------ --------
Trang
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU .14
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI .14
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .15
1.2.1. Mục tiêu chung .15
1.2.2. Mục tiêu cụthể .15
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.16
1.3.1. Thời gian nghiên cứu. .16
1.3.2. Không gian nghiên cứu.16
1.3.3. Nội dung nghiên cứu.16
1.4. Lược khảo tài liệu. .16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .18
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .18
2.1.1. Hoạt động tín dụng.18
2.1.2. Hoạt động huy động vốn .23
2.1.3. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng.25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .28
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu .28
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu.28
2.2.3. Phương pháp phân tích tỷlệ .29
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀACB – KỲHÒA.30
3.1. KHÁI QUÁT VỀACB – KỲHÒA.30
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. .30
3.1.2. Cơcấu tổchức của hệthống ngân hàng ACB – KỳHòa. .31
3.1.3. Các ngành nghềkinh doanh chính của ACB – KỳHòa. .32
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn của ACB – KỳHòa. .33
3.1.5. Phương hướng hoạt động của ACB – KỳHòa. .33
3.2. KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB – KỲHÒA QUA 3
NĂM 2006 -2008. .34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
ACB – KỲHÒA QUA 3 NĂM 2006 - 2008. 38
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM 2006 - 2008. .38
4.1.1. Phân tích tổng quát tình hình nguồn vốn. .38
4.1.2. Tình hình huy động vốn. .42
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM.46
4.2.2. Phân tích doanh sốthu nợ. .53
4.2.3. Phân tích tình hình dưnợ. .56
4.2.4. Phân tích tình hình nợquá hạn. .60
4.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲHÒA QUA 3
NĂM 2006 – 2008. .64
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲHÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊNGỌC HOA 8 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.3.1. Đánh giá vềchỉtiêu hệsốrủi ro tín dụng
(nợquá hạn/tổng dưnợ). .64
4.3.2. Đánh giá vềhiệu suất sửdụng vốn (Dưnợtrên vốn huy động). .66
4.3.3. Đánh giá vòng quay vốn tín dụng. .67
4.3.4. Đánh giá chỉtiêu lợi hệsốthu nợ.68
4.3.5. Đánh giá tỉlệvốn huy động trên tổng nguồn vốn. .69
4.3.6. Đánh giá vốn huy động có kỳhạn trên tổng nguồn
vốn huy động. .70
4.3.7. Đánh giá Tổng dưnợtrên tổng nguồn vốn. .71
4.3.8. Đánh giá tỷlệvốn huy động ngắn hạn tối đa đểcho vay trung và
dài hạn. .71
4.4. MỘT SỐTỒN TẠI VỀHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ
HÒA QUA 3 NĂM 2006 – 2008. .73
CHƯƠNG 5: MỘT SỐBIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CHO ACB – KỲHÒA.75
5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHUY ĐỘNG VỐN. .75
5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO
ACB – KỲHÒA. .76
CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .79
6.1. KẾT LUẬN. .79
6.2. KIẾN NGHỊ. .80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.82
84 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6937 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa - Tp HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 40 SVTH : MAI NHẬT ANH
toán. Tuy nhiên, mặc dù nguồn vốn của Chi nhánh có tăng nhưng cũng gặp
nhiều trở ngại lớn.
+ Thứ nhất, xuất phát từ yếu tố bên ngoài: do giá vàng có nhiều biến động
nên đa số khách hàng rút tiền gửi VND chuyển sang mua vàng dự trữ, điều này
ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh. Việc có nhiều ngân hàng
hoạt động trên cùng địa bàn, do đó cũng ảnh hưởng đến việc phát triển thị phần
của Chi nhánh.
+ Thứ hai, xuất phát từ yếu tố bên trong: Trong quá trình phát triển mạng
lưới hiện nay của tất cả các ngân hàng, việc thu hút nhân sự là điều không thể
tránh khỏi. Do đó việc biến động nhân sự đối với nhân viên nghiệp vụ cũng phần
nào ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Việc phát triển mạng lưới và phát
triển nhân sự phải đi liền với nhau, khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên nghiệp
vụ phải kịp thời và đầy đủ. Khi Chi nhánh mở phòng giao dịch trực thuộc yếu tố
tuyển dụng và đào tạo mới chưa được đáp ứng kịp nên ảnh hưởng phần nào đến
biến động nhân sự của Chi nhánh do đó cũng ảnh hưởng đến tình hình huy động
vốn.
