự phát triển về thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến thủy sản theo chủ trương của Tỉnh thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sau 20 năm hoạt động thì NHCT Cà Mau đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của Tỉnh cụ thể là trong việc cung cấp vốn kịp thời, nhanh chóng và cần thiết cho các tổ chức kinh tế hoạt động, nâng cao đời sống dân cư. 4.3.1. Tình hình về doanh số cho vay của Ngân hàng (2005–2007) Doanh số cho vay qua 3 năm có sự giao động không theo một chiều hướng mà tăng giảm theo tình hình kinh tế và dựa vào sự xét đoán của Ngân hàng. Năm 2005 là 5.263.705 triệu đồng, năm 2006 là 5.519.324 triệu đồng tăng 225.619 triệu đồng, tương ứng tăng 4,86% so với năm 2005. Do tình hình kinh tế ổn định và tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả Ngân hàng tranh thủ cơ hội Ngân hàng đã mở rộng đầu tư tín dụng nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhưng đến năm 2007 thì dấu hiệu lạm phát xuất hiện, để kiềm chế lạm phát lãi suất tăng cao Ngân hàng đã chủ động thu hẹp phạm vi tín dụng của mình ở mức 5.035.903 triệu đồng giảm 601.767 triệu đồng, tương ứng giảm 10,67% so với năm 2006. 4.3.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.263.705 5.519.324 4.762.619 255.619 4,86 -756.705 -13,71 Trung-dài hạn 124.164 118.346 273.284 -5.818 -4,69 154.938 13,92 Tổng DSCV 5.387.869 5.637.670 5.035.903 249.801 4,64 -601.767 -10,67 Phòng: Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau Hình 3 : DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm và có sự tăng giảm không ổn định cụ thể: năm 2005 là 5.263.705 triệu đồng, năm 2006 là 5.519.324 triệu đồng, tăng 255.619 triệu đồng, tương ứng tăng 4,86% so với năm 2005. Hoạt động cho vay và tài trợ thương mại là những mãng tín dụng lớn nhất của Chi nhánh. Trong đó chủ yếu là cho vay tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu thuộc hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau (CASEP). Số khách hàng này chiếm 56% trên tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn Tỉnh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do Chi nhánh đã đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa như: Công ty Thương nghiệp Cà Mau, kinh doanh hàng kim khí điện máy, công nghệ phẩm xăng dầu. Đặc biệt cho vay các Công ty Nông sản thực phẩm để thu mua gạo xuất khẩu. Năm 2007 các doanh nghiệp giảm vay vốn lưu động mà chuyển sang đầu tư mở rộng, tu sửa nhà xưởng do gần đây tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh phát triển khá ổn định, các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả cần vốn để mở rộng quy mô kinh doanh làm cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm xuống ở mức 4.762.619 triệu đồng, giảm 756.705 triệu đồng tương ứng giảm 13,71% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số cho vay trung và dài hạn: Hình thức cho vay này có chiều hướng ngược lại so với cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2005 là 124.164 triệu đồng, năm 2006 có chiều hướng giảm xuống ở 118.346 triệu đồng, giảm 5.818 triệu đồng, tương ứng giảm 4,69 % so với năm 2005. Trong năm này giảm là do các doanh nghiệp đều tập trung vào vay vốn ngắn hạn đáp nhu cầu vốn lưu động. Năm 2007, thì có chiều hướng tăng lên đạt 273.284 triệu đồng, tăng 154.938 triệu đồng, tương ứng tăng 13,92%. Nguyên nhân là do NHCT chi nhánh Cà Mau cho vay nhằm đáp ứng vốn cho đầu tư dự án mới, dự án mở rộng sản xuất, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ và mua sắm các tài sản cố định phù hợp với sự phát triển chung của khu vực và cả nước. Trong 3 năm qua tình hình kinh tế của Tỉnh tăng trưởng ổn định do đó các doanh nghiệp, TCKT có nhu cầu vay vốn để mở rộng SXKD, đầu tư công nghệ tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu chế biến hàng thủy sản cao cấp xuất sang thị trường