MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . 2
1.2.2 Mục tiêu cụthể. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu . 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu. 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
2.1 PH ƯƠNG PHÁP LUẬN . 3
2.1.1 Tổng quan vềtín dụng. 3
2.1.1.1 Khái niệm vềtín dụng . 3
2.1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng . 3
2.1.1.3 Các hình thức tín dụng . 4
2.1.3 Rủi ro của tín dụng ngân hàng . 4
2.1.3.1 Khái niềm vềrủi ro tín dụng . 4
2.1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 4
2.1.3.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra . 7
2.1.4 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng . 8
2.1.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn. 8
2.1.4.2 Dưnợ/ Tổng nguồn vốn . 8
2.1.4.3 Dưnợ/ Vốn huy động . 9
2.1.4.4 Nợxấu/ Tổng dưnợ . 9
2.1.4.5 Nợxấu/ Doanh sốcho vay . 9
2.1.4.6 Doanh sốthu nợ/ Dưnợbình quân. 9
2.1.4.7 Doanh sốthu nợ/ Doanh sốcho vay . 9
2.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng . 10
2.1.5.1 Đáp ứng nhu cầu vốn đểduy trì quá trình sản xuẩt được liên tục
đồng thời góp phần đầu tưphát triển kinh tế . 10
2.1.5.2 Thúc đẩy nền kinh tếphát triển . 10
2.1.5.3 Tín dụng là công cụtài trợcho các ngành king tếkém phát triển và
mũi nhọn . 10
2.1.5.4 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độhạch toán kếtoán
của các doanh nghiệp . 11
2.1.5.5 Tạo điều kiện đểphát triển các quan hệkinh tếvới nước ngoài. 11
2.1.6 Vấn đềhuy động vốn . 11
2.1.6.1 Khái niệm vai trò của vốn huy động. 11
2.1.6.2 Các hình thức huy động vốn. 12
2.1.6.3 Vốn tiền gởi là nguồn vốn chủyếu phục vụcho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại . 14
2.1.6.4 Các nguyên tắc trong việc quản lý tiền gởi . 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 16
2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 16
2.2.2 Phương pháp phân tích . 16
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH CÀ MAU . 17
3.1 TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH CÀ MAU. 17
3.1.1 Tổng quát vềNgân hàng đầu tưvà phát triển Việt Nam . 17
3.1.2 Tổng quát vềNgân hàng đầu tưvà phát triển Việt Nam chi nhánh Cà
Mau. 18
3.1.2.1 Lịch sửhình thành Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển chi nhánh Cà
Mau. 18
3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban . 20
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀTÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU . 24
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI . 28
3.3.1 Thuận lợi. 28
3.3.2 Khó khăn. 39
3.3.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hnàg trong thời gian tới29
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU . 31
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU. 31
4.1.1 Cơcấu nguồn vốn của Ngân hàng . 31
4.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng. 33
4.1.3 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tiền gởi ngắn
hạn tại Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển chi nhánh Cà Mau . 36
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU . 39
4.2.1 Đánh giá khái quát chung tình hình tín dụng tại Ngân hàng. 39
4.2.1.1 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn. 42
4.2.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế . 48
4.2.3 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng tại Ngân hàng . 56
4.2.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn. 56
4.2.3.2 Dưnợ/ Tổng nguồn vốn . 57
4.2.3.3 Dưnợ/ Vốn huy động . 57
4.2.3.4 Nợxấu/ Tổng dưnợ . 58
4.2.3.5 Doanh sốthu nợ/ Doanh sốcho vay . 58
4.2.3.6 Doanh sốthu nợ/ Dưnợbình quân. 58
4.2.3.7 Nợxấu/ Doanh sốcho vay . 58
4.2.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Đầu Tưvà Phát Triển Cà Mau . 59
Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM LÀM TĂNG NGUỒN VỐN TIỀN
GỞI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU . 61
5.1 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM LÀM TĂNG NGUỒN VỐN TIỀN GỞI