Năm 2008, tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới gặp nhiều
khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực ngân
hàng, nên vấn đề huy động vốn đòi hỏi tính cạnh tranh cao càng trở nên khó khăn
hơn. Mặc dù, tình hình huy động vốn năm 2007 có sự tăng trưởng cao nhưng tình
hình huy động vốn 2008 lại giảm sút. Vốn huy động năm 2008 giảm 21.307 triệu
đồng tương ứng giảm 3,1% về tỷ lệ, đạt doanh số 675.520 triệu đồng. Năm 2008,
tình hình kinh tế có nhiều biến động nên chính sách lãi suất được NHNN điều
hành tăng giảm liên tục nên ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi
nhánh, vốn huy động trung và dài hạn giảm 7,7% so với năm 2007. Bên cạnh đó,
lãi suất huy động vốn của các ngân hàng khác vẫn còn cao hơn so với ACB nên
có một số lượng khách hàng lựa chọn gửi tiền ở ngân hàng khác (tính từ tháng
02/2008, Ngân hàng Đông Nam Á huy động tiền gửi tiết kiệm 06 tháng với lãi
suất là 11% trong khi ACB huy động với mức lãi suất là 9,24%, Ngân hàng Quốc
Tế huy động với lãi suất 9,36%, Ngân hàng Kỹ Thương là 9,6%, Ngân hàng
Quân Đội là 10,20%. Tại ngày 02/7/2008 thì Ngân hàng Gia Định, Ngân hàng
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 41 SVTH : MAI NHẬT ANH
Đại Dương, Ngân hàng Nam Việt huy động với mức lãi suất cao nhất từ 19% trở
lên trong khi ACB huy động vốn với lãi suất dưới 19%). Tình hình đầu cơ vàng
của dân chúng tăng cao khi Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất làm cho
giá vàng biến động mạnh nên một số dân cư chuyển sang đầu cơ vàng nên đã làm
giảm nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Chi nhánh có chương trình khuyến mãi
trong công tác huy động vốn nhưng còn nhiều ràng buộc, quà tặng chưa hấp dẫn,
chưa kích thích được nhu cầu khách hàng như chương trình khuyến mại Niềm
vui bất ngờ quy định mỗi khách hàng chỉ nhận được một phần quà (trong khi đó
quà tặng chỉ là hộp ly, bình giữ nhiệt, áo gió,…), quà tăng không có giá trị cao
nhưng lại qui định như vậy là không hợp lí. Bên cạnh đó, ngoài bộ phận CSR và
phòng giao dịch và ngân quỹ không có nhân viên chuyên phụ trách tiếp thị sản
phẩm huy động đến khách hàng.
- Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển của chi nhánh gồm vốn điều chuyển ngắn
hạn và vốn điều chuyển trung và dài hạn. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được hỗ
từ ACB nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn khi thiếu hụt của Chi nhánh. Vốn điều
chuyển càng lớn chứng tỏ Chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn trong kinh
doanh. Từ bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của ACB – Kỳ Hòa ta thấy vốn
điều chuyển chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn qua 3 năm và
tỷ trọng có chiều hướng giảm sau đó lại tăng. Cụ thể, vốn điều chuyển chiếm tỷ
trọng trên 16% qua 3 năm, trong đó vốn điều chuyển ngắn hạn đạt trên 14% trên
tổng nguồn vốn. Năm 2007, vốn điều chuyển là 136.283 triệu đồng tăng 25.651
triệu đồng hay tăng 23,2% so năm 2006. Năm 2008 nguồn vốn này đạt 187.371
triệu đồng, tăng 51.088 triệu đồng so năm 2007 hay tăng 37,5% về tỷ lệ. Mặc dù
tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
luôn có sự tăng trưởng cao, nhu cầu về nguồn vốn của khách hàng rất lớn. Bên
cạnh đó, Chi nhánh luôn tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm thêm khách hàng
mới, doanh số cho vay của mỗi khách hàng rất lớn nên vấn đề thiếu hụt về nguồn
vốn là điều khó tránh khỏi. Đây là những nguyên nhân dẫn đến vốn điều chuyển
của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.
