Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU ----------------------------------------------------------------- 1

1.1. Sựcần thiết của đềtài ----------------------------------------------------------------- 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu-------------------------------------------------------------------- 2

1.2.1. Mục tiêu chung -------------------------------------------------------------------- 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể -------------------------------------------------------------------- 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 2

1.3.1. Không gian ------------------------------------------------------------------------- 2

1.3.2. Thời gian --------------------------------------------------------------------------- 3

1.3.3. đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --- 4

2.1. Phương pháp luận----------------------------------------------------------------------- 4

2.1.1. Khái quát vềtín dụng ------------------------------------------------------------- 4

2.1.2. Một sốvấn đềtrong hoạt động tín dụng của ngân hàng --------------------- 7

2.1.3. Một sốchỉtiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng -------------13

2.2. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------15

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu---------------------------------------------------15

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu -------------------------------------------------15

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ ---------------------------17

3.1. Khát quát chung vềhuyện Long Hồ ------------------------------------------------17

3.1.1. đặc điểm tựnhiên----------------------------------------------------------------17

3.1.2. đặc điểm kinh tếxã hội ---------------------------------------------------------17

3.2. Một số đặc điểm cơbản của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thôn Huyện Long Hồ ---------------------------------------------------------------------18

3.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển------------------------------------------------18

3.2.2. Cơcấu tổchức--------------------------------------------------------------------19

3.2.3. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm ------------------21

3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn---------------------------------------------------24

3.2.5. định hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2007 ---------------------25

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT đỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

LONG HỒ ----------------------------------------------------------------------------------27

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn ---------------------------------------------------27

4.2. Phân tích doanh sốcho vay ----------------------------------------------------------33

4.2.1. Phân tích doanh sốcho vay theo thời hạn ------------------------------------33

4.2.2. Phân tích doanh sốcho vay theo ngành kinh tế ------------------------------36

4.3. Phân tích doanh sốthu nợ ------------------------------------------------------------40

4.3.1. Doanh sốthu nợtheo thời hạn cho vay ---------------------------------------40

4.3.2. Doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế -------------------------------------------43

4.4. Phân tích dưnợ ------------------------------------------------------------------------46

4.4.1. Dưnợtheo thời hạn cho vay----------------------------------------------------46

4.4.2. Dưnợtheo ngành kinh tế -------------------------------------------------------48

4.5. Phân tích nợquá hạn ------------------------------------------------------------------51

4.5.1. Nợquá hạn theo thời hạn cho vay ---------------------------------------------51

4.5.2. Nợquá hạn theo thời gian quá hạn--------------------------------------------53

4.6. Phân tích các chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng ---------------------------------54

4.6.1. Tổng dưnợtrên nguồn vốn huy động -----------------------------------------54

4.6.2. Hệsốthu nợ-----------------------------------------------------------------------55

4.6.2. Hệsốthu nợ-----------------------------------------------------------------------56

4.6.4. Vòng quay vốn tín dụng---------------------------------------------------------58

Chương 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG -----59

5.1. Những mặt đã đạt được và tồn tại, hạn chếtrong hoạt động tín dụng của

ngân hàng ------------------------------------------------------------------------------------59

5.1.1. Những mặt đã đạt được----------------------------------------------------------59

5.2.1. Nâng cao nguồn vốn huy nguồn vốn ------------------------------------------60

5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quảtín dụng ----------------------------------------------61

5.1.2. Tồn tại và hạn chế ----------------------------------------------------------------61

5.2.2. Nâng cao hiệu quảtín dụng-----------------------------------------------------63

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------67

6.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------67

6.2. Kiến nghị--------------------------------------------------------------------------------68

6.2.1. đối với Nhà nước và các bộngành có liên quan ----------------------------68

6.2.2. đối với ngân hàng----------------------------------------------------------------68

Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------ 70

 