5.1.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển Việt
Nam . 61
5.1.2 Đối với Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển Cà Mau . 62
5.2 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO VAY . 66
5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước . 66
5.2.2 Vềmối quan hệ đối với các cơquan hữu quan . 66
5.2.3 Đối với Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển Cà Mau . 66
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 68
6.1 KẾT LUẬN . 68
6.2 KIẾN NGHỊ . 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
PHỤLỤC 1 . 72
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8284 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể
hiện qua bảng sau:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
25
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
1.Tổng thu 106.990,4 100,0 100.353,7 100,0 105.682 100,0 -6.636,7 -6,2 5.328,3 5,3
-Thu từ lãi 83.429,0 78,0 78.235,0 78,0 81.117 76,8 -5.194,0 -6,6 2.882,0 3,7
-Thu từ HĐKD 1.015,0 1.232,0 1.877 217,0 21,4 645,0 52,4
-Thu phí dịch vụ 415,9 912,0 1.539 496,1 119,3 627,0 68,8
-Thu nội bộ 22.130,1 20,7 19.974,0 19,9 21.147 20,0 -2.156,1 -9,7 1.173,0 5,9
-Thu khác 0,4
0,7 2
0,3 75,0 1,3 185,7
2.Tổng chi 89.136,5 100,0 86.676,0 100,0 91.673 100,0 -2.460,5 -2,8 4.997,0 5,8
-Chi trả lãi 19.562,1 21,9 13.679,0 12,0 14.970 16,3 -5.883,1 -30,1 1.291,0 9,4
-Chi từ HĐKD 374,0 435,0 476 61,0 16,3 41,0 9,4
-Chi dịch vụ 173,0
213,0 245
40,0 23,1 32,0 15,0
-Chi quản lý 9.283,0
8.079,0 8.568
-1.204,0 -13,0 489,0 6,1
-Chi thuế và lệ phí 186,0
157,0 167
-29,0 -15,6 10,0 6,4
-Chi dự phòng 5.249,0 3.945,0 4.041 -1.304,0 -33,1 96,0 2,4
-Chi nội bộ 54.309,4 60,9 60.168,0 76,8 63.188 68,9 5.858,6 10,8 3.020,0 5,0
3.Lợi nhuận 17.853,9 100,0 13.677,7 100,0 14.009 100,0 -4.176,2 -23,4 331,3 2,48
Nguồn: Phòng kế toán
25 SVTH: Nguyễn Út Niềm
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
26
Thông thường để đánh giá hoạt động chung của ngân hàng thông qua ba
khoản mục chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Để thấy rõ hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau ta hãy
xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua biểu đồ sau:
0.00
20,000.00
40,000.00
60,000.00
80,000.00
100,000.00
120,000.00Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh năm
2006 - 2008
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận
Hình 1:Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006 - 2008
Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV ta phải đánh giá 3 khoản
mục chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Về thu nhập:
Thu nhập của Chi nhánh qua 3 năm có sự biến động. Năm 2006 tổng thu là
106.990,4 triệu đồng, năm 2007 là 100.353,7 triệu đồng giảm về tuyệt đối là
6.636,7 triệu đồng và giảm về tương đối là 6,2% so với năm 2006, năm 2008 là
105.682 triệu đồng tăng là 5.328,3 triệu đồng tương ứng với 5,3% so với năm
2007. Những con số trên cho thấy chi nhánh đã có sự giảm sút trong vấn đề tạo ra
nguồn thu nhập cho mình. Nguyên nhân là do ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi
những biến động của nền kinh tế như tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra mạnh
mẽ, lam phát kinh tế tăng cao dẫn đến giá vật tư nhiên liệu và một số hàng hóa
thiết yếu bất ổn (xăng, dầu, ...). Ngoài ra còn do sự canh mạnh mẽ giữa các
NHTM trên địa bàn thông qua các chương trình tuyên truyền, khuyến mãi quảng
bá dưới nhiều hình thức áp dụng một cách linh hoạt công cụ lãi suất nhằm thu hút
khách hàng nên đã gây khó khăn không ít cho ngân hàng. Nhưng do sự cố gắng
một lòng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm cho tổng
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
27
thu nhập tăng trở lại biểu hiện cụ thể vào năm 2008. Đây là điểm đáng khích lệ đối
với ngân hàng khi vươn lên được trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn, bất ổn.