- Giấy tờ có giá: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, chiếm 3,7% vào năm
2006, 1,5% vào năm 2007, 1,6% vào năm 2007. Ngược lại với các nguồn vốn
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 42 SVTH : MAI NHẬT ANH
khác thì nguồn vốn này có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2007 nguồn vốn này
giảm mạnh, giảm 35,6% so năm 2006. Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá
vào năm 2007 giảm mạnh là do: mặc dù Chi nhánh rất cần một nguồn vốn rất lớn
để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nhưng năm 2007 tình hình lãi suất
biến động mạnh, lạm phát tăng cao đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn
nên đầu tư vào lĩnh vực dài hạn luôn bị hạn chế vì giữ tiền tại thời điểm này luôn
được lựa chọn. Bên cạnh đó, tình hình giá vàng hay ngoại tệ biến động lớn nên
nhà đầu tư không đầu tư vào giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành nên việc phát
hành giấy tờ có giá rất khó khăn. Vào năm 2008, Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ
có giá tăng 9,9% so với năm 2007 hay tăng 1.283 triệu đồng, đạt doanh số 14.300
triệu đồng.
4.1.2. Tình hình huy động vốn.
Qua 3 năm qua tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến
động lớn. Tình hình lạm phát tăng cao vào năm 2007, việc giữ tiền luôn là lợi
thế. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng lương thực cũng góp phần gây khó khăn lớn
cho vấn đề huy động vốn của ngân hàng. Tình hình biến động vàng đã thu hút
nguồn đầu tư rất lớn. Đặc biệt, cuộc “chạy đua” lãi suất năm 2007 trong nghiệp
vụ huy động vốn giữa các ngân hàng cũng gây không ít khó khăn cho Chi nhánh.
Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan rộng, lĩnh vực ngân
hàng bị ảnh hưởng trực tiếp. Thêm vào đó, các ngành kinh tế khác cũng gặp khó
khăn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước gặp
nhiều trở ngại lớn nên đã làm giảm nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán của các
doanh nghiệp. Đối mặt với những biến động lớn từ nền kinh tế, ACB – Kỳ Hòa
đã gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động của
Chi nhánh có sự tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua. Điều này được thể
hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 43 SVTH : MAI NHẬT ANH
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 -
2008.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
(%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1.Tiền gửi
KHCN
342.023 81,5 606.846 87,1 615.650 91,1 264.823 77,4 8.804 1,5
- TGTK 294.488 70,2 543.683 78,0 529.150 78,3 249.195 84,6 -14.533 -2,7
- TGTT 47.535 11,3 63.163 9,1 86.500 12,8 15.628 32,9 23.337 36,9
2.Tiền gửi
KHDN
77.545 18,5 89.981 12,9 59.870 8,9 12.436 16,0 -30.111 -33,5
- TGTT +
KÝ QUỸ 32.645 7,8 39.481 5,7 42.620 6,3 6.836 20,9 3.139 8,0
- TG CÓ KH 44.900 10,7 50.500 7,2 17.250 2,6 5.600 12,5 -33.250 -65,8
Tổng NVHĐ 419.568 100 696.827 100 675.520 100 277.259 66,1 -21.307 -3,1
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Tiền gửi KHCN
Tiền gửi KHDN
Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của ACB Kỳ Hòa qua 3 năm 2006,
2007, 2008
Qua bảng số liệu phân tích và biểu đồ tình hình huy động vốn của ACB –
Kỳ Hòa ta có nhận xét như sau:
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 44 SVTH : MAI NHẬT ANH
- Tiền gửi của KHCN: Vốn huy động từ tiền gửi của KHCN chiếm tỷ trọng cao
và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chiếm 81,5% trong tổng nguồn vốn huy
động, năm 2007 chiếm 87,1%, năm 2008 chiếm 91,1%. Qua 3 năm tiền gửi của
KHCN luôn tăng trưởng cao. Năm 2007, tiền gửi này tăng 264.823 triệu đồng so
năm 2006 hay tăng 77,4% về tỷ lệ, đạt doanh số 606.846 triệu đồng. Năm 2008,
tiền gửi này đạt 615.650 triệu đồng, tăng 8.804 triệu đồng hay tăng 1,5% về tỷ lệ
so với năm 2007. Tuy năm 2008 có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng đã giảm đi
rất nhiều so năm 2007. Sự giảm sút này là do ảnh hưởng từ sự biến động của thị
trường vàng, thị trường ngoại tệ trong thời gian qua.