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 27 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ðỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ðỘNG VỐN Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, ñáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên ñịa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua, hoạt ñộng của Ngân hàng tác ñộng tích cực ñến phát triển kinh tế xã hội ñịa phương. Nhưng ñể ñáp ứng nhu cầu về vốn vay ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp nông thôn ñã ñặt ra một vấn ñề hết sức cấp thiết cho Ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy ñộng vốn. Do nằm trong hệ thống nên việc ñiều tiết cân ñối vốn huy ñộng và cho vay ñược dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy ñộng ñược vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ ñược chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy ñịnh, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy ñộng vốn không ñủ ñáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do ñó nguồn vốn ñể Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy ñộng và vốn ñiều chuyển của cấp trên. Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT huyện Long Hồ) ðVT: triệu ñồng Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt ñối % Số tuyệt ñối % Vốn huy ñộng 75.865 32,50 97.834 41,10 89.934 36,12 21.969 28,96 -7.900 -8,07 Vốn ñiều chuyển 157.535 67,50 140.212 58,90 159.041 63,88 -17.323 -11,00 18.829 13,43 Tổng nguồn vốn 233.400 100 238.046 100 248.975 100 4.646 1,99 10.929 4,59 GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 28 Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn (bảng 2) ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể: so với năm trước năm 2005 tăng 4.646 triệu ñồng tương ứng tăng 1,99%, còn năm 2006 thì tăng ñến 4,59% tương ứng với số tiền là 10.929 triệu ñồng. Nhưng xét riêng từng nguồn vốn thì cả vốn huy ñộng và vốn ñiều chuyển ñều có biến ñộng, tăng nhưng không liên tục và trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn ñiều chuyển chiếm tỷ trọng cao hơn, ñể hiểu rõ hơn ta ñi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể: * Vốn ñiều chuyển: Hầu hết các Ngân hàng quốc doanh không riêng gì Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ nếu chỉ sử dụng vốn huy ñộng ñể cho vay thì sẽ không thể ñáp ứng hết ñược nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy ñộng tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn ñiều chuyển, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy ñộng nên làm chi phí hoạt ñộng kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng ñến giảm lợi nhuận. Do ñó Ngân hàng luôn phấn ñấu tăng nguồn vốn huy ñộng ñể giảm nguồn vốn này. Qua 3 năm từ năm 2004 ñến năm 2006 do nhu cầu về vay vốn tăng nhanh mà vốn huy ñộng thì tăng không nhiều nên vốn ñiều chuyển của Ngân Hàng có tăng lên về số tiền nhưng về tỷ trọng thì ñã giảm xuống.Cụ thể là năm 2004 vốn ñiều chuyển là 157.535 triệu ñồng chiếm tỷ trọng 67,5% trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 vì vốn huy ñộng tăng cao nên nguồn này có giảm xuống, số vốn ñiều chuyển là 140.212 triệu ñồng có tỷ trọng 58,9% trong tổng nguồn vốn, giảm 11% so với năm 2004 tương ứng số tiền là 17.323 triệu ñồng. Nhưng vốn ñiều chuyển ñã tăng lại vào năm 2006, số vốn ñiều chuyển là 159.041 triệu ñồng tăng 18.829 triệu ñồng với tốc ñộ tăng là 13,43% so với năm 2005, và số tiền vốn ñiều chuyển năm 2006 ñã cao hơn cả năm 2004 nhưng nếu xét về vốn tỷ trọng thì có giảm từ 67,5% năm 2004 xuống 58,9% năm 2006. ðiều này chứng tỏ Ngân hàng ñã chú ý thu hút và huy ñộng vốn nhàn rỗi trong dân cư. * Vốn huy ñộng: Nguồn vốn huy ñộng năm 2004 là 75.865 triệu ñồng chiếm 32,5% cơ cấu nguồn vốn, năm 2005 tăng 21.969 triệu ñồng tương ứng tỷ lệ tăng 28,96% so với GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 29 năm 2004, nó chiếm tỷ trọng 41,1%. ðến năm 2006 nguồn vốn huy ñộng