MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU:. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU: . 1
1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu:. 1
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn:. 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: . 2
1.2.1. Mục tiêu chung:. 2
1.2.2. Mục tiêu cụthể:. 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. 3
1.3.1. Không gian: . 3
1.3.2. Thời gian: . 3
1.3.3. Các đối tượng nghiên cứu: . 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: . 4
2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vai trò tín dụng:. 4
2.1.2. Phân loại tín dụng: . 7
2.1.3. Một sốvấn đềchung vềtín dụng: . 9
2.1.4. Các chỉsốtài chính đánh giá hiệu quảcủa hoạt động tín dụng: . 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: . 14
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu:. 14
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu: . 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: . 15
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG:. 15
3.2. LỊCH SỬHÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ:15
3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤVÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐCẦN
THƠ:. 17
3.3.1. Vềhuy động vốn: . 17
3.3.2. Vềhoạt động tín dụng:. 17
3.4. CƠCẤU TỔCHỨC: . 18
3.4.1. Sơ đồcơcấu tổchức: . 18
3.4.2. Chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban:. 19
3.5. MỘT SỐQUY ĐỊNH CỤTHỂVỀTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ: . 22
3.5.1. Nguyên tắc cho vay:. 22
3.5.2 Điều kiện cho vay: . 23
3.5.3 Đối tượng cho vay:. 23
3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay: . 24
3.5.5. Thủtục và quy trình cho vay:. 24
3.5.6. Kiểm tra giám sát và xửlý vốn vay: . 25
3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM:. 26
3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG NĂM 2007:. 26
3.7.1. Những thuận lợi: . 26
3.7.2. Những khó khăn:. 27
3.7.3. Những mục tiêu cần đạt trong năm 2007:. 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: . 29
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN: . 29
4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động: . 31
4.1.2. Vốn điều chuyển từHội Sở. 34
4.1.3. Tài sản nợkhác: . 34
4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:. 35
4.2.1. Phân tích doanh sốcho vay:. 37
4.2.2. Phân tích doanh sốthu nợ: . 40
4.2.3. Tổng dưnợvà nợquá hạn của ngân hàng: . 41
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ: . 44
4.3.1. Phân tích doanh sốcho vay:. 45
4.3.2. Phân tích doanh sốthu nợ: . 49
4.3.3. Phân tích dưnợ: . 52
4.3.4. Phân tích nợquá hạn: . 54
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀKINH TẾ: . 56
4.4.1. Phân tích doanh sốcho vay:. 57
4.4.2. Phân tích doanh sốthu nợ: . 60
4.4.3. Phân tích dưnợtín dụng: . 62
4.4.4. Phân tích nợquá hạn: . 65
4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH:. 66
4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG:. 69
4.6.1. Quy mô tín dụng: . 69
4.6.2. Hệsốthu nợ: . 69
4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng:. 70
4.6.4. Tỷlệtổng dưnợ/Vốn huy động:. 70
4.6.5. Tỷlệnợquá hạn:. 70
CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,
CHI NHÁNH TP CẦN THƠ: . 71
5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP MỞRỘNG HOẠT ĐỘNG KNIH DOANH: . 71
5.1.1. Biện pháp vềmởrộng hoạt động tín dụng:. 71
5.1.2. Biện pháp vềhỗtrợvà trang bịthêm thiết bịcông nghệthông tin:. 72
5.1.3. Biện pháp vềmởrộng quan hệvới khách hàng:. 72
5.1.4. Biện pháp về đa dạng hoá các sản phẩm của ngân hàng: . 72
5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾRỦI RO: . 73
5.2.1. Nâng cao trình độchuyên môn, khảnăng nghiệp vụcho nhân viên: . 73
5.2.2. Có kếhoạch hạn chếvà xửlý nợquá hạn: . 73
5.3. THÀNH LẬP TỔTHẨM ĐỊNH, TỔTƯVẤN: . 74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: . 75
6.1. KẾT LUẬN:. 75
6.2. KIẾN NGHỊ: . 76
6.2.1. Vềphía Ngân hàng Nhà nước: . 76
6.2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL:. 76
6.2.3. Đối với các ngành hữu quan: . 77
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)
Từ bảng phân tích số liệu về vốn huy động trên ta thấy vốn huy động qua 3 năm
là tăng trưởng khá. Cụ thể năm 2004 vốn huy động là 167.810 triệu đồng, năm 2005 là
231.161 triệu đồng tăng 63.351 triệu đồng hay tăng 37,75% so với năm 2004. Nguồn
vốn huy động năm 2005 tăng lên là do tiền gửi của các tổ chức dân cư, tiền gửi của các
tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá đều tăng trong đó đáng kể nhất là tiền
gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tăng thêm 27.666 triệu đồng; phát hành giấy tờ có
giá tăng thêm 35.490 triệu đồng. Sang năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 261.441
triệu đồng, tăng 30.280 triệu đồng hay tăng 13,10% so với năm 2005. Riêng nguồn vốn
huy động năm 2006 tăng chủ yếu là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tiếp tục
tăng lên 31.471 triệu đồng so với năm 2005. Thực tế huy động vốn qua 3 năm cho thấy
rằng tuy tổng vốn huy động qua 3 năm đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm là chưa
cao và sang năm 2006 thì tốc độ tăng chậm lại, giảm từ 37,75% xuống còn 13,10%.