Mỹ và Châu Âu như: Công ty cổ phần Phú Cường, Quốc Việt…Hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động ngày càng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất nên tỷ trọng cho vay tăng. Tóm lại: Hoạt động tín dụng của NHCT Cà Mau luôn được mở rộng cho đến nay đây là một trong những Ngân hàng có thị phần lớn nhất trong Tỉnh, giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực cung cấp tài chính để phát triển Tỉnh nhà. Góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của Cà Mau. Nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn chế biến xuất khẩu thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho cả doanh nghiệp và người lao động. Đối với Chi nhánh hoạt động tín dụng luôn giữ được tốc tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát đã trở thành một trong những sản phẩm chính mang lại lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Chi tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % -DNNN 1.138.667 1.032.819 902.476 -105.848 -9,30 -130.343 -12,62 -TPKT khác 4.249.202 4.604.851 4.133.427 355.649 8,37 -471.424 -10,24 Tổng 5.387.869 5.637.670 5.035.903 249.801 4,64 -601.767 -10,67 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đặc điểm của NHCT Cà Mau là cho vay theo thời vụ con tôm và thời vụ gạo xuất khẩu, nếu tôm trúng thì nhu cầu vay vốn tiền mặt của khách hàng càng lớn. Hơn nữa, với thị phần hoạt động rộng lớn nên khách hàng quan hệ tín dụng với NH, rất đa dạng, đủ các TPKT, trong đó chủ yếu vẫn là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà nòng cốt là Công ty Xuất nhập khẩu thủy hải sản, nông sản. Ngoài ra, Chi nhánh cũng đầu tư tín dụng với các đơn vị khác trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Đối với DNNN: Tổng doanh số cho vay DNNN liên tục giảm qua 2 năm, năm 2005 là 1.138.667 triệu đồng, năm 2006 là 1.032.819 triệu đồng, giảm 105.848 triệu đồng tương ứng giảm 9,3%so với năm 2005. Năm 2007 giảm còn ở mức 902.476 triệu đồng, giảm 130.343 triệu đồng tương ứng giảm 12,62%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 187/2004/NĐCP về cổ phần hóa các DNNN, các DNNN đã đi lên cổ phần hóa, còn một số khác thì làm ăn kém hiệu quả và ngày càng thua lỗ có nguy cơ bị giải thể nên Chi nhánh hạn chế cho vay TPKT này. Vì vậy, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước ngày càng giảm. Thành phần kinh tế khác: Đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá thể … gọi chung là các TPKT khác. Doanh số cho vay TPKT này cũng có sự biến động không đồng đều. Năm 2005 là 4.249.202 triệu đồng, năm 2006 là 4.604.851 triệu đồng, tăng 355.649 triệu đồng tương ứng tăng 8,37% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là một phần do các TPKT này làm ăn hiệu quả tăng nhu cầu vay vốn Ngân hàng. Năm 2007 cho vay TPKT này giảm 471.424 triệu đồng, tương ứng giảm 10,24% so với năm 2006 giảm theo tổng doanh số cho vay do ảnh hưởng của lạm phát. Nhưng trong những năm gần đây, các TPKT này có xu hướng phát triển mạnh, cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất. Thêm vào đó nhờ sự linh hoạt và nhạy bén, trong việc năm bắt tình hình biến động thị trường ngày càng tỏ rõ sự năng động trong nền kinh tế thị trường nên tỷ trọng doanh số cho vay đối với các TPKT khác chiếm khá cao Tuy doanh số cho vay hộ cá thể, đặc biệt là trong lĩnh vực phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn giảm, mặt dù vậy xét về tổng thể thì cho vay các TPKT này vẫn tăng và duy trì tốc độ tương đối ổn định. Tóm lại: Qua phân tích tình hình cho vay, thấy NHCT Cà Mau đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng. Đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay các TPKT khác, ưu tiên cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ngừng mở rộng các đối tượng khách hàng tiềm năng, nhờ đó mà NHCTVN Chi nhánh Cà Mau tạo được tiền đề cho một định hướng đúng. Cho vay đa TPKT, một hướng đi đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã nắm bắt được thay đổi trong chủ trương chính sách của Chính Phủ và kịp thời có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới nên đã giữ được mức cho vay phù hợp với nguyên tắc “ an toàn - hiệu quả - tăng trưởng”. 