giảm 7.900 triệu ñồng tương ứng giảm 8,07% so năm trước và chiếm tỷ trọng là 36,12% thấp hơn năm 2005 nhưng vẫn còn cao hơn năm 2004. Việc sử dụng nguồn vốn tự huy ñộng sẽ có nhiều thuận lợi như là việc cho vay ñược chủ ñộng hơn do có ñủ vốn trong tay không cần chờ xin vốn ñiều chuyển, thu nhập sẽ cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên. Vì vậy Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ dù ñược sự ñiều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên nhưng vẫn không lơ là khâu huy ñộng vốn.Trong thời gian qua Ngân hàng ñã có nhiều biện pháp tích cực trong huy ñộng ñể thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy ñộng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành giấy kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với nhiều loại kỳ hạn... áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và thường xuyên thông tin, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ ñó ñã tập trung và thu hút ñược nguồn vốn khá lớn ñể ñầu tư cho vay phát triển kinh tế ñịa phương. Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ðỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ðVT: triệu ñồng Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt ñối % Số tuyệt ñối % Tiền gởi KBNN 26.016 34,29 27.613 28,22 23.037 25,62 1.597 6,14 -4.576 -16,57 Tiền gửi TCTD 178 0,23 172 0,18 167 0,19 -6 -3,37 -5 -2,91 Tiền gửi khách hàng 20.512 27,04 31.408 32,10 27.376 30,44 10.896 53,12 -4.032 -12,84 Tiền gửi tiết kiệm 21.691 28,59 28.699 29,33 25.575 28,44 7.008 32,31 -3.124 -10,89 Phát hàng giấy tờ có giá 7.468 9,84 9.942 10,16 13.779 15,32 2.474 33,13 3.837 38,59 Tổng vốn huy ñộng 75.865 100 97.834 100 89.934 100 21.969 28,96 -7.900 -8,07 (Nguồn: Bảng cân ñối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Long Hồ qua 3 năm) Chú thích: KBNN: Kho bạc Nhà nước - TCTD: Tổ chức tín dụng GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 30 Năm 2004 34% 0% 10% 29% 27% Tiền gởi KBNN Tiền gửi khách hàng Tiền gửi tiết kiệm Phát hàng giấy tờ có giá Tiền gửi TCTD Năm 2005 0% 29% 33% 10% 28% Năm 2006 26% 31% 28% 15% 0% Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn huy ñộng - Tiền gửi kho bạc Nhà nước: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ ñược thành lập rất lâu, có mối quan hệ giao dịch tốt với kho bạc qua nhiều năm, Ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi tương ñối hợp lý nên kho bạc là khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, hàng năm Ngân hàng sẽ nhận ñược rất nhiều tiền GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 31 gửi từ kho bạc Long Hồ, tiền gửi của kho bạc luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng vốn huy ñộng của Ngân hàng cụ thể là hơn 34% năm 2004, 28,22% năm 2005, và gần 26% năm 2006. Tình hình số tiền qua các năm như sau: năm 2004 Ngân hàng nhận ñược từ kho bạc là 26.016 triệu ñồng, năm 2005 kho bạc gửi 27.613 triệu ñồng, tăng 1597 triệu ñồng với tốc ñộ tăng là 6,14% so với năm 2004; trong năm 2006 vừa qua Ngân hàng nhận ñược 23.037 triệu ñồng tiền gửi của kho bạc, giảm 16,57% so với năm 2005 với số tiền tương ứng là 4576 triệu ñồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ngân sách ñịa phương ñầu tư cho việc xây dựng cầu, ñường ở một số xã, phải bồi thường cho việc giải tỏa ở một số khu vực trong huyện, và dùng giúp ñỡ một số người bị thiệt hại bởi bão, lụt, dịch cúm gia cầm… - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhằm mục ñích ñảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên hàng… Mỗi ngân hàng phải có tài khoản tiền gởi tại ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm ñể thực hiện các khoản thanh toán, chuyền tiền, chi trả (thông qua các dịch vụ chi hộ, thu hộ, ủy nhiệm chi, séc…) cho khách hàng ở ngân hàng khác. ðây cũng là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽ ñược ñiều chuyển về ñể ñáp ứng nhu cầu khách hàng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ tương ñối nhỏ trong nguồn vốn huy ñộng của Ngân hàng . Cụ thể năm 2004 nó chiếm tỷ trọng 0,23%, năm 2005 là 0,18% và năm 2006 là 0,19% với số tiền qua 3 năm ñều giảm năm 2004 là 178 triệu ñồng, năm 2005 là 172 triệu ñồng, giảm 3,37% so với năm 2004, ñến năm 2006 là 167 triệu ñồng, giảm 2,91%. Nguyên nhân là do Ngân hàng chủ yếu thực hiện công tác cho vay, ít có những giao dịch thanh toán liên hàng, hơn nữa trên ñịa bàn lại có ít ñơn vị kinh tế lớn cần thanh toán qua Ngân hàng, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất quen với việc mua bán hàng hóa trả bằng tiền mặt, hơn nữa lại có nhiều Ngân hàng thương mại khác cạnh tranh với lãi suất huy ñộng hấp dẫn. ðiều này cho thấy Ngân hàng chưa có nhiều mối hệ với các tổ chức tín dụng khác, do ñó Ngân hàng phải thiết lập quan hệ nhiều hơn ñể tăng nguồn vốn huy ñộng này lên. GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 32 - Tiền gửi khách hàng: Bên cạnh nguồn tiền gửi kho bạc, khoản mục tiền gửi của khách hàng là nguồn huy ñộng khá lớn của Ngân hàng. Qua bảng số liệu về huy ñộng vốn ta thấy tiền gửi khách hàng năm 2004 là 20.512 triệu ñồng chiếm 27,04% trong tổng nguồn vốn huy ñộng, năm 2005 là 31.408 triệu ñồng, tăng 10.896 triệu ñồng tương ứng tăng 53,12% so với năm 2004, và tỷ trọng cũng tăng lên ñạt 32,1%. Năm 2006 thì giảm xuống còn 27.376 triệu ñồng, ñã giảm ñi 4.032 triệu ñồng với tốc ñộ giảm là 12,84%, về tỷ trọng cung giảm xuống còn chiếm 30,44%. Từ ñây ta cũng ñánh giá rằng các xí nghiệp, doanh nghiệp các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả nên gửi tiền vào tài khoản ñể thanh toán tiền hàng và ñem phần tiền dư thưa chưa dùng ñến gửi vào Ngân hàng ñể hưởng lãi vì ñây có lãi suất tương ñối cao, làm tăng thêm thu nhập. Năm 2005 do kinh tế ngày phát triển, ñịa bàn huyện có thêm do nhiều ñơn vị kinh doanh hiệu quả nên mức huy ñộng của nguồn này tăng lên, ñến năm 2006 do giá cả các mặt hàng tăng cao làm cho khách hàng cần nhiều vốn tiền mặt hơn nên họ rút tiền ra làm cho vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng giảm xuống. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: ðây là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng. Tiền gởi tiết kiệm là nguồn vốn không nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy ñộng, nó luôn chiếm tỷ trọng trên 28% qua các năm. Cụ thể tỷ trọng này năm 2004 là 28,59 % tương ứng với số tiền là 21.691 triệu ñồng, năm 2005 là 29,33% tương ứng với số tiền 28.699 triệu ñồng, và năm 2006 tỷ trọng là 28,44% tương ứng với 25.575 triệu ñồng. Lượng tiền gởi tiết kiệm của dân cư tuy có biến ñộng như tăng 7.008 triệu ñồng tương ứng tăng 32,31% so với năm 2004 và năm 2006 giảm với tốc ñộ 10,89% tương ứng số tiền giảm là 3.144 triệu ñồng, nhưng về tỷ trọng nó vẫn khá ổn ñịnh là trên 28%. Tuy nhiên tỷ trọng này cũng còn thấp trong khi vốn nhàn rỗi trong dân cư còn lớn. Người dân còn e ngại và chưa quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, họ chưa thấy ñược lợi ích của việc gửi tiền và thường cất giữ tiền bằng cách dự trữ vàng bạc ñá quý và cả tiền mặt. Vì vậy, Ngân hàng phải ñưa ra mức lãi suất phù hợp, có nhiều chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và ñội ngũ nhân viên Ngân hàng phải biết giải thích cho GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 33 khách hàng hiểu sự an toàn cũng như lợi ích của việc gửi tiền, ñồng thời phải có thái ñộ phục vụ tốt giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi ñến Ngân hàng. - Phát hành giấy tờ có giá: Ngoài các nguồn huy ñộng nói trên Ngân hàng còn huy ñộng bằng cách phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, ñây cũng là công cụ huy ñộng vốn khá hiệu quả. Do Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vời nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất phù hợp nên lượng tiền huy ñộng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2004 huy ñộng ñược 7.468 triệu ñồng, sang năm 2005 thì tăng lên ñến 9.942 triệu ñồng tăng 2.474 triệu ñồng hay tăng 31,13% so với năm 2004. ðến năm 2006, tiếp tục tăng ñạt 13.779 triệu ñồng tăng 38,59% triệu ñồng tương ứng tăng số tiền là 3.837 triệu ñồng. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu cũng là một hình thức huy ñộng khá hiệu quả và cũng là một hình thức ñể quảng cáo góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện tốt công tác huy ñộng này giữ tốc ñộ tăng hiện có. Tóm lại, trong thời gian qua Ngân hàng ñã có nhiều nỗ lực trong công tác huy ñộng vốn, cố gắng hoàn thành kế hoạch ñề ra. Tuy nhiên hiện nay nguồn vốn huy ñộng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và trên ñịa bàn vẫn còn có rất nhiều nguồn vốn nhàn rỗi có thể huy ñộng, vì vậy trong những năm tới, Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy ñộng tốt hơn nữa ñể giữ ñược khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng, tăng vốn huy ñộng ñể ñáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong huyện. 4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY Trong những năm qua Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ thực hiện theo hướng ñề ra là tiếp tục ñổi mới, hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng theo nhiều loại thời hạn và trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt ñộng Ngân hàng cũng kịp thời ñẩy mạnh công tác sử dụng vốn. 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn Trong những năm qua, Ngân hàng ñã cố gắng tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 34 cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia ñình và cá nhân. ðiều này ñã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước. Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN (Nguồn: Bảng cân ñối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Long Hồ qua 3 năm ) 220393 62405 316825 80224 363898 78763 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 Triệu ñồng 2004 2005 2006 Ngắn hạn Trung, dài hạn Hình 3: Biểu hiện doanh số cho vay theo thời gian Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2004 là 282.798 triệu ñồng , năm 2005 tăng lên ñến 397.049 triệu ñồng, tăng 114.251 triệu ñồng tương ứng tăng 40,4%, và với tốc ñộ tăng thấp hơn là 11,49% năm 2006 tăng thêm 45.612 triệu ñồng ñạt doanh số cho vay là 442.661 triệu ñồng. Mặc dù tổng ðVT: triệu ñồng Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt ñối % Số tuyệt ñối % Ngắn hạn 220.393 77,93 316.825 79,79 363.898 82,21 96.432 43,75 47.073 14,86 Trung, dài hạn 62.405 22,07 80.224 20,21 78.763 17,79 17.819 28,55 -1.461 -1,82 Tổng 282.798 100 397.049 100 442.661 100 114.251 40,40 45.612 11,49 GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 35 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn lại có biến ñộng và doanh số cho vay ngắn hạn thì tăng liên tục và chiếm phần lớn, hơn 75% trong tổng số cho vay. * Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu ñộng tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói ñến hoạt ñộng tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn ñược các ngân hàng quan tâm hàng ñầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ ñã thực hiện cho vay ngắn hạn ngày một tăng cao, cụ thể như: năm 2004 ñạt 220.393 triệu ñồng chiếm 77,93% trong tổng doanh số cho vay, ñến năm 2005 thì tăng lên ñạt ñến 316.825 triệu ñồng, tăng 96.432 triệu ñồng tương ứng tăng 43,75% , về tỷ trọng cũng tăng lên và chiếm 79,79%. Năm 2006 với tốc ñộ tăng 14,86% so với năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 47.073 triệu ñồng , chiếm tỷ trọng là 82,21% trong tổng số cho vay ứng với số tiền là 363.898 triệu ñồng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy là do phần lớn người dân trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi heo, cá, mua bán nhỏ,… mà các ngành nghề này ña số có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong một thời gian ngắn, nên nếu cần vốn thì họ cũng