MỤC LỤC
Trang
Chương1: GIỚI THIỆU .1
1.1. Sựcần thiết của vấn đềnghiên cứu. .1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.2.1. Mục tiêu chung. 2
1.2.2. Mục tiêu cụthể. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu. 2
1.3.1. Không gian . 3
1.3.2. Thời gian . 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.3.4. Lược khảo tài liệu . 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .4
2.1. Phương pháp luận. 4
2.1.1. Tổng quan vềtín dụng . 4
2.1.2. Các chỉtiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 9
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu . 9
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu . 9
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH TIỀN GIANG . 11
3.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang . 11
3.2. Chức năng và nhiệm vụcủa Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển chi nhánh
Tiền Giang. 12
3.3. Cơcấu tổchức của ngân hàng đầu tưvà phát triển Tiền Giang . 13
3.3.1. Sơ đồcơcấu tổchức . 13
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụcủa từng phòng ban. 15
3.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
qua ba năm (2004-2006) . 16
3.4.1. Vềthu nhập . 17
3.4.2. Vềchi phí . 18
3.4.3. Vềlợi nhuận . 18
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH TIỀN GIANG . 19
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006). 19
4.1.1. Sơlược vềtình hình huy động vốn của chi nhánh . 19
4.1.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006) . 21
4.2. Sơlược tình hình cho vay của chi nhánh qua ba năm (2004-2006). 30
4.3. Phân tích doanh sốcho vay của chi nhánh qua ba năm (2004-2006) . 31
4.3.1. Phân tích doanh sốcho vay theo kỳhạn qua ba năm (2004-2006). 31
4.3.2. Phân tích doanh sốcho vay theo thành phần kinh tế
qua ba năm (2004-2006) . 33
4.4. Phân tích tình hình thu nợcủa chi nhánh qua ba năm (2004-2006). 35
4.4.1. Phân tích tình hình thu nợtheo kỳhạn qua ba năm (2004-2006) . 35
4.4.2. Phân tích tình hình thu nợtheo thành phần kinh tế
qua ba năm (2004-2006) . 37
4.5. Phân tích tình hình dưnợcủa chi nhánh qua ba năm (2004-2006) . 38
4.5.1. Phân tích tình hình dưnợtheo kỳhạn qua ba năm (2004-2006) . 39
4.5.2. Phân tích tình hình dưnợtheo thành phần kinh tế
qua ba năm (2004-2006) . 40
4.6. Phân tích chất lượng tín dụng thông qua nợxấu của chi nhánh
qua ba năm (2004-2006) . 42
4.6.1. phân tích nợxấu theo kỳhạn qua ba năm (2004-2006) . 42
4.6.2. Phân tích nợxấu theo thành phần kinh tếqua ba năm (2004-2006). 44
4.7. Phân tích hoạt động tín dụng dựa vào các tỷsốtài chính . 46
4.7.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn . 47
4.7.2. Doanh sốcho vay trên tổng nguồn vốn. 48
4.7.3. Tổng dưnợtrên tổng vốn huy động. 48
4.7.4. Nợxấu trên tổng dưnợ. 48
4.7.5. Vòng quay vốn tín dụng. 49
4.8. Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển chi nhánh Tiền
Giang . 50
4.8.1. Những mặt đạt được của chi nhánh. 50
4.8.2. Những vấn đềcòn tồn đọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh . 52
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG . 56
5.1. Đối với công tác huy động vốn . 56
5.2. Đối với công tác cho vay . 57
5.3. Đối với việc thu nợvà xửlý nợxấu. 59
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.60
6.1. Kết luận . 60
6.2. Kiến nghị. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 62
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy động trên vốn tự có tăng
vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng không cân đối vốn, khi ngân hàng dùng
vốn huy động cho vay nhiều mà không thu hồi kịp thì ngân hàng sẽ dùng vốn tự
có để đáp ứng yêu cầu thanh toán cho khách hàng vì vốn tự có có chức năng bảo
vệ cho khách hàng. Tuy nhiên, vốn tự có quá ít nên không đáp ứng được khả
năng thanh khoản của ngân hàng dẫn đến rủi ro tiềm ẩn. Do đó ngân hàng cần có
biện pháp tăng vốn tự có hơn nữa để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Tóm lại: Nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm, đã góp
phần vào việc mở rộng, đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các
khách hàng, phù hợp với chiến lược phát triển của cả ngành.