Thu nhập của Ngân hàng gồm các khoản thu như thu từ lãi, thu từ hoạt động
kinh doanh, thu phí dịch vụ, thu nội bộ và thu khác. Trong đó thu từ hoạt động
tín dụng (thu từ lãi) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập: chiếm 78% năm
2006, năm 2007 và chiếm 76,8% năm 2008. Điều này cho thấy đây là nguồn thu
chủ yếu của ngân hàng. Thu từ lãi có sự tăng, giãm không bình thường qua các
năm là do ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế nên tình hình cho vay giãm sút và do
ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với những khách hàng không có bảo đãm (cho
vay tín chấp) nên thu từ lãi đã giảm. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã tạo thêm
nhiều mối quan hệ mới với các tầng lớp dân cư nên hoạt động tín dụng cũng dần
dần ổn định trở lại.
Về chi phí:
Tổng chi phí qua 3 năm của chi nhánh cũng có sự thay đổi. Năm 2006 tổng
chi là 89.136,5 triệu đồng, năm 2007 tổng chi là 86.676 triệu đồng giảm về tuyệt
đối là 2.460,5 triệu đồng và về tuơng đối là 2,8 % so với năm 2006, năm 2008
tổng chi là 91.673 triệu đồng tăng 4.997 triệu đồng tương đương với tăng 5,8 %
so với năm 2007.
Trong tổng chi phí của Chi nhánh, chi nội bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí cụ thể là năm 2006 chiếm 60,9%, năm 2007 chiếm 76,8%, năm 2008
chiếm 68,9%. Khoản mục này tăng là do chi nhánh phải trả lãi khoản vốn được
Ngân hàng Trung ương điều xuống. Do khi huy động được vốn thì chi nhánh
phải gởi về ngân hàng Trung ương và được hưởng lãi suất tiền gởi. Tuy nhiên,
khi chi nhánh có nhu cầu về vốn thì Ngân hàng trung ương sẽ điều chuyển vốn
xuống cho chi nhánh và chi nhánh phải trả lãi suất nội bộ. Chính vì vậy mà vốn
điều chuyển tăng dần qua các năm làm cho chi nội bộ cũng tăng theo. Còn về chi
trả lãi cũng có biến nhiều thay đổi là năm 2007 chi trả lãi giảm 30,1% so với năm
2006, năm 2008 thì lại tăng 9,4% so với năm 2007. Có sự thay đổi này là do tình
hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động giảm làm cho khoản
chi trả lãi cũng giảm theo (năm 2007) và chi trả lãi năm 2008 tăng so với năm
2007 là do phải cạnh tranh để có thể giành lấy thị trường, mở rộng quan hệ tín
dụng nên ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách về lãi suất, về quảng cáo, ...
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
28
Về lợi nhuận:
Nhìn chung, tốc độ tăng thu nhập của Ngân hàng luôn cao hơn chi phí, nó
phản ánh Ngân hàng luôn tìm cách giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho Ngân
hàng. Do vậy, đang trong giai đoạn xuống dốc do những ảnh hưởng không thuận
lợi vào năm 2007 nhưng ngân hàng đã cố gắng vươn lên và lợi nhuận đã tăng lên
vào năm 2008 dù tốc độ tăng tương đối chậm. Cụ thể là lợi nhuận năm 2006 là
17.853,9 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận giảm còn 13.677,7 triệu đồng và năm
2008 đã đạt 14.009 triệu đồng trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao… kinh tế Việt Nam cũng chịu
tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn.
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1 Thuận lợi
- Tỉnh Cà Mau có 02 thế mạnh: một là chế biến thuỷ sản xuất khẩu chiếm vị
trí thứ nhất trên cả nước về kim ngạch xuất khẩu, hai là Cụm Công nghiệp Khí
Điện Đạm Cà Mau có quy mô lớn nhất ĐBSCL đã đi vào hoạt động đầu năm
2007. Các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Cà Mau chủ yếu các doanh nghiệp
trực thuộc địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề lĩnh
vực sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, xây dựng, thương mại và dịch vụ… đã
tạo điều kiện để Chi nhánh phát triển hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, phi
tín dụng và dịch vụ.
- Theo định hướng chung của BIDV, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng
tài trợ xuất khẩu (mục tiêu thị phần tối thiểu là 60%), là cơ sở thuận lợi để Chi
nhánh triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằm thu hút ngày càng
nhiều khách hàng họat động trong lĩnh vực này, góp phần tăng hiệu quả họat
động kinh doanh và từng bước nâng cao vị thế BIDV trên địa bàn tỉnh.