sẽ vay ngắn hạn. Hơn nữa thòi gian qua Ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn ñể ñảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là trong ñiều kiện kinh tế hiện nay không ổn ñịnh do ảnh hưởng giá cả hàng hóa tăng cao, dịch cúm gia cầm. * Doanh số cho vay trung và dài hạn: Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cho vay ngắn hạn như vay ñể cải tạo vườn, ruộng, kéo ñiện, làm nhà, chăn nuôi bò…nhằm nâng cao ñời sống của người dân. ðặc ñiểm của món vay này là số tiền tương ñối lớn, chu kỳ sản xuất GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 36 kinh doanh thường nhiều hơn một năm nên ñòi hỏi thời gian vay vốn phải tương ứng ñể người dân chủ ñộng ñược nguồn vốn vay. Ngược lại với doanh số cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cho vay và tỷ trọng này ngày càng thấp hơn, chẳng hạn năm 2004 cho vay trung và dài hạn chiếm 22,07%, năm 2005 giảm xuống chỉ còn chiếm 20,21% và năm 2006 tỷ trọng là 17,79% doanh số cho vay. Tuy năm 2005 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm nhưng về số tiền thì nó tăng lên. Vào năm 2004 số tiền cho vay trung và dài hạn là 62.405 triệu ñồng, ñến năm 2005 thì con số này tăng lên ñạt 80.224 triệu ñồng, tăng thêm 17.819 triệu ñồng tương ứng tăng 28,55% so với năm 2004. Năm 2006 thì doanh số cho vay trung và dài hạn giảm cả về tỷ trọng lẫn số tiền, với tốc ñộ giảm 1,82% so với năm trước, doanh số cho vay trung và dài hạn ñã giảm 1.461 triệu ñồng chỉ còn ñạt 78.763 triệu ñồng. Sự giảm sút của doanh số cho vay trung và dài hạn có thể giải thích là do sự ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thời tiết gần ñây thay ñổi làm xuất hiện dịch bệnh trên lúa, cây ăn trái và lại có bão lụt xảy ra… làm cho người dân lo sợ rủi ro nên không dám ñầu tư những phương án sản xuất kinh doanh thời gian dài mà chủ yếu ñầu tư các dự án nhỏ nhanh thu hồi vốn. Nhìn chung, thời gian qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ ñã ñẩy mạnh công tác cho vay ñến những vùng xa, ñưa nguồn vốn ñến những ñối tượng có nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…kết quả là tăng doanh số cho vay ñặc biệt là cho vay ngắn hạn. Vì vậy ngân hàng cần tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác cho vay, tăng doanh số cho vay trung và dài hạn hơn nữa và mở rộng phạm vi tín dụng phục vụ tất cả các ngành kinh tế. 4.2.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế: Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với ñịnh hướng hoạt ñộng kinh doanh của Ngân hàng cấp trên và tình hình thực tế của ñịa phương. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ ñã mở rộng ñầu tư tín dụng ñến tận các xã vùng sâu vùng xa chuyển dịch ñầu tư mở rộng ñối tượng tín dụng, cơ cấu ñầu tư ñược từng bước xác ñịnh trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của huyện nhà. GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 37 Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (Nguồn: Bảng cân ñối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Long Hồ qua 3 năm ) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2004 2005 2006 Năm Triệu ñồng Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ Cơ sở hạ tầng Khác Hình 4: Biểu hiện doanh số cho vay theo ngành kinh tế * Ngành nông nghiệp: ðVT: triệu ñồng Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt ñối % Số tuyệt ñối % Nông nghiệp 221.804 78,43 282.939 71,26 283.593 64,07 61.135 27,56 654 0,23 Tiểu thủ công nghiệp 5.791 2,05 7.132 1,80 11.355 2,57 1.341 23,16 4.223 59,21 Thương mại dịch vụ 8.370 2,96 30.937 7,79 56.131 12,68 22.567 269,62 25.194 81,44 Cơ sở hạ tầng 13.849 4,90 39.334 9,91 42.250 9,54 25.485 184,02 2.916 7,41 Khác 32.984 11,66 36.707 9,24 49.332 11,14 3.723 11,29 12.625 34,39 Tổng 282.798 100 397.049 100 442.661 100 114.251 40,40 45.612 11.49 GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 38 Hoạt ñộng trên một huyện có diện tích nông nghiệp chiếm