4.1.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân
hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động là nguồn
vốn chủ yếu để các ngân hàng thương mại hoạt động, ngân hàng huy động bằng
nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu…có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đồng thời mở rộng các nghiệp vụ
có liên quan.
Hay nói cách khác, ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn
vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành
tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khi huy động vốn các ngân hàng
thương mại có trách nhiệm phải hoàn trả cho khách hàng đúng hạn và đầy đủ cả
gốc và lãi. Vì vậy, để có thể thoả mãn nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đồng thời
33
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
1.TG của các
TCKT
-Không kỳ hạn
-Có kỳ hạn
2.TG tiết kiệm
-Không kỳ hạn
-Có kỳ hạn
3.Phát hành
KP,TP
4.TG của các
TCTD khác
Tổng VHĐ
235.073
224.272
10.801
324.917
9.501
315.416
110.820
1.207
672.017
229.689
197.366
32.323
496.812
1.955
494.857
42.947
1.317
770.765
279.091
254.561
24.530
602.175
2.417
599.758
6.408
47.777
935.451
-5.384
-26.906
21.522
171.895
-7.546
179.441
-67.873
110
98.748
-2,3
-12
199,3
52,9
-79,4
56,9
-61,3
9,1
14,69
49.402
57.195
-7.793
105.363
462
104.901
-36.539
46.460
164.686
21,5
28,9
-24,1
21,2
23,6
21,2
-85,1
3528
21,4
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Trước đây nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là do ngân sách nhà nước
cấp phát cho vay nên huy động vốn không nhiều. Tuy nhiên, từ năm 1995 ngân
hàng chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động như một ngân
hàng thương mại thì đã mở rộng mạng lưới huy động thích hợp, đảm bảo cho
việc kinh doanh đa năng tổng hợp. Việc phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa
các hoạt động của ngân hàng ngày càng giúp cho ngân hàng hoạt động có kết quả
hơn trong việc huy động vốn cũng như cho vay vốn.
Qua bảng 2 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm tăng
trưởng tốt. Vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là từ tiền gửi của các tổ chức
34
kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng nguồn vốn huy động, mặc dù trong năm các ngân hàng trên địa bàn đã
thực hiện nhiều chính sách huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách
hàng, làm sôi động thị trường huy động vốn, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của toàn
thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, tiếp tục phát huy những ưu điểm trong
huy động vốn nên vẫn giữ được nguồn vốn và tăng trưởng ổn định, thực hiện cân
đối, điều hành nguồn vốn có hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn
và thanh toán cho khách hàng.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Loại tiền gửi này
bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá
trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những
nục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đa phần là tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền
gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm mục đích thanh toán, chi trả
trong kinh doanh do đó lãi suất của hình thức huy động này thường thấp hơn các
hình thức huy động khác nên nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn
vốn có chi phí thấp. Những năm qua Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh
Tiền Giang đã đẩy mạnh huy động vốn từ tiền gửi này, mặt khác ngân hàng có
quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, từ doanh nghiệp Nhà nước đến
doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên ngân hàng có một lợi thế rất lớn trong việc
huy động vốn. Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho
vay ngắn hạn, thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất, bên cạnh đó còn được hưởng
một khoản tiền từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, vì là tiền gửi
không kỳ hạn nên nó không ổn định, ngân hàng không xác định được khách hàng
gửi tiền trong thời gian bao lâu và rút ra khi nào.
Qua ba năm tiền gửi của các tổ chức kinh tế có sự biến động không đồng
nhất, giảm vào năm 2005 và tăng mạnh vào năm 2006 thể hiện qua hình sau:
35
0
50
100
150
200
250
300
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 4: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm vào năm 2005 là
do sự tăng cường công tác huy động vốn của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long cùng với sự khai trương hoạt động của Ngân hàng Thương
mại Cổ Phần Phương Nam vào cuối năm 2004 đã thu hút một lượng lớn khách
hàng sang các ngân hàng này làm cho số tiền huy động từ tổ chức kinh tế của chi
nhánh giảm xuống vào năm 2005 nhưng sự sụt giảm này không đáng kể. Mặc dù
có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Với chi
nhánh, tiếp tục phát huy những ưu điểm trong huy động vốn, áp dụng lãi suất
thỏa thuận giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn, đa dạng hoá
các hình thức thanh toán kết quả là chi nhánh đã thu hút được tiền gửi từ một số
khách hàng lớn là các đơn vị sản xuất kinh doanh như Công ty cổ phần Đầu tư
xây dựng, Công ty Dược vật tư y tế Tiền Giang, ngoài ra chi nhánh còn thu hút
được một số khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi bình quân lớn như: Công
ty Xổ số Kiến Thiết, Kho bạc Nhà nước, Điện lực…Bên cạnh đó, ngân hàng
cũng nỗ lực hết mình từ việc đơn giản hóa các thủ tục đã tạo ra sự tiện lợi nhanh
chóng trong việc mở tài khoản tiền gửi, làm cho lượng tiền gửi thanh toán của
ngân hàng tăng lên vào cuối năm 2006.