Phân tích chi tiết về các hình thức huy động vốn giúp ta rõ hơn về tình hình huy động
vốn tại ngân hàng.
4.1.1.1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư.
Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ, DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh Lệch
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2005 so với
2004
2006 so với
2005
Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
I. TG TCKT, dân cư 167.069 100 194.735 100 226.206 100 27.666 16,56 31,.471 16,16
1. TG TCKT, DC 79.427 47,54 110.559 56,77 124.510 55,04 31.132 39,20 13.951 12,62
Không kỳ hạn 68.427 99.559 88.485 31.132 45,50 (11.074) (11,12)
Có kỳ hạn 11.000 11.000 36.025 0 0,00 2.,025 227,50
2. TGTK 87.642 52,46 84.176 43,23 101.696 44,96 (3.466) (3,95) 17.520 20,81
Không kỳ hạn 4.293 4.094 2.157 (199) (4,64) (1.937) (47,31)
Có kỳ hạn 83.349 80.082 99.539 (3.267) (3,92) 19.457 24,30
Tổng vốn huy động 167.810 231.161 261.441 63.351 37,75 30.280 13,10
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)
Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ngân hàng được huy động chủ yếu từ
tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nguồn huy động này luôn chiếm một tỉ
trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và phát
hành giấy tờ có giá. Cụ thể ở năm 2004, huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, dân
cư là 167.069 triệu đồng chiếm 99,56% tổng vốn huy động, năm 2005 là 194.735 triệu
đồng chiếm 84,24% và sang năm 2006 là 226.206 triệu đồng chiếm 86,52%. Nhìn
chung qua 3 năm tỉ trọng của vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư là khá lớn và
chênh lệch nhau không nhiều. Tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần
Thơ luôn có những chương tình hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào. Đó là
những chương trình tiết kiệm dự thưởng cho những khách hàng có thời hạn gửi tiền tối
thiểu từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra vào cuối mỗi quý, ngân hàng còn tổ chức chương
trình tiết kiệm tặng quà cho những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tối thiểu là 10 triệu
đồng với kỳ hạn là 6 tháng.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích
cực, việc sản xuất của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn được cải thiện và hoạt động
có hiệu quả. Họ đã dùng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng, do đó mà
nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần tăng lên. Cụ thể năm 2004 tỉ trọng này là
47,54%, năm 2005 là 56,77% và năm 2006 là 55,04%. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
cũng chiếm một tỉ trọng khá cao qua các năm là: năm 2004 chiếm 52,46% tổng số tiền
huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư, năm 2005 chiếm 43,23% và năm 2006 chiếm
44,96%.
4.1.1.2. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
Thực chất đây là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng phát triển
nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Nó
chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm
2004 tiền gửi của tổ chức tín dụng đạt 562 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33%, sang năm
2005 con số này tăng lên 757 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33% và đến năm 2006 con số
này giảm xuống còn 497 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,19%.
4.1.1.3. Phát hành giấy tờ có giá.
Ở đây, giấy tờ có giá chính là các chứng chỉ nợ có thời hạn, mệnh giá và lãi suất
cố định. Phát hành giấy tờ có giá để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho hoạt
động kinh doanh được phát triển. Đây được xem là một công cụ có hiệu quả trong việc
kiểm soát và ổn định nền kinh tế thông qua việc ổn định chính sách tài chính, ổn định
tiền tệ và hạn chế lạm phát trên thị trường. Qua đó gián tiếp góp phần làm ổn định mặt
bằng lãi suất trong việc huy động vốn.