- Nội bộ đoàn kết, luôn chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động. Sự
lãnh đạo năng động, sáng tạo của cấp uỷ Đảng và Ban giám đốc cùng với sự lao
động nhiệt tình và có trách nhiệm của toàn thể CBCNV, hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh ngày càng có hiệu quả, các dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng
và đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng được củng cố và nâng lên, đã chiếm
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
29
được thị phần về huy động vốn và tín dụng cũng như tạo được tín nhiệm với các
khách hàng tại địa phương.
- Được sự hỗ trợ tích cực và chỉ đạo kịp thời từ Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Các khoản nợ xấu đã được xử lý triệt để, góp phần rất lớn vào mục tiêu
lành mạnh hoá tình hình tài chính.
- Đội ngũ cán bộ đang dần được trẻ hoá, trình độ nghiệp vụ từng bước nâng cao.
2.3.2. Khó khăn:
- Trụ sở Chi nhánh nhỏ hẹp không thuận lợi cho kinh doanh, mạng lưới
mỏng, khả năng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh còn hạn chế.
- Ngày càng có nhiều Ngân hàng cổ phần mở Chi nhánh tại Tỉnh, các sản
phẩm, dịch vụ đa dạng, lãi suất huy động vốn luôn ở mức cao, ảnh hưởng đến
khả năng phát triển dịch vụ và tăng huy động vốn
- Nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là gia nhập vào WTO
- Lạm phát kinh tế tăng gây khó khăn cho vấn đề huy động vốn và cho vay
3.3.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời
gian tới
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng chung của toàn hệ thống, căn cứ định
hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Cà Mau năm 2009 và kết quả hoạt động
kinh doanh năm 2008 của Chi nhánh. Chi nhánh Cà Mau đã đề ra phương hướng
hoạt động kinh doanh năm 2008 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Tổng tài sản: 820 tỷ đồng, tăng 32,26% so với năm 2007.
- Huy động vốn bình quân: 295 tỷ đồng, tăng 18%. Huy động vốn cuối kỳ:
179 tỷ đồng, tăng 19,33% so với năm 2007.
- Dư nợ tín dụng bình quân: 713 tỷ đồng, tăng 39,8%. Dư nợ tín dụng cuối
kỳ 800 tỷ đồng, tăng 40,35% so với năm 2007.
- Thu dịch vụ ròng: 3,33 tỷ đồng, tăng 19%. Thu dịch vụ ròng không bao
gồm kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng ở mức 32,85% so với 2007, kế hoạch thu
đạt 1,86 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ xấu: <= 1,4%
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
30
- Chênh lệch thu chi (trước trích DPRR, không bao gồm thu nợ hạch toán
ngoại bảng): 20,25 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với 2007.
- Lợi nhuận trước thuế: 15,25 tỷ đồng, tăng 38,64% so với năm 2007
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
31
Chương 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau là một Ngân hàng Thương mại quốc
doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng với bốn Ngân hàng thưong
mại quốc doanh khác đó là: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại Thương,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và nhiều Ngân hàng thương
mại cổ phần khác. Để tạo được vị thế của mình so với các Ngân hàng Thương
mại trên địa bàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau luôn tìm mọi biện pháp
để tăng trưởng nguồn vốn huy động của mình. Vì nguồn vốn của ngân hàng là
toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho
vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động của ngân hàng. Về cơ cấu vốn
của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển nội bộ.