Trong tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm
tỉ trọng cao trong tổng số tiền gửi của các tổ chức kinh tế điều này thể hiện rõ
qua hình sau:
36
95.41
4.59
Năm 2004
85.93
14.07
Năm 2005
91.21
8.79
KHÔNG KỲ HẠN
CÓ KỲ HẠN
Năm 2006
Hình 5: Kết cấu tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Qua hình 5 ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về tỷ trọng giữa tiền gửi có kỳ
hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tiền gửi của các tổ chức kinh tế là do số tiền dư ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh đợi đầu tư vào một hạng mục hay đầu tư mở rộng sản xuất nhưng chưa sử
dụng đến nên gửi vào ngân hàng để hưởng lãi.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 90%, tuy nhiên, loại
tiền gửi không kỳ hạn này có chi phí thấp khoảng 0,2%/tháng, khách hàng có thể
rút ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, đối với loại tiền gửi này thì ngân hàng sẽ không chủ
37
động được trong cho vay và đầu tư đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn sẽ gặp khó
khăn. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách đẩy mạnh nguồn vốn thu hút từ tiền
gửi có kỳ hạn đặc biệt trên 12 tháng nhằm cân đối vốn trong việc cho vay tín
dụng trung-dài hạn, tránh hiện tượng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài
hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là một phần nhàn rỗi của người dân, lượng tiền nhàn rỗi
này nằm rải rác khắp nơi trong dân chúng. Nhiệm vụ của các ngân hàng nói
chung và của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang nói riêng là
phải có biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này, một mặt gia tăng
nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác đáp ứng nhu cầu
về vốn cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần xây
dựng nền kinh tế tỉnh nhà. Bên cạnh đó, khai thác được nguồn sinh lợi của đồng
vốn nhàn rỗi, không gây lãng phí, giúp cho người dân có thêm một khoản thu
nhập từ lãi suất nâng cao mức sống cho người dân.
Trong tiền gửi tiết kiệm, chiếm phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn trên 97%,
phần còn lại là tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, năm 2004 là
2,92%, sang năm 2005 loại tiền gửi này chiếm 0,39% và đến năm 2006 chiếm
0,4% trong tổng tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn mà ngân hàng tập trung huy động
mạnh nhất vì nguồn vốn này mang tính ổn định và có vai trò vô cùng quan trọng
đối với ngân hàng trong kinh doanh mặc dù nguồn vốn này có lãi suất phải trả
cao hơn lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn. Đối với loại tiền này ngân hàng có
thể đem cho vay một cách chủ động.
Cùng với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
cũng góp phần làm cho lượng tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh tăng lên qua ba
năm, và điều này được thể hiện qua hình sau:
38
0
100
200
300
400
500
600
700
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 6: Tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Sở dĩ có sự tăng nhanh chóng như vậy là do trong những năm qua chi nhánh
đã đẩy mạnh các hình thức, các kênh huy động vốn như trả lãi trước, tiết kiệm rút
dần, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng kết hợp với các hình thức khuyến
mãi tặng phiếu mua hàng của chi nhánh vào cuối năm, điều chỉnh mức lãi suất
linh hoạt phù hợp với người gửi tiền và mặt bằng lãi suất thị trường. Đặc biệt là
giữa tháng 06/2006 chi nhánh đã tăng lãi suất tiết kiệm 13 tháng từ 0,76%/tháng
lên 0,8-0,82%/tháng nhằm thu hút các khách hàng lớn và thu hút thêm nhiều
khách hàng mới. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế ổn định đời sống của người
dân được cải thiện, thu nhập của người dân tăng lên do đó họ gửi tiền vào ngân
hàng vừa tạo cho ngân hàng có một nguồn vốn quan trọng trong kinh doanh, vừa
tạo cho người gửi tiền có được một khoản thu nhập từ lãi suất và giảm tối thiểu
rủi ro khi người dân để tiền trong nhà.