Năm 2004, số dư của kỳ phiếu, trái phiếu là 179 triệu đồng chiếm 0,11% trên vốn
huy động, năm 2005 là 35.669 triệu đồng chiếm 15,43% và năm 206 là 34.738 triệu
đồng chiếm 13,29%. Số liệu thực tế cho thấy vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ
có giá mà cụ thể là kỳ phiếu và trái phiếu ở năm 2005 và 2006 đột ngột tăng lên. Đến
năm 2005, do nhu cầu huy động vốn lớn, ngân hàng đã mở đợt phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu ngắn hạn và dài hạn trong dân cư và đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên
đáng kể từ năm 2004 là 179 triệu đồng tăng lên ở năm 2005 là 35.669 triệu đồng. Ở
năm 2005, ngân hàng đã mở liên tiếp 3 đợt phát hành lớn. Đây là nguyên nhân lý giải
cho sự tăng lên của vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Nó cũng chứng tỏ việc
phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn là rất quan trọng.
4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở.
Từ lúc thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, vốn điều chuyển từ Hội Sở
luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Từ năm 2004 đến 2006 cũng không
có gì thay đổi lớn, vốn điều chuyển từ Hội Sở vẫn đứng đầu với số tiền huy động ở
năm 2004 là 483.117 triệu đồng, chiếm 72,77% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2005
là 457.800 triệu đồng chiếm 63,61% trong tổng nguồn vốn và năm 2006 là 389.659
triệu đồng chiếm 57,58% trong tổng nguồn vốn. Câu hỏi được đặt ra là tại sao vốn điều
chuyển lại chiếm một tỉ trọng cao như vậy. Do phần lớn khách hàng của ngân hàng là
các Doanh Nghiệp Nhà Nước và Doanh Nghiệp Tư Nhân thuộc khối ngành xây dựng
nên họ thường vay với số tiền lớn để đầu tư và mở rộng hoạt động, do vậy mà ngân
hàng thường thiếu vốn để cho vay buộc phải vay từ Hội Sở.
Năm 2004 vốn điều chuyển từ Hội Sở là 483.117 triệu đồng, chiếm 72,77% trong
tổng nguồn vốn của năm 2004 là 663.910 triệu đồng. Nhưng bước sang năm 2005 và
2006 , nguồn vốn này có xu hướng giảm dần. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2005 so
với năm 2004 là 25.317 triệu đồng, giảm 5,24%. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2006 so
với năm 2005 là 68.141 triệu đồng, giảm 14,88%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở
rộng hoạt động và chủ động được nguồn vốn của mình. Vốn điều chuyển từ Hội Sở
giảm lần lượt qua các năm chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày một vững mạnh,
khả năng huy động vốn cũng tăng lên góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền
kinh tế và giảm dần tỉ trọng nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở.
4.1.3. Tài sản nợ khác.
Tài sản nợ khác tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn tăng đều qua các năm, từ
12.983 triệu đồng năm 2004 chiếm 1,96% sang năm 2005 tăng lên 30.778 triệu đồng
chiếm 4,28% tăng 2,32% so với năm 2004, sang năm 2006 giảm xuống còn 25.656
triệu đồng chiếm 3,79% giảm 0,49% so với năm 2005.
Tài sản nợ gồm các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự trả… Giải thích cho sự tăng
lên của tài sản nợ khác ở năm 2005 là do các khoản phải trả tăng lên, riêng năm 2006
tuy có giảm xuống so với năm 2005 nhưng vẫn cao hơn năm 2004 về tỉ trọng.
Một cách tổng quát chúng ta thấy rằng, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua
3 năm là có tăng trưởng. Nguồn vốn kinh doanh ở năm 2004 là 663.910 triệu đồng,
sang năm 2005 là 719.739 triệu đồng tăng 55.829 triệu đồng, đến năm 2006 giảm
xuống còn 676.756 triệu đồng hay giảm đi 42.983 triệu đồng so với năm 2005 do
nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở giảm mạnh cùng với sự giảm xuống của tài sản nợ
khác. Như vậy các chỉ tiêu trên cho thấy mặc dù tình hình huy động vốn của ngân hàng
là có hiệu quả song hiệu quả vẫn chưa cao, do đó mà nguồn vốn kinh doanh vẫn còn
phụ thuộc khá nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội Sở, bằng chứng là vốn điều chuyển
vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, các nguồn còn lại chỉ chiếm một tỉ
trọng nhỏ. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng đòi hỏi ngân
hàng phải quan tâm đến việc huy động nguồn vốn tại chỗ thông qua hình thức tiền gửi
của các tổ chức kinh tế cũng như các nhân tố nhằm giảm bớt vốn điều chuyển từ Hội
Sở. Đây là một trong những mục tiêu hoạt động của ngân hàng.