BẢNG 2: CƠ CẤU VỐN CỦA BIDV CÀ MAU QUA 3 NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy
động 343.178,7 64,5 230.127 53,7 145.559 25,9 -113.051,7 -32,9 -84.568 -36,8
Vốn điều
chuyển 188.535,8 35,5 198.446 46,3 416.158 74,1 9.910,2 5,3 217.712 109,7
Tổng 531.714,5 100,0 428.573 100,0 561.717 100,0 -103.141,5 19,4 133.144 31,1
Nguồn: phòng kế hoạch - tổng hợp
Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng đều giảm qua
các năm cụ thể là vốn huy động năm 2007 là 230.127 triệu đồng giảm đi
113.051,7 triệu đồng tương đương với giảm đi 32,9% so với năm 2006, và vốn
huy động năm 2008 là 145.559 triệu đồng giảm đi 84.568 triệu đồng tương
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
32
đương với giảm 36,8% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động
tại chổ của chi nhánh đã có sự giảm sút nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân chính
là do bị ảnh hưởng bởi những biến động không tốt của nền kinh tế thế giới và nội
tại như là biến động sự khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt
ngân hàng trên thế giới đã làm cho hoạt động của ngân hàng Việt Nam gặp nhiều
khó khăn làm cho người dân có tâm lý không dám gởi tiền, thêm vào nữa là do
cuộc chạy đua lãi suất của ngân hàng đã làm cho một số lượng lớn khách hàng ồ
ạt rút tiền từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao. Và một nguyên nhân
chủ quan thuộc về ngân hàng đó là do ngân hàng chưa có một chiến lược tốt để
huy động nguồn vốn tốt hơn. Mặt khác ta thấy nguồn vốn điều chuyển liên tục
tăng lên. Điều này cũng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn của ngân
hàng, khi tình hình huy động vốn tại chổ của Chi nhánh không đáp ứng được nhu
cầu vay của khách hàng thì ngân hàng cần phải có sự hỗ trợ vốn trong nội bộ. Cụ
thể là nguồn vốn điều chuyển năm 2007 là 198.446 triệu đồng tăng lên 9.910,2
triệu đồng, tương đương với tăng 5,3% so với năm 2006; và nguồn vốn điều
chuyển năm 2008 là 416.158 triệu đồng tăng 217.712 triệu đồng, tương đương
tăng 109,7% so với năm 2007.
Nhìn chung, năm 2006, 2007 nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao lần
lượt là 64,5% và 53,7% so với tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn dùng cho hoạt
động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn
định vì khách hàng có thể rút của họ mà không bị ràng buộc nên dễ dạng bị ảnh
hưởng bởi những biến động về lãi suất hoặc tình hình kinh tế, xã hội của địa
phương. Cụ thể là năm 2008 nguồn vốn này chỉ chiếm 25,9% trong tổng nguồn
vốn. Do đó đòi hỏi Chi nhánh cần có những chính sách phù hợp để có thể huy
động được nguồn vốn này nhiều hơn để có thể chủ động hơn trong việc đáp ứng
kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn
cho bản thân Ngân hàng.
Cơ cấu vốn của Ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
33
Hình 2: Cơ cấu vốn của BIDV Cà Mau qua 3 năm từ 2006 – 2008
4.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng
Vốn huy động là nguồn vốn hoạt động và tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân
hàng vì nó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của ngân hàng, vừa đáp ứng kịp
thời cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải tạo ra
được nguồn vốn ổn định và phù hợp với nhu cầu về nguồn vốn của mình. Hình
thức huy động của Ngân hàng khá đa dạng như nhận tiền gởi, phát hành giấy tờ
có giá, vay vốn ở các ngân hàng và các tổ chức khác...
Qua bảng 3, ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn tiền gởi, chiếm tỷ
trọng cao trong tổng vốn huy động từ các nguồn, cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng
là 97,75%, năm 2007 chiếm 97,83%, năm 2008 tỷ lệ này là 83,39%. Tuy nhiên ta
thấy nguồn vốn tiền gởi này giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn
tiền gởi là 335.469,1 triệu đồng nhưng năm 2007 nguồn vốn này chỉ còn 225.126
triệu đồng đã giảm đi 110.343,1 triệu đồng tương ứng với việc giảm đi 32,89%,
đến năm 2008 thì vốn tiền gởi chỉ có 121.379 triệu đồng đã bị giảm đi 103.747
triệu đồng tương đương với giảm 46,08%. Mức độ giảm này thật sự quá lớn đối
Cơ cấu vốn năm 2006 Cơ cấu vốn năm 2007
Cơ cấu vốn năm 2008
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
34
với chi nhánh. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động
mạnh đặc biệt là vào năm 2008, lạm phát không ngừng tăng cao làm cho giá cả
hàng hóa trở nên đắt đỏ làm một lượng tiền được rút ra để phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của nguời dân, mặt khác do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng
đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của người gởi tiền. Họ đã lần lượt rút tiền từ nơi có
lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao hơn. Thêm vào nữa là do lãi suất huy động
tiền gởi của Chi nhánh chưa thật sự hấp dẫn làm cho không ít khách hàng rút tiền
hoặc không gởi tiền vào Ngân hàng. Một nguyên nhân mà cũng được coi là phổ
biến đó là khách hàng không gởi tiền vào Ngân hàng mà đem vốn đàu tư vào một
lĩnh vực khác ...