Theo số liệu qua 3 năm ta thấy rằng trong tiền gửi của KHCN thì tiền gửi
tiết kiệm chiếm khoảng 70% trên tổng tiền gửi của KHCN. Mục đích của loại
tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Nhìn
chung loại tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng không ổn định qua các năm. Năm 2007
số tiền tiết kiệm huy động là 543.683 triệu đồng, tăng 84,6% so với năm 2006.
Đến năm 2008 là 529.150 triệu đồng, giảm 2,7% so với năm 2007. Tiền gửi tiết
kiệm vì mục đích lãi suất nên năm 2007 tình hình lãi suất tăng cao nên đã thu hút
được nguồn vốn rất lớn từ loại tiền gửi này. Sang năm 2008, lãi suất biến động
liên tục nên lãi suất mang tính cạnh tranh cao, khách hàng có xu hướng chuyển
tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất cao hơn. Do
đó, tiền gửi này không ổn định, thay đổi liên tục trong năm 2008. Thêm vào đó,
tình hình giá vàng luôn biến động mạnh nên đã thu hút từ nhà đầu tư, nên loại
tiền gửi này giảm. Ngược lại với tiền gửi tiết kiệm của KHCN thì tiền gửi thanh
toán lại tăng trưởng mạnh qua các năm, mặc dù nó chiếm tỷ trọng không lớn
trong tiền gửi khách hàng cá nhân (khoản 10%). Mục đích của loại tiền gửi này
là để thanh toán, tiêu dùng không vì mục đích lãi suất mà đòi hỏi tính thanh
khoản cao, thuận tiện. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi thanh toán là 63.163 triệu đồng,
tăng 32,9% so với năm 2006. Đến năm 2008 tiền gửi này là 86.500 triệu đồng,
tăng 36,9% so năm 2007. Trong thời gian, ACB – Kỳ Hòa luôn quan tâm đến
nguồn tiền gửi này, nên đã tăng cường tiếp thị loại hình dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt đến các tổ chức, cá nhân như phất tiền lương qua tài khoản ngân
hàng, tăng cường mở tài khoản ATM, phát triển thêm nhiều loại thẻ thanh
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 45 SVTH : MAI NHẬT ANH
toán,… nên đã góp phần làm tăng trưởng doanh số tiền gửi thanh toánh của
KHCN.
- Tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp: gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi
thanh toán và ký quỹ. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế nhằm mục đích sinh
lời từ lãi suất, nên việc tăng giảm lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến loại tiền gửi
này. Tiền gửi thanh toán và ký quỹ nhằm mục đích thanh toán, chi trả trong kinh
doanh, không nhằm mục đích lãi suất. Năm 2007 tiền gửi của khách hàng doanh
nghiệp tăng mạnh so năm 2006, đạt 89.981 triệu đồng tăng 16% hay tăng 12.436
triệu đồng. Năm 2008, tiền gửi này giảm sút rất lớn so năm 2007. Cụ thể, đạt
59.870 triệu đồng giảm 30.111 triệu đồng hay giảm 33,5% về tỷ lệ.
Tiền gửi thanh toán và ký quỹ của khách hàng doanh nghiệp tăng qua các
năm. Năm 2007 tiền gửi này tăng 20,9% hay tăng 6.836 triệu đồng so năm 2006.
Sang năm 2008 tiền gửi này tăng 3.139 triệu đồng hay tăng 8% so năm 2007. Sở
dĩ, tiền gửi thanh toán và ký quỹ của KHDN tăng qua các năm là do Chi nhánh
có đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhanh nhẹn, phục vụ khách hàng tốt, có
nghiệp vụ chuyên môn cao, ACB có chất lượng dịch vụ tốt nhất trong NHTMCP
nên cũng đã thu hút được nhiều khách hàng. Tuy năm 2008 có sự tăng trưởng
nhưng không cao, tốc độ tăng giảm đi nhiều so với năm 2007. Năm 2008 khách
hàng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên có sự sụt
giảm trong giao dịch thanh toán từ đó có sự chuyển từ loại tiền gửi này sang loại
tiền gửi khác hoặc đem tiền đầu tư vào lĩnh vực khác.