4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.
Hội nhập kinh tế để phát triển là xu hướng mà Việt Nam đã xác định chắc chắn
trong bước đi của mình, Việt Nam đã sẵn sàng mở cửa nền kinh tế. Đây là chủ trương
của Đảng và Nhà Nước nhằm thực hiện và đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện
đại hóa đất nuớc, thực hiện mở rộng kinh tế theo phương thức đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh đa dạng và lành mạnh để thúc đẩy
nền kinh tế nước ta phát triển với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Là một chi nhánh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh Thành phố
Cần Thơ đã và đang mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ở những đối tượng khác
ngoài khách hàng truyền thống của ngân hàng là các đơn vị thuộc khối ngành xây
dựng, mở rộng ra nhiều hình thức kinh tế khác nhau bên cạnh việc giữ vững mối quan
hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thực hiện cho vay ngắn
hạn nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của các đơn vị sản xuất kinh doanh
khi có nhu cầu, cho vay công nghiệp, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ-
đây là các thành phần kinh tế rất năng động và phát triển trong những năm gần đây,
việc cho vay này cũng nhằm góp phần phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện
đại hóa đất nước.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã cố gắng giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng đồng thời tạo thêm lòng tin ở những khách hàng mới do đó mà hoạt động
của ngân hàng ngày càng được mở rộng, tăng trưởng tín dụng nhìn chung là khá tốt, tỉ lệ
nợ quá hạn cũng tương đối thấp. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM.
Đơn vị tính: Triệu đồng
2004 2005 2006 CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU
2005 so với
2004
2006 so với
2005
Số Tiền
Tỷ
trọng
(%) Số Tiền
Tỷ
trọng
(%) Số Tiền
Tỷ
trọng
(%) Sô Tiền
Tỷ
trọng
(%) Số Tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. DSCV 639.333 100 526.964 100 719.741 100 (112.369) (17,58) 192.777 36,58
Ngắn hạn 490.700 76,75 360.336 68,38 461.308 64,09 (130.364) (26,57) 100.972 28,02
Trung, dài hạn 148.633 23,25 166.628 31,62 258.433 35,91 17.995 12,11 91.805 55,10
2. DSTN 447.524 100 511.471 100 699.794 100 63.947 14,29 188.323 36,82
Ngắn hạn 286.868 64,10 331.731 64,86 484.165 69,19 44.863 15,64 152.434 45,95
Trung, dài hạn 160.656 35,90 179.740 35,14 215.629 30,81 19.084 11,88 35.889 19,97
3. Dư nợ 633.916 100 649.409 100 669.356 100 15.493 2,44 19.947 3,07
Ngắn hạn 351.592 55,46 380.197 58,55 357.340 53,39 28.605 8,14 (22,.57) (6,01)
Trung, dài hạn 282.324 44,54 269.212 41,45 312.016 46,61 (13.112) (4,64) 42.804 15,90
4. Nợ quá hạn 6.204 100 15.337 100 16.509 100 9.133 147,21 1.172 7,64
Ngắn hạn 2.366 38,14 3.171 20,68 3.714 22,50 805 34,02 543 17,12
Trung, dài hạn 3.838 61,86 12.166 79,32 12.795 77,50 8.328 216,99 629 5,17
5. Tỷ lệ
NQH/DN 0,97% 2,36% 2,47%
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)
Số liệu về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Tp Cần Thơ cho thấy nhìn chung doanh số thu nợ và dư nợ của ngân hàng qua 3
năm là tăng trưởng khá ổn định, doanh số cho vay tăng trưởng không đều nhau cụ thể
là doanh số cho vay ở năm 2005 là giảm đi nhưng lại tiếp tục tăng lên ở năm 2006. Đây
là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngân hàng là khá tốt. Dưới đây là biểu đồ
biểu diễn tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm:
0100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
Doanh số cho
vay
Doanh số thu
nợ
Dư nợ Nợ quá hạn
Năm
Triệu đồng
2004
2005
2006
Hình 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2004-2006)
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay:
Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ
yếu. Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt
hoặc bằng chuyển khoản. Doanh số cho vay tăng chứng tỏ sự tăng trưởng của hoạt
động tín dụng. Doanh số cho vay nhiều hay ít phụ thuộc nguồn vốn của ngân hàng. Do
bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động
được ở mỗi năm, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng ứ
đọng vốn, không luân chuyển được nguồn vốn.