Về phát hành giấy tờ có giá thì cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng do
số lượng vốn huy động từ việc phát hành này tương đối nhỏ nên cũng không ảnh
hưởng nhiều đến nguồn vốn huy động. Việc phát hành giấy tờ có giá được thể
hiện rõ nhất vào năm 2008 đã tăng từ 19 triệu đồng (năm 2007) lên đến 21.385
triệu đồng (năm 2008) và đã chiếm 14,69% trong tổng vốn huy động của năm
này. Sự tăng cao của nguồn này là do Chi nhánh phát hành theo sự chỉ đạo của
Trung ương, nhằm ngành bổ sung nhu cầu về vốn cần thiết tạm thời của Ngân
hàng. Năm 2008 ngân hàng Trung ương có nhu cầu về vốn lớn nên việc bổ sung
nguồn vốn này là cấp thết. Nhưng nhìn chung sự tăng lên của khoản mục này
cũng không làm cho tổng vốn huy động của chi nhánh tăng lên, vì vốn này không
mang tính chất ổn định và không là nguồn thu chính của Chi nhánh.
Nhìn chung về tổng thể thì nguồn vốn của chi nhánh đang dần dần giảm
xuống qua các năm. Điều này phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng
trong năm 2008, tiền gởi của dân cư không ổn định do lãi suất tăng giảm liên tục,
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khó khăn. Trong quá
trình mở rộng hoạt động của ngân hàng, nâng cao chất luợng dịch vụ và đa dạng
hoá các hình thức huy động để thu hút luợng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay
doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn
vốn hoạt động của ngân hàng tăng truởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân
hàng mở rộng đầu tư tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần phải có những biện pháp thiết
thực trong từng thời điểm để có thể thu hút được nguồn vốn này ngày càng nhiều
hơn.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
35
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gởi 335.469,1 97,75 225.126 97,83 121.379 83,39 -110.343,1 -32,89 -103.747 -46,08
2.Vay NHNN và các
tổ chức TC 2.459,0 0,72 2.942 1,28 2.684 1,84 483,0 19,64 -258 -8,77
3.Phát hành giấy tờ
có giá 3.685,9 1,07 19 0,01 21.385 14,69 -3.666,9 -99,48 21.366 112.452,60
4.Huy động khác 1.564,7 0,46 2.040 0,88 111 0,08 475,3 30,38 -1.929 94,56
Tổng 343.178,7 100,00 230.127 100,00 145.559 100,00 -113.051,7 -32,94 -84.568 -36,75
Nguồn: Phòng kế hoạch - tổng hợp
Phân tích hoạt động tín dụng 35 SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
36
Do vốn huy động được của Chi nhánh chủ yếu là từ nguốn tiền gởi mà nguồn
tiền gởi này huy động được đa phần là trong ngắn hạn nên để hiểu rõ hơn về vốn
huy động thì phải tìm hiểu về công tác huy động nguồn vốn tiền gởi ngắn hạn
4.1.3 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tiền gởi
ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau
Vốn huy động từ tiền gởi của Ngân hàng có nhiều loại khác nhau như từ tiền
gởi của khách hàng gồm có kỳ hạn và không có kỳ hạn, tiền gởi của các tổ chức
tài chính và tiền gởi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng. Trong đó tiền gởi
của khách hàng là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền của ngân hàng. Vì vậy, để gia tăng tiền gởi trong môi trường cạnh tranh và
để có nguồn tiền chủ động hơn trong hoạt động cho vay thì Ngân hàng đã đưa ra
và thực hiện nhiều hình thức huy động như tiền gởi của khách hàng, tiền gởi của
tổ chức tín dụng, tiền gởi của tổ chức tín dụng…
Tuy nhiên qua bảng số 4 ta thấy, nguồn vốn huy động ngắn hạn chủ yếu của
chi nhánh là từ tiền gởi của khách hàng cụ thể là chiếm 98,46% vào năm 2006,
chiếm 97,82% vào năm 2007 và chiếm 99,99% vào năm 2008 trong tổng nguồn
vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh.