Tuy tiền gửi thanh toán và ký quỹ tăng qua các năm nhưng tiền gửi có kỳ
hạn lại có sự tăng giảm không theo một chiều, tăng sau đó lại giảm. Năm 2007
loại tiền gửi này tăng 12,5% tương ứng tăng 5.600 triệu đồng so với năm 2006.
Sang năm 2008 loại tiền gửi này lại giảm với tỷ lệ 65,8% tương ứng giảm 33.250
triệu đồng so với năm 2007. Dẫn đến việc tiền gửi có kỳ hạn của KHDN có sự
tăng giảm không ổn định là do, năm 2007 với lãi suất tiền gửi tăng cao nên cũng
thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp. Bước sang năm 2008, lãi
suất đã được điều chỉnh nên chi phí cho sản suất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng đã giảm nên doanh nghiệp chuyển tiền gửi có kỳ hạn sang đầu tư vào sản
xuất kinh doanh và lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 46 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM.
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, môi trường kinh doanh
của nước ta có nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có không ít khó khăn và thách
thức đan xen, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cả hệ thống ngân hàng
nói chung và ACB nói riêng. Kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn. Ngân hàng
Dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất, đồng USD mất giá, giá vàng và
giá dầu tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam vượt qua nhưng biến động ấy và đạt
được một số kết quả tích cực. GDP tăng trưởng 8,48%, đầu tư phát triển và xuất
khẩu tiếp tục tăng, thị trường ngoại hối lần đầu tiên được bình ổn, tiền đồng Việt
Nam không chịu áp lực giảm giá mà chịu áp lực tăng giá. Thị trường chứng
khoán tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế là một kênh dẫn vốn quan trọng trong
nền kinh tế.
Tuy vậy, môi trường kinh doanh năm 2007, nhất là lĩnh vực ngân hàng, có
những yếu tố không thuận lợi. Nhập siêu quá lớn và lạm phát cao nhất trong
vòng 12 năm trở lại đây. Thị trường bất động sản biến động bất thường và thị
trường liên ngân hàng diễn biến phức tạp. Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số
quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh ngân hàng, chẳng hạn như tăng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi trong quý 2; khống chế dư nợ cho vay kinh
doanh chứng khoán. Sang năm 2008, bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu với những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với lĩnh vực ngân hàng Việt
Nam. Trên thế giới, hàng loạt các ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến
phá sản. Các ngành sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước luôn gặp
khó khăn.
Bằng nổ lực của bản thân cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Á Châu cũng
như NHNN, chính quyền địa phương, ACB – Kỳ Hòa đã có những thành tích
nhất định.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 47 SVTH : MAI NHẬT ANH
Bảng 4: Tình hình hoạt động tín dụng của ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm
2006, 2007, 2008
ĐVT: Triệu đồng.
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 496.124 611.705 737.892 115.581 23,3 126.187 20,6
2. Doanh số thu nợ 389.375 470.353 675.756 80.978 20,8 205.403 43,7
3. Dư nợ 123.247 264.599 326.735 141.352 114,7 62.136 23,5
4. Nợ quá hạn 324 214,61 2.278,35 -109,39 -33,8 2.063,74 961,6
Nguồn : ACB – Kỳ Hòa
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ có
sự tăng trưởng lớn qua 3 năm nhưng nợ quá hạn có diễn biến phức tạp. Cụ thể:
- Doanh số cho vay: Mặc dù, thời gian qua Chi nhánh luôn gặp nhiều khó khăn
lớn trong vấn đề cho vay nhưng doanh số cho vay của Chi nhánh luôn tăng
không ngừng qua các năm. Năm 2007, doanh số cho vay của Chi nhánh là
611.705 triệu đồng, tăng 23,3% so với năm 2006 hay tăng 115.581 triệu đồng.
Với nổ lực của toàn thể cán bộ - công nhân viên của Chi nhánh quyết tâm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Chi nhánh, cán bộ tín dụng tăng cường hoạt
động tiếp thị sản phẩm tín dụng đến với khách hàng nên đã góp phần làm tăng
doanh số cho vay. Bên cạnh đó, 2007 là năm chính thức Việt Nam gia nhập
WTO nên doanh nghiệp trong nước tiếp tục tìm được nhiều đối tác mới, mở rộng
qui mô sản suất kinh doanh để xuất khẩu nên nhu cầu về vốn của các doanh
nghiệp là rất lớn. Năm 2008, doanh số cho vay của Chi nhánh tiếp tục tăng, đạt
737.892 triệu đồng tăng 126.187 triệu đồng hay tăng 20,6% về tỷ lệ so năm 2007.