Giống như những hoạt động khác trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của ngân
hàng cũng chịu ảnh hưởng của một số các nhân tố tác động nhất định. Trong những
năm gần đây, do chính sách về tín dụng của Đảng và Nhà Nước thay đổi để phù hợp
với xu hướng phát triển mới, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi và có
những chuyển biến tích cực. Chúng ta thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng
trong 3 năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn, cho thấy đồng vốn của ngân
hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Thông qua hoạt động cho vay,
ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu về đầu tư trang thiết bị, thực hiện đầu tư vốn
theo kế hoạch các dự án, xây dựng cơ bản, xây lắp của Nhà Nước, tư nhân… và các
doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu ổn định đời sống và phát triển kinh tế.
Ở năm 2004 doanh số cho vay đạt 639.333. triệu đồng. Đến năm 2005, doanh số
cho vay đạt 526.964 triệu đồng, giảm 112.369 triệu đồng hay giảm 17,58% so với năm
2004 do nhu cầu vay vốn trên thị trường giảm và do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Sang năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đến con số là 719.741 triệu đồng, nghĩa là
tăng thêm 192.777 triệu đồng hay tăng 36,58% so với năm 2005 do nền kinh tế trong
năm 2006 phát triển, các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để kinh
doanh và đầu tư. Thêm vào đó sự giảm xuống của doanh số cho vay ở năm 2005 có thể
được giải thích do cơ cấu vay có nhiều biến đổi giữa cho vay ngắn hạn với cho vay
trung và dài hạn. Ở năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn cao do còn ảnh hưởng của
việc thực hiện theo chỉ thị của Ngân hàng phát triển nhà Trung Ương là đẩy mạnh cho
vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro, nó chiếm đến 76,75% doanh số cho vay. Đến năm
2005 con số này giảm xuống còn 360.336 triệu đồng và tiếp tục tăng lên đến 719.741
triệu đồng ở năm 2006.
Nguyên nhân chung giải thích cho sự tăng giảm trong khoản mục này là do việc
thực hiện kinh doanh đa ngành nghề, nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho địa bàn đang hoạt động, và một số nguyên nhân làm cho doanh số cho vay
của ngân hàng tăng lên là:
- Nền kinh tế cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng trong những năm qua là
tăng trưởng tốt. Từ các tổ chức tín dụng đến các tổ chức kinh doanh hay hộ kinh doanh
cá thể tất cả đều muốn mở rộng quy mô hoạt động để tìm kiếm thị trường mới trong
khi nguồn vốn của chính họ không thể đáp ứng được nhu cầu này. Và họ tìm đến ngân
hàng như một giải pháp tất yếu và có hiệu quả. Bên cạnh việc mở rộng sản xuất kinh
doanh, một số khách hàng còn sửa chữa hay gia cố nhà ở…
0100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Hình 3: Doanh số cho vay qua 3 năm của Ngân hàng.
- Nguyên nhân khách quan khác chính là sự cạnh tranh trên thị trường giữa các
ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì phải thực hiện tốt tất cả các
khâu trong hoạt động của mình. Nhận thức được điều đó, đội ngũ cán bộ tín dụng đã
tìm hiểu các đối tượng đi vay và các lĩnh vực cho vay cẩn thận do đó việc cho vay và
thu nợ tương đối dễ dàng và còn hạn chế được nợ xấu và nợ quá hạn.
- Lãi suất cho vay ổn định và có ưu đãi cũng là một nhân tố quan trọng giúp
ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Nguyên nhân của sự giảm xuống của doanh số cho vay ở năm 2005 là:
- Trên cùng địa bàn hoạt động có nhiều ngân hàng quốc doanh như Ngân Hàng
Công Thương, Ngân Hàng Ngoại Thương… có cơ sở vật chất hiện đại, lại có nhiều
phòng giao dịch và đã có trang bị máy rút tiền tự động.
- Riêng các Ngân Hàng Thương Mại cổ phần ngày càng tăng cường mở rộng
phòng giao dịch đi kèm với các dịch vụ mới nhằm lôi cuốn và thu hút khách hàng.
Mặc dù doanh số cho vay ở năm 2005 giảm xuống nhưng đến 2006 đã tăng lên
đến con số là 719.741 triệu đồng. Đây là sự cố gắng vượt bật của cán bộ công nhân
viên tại chi nhánh ngân hàng trong việc tìm kiếm và mở rộng khách hàng. Bên cạnh
giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, còn phải năng động tìm kiếm những
khách hàng mới, khách hàng tiềm năng…
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
Như đã phân tích ở những phần trên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là
dùng vốn vay để cho vay lại với lãi suất cao hơn, bên cạnh đó ngân hàng cũng phải
quan tâm đến doanh số thu nợ để dùng đó làm vốn luân chuyển trong quá trình hoạt
động. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi lại được từ các khoản đã
giải ngân trước đó. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào thời hạn trả nợ là dài hay ngắn. Nó
được xem là một khâu quan trọng giúp ngân hàng tái đầu tư tín dụng và luân chuyển
trong lưu thông. Nếu nhận thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ tương đương với
doanh số cho vay thì đây là một tín hiệu tốt báo hiệu cho sự an toàn của nguồn vốn.
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Hình 4: Doanh số thu nợ qua 3 năm của Ngân hàng.
Ở năm 2004 doanh số thu nợ của chi nhánh là 447.524 triệu đồng. Sang năm 2005
con số này tăng lên đáng kể là 511.471 triệu đồng, tức tăng thêm 63.947 triệu đồng về
số tuyệt đối và 14,29% về số tương đối. Đến năm 2006, doanh số thu nợ là 699.794
triệu đồng, tăng 188.323 triệu đồng hay tăng 36,82% so với năm 2005.
Nguyên nhân của dấu hiệu này là do công tác theo dõi và thu nợ của ngân hàng
đúng đắn và có hiệu quả. Về phần khách quan, nền kinh tế những năm 2005, 2006 tăng
trưởng tốt có những chuyển biến tích cực và do khách hàng của ngân hàng hoạt động
kinh doanh có hiệu quả nên gia tăng được khả năng trả nợ đối với ngân hàng. Ngoài ra
còn có thể kể đến công tác quản lý và thu nợ của cán bộ tín dụng. Luôn bám sát địa bàn
cho vay để xử lý và tận thu nợ tốt là vấn đề nhân viên tín dụng luôn quan tâm.
Bên cạnh sự tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thì công tác
thu hồi nợ cũng tăng lên tương xứng. Tuy nhiên đáng kể đến là công tác thu hồi nợ đối
với hoạt động tín dụng ngắn hạn. Qua 3 năm đều tăng liên tiếp trên 60% và trong năm
2006 là 69,19% cao nhất trong 3 năm. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã thu hồi được
một phần của nợ xấu và nợ quá hạn khó đòi của những năm trước, qua đó nâng cao dần
công tác tín dụng. Sở dĩ doanh số thu nợ đối với cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỉ
trọng cao do vay ngắn hạn chủ yếu để sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời
sống cùng với việc hấp dẫn về lợi nhuận, hạn chế rủi ro.
Tóm lại, thu hồi nợ là công tác quan trọng ở tất cả các ngân hàng vì nó thể hiện hiệu
quả của việc cho vay. Do đó thu hồi nợ cũng là một nghiệp vụ cần được quan tâm đúng
mức để việc tái đầu tư của ngân hàng có hiệu quả và luân chuyển được nguồn vốn.
4.2.3. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng.
4.2.3.1. Dư nợ.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
2004 2005 2006
Năm
Triệu đông
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Hình 5: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng qua 3 năm.
Đến đây chúng ta thấy được mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ
và dư nợ. Dư nợ cho vay có thể hiểu như là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số
thu nợ hay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về được. Thông qua
dư nợ chúng ta có thể đánh giá được quy mô của hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
Dư nợ của ngân hàng tăng trưởng tốt qua 3 năm. Năm 2004 dư nợ của ngân hàng
là 633.916 triệu đồng, đến năm 2005 là 649.409 triệu đồng, tăng 15.493 về tuyệt đối
hay tăng 2,44% so với năm 2004. Sang năm 2006, tổng dư nợ đạt 669.356 triệu đồng,
tăng 19.947 triệu đồng về tuyệt đối hay tăng 3,07% so với năm 2005. Mức tăng của
năm 2006 cao hơn mức tăng của năm 2005 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn trong 3 năm đều cao hơn so với dư nợ tín dụng trung và
dài hạn. Năm 2004, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 55,46% tổng dư nợ, năm 2005
chiếm 58,54% và sang năm 2006 chiếm 53,38% trong khi đó dư nợ tín dụng trung và
dài hạn có xu hướng giảm, chỉ đến năm 2006 là tăng lên đến 312.016 triệu đồng.