- Kỳ phiếu, trái phiếu:
Đây là những chứng chỉ nợ, có thời hạn, ngân hàng phát hành giấy tờ có giá
để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Việc phát
hành kỳ phiếu và trái phiếu có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện có hiệu quả
chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ, phát triển kinh tế-xã hội, kiềm chế
lạm phát và ổn định mặt bằng lãi suất huy động.
39
0
20
40
60
80
100
120
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 7: Kỳ phiếu, trái phiếu của chi nhánh qua ba năm (04-06)
Qua hình 7 cho thấy nguồn vốn huy động được từ việc phát hành kỳ phiếu
và trái phiếu liên tục giảm qua ba năm và giảm rất nhanh. Nguyên nhân của sự
giảm liên tục này là do những kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng phát hành từ
những năm trước đã đến hạn thanh toán, hơn nữa, do số tiền huy động từ các loại
tiền gửi khác tăng lên đáng kể nên ngân hàng đã hạn chế mức huy động từ các
loại kỳ phiếu ngắn hạn.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác:
Ngoài tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm thì nguồn vốn
còn được huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác nhưng loại tiền này
trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng không đáng kể.
40
0
10
20
30
40
50
60
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 8: Tiền gửi của các TCTD khác tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Nhìn ở đây ta thấy tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng liên tục qua
ba năm, nhưng đặc biệt là năm 2006 lượng tiền gửi này tăng với một số lượng
đáng kể, cụ thể là tăng 46.460 triệu đồng so với năm 2005. Số tăng này là do
trong năm 2006 chi nhánh đã tiếp thị, vận động và thu hút được nguồn gởi thanh
toán của Kho bạc Nhà nước với số dư bình quân gần 85 tỷ đồng, làm giảm đáng
kể mức lãi suất huy động vốn bình quân bởi vì khi tăng lãi suất huy động thì
ngân hàng sẽ thu hút thêm một lượng tiền ồ ạt gửi vào ngân hàng từ các tổ chức
kinh tế cũng như của dân cư. Và khi ngân hàng sử dụng nguồn tiền này không
hết sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn và khi đó ngân hàng sẽ gửi tiền này ở Trung
Ương để tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh mặc dù phải trả một khoản phí. Do
đó, ngân hàng giảm mức lãi suất huy động vốn bình quân nhằm hạn chế bớt tiền
gửi của khách hàng tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Tóm lại: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm 2004, 2005,
2006 có bước tăng trưởng đáng kể, chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh. Bên
cạnh uy tín, thương hiệu, phong cách phục vụ khách hàng thì chi nhánh luôn bám
sát mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn để giữ vững và tăng trưởng nguồn
vốn. Ngoài ra, việc triển khai có hiệu quả nhiều sản phẩm huy động vốn phong
41
phú và đa dạng đã góp phần làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh ngày
càng có hiệu quả.
4.2. Sơ lược tình hình cho vay của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, nguồn vốn hoạt động
cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiệp vụ
này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ rất nhạy cảm
với môi trường kinh tế-xã hội-chính trị.
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
DSCV
DSTN
Dư nợ
279.479
274.212
337.412
348.130
262.345
423.197
195.463
130.862
487.798
68.651
-11.867
85.785
24,56
-4,33
25,42
-152.667
-131.483
64.601
-43,85
-50,12
15,26
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
- Doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm không ổn định, đặc biệt là
năm 2006 doanh số cho vay này giảm xuống rất nhiều. Sự tăng, giảm của doanh
số cho vay là do ngân hàng thực hiện theo chỉ đạo của trung ương về cơ cấu lại
dư nợ tín dụng.
- Đi đôi với công tác cho vay điều cũng cần quan tâm của tất cả các ngân
hàng thương mại đó chính là công tác thu nợ. Việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho
ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Qua bảng 2 ta
thấy doanh số thu nợ của ngân hàng giảm liên tục qua ba năm đặc biệt là năm
2006 giảm đáng kể. Sự sụt giảm này là do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn
đến tình trạng ngân hàng không thu hồi được nợ.
- Về tình hình dư nợ: dư nợ của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm và dư
nợ luôn lớn hơn doanh số cho vay vì doanh số cho vay chỉ tính cho kỳ phân tích
còn dư nợ bao gồm cả dư nợ của kỳ trước. Sự tăng trưởng này là phù hợp với tốc
độ gia tăng của doanh số cho vay và sự sụt giảm của doanh số thu nợ.