Doanh số cho vay vào năm 2008 vẫn tăng là do ACB- Kỳ Hòa vẫn giữ được
khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, doanh số cho
vay có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không lớn.
- Doanh số thu nợ: Nhìn chung tình hình doanh số thu nợ luôn tăng trưởng qua
3 năm, đạt 470.353 triệu đồng vào năm 2007 tăng với tốc độ 20,8% so với năm
2006 hay tăng 80.978 triệu đồng. Sang năm 2008, chỉ tiêu này tiếp tục tăng, đạt
675.756 triệu đồng tăng với tốc độ 43,7% hay tăng 205.403 triệu đồng so với
năm 2007. Qua đó cho thấy, dù tình hình kinh tế những năm qua có nhiều biến
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 48 SVTH : MAI NHẬT ANH
động lớn nhưng tình hình thu nợ của Chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt. Do tình hình
kinh tế diễn biến phức tạp nên Chi nhánh đã chủ trương không tăng trưởng tín
dụng nóng mà tập trung phân tích, sàng lọc khách hàng và hạn chế cho vay
những ngành nghề có nhiều rủi ro nên công tác thu nợ của Chi nhánh không gặp
nhiều khó khăn.
- Dư nợ: Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì dư nợ cũng tăng
đáng kể qua 3 năm. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 264.599 triệu tồng tăng 114,7% so
với năm 2007 hay tăng 141.352 triệu đồng, tăng trưởng cao hơn nhiều so với
ACB (84%). Sang năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng
đã giảm xuống rất nhiều so năm 2007. Dư nợ đạt doanh số 326.735 triệu đồng
tăng 62.136 triệu đồng hay tăng 23,5% so năm 2007. Nhờ đa dạng hóa đối tượng
khách hàng, mở rộng thị trường mục tiêu, thu hút được khách hàng mới, giữ
được khách hàng cũ với hạn mức cấp tín dụng cao nên đã nâng cao tỷ lệ tăng
trưởng dư nợ. Bên cạnh đó, nguyên nhân của sự tăng trưởng dư nợ cũng là do dư
nợ của đầu năm tăng cao nhất là đối với dư nợ cho vay trung và dài hạn.
- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn có sự biến động không ổn định qua các năm. Năm
2006 nợ quá hạn là 324 triệu đồng. Năm 2007, nợ quá hạn diễn biến có chiều
hướng tích cực, với nợ quá hạn là 214,61 triệu đồng, giảm 109,39 triệu đồng so
năm 2006 hay giảm 33,8%. Qua đó cho thấy tình hình nợ quá hạn đã được cải
thiện, chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Tuy nhiên, sang năm 2008 do tình
hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, công việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp luôn gặp rủi ro nên nợ quá hạn tăng khá cao, tăng 1.401,7% hay tăng
2.063,74 triệu đồng so với năm 2007, đạt 2.278,85 triệu đồng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 49 SVTH : MAI NHẬT ANH
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay.
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.
Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ACB – Kỳ Hòa
qua 3 năm 2006 - 2008.
ĐVT: Triệu đồng.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Ngắn hạn 385.527 77,7 470.056 76,8 558.560 75,7 84.529 21,9 88.504 18,8
2.Trung, dài hạn 110.597 22,3 141.649 23,2 179.332 24,3 31.052 28,1 37.683 26,6
DSCV 496.124 100 611.705 100 737.892 100 115.581 23,3 126.187 20,6
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
2006 2007 2008 Năm
Doanh số
(Triệu đồng)
DSCV ngắn hạn
DSCV trung, dài hạn
DSCV
Biểu đồ 4: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ACB – Kỳ Hòa
qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
Qua bảng phân tích số liệu và biểu đồ về tình hình doanh số cho vay theo
thời hạn tín dụng của ACB – Kỳ Hòa, ta có nhận xét như sau:
- Doanh số cho vay ngắn hạn: luôn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 75%) và tăng
trưởng qua 3 năm. Trong thời gian qua doanh nghiệp trong nước luôn tăng cường
vốn lưu động ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Chi
nhánh cũng chú trọng việc cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là
khi tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Năm 2007, cho vay ngắn
hạn đạt doanh số là 470.056 triệu đồng tăng 84.529 triệu đồng hay tăng 21,9% về
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 50 SVTH : MAI NHẬT ANH
tỷ lệ so năm 2006. Năm 2008, đạt 558.560 triệu đồng tăng 88.504 triệu đồng hay
tăng 18,8% so với năm 2007.