Nguyên nhân giải thích vì sao dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn có phần nổi trội hơn trong
những năm gần đây là do khách hàng có xu hướng vay ngắn hạn nhiều hơn, ở loại vay
này khách hàng có thể tập trung trả nợ trong một thời gian ngắn.
Dù thế nào thì việc dư nợ luôn tăng qua các năm chứng tỏ quy mô tín dụng của
ngân hàng đã được mở rộng do được sự tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó do vốn
trong quá trình giải ngân của ngân hàng chưa thu hồi được trọn vẹn nên làm cho dư nợ
tín dụng tăng qua từng năm.
4.2.3.2. Nợ quá hạn.
Cũng như doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả của hoạt động tín
dụng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà đến kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng không đến để
thanh toán và ngân hàng buộc phải làm hồ sơ chuyển sang nợ quá hạn. Chúng ta có thể
nhận thấy rằng tỉ lệ nợ quá hạn so với tốc độ dư nợ cao tại một ngân hàng chứng tỏ
hoạt động tín dụng chưa đạt hiệu quả và có thể khó khăn trong việc mở rộng quy mô
hoạt động cũng như tái đầu tư.
02,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Hình 6: Tình hình về nợ quá hạn tại Ngân hàng qua 3 năm.
Nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2004 nợ quá hạn là
6.204 triệu đồng chiếm 0,97% trong tổng dư nợ, đến năm 2005 nợ quá hạn là 15.337
triệu đồng, tăng 9.133 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 147,21% về số tương đối so
với năm 2004, đồng thời chiếm 2,36% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006, nợ quá hạn là
16.509 triệu đồng, tăng 1.172 triệu đồng về số tuyệt đối và 7,64% về số tương đối,
chiếm 2,47% tổng dư nợ. Việc nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm là không tốt, nợ
hạn của món vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng lên nhưng tốc
độ tăng của món vay trung, dài hạn tăng lên nhiều hơn với tỉ trọng lần lượt qua 3 năm
là: 61,86%, 79,32% và 77,50% trong khi tỉ trọng này ở món vay ngắn hạn có xu hướng
giảm dần qua các năm là: 38,4%, 20,68% và 22,50%.
Sự tăng lên của nợ quá hạn là do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các đơn vị
xây dựng, những biến động giá cả trên thị trường đã gây nên những khó khăn cho các
doanh nghiệp. Song song đó, thị trường bất động sản lại bị đóng băng trong một thời
gian làm cho việc kinh doanh càng thêm trở ngại, gây khó khăn trong việc trả nợ cho
ngân hàng. Chưa kể đến một số khách hàng muốn chiếm dụng vốn đã nảy sinh ý định
không tốt là không trả nợ vay đúng hạn mà dùng số tiền đó vào những mục đích khác.
Riêng về việc tồn tại nợ quá hạn/dư nợ qua các năm với tỉ trọng lần lượt là
0,97%, 2,36% và 2,47% là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Mặc dù tỉ lệ này được quy
định là 3% trở lên thì chất lượng tín dụng mới bị đánh giá là xấu nhưng không vì thế
mà không sớm có các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tỷ lệ này.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ.
Là một thành phố trực thuộc Trung Ương, Cần Thơ đang vươn lên phát triển
mạnh mẽ cùng với nền kinh tế của cả nước. Hệ thống ngân hàng tại cần thơ đang đáp
ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt ngân hàng Phát triển nhà Đồng
bằng sông Cửu Long cũng đang có chiến lược hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng của mình.
Nhận thức được sự phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn liền nhu cầu về vốn, do đó
Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ đã và đang cố gắng mở rộng
nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về
vốn càng cao, ngân hàng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả vốn cho nền kinh tế. Vì vậy
từ việc chỉ cho vay đối với một số đối tượng cụ thể, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối
với nhiều thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng một cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh tại TP Cần Thơ.pdf