4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng thể hiện uy tín của khách hàng là việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Công tác thu nợ rất được chú trọng vì từ đó mà nguồn vốn được tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong Ngân hàng. Như vậy, doanh số cho vay cao chưa hẳn là đạt hiệu quả mà phải so sánh doanh số thu nợ với doanh số cho vay, bảo đảm nợ quá hạn ở mức độ tối thiểu. Doanh thu nợ càng lớn so với doanh số cho vay thì chất lượng tín dụng tại Ngân hàng càng có hiệu quả. Doanh số thu nợ cao so với doanh số cho vay góp phần hạn chế NQH đem lại hiệu quả cao cho công tác tín dụng. Tình hình thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm (2005-2007) được thể hiện: doanh số thu nợ năm 2005 là 5.125.567 triệu đồng, năm 2006 đạt 5.567.843 triệu đồng tình hình thu nợ năm này đạt được kết quả khả quan, tăng 442.76 triệu đồng tương ứng tăng 8,63% so với 2005. Thu nợ năm này tăng là do doanh số cho vay tăng đặc biệt là cho vay ngắn hạn và khách hàng làm ăn hiệu quả cao. Riêng năm 2007 doanh số thu nợ đã giảm so với 2 năm trước cụ thể là giảm 449.031 triệu đồng, tương ứng là 8,06% so với năm 2006. Do doanh số cho vay trong năm này giảm thấp ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Tình hình thu nợ của Ngân hàng sẽ được đánh giá cụ thể theo 2 hướng sau: 4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 4.989.526 5.445.797 4.885.715 456.271 9,14 -560.082 -10,28 Trung-dài hạn 136.041 122.046 233.097 -13.995 -10,29 111.051 90,99 Tổng DSTN 5.125.567 5.567.843 5.118.812 442.276 8,63 -449.031 -8,06 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hình 5: TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG (2005-2007) Qua bảng số liệu và đồ thị ta có : Thu nợ ngắn hạn: Năm 2005 là 4.989.526 triệu đồng, năm 2006 là 5.445.797 triệu đồng, tăng 456.271 triệu đồng, tương ứng tăng 9,14% so với năm 2005. Năm 2007 là 4.885.715 triệu đồng giảm 560.082 triệu đồng, tương ứng giảm 10,28% so với năm 2006. Có được kết quả trên là năm 2006 do doanh số cho vay ngắn hạn là chủ yếu khách hàng làm ăn hiệu quả, nhờ sự tận thu của cán bộ tín dụng, gởi giấy báo kịp thời đến từng khách hàng. Mặc dù năm 2007 có sự giảm xuống chủ yếu là do Ngân hàng cho vay trung và dài hạn nhiều và một phần do giảm xuống của tổng doanh số cho vay năm 2007. Trung và dài hạn: Năm 2005 là 136.041 triệu đồng, năm 2006 giảm đi 13.995 triệu đồng, tương ứng giảm 10,29% so với năm 2005 do trong năm 2006 Ngân hàng tập cho vay các khoản nợ ngắn hạn, đa số các khoản nợ dài hạn điều chưa đến hạn thu hồi. Năm 2007 thu nợ đạt 233.097 triệu đồng tăng 11.051 triệu đồng, tương ứng tăng 90,99% so với năm 2006. Đây là điều rất đáng khả quan, đạt được kết quản trên cho thấy Ngân hàng không chỉ thu hồi được nợ của năm nay mà còn thu hồi được những món trung và dài của những năm trước đến hạn thu. Ngân hàng đã phối hợp với Chính quyền địa phương và dùng nhiều biệp pháp để đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 6: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % -DNNN 1.118.079 1.204.125 1.002.650 86.046 7,70 -201.475 -16,73 -TP KT khác 4.007.488 4.363.718 4.116.162 356.230 8,89 -247.556 -5,67 Tổng DSTN 5.125.567 5.567.843 5.118.812 442.276 8,63 -449.031 -8,06 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công ThươngCà Mau) Hình 6 : TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO TPKT Đối với DNNN: Năm 2005 là 1.118.079 triệu đồng, 1.204.125 triệu đồng, tăng 87.046 triệu đồng, tương ứng tăng 7,7% so với năm 2005. Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ có hiệu quả, cán bộ tín dụng có trách nhiệm, thực hiện tốt việc đôn đốc, gởi giấy báo kịp thời đến các khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp với Chính quyền địa phương xử lý một số hộ chiếm dụng vốn Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng còn kịp thời xem xét cho vay thêm để khách hàng để giải quyết vướng mắc của khách hàng để khích lệ họ sản xuất kinh doanh giúp công tác thu hồi nợ thuận lợi hơn. Mặc dù, năm 2007 thu nợ đạt 1.002.650 triệu đồng, giảm 201.475 triệu đồng, tương ứng giảm 16,73% so với năm 2006 nhưng không đáng kể, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên các DNNN làm ăn kém hiệu quả khó thu hồi nợ. Đối với các TPKT khác: Năm 2005 đạt 4.007.488 triệu đồng, năm 2006 là 4.363.718 triệu đồng, tăng 356.230 triệu đồng, tương ứng 8,89% so với năm 2005. Năm 2006 kinh tế xã hội của Tỉnh ổn định, ít thiên tai dịch bệnh, tận dụng cơ hội các TPKT này hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các công ty cổ phần, công ty TNHH truyền thống có uy tín cao, tăng trưởng đều và ổn định. Giúp Ngân hàng thu hồi nợ dễ dàng và đúng hạn. Năm 2007 là 4.116.162 triệu đồng, giảm 247.556 triệu đồng, giảm tương ứng 4,67% so với năm 2006. Trong năm này do TPKT này vừa chuyển từ các doanh nghiệp quốc doanh sang cổ phần đang vay vốn trung và dài hạn để mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh đã góp phần làm giảm doanh số thu nợ trong năm 2007. Như vậy qua phân tích tình hình thu hồi nợ của NHCT Cà Mau. Ta thấy thu nợ có sự tăng giảm tương ứng với doanh số cho vay. Điều này cho thấy Ngân hàng cho vay bao nhiêu thì thu hồi nợ gần hết bấy nhiêu, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như thể hiện khả năng khách quan và nghiệp vụ vững vàng của cán bộ tín dụng. 4.3.3. Tình hình dư nợ Như vậy chúng ta đã biết, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát cho vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các TPKT. Còn về thu nợ không phản ánh chính xác hoàn toàn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay. Còn dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn liên quan trực tiếp đến việc tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Năm 2005 là 1.089.787 triệu đồng, năm 2006 là 1.159.614 triệu đồng tăng 69.827 triệu đồng, tương ứng tăng 6,41% so với năm 2005. Dư nợ năm 2007 giảm ở mức 1.076.705 triệu đồng giảm 82.909 triệu đồng, tương ứng giảm 7,15% so với năm 2006. Năm 2006 do doanh số cho vay tăng đã làm cho mức dư nợ tăng, tốc độ tăng của doanh số cho vay trong năm nhanh hơn doanh số thu nợ. Năm 2007 dư nợ giảm do doanh số cho vay giảm. Do đó để thấy được cụ thể tình hình dư nợ của Ngân hàng cần phân tích theo thời gian và TPKT. 4.3.3.1. Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 871.673 945.200 822.104 73.527 8,44 -123.096 -13,02 Trung - dài hạn 218.114 214.414 254.601 -3.700 -1,70 40.187 18,74 Tổng dư nợ 1.089.787 1.159.614 1.076.705 69.827 6,41 -82.909 -7,15 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công ThươngCà Mau) Hình 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Dư nợ ngắn hạn: Năm 2005 là 871.673 triệu đồng, năm 2006 tăng 73.572 triệu đồng, tương ứng tăng 8,44% so với năm 2005 là do các nhà xuất khẩu Cà Mau gặp nhiều khó khăn hơn do kiểm dịch của thị trường các nước phương Tây về dư lượng kháng sinh Chloraphenicol và các rào cản kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu nhất là các mặt hàng thủy sản, nông sản cho các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ… Mặt khác năm 2006 tăng vì các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ và việc Hải quan Hoa Kỳ áp đặt quy định ký Bond. Do đó các doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất rất chậm hoặc phải xuất sang nước thức 3 làm