- Doanh số cho vay trung và dài hạn: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 23%)
trong tổng doanh số cho vay, nhưng cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay
qua các năm. Năm 2007 đạt doanh số 141.649 triệu đồng, tăng 28,1% hay tăng
31.052 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008, tăng 37.683 triệu đồng hay tăng
26,6% về tỷ lệ so năm 2007, đạt 179.332 triệu đồng. Sở dĩ doanh số cho vay
trung và dài hạn tăng lên qua các năm là do, Chi nhánh Kỳ Hòa tiền thân là
phòng giao dịch nên khách hàng của Chi nhánh đa phần là khách hàng cá nhân,
mà nhu cầu về vốn dài hạn để đầu tư mua nhà của người dân, cũng như nhu cầu
về sửa chữa nhà cửa trong thời gian qua tăng rất cao. Bên cạnh đó, các năm qua
với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp tăng cường đầu tư
mua máy móc thiết bị, mua xe ôtô làm phương tiện đi lại phục vụ cho quá trình
kinh doanh cũng làm tăng doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh tăng
lên.
4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo phần kinh tế của ACB – Kỳ Hòa qua
3 năm 2006 – 2008.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. KHCN 256.984 51,8 385.374 63 437.920 59,3 128.390 50 52.546 13,6
2. DNTN 65.497 13,2 36.702 6 64.182 8,7 -28.794 -44 27.480 74,9
3. KHDN 173.643 35 189.629 31 235.790 32 15.985 9,2 46.161 24,3
DSCV 496.124 100 611.705 100 737.892 100 115.581 23,3 126.187 20,6
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 51 SVTH : MAI NHẬT ANH
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
2006 2007 2008 Năm
Doanh số
(Triệu đồng)
KHCN DNTN KHDN DSCV
Biểu đồ 5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ACB – Kỳ
hòa qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện về tình hình doanh số cho vay theo
thành phần kinh tế ta nhận thấy rằng:
- Doanh số cho vay của Khách hàng cá nhân: Luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh số cho vay (hơn 50%) và tăng qua 3 năm. Năm 2007, đạt doanh số là
385.374 triệu đồng tăng 50% so với năm 2006 hay tăng 128.390 triệu đồng. Năm
2008, doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 437.920 triệu đồng tăng 52.546 triệu
đồng hay tăng 13,6% về tỷ lệ so năm 2007. Doanh số cho vay của KHCN tăng
lên là do: ACB trong những năm qua đã đa dạng các sản phẩm của dịch vụ cho
vay tiêu dùng cá nhân, mở rộng dịch vụ cho vay vốn tiêu dùng như trả góp mua ô
tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải, vay mua nhà. Các
dịch vụ khác, như cho vay tiền đi du học nước ngoài, đi chữa bệnh ở nước ngoài,
tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động,...Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân vẫn là
khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất của chi nhánh Kỳ Hòa trong thời gian
qua nên doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân là tương đối cao.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay,
nhưng lại có sự tăng trưởng không ổn định qua các năm. Năm 2007, doanh số
cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân giảm mạnh so với năm 2006, đạt 36.702
triệu đồng, giảm 44%. Tuy nhiên, qua năm 2008 nhờ áp dụng lãi suất trần của
NHNN và tăng cường tiếp thị của Chi nhánh Kỳ Hòa khoản mục cho vay này có
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA TP.HCM
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 52 SVTH : MAI NHẬT ANH
sự tăng trưởng cao. Đạt doanh số 64.182 triệu đồng tăng 74,9% so với năm 2007.
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế có sự cạnh tranh cao,
đồng thời lạm phát tăng cao người đân cắt giảm tiêu dùng, với chi phí sản xuất
gia tăng, thị trường đầu ra không ổn định đã làm cho doanh nghiệp tư nhân với
vốn sản xuất kinh doanh nhỏ luôn gặp khó khăn lớn về mọi mặt. Bên cạnh đó,
loại hình doanh nghiệp tư nhân tương đối nhỏ so với các thành phần kinh tế khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa - TpHCM.pdf