42
Tình hình cho vay của chi nhánh đã phản ánh khái quát hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Tuy nhiên, do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi
vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng
cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm
tránh tình trạng ứ đọng vốn, để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích chi tiết tình hình
cho vay của chi nhánh.
4.3. Phân tích doanh số cho vay tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Các doanh nghiệp sau khi sản xuất sản phẩm thì phải tìm thị trường tiêu thụ
hay nói cách khác hơn là tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngân hàng cũng vậy sau khi
huy động vốn cũng phải tìm “thị trường” để cho nguồn vốn lưu thông, vấn đề là
cho vay như thế nào để đồng vốn lưu thông có hiệu quả.
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Xét về kết cấu thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ
trọng trung bình của khoản vay ngắn hạn qua ba năm chiếm gần 90% trong tổng
doanh số cho vay, điều này cho thấy chi nhánh rất chú trọng vào khoản vay ngắn
hạn. Còn đối với khoản cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng không nhiều, chủ
yếu là khách hàng vay để mua đất xây nhà, mua nhà, sửa chữa nhà, đóng xà lan
nên chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số cho vay. Thực tế cho thấy
rằng tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong
quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.
Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI CHI
NHÁNH QUA BA NĂM(2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
TDH
DSCV
256.137
23.342
279.479
300.915
47.215
310.915
177.373
18.090
195.463
44.778
23.873
68.651
17,48
102,27
24,56
-123.542
-29.125
-152.667
-41,06
-61,67
-43,85
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
43
Nhìn chung doanh số cho vay của chi nhánh NHĐT&PT Tiền Giang qua
ba năm có sự biến động không đồng nhất, tăng vào năm 2005 và giảm vào năm
2006. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn doanh số cho vay
trung-dài hạn, đặc biệt là vào năm 2005 doanh số cho vay tăng rất nhanh trong đó
tốc độ tăng của khoản vay trung-dài hạn tăng rất nhanh, tăng 102,27% so với
năm trước đó là do ngân hàng tích cực tìm kiếm khách hàng và giải quyết tốt đầu
ra, cho vay những dự án mang tính hiệu quả cao, có khả năng hoàn vốn nhanh,
nhưng sự tăng lên của khoản vay trung-dài hạn không đáng kể so với sự tăng
trưởng của khoản vay ngắn hạn.
Doanh số cho vay tăng do trong những năm qua ngân hàng đã tập trung
nguồn vốn duy trì tín dụng đối với những khách hàng lớn, truyền thống của chi
nhánh như cho vay xuất nhập khẩu trong đó có xuất khẩu gạo, thủy sản, ngân
hàng cho vay với số lượng nhiều và với mức lãi suất hợp lý. Đồng thời, ngân
hàng giải ngân kịp thời cho các dự án đã ký hợp đồng tín dụng với khách hàng
nhằm đảm bảo phục vụ đủ vốn giúp cho các dự án cho vay sớm đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng đủ điều kiện vay
vốn, có khả năng cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường, những dự án có
hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt. Đồng thời, mở rộng dịch vụ tín dụng đến với
khách hàng là cá nhân để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ đa dạng của
khách hàng. Tuy nhiên, từ bảng số liệu ta thấy ngân hàng tập trung nhiều vào
khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay trung-dài hạn bởi vì ngân hàng mong
muốn hoạt động trong môi trường ít rủi ro, từ đó tỷ trọng khoản đầu tư trung-dài
hạn giảm đi nhiều và chú trọng đến khoản cho vay ngắn hạn như: cho vay cán bộ
công nhân viên, cho vay du lịch, cho vay cải tạo vườn tạp, mua phân bón, hóa
chất phục vụ cho nông nghiệp, và trong thời gian này các doanh nghiệp vay vào
mục đích ngắn hạn như: sản xuất bánh kẹo, kinh doanh tạp hóa, nuôi tôm, nuôi
heo, nuôi cá bè, trả lương cán bộ công nhân viên…và ngoài ra cho vay ngắn hạn
thì hồ sơ, thủ tục đơn giản, lãi suất phù hợp với từng món vay nên dễ dàng thu
hút được nhiều khách hàng.
Sang năm 2006, do cả doanh số cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn đều
giảm nên làm cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng giảm xuống đáng kể,
trong đó cho vay ngắn hạn giảm 41,06% và cho vay trung-dài hạn giảm 61,67%.