trên 75% và có hơn 70% hộ dân sống bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ cũng ñã tập trung cho vay chủ yếu vào ngành nông nghiệp như cho vay trồng trọt, chăm sóc vườn, chăn nuôi, mua máy móc nông nghiệp… Từ ñó, làm cho doanh số cho vay vào ñối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao ( hơn 64%) trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2004 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 221.804 triệu ñồng , năm 2005 là 282.939 triệu ñồng tăng 61.135 triệu ñồng tương ứng tăng 27,56% so với năm 2004, ñến năm 2006 với tốc ñộ tăng thấp hơn của năm 2005 là 0,23% doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng thêm 654 triệu ñồng ñạt số tiền là 283.593 triệu ñồng. Như vậy doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong thời gian qua ñã tăng lên, ñó là do : - Ngân hàng ñã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở xã ñể giúp bà con nông dân có ñiều kiện tiếp xúc với các dịch vụ vay vốn Ngân hàng, ñiều này ñã làm cho số hộ nông dân ñến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. - Diện tích ñất canh tác chưa ñược vay còn nhiều do ñó diện tích ñất tiềm năng còn nhiều nên ngày càng có nhiều nông dân ñến giao dịch. - ða số nông dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia ñình ñều dựa vào nguồn thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như gặp thiên tai hay mất giá bà con ñều thiếu vốn tái sản xuất nên phải nhờ Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp ñã có phần sút giảm, năm 2004 chiếm 78,43%, năm 2005 chiếm 71,26% và năm 2006 chỉ còn chiếm 64,07% doanh số cho vay. ðiều này ñã chứng tỏ những năm gần ñây Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tăng cho vay ngành nông nghiệp và tập trung nhiều vào cho vay phục vụ vào các ngành như thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà. * Ngành tiểu thủ công nghiệp: Bên cạnh cho vay các ñối tượng chính của Ngân hàng là nông nghiệp, Ngân hàng còn cho vay tiểu thủ công nghiệp. ðây là lĩnh vực rất phát triển của huyện do nơi ñây có nhiều ngành nghề truyền thống như làm gốm, ñan chiếu, ñan GVHD: Trương ðông Lộc Luận văn tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu 39 thảm,…Qua 3 năm qua doanh số cho vay của ñối tượng này tăng liên tục, năm 2004 ñạt 5.791 triệu ñồng, năm 2005 là 7.132 triệu ñồng , tăng 1.341 triệu ñồng tương ứng tăng 23,16%, ñến năm 2006 doanh số cho vay tiểu thủ công nghiệp là 11.355 triệu ñồng, tăng 4.333 triệu ñồng tương ứng tăng 59,21% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do kinh tế ngày càng phát triển, sự tham gia của các thành phần kinh tế ñã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính ña dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh ñó ngành nghề truyền thống dần dần ñược khôi phục, người sản xuất quan tâm ñến cải tiến kỹ thuật sản xuất, song song ñó ñược sự hỗ trợ vốn của ngân hàng các cơ sở ñổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng ñủ sức cạnh tranh trên thị trường. * Ngành thương mại dịch vụ Năm 2004 doanh số cho vay thương mại dịch vụ là 8.370 triệu ñồng chiếm 2,96% doanh số cho vay, năm 2005 con số này ñạt 30.937 triệu ñồng tăng 22.567 triệu ñồng tương ñương tăng 269,62% so với năm 2004, doanh số cho vay tăng mạnh như vậy là do huyện ñầu tư phát triển chợ, tiếp tục nâng cấp, sữa chữa và ñưa vào sử dụng ñáp ứng nhu cầu sinh hoạt trao ñổi hàng hóa của người dân trong và ngoài huyện tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc thay ñổi bộ mặt nông thôn. Sang năm 2006 khoản cho vay này vẫn tiếp tục tăng với tốc ñộ là 81,44% , nó ñạt 56.131 triệu ñồng tăng 25.194 triệu ñồng so với năm 2005. Do ảnh hưởng của việc ñầu tư của thị xã Vĩnh Long ñể trở thành thành phố loại 3 mà làm cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở Thị Trấn Long Hồ, vùng ven thị xã... ñầu tư sản xuất tiểu thủ công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ.pdf
Tài liệu liên quan