cho tốc độ bán hàng của các đơn vị kinh doanh có phần chậm lại, lượng hàng tồn kho tại đơn vị tăng. Đây là khó khăn bao trùm lên ngành chế biến xuất khẩu thủy sản trong những năm này. Do đó để giúp khách hàng bổ sung vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh Ngân hàng đã cho vay thêm ngắn hạn nhằm giữ mối khách hàng giúp họ giải quyết khó khăn tạm thời đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên năm 2006. Đến năm 2007 một phần do doanh số cho vay giảm phần do các doanh nghiệp đã bán được hàng Ngân hàng đã thu hồi được nợ đã làm cho dư nợ cũng giảm đi 122.268 triệu đồng tương ứng giảm 12,92% so với năm 2006. Dư nợ trung – dài hạn: Năm 2006 dư nợ là 214.414 triệu đồng, giảm 3.700 tương ứng giảm 1,7% so vớI năm 2005. Đó là do Ngân hàng tập trung vốn để tài trợ cho các khách hàng truyền thống trong việc giải quyết vấn đề tồn hàng hóa xuất khẩu mà Ngân hàng đã ra chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn. Một phần do các doanh nghiệp nhà nước giảm vay trung – dài hạn mà trông chờ vào nguồn vốn ưu đãi đầu tư lãi suất thấp như vốn của quỹ hỗ trợ. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì Ngân hàng chỉ chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản và đang ưu tiên đáp ứng yêu cầu vay của các khách hàng có uy tín trong hoạt động và thanh toán, dự án có tính khả thi cao. Nhưng đến năm 2007 do môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam gia nhập WTO hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình nhằm tồn tại và tăng trưởng ổn định các doanh nghiệp lại tìm đến nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng, đã làm cho dư nợ kỳ hạn này tăng 40.187 triệu đồng hay tăng 18,74% so với cùng kỳ năm trước. 4.3.3.2. Dư nợ theo TPKT Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNN 328.756 157.450 57.276 -171.306 -52,11 -100.174 -63,62 TPKT khác 761.031 1.002.164 1.019.429 241.133 31,69 17.265 1,72 Tổng dư nợ 1.089.787 1.159.614 1.076.705 69.827 6,41 -82.909 -7,15 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hình 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO TPKT Doanh nghiệp Nhà nước: Biến động dư nợ của các năm có xu hướng giảm dần năm 2006 giảm 171.306 triệu đồng tương ứng giảm 52,11% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 57.276 triệu đồng giảm 100.174 triệu đồng tương ứng giảm 63,62% so với năm 2006. Nguyên nhân là do các DNNN đã thu hẹp phạm vi hoạt động, một phần lớn đã chuyển sang cổ phần hóa mặc dù các TPKT này được ưu tiên cho vay hơn các TPKT khác nhưng do số lượng còn lại quá ít nên dư nợ TPKT này giảm. Thành phần kinh tế khác: Dư nợ thành phần kinh tế này có sự tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 1.002.164 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2005 cụ thể tăng 241.133 triệu đồng, tương ứng tăng 31,69% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 17.265 triệu đồng, tương ứng tăng 1,72% do các thành phần kinh tế này hoạt động ngày càng hiệu quả giữ được uy tín, tạo lòng tin với Ngân hàng nên dư nợ ngày càng nhiều đặc biệt là những khoản nợ dài - hạn chưa đến hạn thu hồi. 4.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn là vấn đế mà bất ký Ngân hàng nào cũng quan tâm, và làm hạn chế chúng. Bởi vì khi phát sinh nợ quá hạn chứng minh khả năng thanh toán của Ngân hàng bị giảm sút, đồng vốn cho vay khó thu hồi. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng được xem là kém hiệu quả và có tác động xấu đến lợi nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng cao cũng là dấu hiệu của rủi ro tín dụng. 4.3.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 17.123 19.434 11.889 2.311 13,50 -7.545 -38,82 Trung-dài hạn 51.325 60.535 41.151 9.210 17,94 -19.384 -32,02 Tổng NQH 68.448 79.969 53.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cà mau.doc
Tài liệu liên quan