44
Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2006 chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc thực hiện cơ cấu lại khách
hàng, dư nợ tín dụng đặc biệt là đối với khoản cho vay trung và dài hạn với cơ
cấu trung dài hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn 40%, điều này làm cho doanh số cho
vay trung và dài hạn giảm xuống nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất
4.3.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua ba năm
(2004-2006)
Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, NHĐT&PT chi
nhánh Tiền Giang luôn mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế để vừa
đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi
ro.
Về cơ cấu, trong ba năm qua tỷ trọng các khoản cho vay đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh khá lớn trong tổng doanh số cho vay năm 2004 là
55,4%, đến năm 2005 chiếm tỷ trọng là 71,63% và đến năm 2006 thành phần này
chiếm 62,89%, trong khi đó thành phần kinh tế quốc doanh là thành phần giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế và là khách hàng truyền thống của ngân hàng lại
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn khoảng 37% trong tổng doanh số cho vay. Nhận thấy
rằng, trong ba năm qua tỷ trọng các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đều tăng, đạt được điều này là do thực hiện chủ trương đẩy
mạnh cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Bảng 5:TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM(2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Quốc doanh
Ngoài QD
DSCV
124.646
154.833
279.479
98.764
249.366
348.130
72.528
122.935
195.463
-25.882
94.533
68.651
-20,76
61,05
24,56
-26.236
-126.431
-152.667
-26,56
-50,70
-43,85
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
45
Qua bảng 5 cho thấy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc
doanh giảm liên tục qua ba năm. Bởi vì các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng
ít đi do thực hiện cổ phần hóa nên ngân hàng phải xem xét lựa chọn những khách
hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả và cho vay đối với những khách hàng lớn và
thường xuyên của ngân hàng như Công ty chăn nuôi Tiền Giang, Công ty Dược
và vật tư y tế Tiền Giang, Công ty khai thác và cung cấp nước sinh hoạt nông
thôn Tiền Giang…mặt khác, thành phần này còn hạn chế về khả năng thế chấp
tài sản.
Ngược lại, đối với thành phần ngoài quốc doanh thì doanh số cho vay lại
tăng vào năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tăng
cường tiếp thị mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có
thể nói trong thời gian này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu
quả nên nhận được sự ưu ái đầu tư của ngân hàng. Ngoài ra, đối tượng này đa số
là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần điển hình là Công ty cổ phần
Nhựa Mêkông, Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco, Công ty cổ phần Thủy
sản Vinh Quang đều là những khách hàng lớn của ngân hàng. Hơn nữa, phần lớn
thành phần này có năng lực tài chính và vốn tự có cao, có tài sản thế chấp, cầm
cố có giá trị lớn, mà theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức
cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 70% giá trị tài sản
thế chấp, cầm cố. Vì thế, với mức vốn tự có cao và giá trị tài sản thế chấp, cầm
cố của thành phần này tham gia càng lớn điều đó chứng tỏ họ quan tâm nhiều
hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó ngân
hàng cho vay đối với thành phần này nhiều dẫn đến doanh số cho vay tăng. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể cũng được ngân hàng chú
ý vì cho vay đối với đối tượng này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm
bảo mới được vay với điều kiện giá trị tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo của họ
lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay. Trái lại, đến năm 2006 doanh số
cho vay giảm là do thực hiện cơ cấu giảm cho vay trung và dài hạn, trong khi đó
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa số là vay trung và dài hạn.
Tóm lại: Trong những năm qua, cơ cấu cho vay của NHĐT&PT Tiền
Giang có nhiều thay đổi, đặc biệt chú trọng đối với cho vay ngắn hạn hơn là cho
vay trung và dài hạn. Đối với thành phần kinh tế cũng có nhiều thay đổi, tỉ trọng
46
doanh số cho vay thiên về thành phần ngoài quốc doanh hơn. Điều này cho thấy
việc chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng mở là mở rộng cho vay đối với
thành kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế, chú trọng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn luôn quan tâm đến thành
phần kinh tế quốc doanh vì đây là những khách hàng truyền thống của ngân
hàng.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
Nếu như doanh số cho vay phản ánh qui mô tín dụng của ngân hàng thì
doanh số thu nợ là chỉ tiêu để thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc
khách hàng trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng, doanh số cho vay cao
chưa hẳn là tốt mà phải xem xét đến việc thu nợ, chính vì vậy doanh số thu nợ là
nhân tố phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.4.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Ta biết rằng việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì,
bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Vì vậy, xem xé
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang.pdf