Trong đó thì tiền gởi không kỳ hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng
tiền gởi của khách hàng cụ thể là năm 2006 chiếm 75,05%, năm 2007 chiếm
84,4% và năm 2008 chiếm 80,97% . Đây là loại tiền gởi mà khách hàng đuợc sử
dụng một cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. Nó
phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán như trả tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền
mặt…, khách hàng gởi tiền vào ngân hàng không vì ngành huởng lãi, mà vì nhu
cầu giao dịch, thanh toán, chính vì vậy mà ngân hàng cần thu hút và cung cấp
thêm dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Tiền gởi không kỳ
hạn thường có chi phí sử dụng vốn rất thấp. Vì nguyên nhân này các ngân hàng
thường tập trung huy động nguồn vốn này, làm cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng có hiệu quả cao, do nó có tính chất linh hoạt và phù hợp để dùng cho
vay ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính vì nguyên nhân linh hoạt, khách hàng có
thể rút tiền ra bất cứ lúc nào và vì thế mà đã làm cho tình hình huy động vốn
không kỳ hạn của Chi nhánh giảm mạnh. Năm 2007 giảm 25,03% tương đương
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
37
với số tiền giảm là 62.047,3 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 giảm
47,12% tương đương với số tiền giảm là 87.570 triệu đồng so với năm 2007.
Về tiền gởi có kỳ hạn của khách hàng là loại tiền nhàn rỗi của dân cư, nguời
gởi tiền có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong truờng hợp bình thuờng thì các
ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền truớc hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi
suất không kỳ hạn. Đây là loại tiền có sự ổn định tương đối, có chi phí sử dụng
vốn khá cao, nguời gởi tiền với ngành huởng lãi nên thường họ chỉ gởi những nơi
có lãi suất cao nên nó giảm mạnh trong cuộc chạy đua lãi suất, trong thời gian có
những biến động không tốt dẫn đến lãi họ thu về không cao so với việc gởi ở
những ngân hàng khác hoặc đầu tư vào một hoạt động sinh lãi khác. Cụ thể tiền
gởi có kỳ hạn của khách hàng tại Chi nhánh như sau: năm 2006 TG có kỳ hạn của
KH là 82.420,8 triệu đồng, năm 2007 là 34.363 triệu đồng giảm về tuyệt đối là
48.057,8 triệu đồng và về tương đối là giảm 58,31%; năm 2008 là 23.096 triệu đồng
giảm về tuyệt đối là 11.267 triệu đồng và về tương đối là 32,79%. Điều này chứng tỏ
chi nhánh chưa có lãi suất thích hợp để thu hút tiền gởi của dân cư. Cho nên, đòi
hỏi Ngân hàng phải dùng nhiều hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn đối với
loại tiền gởi này, đó là loại tiền gởi có nhiều kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau
phù hợp với các khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng vốn.
Về mặt tiền gởi của TCTC và tiền gởi không kỳ hạn của TCTD thì cũng có
sự giảm mạnh. Về TG của TCTC, năm 2006 huy động được là 5134 triệu đồng,
năm 2007 huy động được là 4.892 triệu đồng nhưng đến năm 2008 số tiền huy
động chỉ còn 50 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do luật
NHNN quy định không cho phép các tổ chức tài chính mở tài khoản tại nhiều
ngân hàng khác nhau, mỗi TCTC chỉ được mở một tài khoản duy nhất vì hiện
nay các ngân hàng đã áp dụng hình thức thanh toán liên ngân hàng, thuận lợi cho
việc chuyển khoản thanh toán cho các ngân hàng, vừa kiểm soát được các tài
khoản của ngân hàng.
Sau đây là bảng số liệu phản ánh công tác huy động vốn tiền gởi ngắn hạn:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc
Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm
tại BIDV Cà Mau
38
BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
-Tiền gởi KH 330.314,1 98,46 220.209
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf