Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sađéc (2004 – 2006)

MỤCLỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .1

1.1. ĐẶTVẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU . . .1

1.1.1. Sựcần thiếtcủa đề tài . . .1

1.1.2. Căncứ khoahọc và thực tiển . . .2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU . .3

1.2.1. Mục tiêu chung . .3

1.2.2. Mục tiêucụ thể. . . . .3

1.3. CÂUHỎI NGHIÊNCỨU . .3

1.4. PHẠM VI NGHIÊNCỨU.3

1.4.1. Giớihạnvề địa lý . .3

1.4.2. Giớihạnvề thời gian . . .3

1.4.3. Đốitượng nguyêncứu .4

1.5. LỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊNCỨU.4

CHƯƠNG 2:PHƯƠNGPHÁP LUẬN VÀPHƯƠNGPHÁP

NGHIÊNCỨU.5

2.1. PHƠNG PHÁP LUẬN.5

2.1.1. Mộtsốvấn đềvề tíndụng.5

2.1.2. Mộtsố quy định trong hoạt động tíndụng.7

2.1.2. Rủi ro tíndụng.12

2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tíndụng.14

2.2. PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU.15

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nguyêncứu.15

2.2.2. Phương pháp thu thậpsố liệu.15

2.2.3. Phương pháp phân tíchsố liệu.16

CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNGCỦA MHB CHI NHÁNH

SAĐÉC.17

3.1. KHÁI QUÁTVỀ MHB SAĐÉC.17

3.1.1. Lịchsử hình thành và phát triểncủa MHB Sađéc.17

3.1.2. Vai trò chứcnăng và tình hìnhtổ chức nhânsự.17

3.1.3. Cơcấutổ chức nhânsự.19

3.1.4. Các hoạt độngcủa ngân hàng kinh doanh chủyếu

của ngân hàng. .21

3.1.5. Địnhhướng phát triểncủa MHB Sađéc.22

3.2. PHÂN TÍCHTỔNG QUANKẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANHCỦA MHB SAĐÉC.22

3.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNGTẠI MHB SAĐÉC.26

3.3.1. Phân tích tình hình huy độngvốncủa MHB Sađéc.26

3.3.2. Phân tích tình hình cho vaycủa MHB Sađéc.29

3.3.3. Phân tích tình hình thunợcủa MHB Sađéc.34

3.3.4. Phân tích tình hìnhdưnợcủa ngân hàng.38

3.3.5. Phân tíchrủi ro tíndụngcủa ngân hàng.42

3.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNGCỦA MHB SAĐÉC

QUA CÁC CHỈSỐ TÀI CHÍNH.44

3.4.1. Tỷlệtổngdưnợ trêntổngvốn huy động.44

3.4.2. Tỷlệnợ quáhạn trêntổngdưnợ.46

3.4.3. Chỉsố vòng quayvốn tíndụng.46

3.4.4. Hệsố thunợ.47

CHƯƠNG 4: CÁCYẾUTỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

TÍNDỤNGCỦA MHB SAĐÉC .48

4.1. CÁCYẾUTỐ THUẬNLỢI.48

4.2. CÁCYẾUTỐ ẢNHHỞNGBẤTLỢI ĐẾN HOẠT ĐỘNGCỦA

NGÂN HÀNG.49

4.2.1. Cácyếutố khách quan.49

4.2.2. Cácyếutố chủ quan.50

4.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂNDẪN ĐẾNNỢ QUÁHẠNCỦA

NGÂN HÀNG.51

CHƯƠNG 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP .54

5.1. GIẢI PHÁP ĐỂHẠN CHẾRỦI RO TÍNDỤNG.54

5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

VÀ KHẢNĂNGCẠNH TRANHCỦA MHB SAĐÉC.57

5.2.1. Nâng caohơnnửa chấtlượng huy độngvốn.56

5.2.2. Đẩymạnh công tác tíndụng.58

5.2.3. Tập trung giải quyếtnợxấu.58

5.2.4. Đadạng hóa các hình thứcdịchvụ.59

CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.60

6.1. KẾT LUẬN.60

6.2. KIẾN NGHỊ.61

6.2.1. Mộtsố kiến nghị đốivới Chính phủ và NHNN.61

6.2.2. Kiến nghị đốivới MHB.62

6.2.3. Kiến nghị đốivới MHB Sađéc. .63

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sađéc (2004 – 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y định của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho mọi khách hàng. Và trên hết, MHB Sađéc là người bạn đồng hành chia sẻ để cùng khách hàng lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. “Thành công của khách hàng là thành công của chính chúng tôi”. Vì vậy với sự cố gắng của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, MHB Sađéc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ qua 3 năm như sau: Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Sađéc. ĐVT: Trđ Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % THU NHẬP 23.107 38.000 54.473 14.893 64,40 16.473 43,35 CHI PHÍ 17.013 28.281 41.353 11.268 66,23 13.072 46,22 LỢI NHUẬN 6.094 9.719 13.120 3.625 59,48 3.401 34,99 (Nguồn: Phòng tín dụng) Đây là bảng tổng hợp về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của MHB Sađéc. Qua bảng số liệu thì có thể thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của NH biến đổi không điều qua các năm. Các khoản mục thu nhập, chi phí, lợi nhuận điều tăng, nhưng tốc mức tăng có khác nhau qua từng năm. - Nhờ chính sách thông thoáng của nhà nước, điều kiện kinh doanh thuận lợi nên khoản mục thu nhập của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng, cụ thể năm 2005 thu nhập của Ngân hàng đạt khoảng 38.000 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 14.893 triệu đồng, tăng tương đương 64,45%. Trên đà phát triển đó thì thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng ở 2006, tổng thu nhập của Ngân hàng ở 2006 là 54.473 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 16.473 triệu đồng, tương đương 43.35% 24 Đạt được thành tựu trên là kết quả của sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, sự phấn đấu của toàn thể nhân viên Ngân hàng trong việc mở rộng phạm vị hoạt động, đa dạng các loại hình cho vay, mở rộng địa bàn và các loại hình cung ứng dịch vụ. Sự đổi mới trong cung cách phục vụ, đa dạng hoá các loại hình tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Sự tích cực trong công tác huy động vốn cũng như thu hồi nợ. Tuy thu nhập của Ngân hàng năm 2006 có tăng hơn so với năm 2005, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập của năm 2006 so với năm 2005 không bằng năm 2005 so với năm 2004, 43,35% của năm 2006 so với 64,45% của năm 2005. Do năm 2006 nước ta có nhiều sự kiện ảnh hưởng đến nền kinh tế như: Giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng mạnh, giá xăng dầu tăng gây ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất trong nước, bên cạnh giá xăng dầu là giá vàng và đôla cũng liên tục tăng giá, các dịch bệnh cúm gia cầm, thiên và các sự kiện khác trong năm 2006… làm các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Ngân hàng. - Cũng tương tự như thu nhập, chi phí của Ngân hàng cũng tăng qua các năm, cụ thể như sau: năm 2005 tổng chi phí của Ngân hàng là 28.281 triệu đồng, tăng hơn so với 2004 là 11.268 triệu đồng tương đương 66,23%. Và tổng chi phí năm 2006 là 41.353 triệu đồng, tăng hơn so với 2005 là 46,22%. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là vốn huy động và vốn vay, cho nên Ngân hàng phải chi trả chi phí để sử dụng nguồn vốn này. Việc Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường vốn huy động đã làm cho khoản chi phí này tăng đáng kể. Bên cạnh chi phí lãi thì Ngân hàng còn phải chi trả cho những chi phí khác nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động của Ngân hàng. Những khoản chi đó bao gồm: chi lương cán bộ công nhân viên, chi thuế nhà nước, chi phí dịch vụ, chi cho khấu hao…tất cả được gọi là chi phí ngoài lãi, khi Ngân hàng càng mở rộng hoạt động thì các chi phí này càng tăng. Do thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng mạnh nên việc chi phí tăng để phục vụ cho sự phát triển của Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc chi phí của Ngân hàng tăng nhiều ít, và tốc độ tăng của chi phí so với tốc độ 25 tăng thu nhập của Ngân hàng và việc tăng chi phí có làm tăng doanh thu hay không là điều cần phải quan tâm. Việc hoạt động tín dụng là hoạt động chính của Ngân hàng nên ngoài chi phí cho hoạt động hành chính, văn phòng và chi trả tiền lương cán bộ Ngân hàng, thì chi phí chủ yếu của Ngân hàng cũng là chi phí lãi và các khoản tương đương - Tất cả các nhận xét về một Ngân hàng như: Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, có an toàn, và có phát triển hay không thì phần lớn dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, một thước đo hiệu quả để đánh giá về một Ngân hàng. Lợi nhuận của Ngân hàng chịu sự tác động trực tiếp của thu nhập và chi chí của Ngân hàng. Tùy theo tốc độ thay đổi của thu nhập và chi phí mà lợi nhuận của Ngân hàng tăng giảm theo. Lợi nhuận của MHB Sađéc tăng mạnh qua các năm là do Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, mặc dù chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí vẫn không bằng tốc độ tăng của thu nhập. Cụ thể ở năm 2004 mức lợi nhuận của MHB Sađéc là 6.094 triệu đồng, đến năm 2005 do thu nhập tăng nhiều hơn chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng tăng 59,48%, đạt 9.719 triệu đồng, và năm 2006 là 13.120 triệu đồng, tăng 34,99% so với 2005. Từ các số liệu đó cho thấy MHB Sađéc là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả, là một đơn vị tiên tiến trong hệ thống của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2004 2005 2006 THU NHAP CHI PHI LOI NHUAN Hình 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB Sađéc. Tuy nhiên vì đây là những con số khái quát, do đó để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng, cần phải đi xâu hơn ở những chương tiếp theo. 26 3.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB SAĐÉC. 3.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn của MHB Sađéc. Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “đi vay để cho vay”. Do đó nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với bất cứ Ngân hàng nào. Ngoài vốn điều hòa do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Trung Ương đưa xuống. MHB Sađéc là một chi nhánh phụ thuộc MHB Đồng Tháp, vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ và nhận vốn điều hoà từ MHB Đồng Tháp. Đối với nguồn vốn huy động tại chi nhánh MHB Sađéc trong ba năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, kỳ phiếu... nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MHB Sađéc. ĐVT: Trđ Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 140.091 145.516 170.528 5.425 3,87 25012 17,19 TG KHÔNG KỲ HẠN 79.962 71.369 76.958 -8.593 -10,75 5589 7,83 TG CÓ KỲ HẠN 60.129 74.147 93.570 14.018 23,31 19423 26,20 II. VỐN ĐIỀU HOÀ 95.586 177.662 208.756 82.076 85,87 31094 17,50 TỔNG NGUỒN VỐN 235.677 323.178 379.284 87.501 37,12 56.106 17,36 (Nguồn: Phòng tín dụng) Tất cả các hình thức huy động vốn của Ngân hàng được gói gọn trong hai chỉ tiêu đó là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. 27 Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm, đó là dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên đó là xét trên tổng thể nguồn vốn. Nhưng đối với từng khoản mục thì ngược lại, vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, còn đối với nguồn vốn điều hoà liên tục tăng trong tổng nguồn vốn. Điều này cần quan tâm, bởi vốn huy động là vốn có chi phí trả lãi thấp hơn so với vốn điều hòa, do đó việc tỷ lệ vốn điều hoà chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn huy động sẽ dẫn đến chi phí của Ngân hàng tăng cao, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Cụ thể như sau: Khái quát nguồn vốn của MHB Sađéc qua 3 năm có sự biến động không ngừng, nguồn vốn không ngừng được tăng cao nhưng tốc độ tăng có sự biến đổi giữa các năm. Cụ thể như năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 235.677 triệu đồng, năm 2005 là 323.178 triệu đồng tăng 37,12 % so với 2004, và năm 2006 đạt 379.284 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 56.106 triệu đồng, khoản 17,36 %. Nguyên nhân tăng vọt vốn huy động vào năm 2005 và năm 2006 như ta đã nói đó là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để lôi kéo, thu hút khách hàng về cho đơn vị như: mở nhiều dịch vụ mới thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, khuyến khích dân chúng bằng các hình thức khuyến mãi ... Để có thể thấy rõ sự biến động của vốn huy động ta xem xét cơ cấu của khoản mục này, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác hoặc những biện pháp khắc phục yếu điểm đưa ra nhiều hình thức huy động tốt hơn nữa. Vốn huy động có chi phí thấp và cũng là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động, được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá... Để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục cấu thành nguồn vốn của Ngân hàng ta cần xem xét bảng số liệu sau đây. 28 Bảng 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng. ĐVT: Trđ NĂM 2004 2005 2006 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Vốn huy động 140.091 59,44 145.516 45,02 170.528 44,96 Vốn điều hòa 95.586 40,56 177.662 54,98 208.756 55,04 Tỏng nguồn vốn 235.677 100 323.178 100 379.284 100 (Nguồn: phòng tín dụng) a) Năm 2004 b) Năm 2005 c) Năm 2006 Vốn điều hoà Vốn huy động Hình 2: Tỷ trọng tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Trong ba năm 2004, 2005, 2006 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn mà Ngân hàng Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL đã đề ra. Tiền gửi có kỳ hạn năm 2004 ở Ngân hàng là 60.129 triệu đồng, đến năm 2005 lượng tiền này đạt được 74.147 triệu đồng, tăng 14.018 triệu đồng khoản 23,31%. Đây là con số tăng đáng kể, đạt được thành tựu trên là do MHB Sađéc đã quan tâm đặc biệt đến nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp, đã thực sự lôi cuốn khách hàng là đơn vị doanh nghiệp về gửi tại MHB Sađéc. Kế thừa và phát huy những điều kiện hiện có cộng với sự cố gắng của bộ phận huy động vốn nên năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn đạt 93.570 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 là 19.243 triệu đồng, khoản 26.20%. Tuy nhiên bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn ở Ngân hàng không ngừng tăng cao thì việc tiền gửi không kỳ hạn có dấu hiệu thay đổi bất thường, tăng trưởng không ổn định là một điều đáng lo ngại cho Ngân hàng. Năm 2004 tổng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng là 79.962 triệu đồng, sang năm 2005 con số này là 41% 59% 45% 55% 45 %55 % 29 71.369 triệu đồng, giảm 8.593 triệu đồng, tương đương 10,75%, một sự sụt giảm đáng kể. Để khắc phục tình trạng đó thì ban lãnh đạo, bộ phận huy động vốn, cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng đã tích cực trong việc không ngừng nâng cao chất lượng huy động vốn cộng với việc Ngân hàng kết hợp với việc nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đã cử người trực tiếp xuống đơn vị để vận động tiền bán hàng gửi vào tài khoản thanh toán nên lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng trở lại vào năm 2006, đạt 76.958 triệu đồng, tương đương 7,83%. Đây là một kết quả đáng kích lệ của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng điều tăng mạnh qua từng năm, nhưng xét về mặt tổng thể thì tỷ trọng của vốn huy động lại giảm qua từng năm. Năm 2004 vốn huy động chiếm 59% trong tổng nguồn vốn, nhưng sang năm 2005, 2006 thì tỷ lệ này chỉ ở 45%. Với tỷ lệ này thì có thể nói công tác huy động vốn của Ngân hàng là chưa tốt, Ngân hàng còn sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa để cho vay. Việc nguồn vốn điều hoà của Ngân hàng tăng dẫn đến chi phí tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Điều này cần phải có biện pháp giải quyết và nhanh chóng khắc phục. 3.3.2. Phân tích tình hình cho vay của MHB Sađéc. Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, nó chiếm 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng, nhưng đó là thông lệ quốc tế còn ở Việt Nam con số đó là khoảng 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nhà quản trị Ngân hàng cũng phải quyết định phân chia nguồn vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng sản xuất nông nghiệp, tín dụng tiêu dùng, tín dụng khác…nếu muốn nguồn vốn được an toàn và hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả. Cũng tương tự như các Ngân hàng khác, hoạt động cho vay tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của MHB Sađéc, trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung và dài hạn rất ít nên chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập thấp. Trước đây Ngân hàng cũng cho vay nhiều trong 30 lĩnh vực trung và dài hạn nhưng những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước, Ngân hàng đa dạng hoá thêm nhiều hính thức hoạt động: cho vay ngắn hạn đã tăng lên rất cao và từ từ chiếm lĩnh chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn qui mô tín dụng và chất lượng tín dụng và những nguyên nhân của nó đã đề cập ở trên ta xem xét từng khoản mục tín dụng như sau: Bảng 3:Tình hình cho vay của MHB Sađéc. ĐVT: Trđ Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. NGẮN HẠN 160.224 255.166 293.627 94.942 59,26% 38461 15,07% CTY& DN 18.425 27.048 49.329 8.623 46,80% 22281 82,38% CÁ THỂ 141.799 228.118 244.298 86.319 60,87% 16180 7,09% II. TRUNG, DÀI HẠN 42.591 71.969 172.448 29.378 68,98% 100479 139,61% CTY& DN 0 0 5.500 0 5500 CÁ THỂ 42.591 71.969 166.948 29.378 68,98% 94979 131,97% DOANH SỐ CHO VAY 202.815 327.135 466.075 124.320 61,29 138.940 42,47 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhờ những phương pháp cho vay tích cực, đơn giản, tiện lợi mà doanh số cho vay của MHB Sađéc ngày một tăng lên trong những năm vừa qua. Cụ thể như sau: năm 2004 tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 202.815 triệu đồng. Năm 2005 con số này là 327.135 triệu đồng, tăng 124.320 triệu đồng so với năm 2004 tương đương 61,29%. Sang năm 2006 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 466.075 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 khoản 138.940 triệu đồng, tương đương 42,47%. Qua các chỉ số tăng trưởng cho ta thấy tốc độ tăng của cho vay là rất cao, đây là một điều đáng mừng cho sự phát triển của Ngân hàng, nhưng bên cạnh đó thì Ngân hàng cần phải đảm bảo được sự cân đối trong các lĩnh vực đầu tư, tranh tình trạng việc cho vay qua mức sẽ dẫn đến rũi ro. Đạt được doanh số cho vay như vậy do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Việc tăng doanh số cho vay của Ngân hàng qua từng năm chứng tỏ địa bàn hoạt động của Ngân hàng không ngừng được mở rộng sang các huyện, xã lân cận và nhờ vào 31 khả năng làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng cao, đa dạng các hình thức cho vay, Ngân hàng áp dụng các hình thức cho vay mới như: cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng, cho vay xây nhà, chiết khấu các giấy tờ có giá… Để nắm rõ hơn về tình hình cho vay của Ngân hàng ta cần xem xét đến thời hạn cho vay cũng như đối tượng vay của Ngân hàng. 3.3.2.1. Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng. Bảng 3.1 : Tình hình cho vay theo thời hạn sử dụng vốn của MHB Sađéc ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2004/2005 Chênh lệch 2005/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 160.224 79 255.166 78 293.627 63 94.942 59,26 38.461 15,07 TRUNG, DÀI HẠN 42.591 21 71.969 22 172.448 37 29.378 68,98 100.479 139,61 TỔNG DOANH SỐ 202.815 100 327.135 100 466.075 100 124.320 61,29 138.940 42,47 (Nguồn: Phòng tín dụng) 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 2004 2005 2006 Ngan han Trung, dai han Tong doanh so Hình 3.1 : Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng. Việc gia tăng của doanh số cho vay được tạo nên từ hai khoản mục; cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, nhưng chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2004 mức cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ở mức 160.224 triệu đồng chiếm 79% trong tổng doanh số. Con số này ở năm 2005 là 255.166 triệu đồng, ứng với 78% tổng doanh số. Sang năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng, cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đạt 293.627 triệu đồng, chiếm 63%. Các chỉ số này phần nào nói lênh xu hướng hoạt động của Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là do chính sách kinh doanh của 32 Ngân hàng chú trọng đến tính an toàn cho nguồn vốn. Cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, gọn nhẹ lại có lãi suất hấp dẫn và tính thanh khoản điều cao hơn so với cho vay trung và dài hạn, ngoài ra do ít rủi ro hơn so với trung và dài hạn, do đó Ngân hàng càng chú trọng đến tín dụng ngắn hạn hơn so với trung, dài hạn. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của địa bàn, phần lớn mục đích vay vốn của khách hàng là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất nhỏ nên chỉ thích hợp cho vay ngắn hạn. Mặc dù công tác cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng đã được cải thiện qua từng năm, doanh số cho vay không ngừng được tăng cao, năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 29.378 triệu động tương đương 69% và đặt biệt là năm 2006 so với năm 2005, tốc độ tăng là 139,61%. Tuy nhiên tốc độ tăng đó của cho vay trung, dài hạn vẫn chưa làm thay đổi được cơ cấu trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, nó vẫn chiếm một tỷ trọng thấp, ở khoản 20% tổng doanh số. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng áp dụng chính sách cho vay hợp lý hơn: thủ tục nhanh gọn, tặng quà cho các khách hàng lớn và khách hàng truyền thống trong các dịp lễ tết, giới thiệu hình ảnh của Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng… 3.3.2.2. Tình hình cho vay theo đối tượng sử dụng vốn của Ngân hàng. Bảng 3.2 : Tình hình cho vay theo đối tượng của MHB Sađéc. ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2004/2005 Chênh lệch 2005/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CHO VAY CTY& DN 18.425 9 27.048 8 54.829 10 8.623 46,80 27.781 102,71 CHO VAY CÁ THỂ 184.390 91 300.087 92 411.246 90 115.697 62,75 111.159 37,04 TỔNG DOANH SỐ 202.815 100 327.135 100 466.075 100 124.320 61,30 138.940 42,47 (Nguồn: Phòng tín dụng) 33 0 100000 200000 300000 400000 500000 2004 2005 2006 CTY& DN CA THE TONG DOANH SO Hình 3.2: Tình hình cho vay theo đối tượng sử dụng vốn của Ngân hàng. CTY&DN là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên doanh số cho vay đối với thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng vì đây không phải là đối tượng hướng đến cho vay của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh, sản xuất của các thành phần kinh tế này không nằm trong chuyên môn hoạt động của Ngân hàng nên gập nhiều khó khăn trong công tác thẩm định cho vay, có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng và vì còn có sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sađéc, đó mới chính là lĩnh vực hoạt động chính của họ. Ngân hàng chỉ cho vay để đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng. Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng đối tượng cũng tăng trưởng theo, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm có khác nhau. Năm 2004 doanh số cho vay đối với Cty, DN, hợp tác xã của Ngân hàng là 18.425 triệu đồng, chiếm khoảng 9% trong tổng doanh số cho vay năm 2004. Sang năm 2005 con số này đạt 207.048 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 8.623 triệu đồng, tương đương 46%. Và đến năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng, 102,71% là tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005, một tốc độ tăng đáng kể. Đạt được thành quả trên là nhờ vào sự tích cực của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc tiềm kiếm thiêm nhiều khách hàng mới, duy trì được khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Với việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian để kiệp thời gian cho các dự án sản xuất của khách hàng… Tuy chỉ số này liên tục tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng vẫn không thay đổi lớn qua từng năm, nó thường chỉ ở mức 10% tổng doanh số cho vay. 34 Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất, đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này. Những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay đối với thành phần này là 184.390 triệu đồng, chiếm khoản 91% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 thành phần này vay của Ngân hàng là 300.087 triệu đồng, tăng hơn năm 2004 411.246 triệu đồng, tương đương 40%. Năm vừa rồi con số này đạt được 411.246 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 khoản 111.159 triệu đồng tương đương 37%. Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất tăng lên bao gồm sự tăng của cả cho vay đối với sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức dần phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, bền vững, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế. Đồng thời cũng phản ánh Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của tỉnh, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn. Qua tỷ lệ cho vay đối với các thành phần kinh tế cho thấy MHB Sađéc còn hạn chế trong việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế là công ty và doanh nghiệp. 10% trong tổng doanh số cho vay là một con số tương đối thấp đối với một đối tượng tiềm năng, do đó Ngân hàng cần phải có các biện pháp để nâng cao cạnh tranh để nâng cao tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này. 3.3.3. Phân tích tình hình thu nợ của MHB Sađéc. Ngân hàng là tổ chức trung gian “đi vay để cho vay”. Vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là vốn huy động qua các tần lớp dân cư, qua các tổ chức tín dụng, qua hội sở và qua NHNN… tất cả điều phải trả chi phí. Đó là chi phí khi Ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Ngân hàng thì họ phải trả lãi lẫn vốn cho Ngân 35 hàng. Phần lãi này phải bù đắp được chi phí mà Ngân hàng đi vay, phần chi phí để duy trì được hoạt động của Ngân hàng và đảm bảo Ngân hàng phải có lợi nhuận. Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng, đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là công tác thu nợ của Ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng đạt hiệu quả. Cho vay mà không thu hồi được nợ như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, do đó vấn đề thu nợ cần phải được quan tâm hàng đầu, trong đó cán bộ tín dụng phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp nợ quá hạn. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của Ngân hàng mới được xoay chuyển nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng thẩm định, đánh giá khách hàng, kiểm tra có chính xác, hợp lý và hiệu quả hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng. Công tác thu hồi nợ của MHB Sađéc trong 3 năm được thể hiện qua tiêu chí sau: 3.3.3.1. Tình hình thu nợ theo thời gian cho vay của Ngân hàng. Bảng 4.1: Tình hình thu nợ theo thời hạn cho vay của MHB Sađéc ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2005/200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006).pdf
Tài liệu liên quan