Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang

MỤC LỤC

Trang

Chơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀTÀI-------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------- 1

1.1. Sựcần thiết của đềtài--------------------------------------------------------------- 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu----------------------------------------------------------------- 3

1.2.1. Mụctiêu chung-----------------------------------------------------------------3

1.2.2. Mụctiêu cụ thể----------------------------------------------------------------- 3

1.3. Phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------------------ 3

1.3.1. Không gian--------------------------------------------------------------------- 3

1.3.2. Thời gian------------------------------------------------------------------------ 3

1.3.3. Đối t ợng nghiên cứu--------------------------------------------------------3

Chơng 2: PHƯƠNG PHÁP LU ẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU-----

------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4

2.1. Phơng pháp luận-------------------------------------------------------------------- 4

2.1.1. Tổng quan vềngân hàng thơngmại--------------------------------------- 4

2.1.2. Tổng quan vềhoạt động tíndụng trong ngân hàng----------------------- 5

2.1.2.1. Khái niệm tíndụng---------------------------------------------------------- 5

2.1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động tíndụng----------------------------------- 5

2.1.2.3. Nguyên tắccủa tín dụng---------------------------------------------------- 7

2.1.2.4. Hợp đồng tín dụng----------------------------------------------------------- 8

2.1.2.5. Điều kiện cấp tín dụng------------------------------------------------------ 8

2.1.2.6. Tín dụng trungvà dài hạn-------------------------------------------------- 9

2.1.2.7. Rủi ro tíndụng--------------------------------------------------------------- 10

2.1.3. Những chỉtiêu đợc sửdụng để phân tích và đánh giá------------------ 11

2.2. Phơng pháp nghiên cứu------------------------------------------------------------ 12

2.2.1. Phơng pháp thuthập sốliệu------------------------------------------------ 12

2.2.2. Phơng pháp phân tích số liệu----------------------------------------------- 13

2.2.2.1. Phơng pháp so sánh-------------------------------------------------------- 13

2.2.2.2. Dùng các chỉsố đểphân tích và đánh giá-------------------------------- 13

Chơng 3: KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG------------------------------------------14

3.1. Vài nétvềngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam-------- 14

3.2. Giới thiệu chung vềngân hàngnông nghiệp và phát triển

nông thônHậu Giang----------------------------------------------------------------- 14

3.3. Sơ đồtổchức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang-- 15

3.3.1. Sơ đồtổ chức------------------------------------------------------------------- 15

3.3.2. Chức năng của từng bộphận------------------------------------------------- 16

3.4. Quytrình xét duyệt cho vay-------------------------------------------------------- 17

3.5. Đánh giá chung vềhoạt độngcủa ngân hàng-------------------------------------18

3.5.1. Tìnhhình nguồnvốn---------------------------------------------------------- 18

3.5.2. Tìnhhình tài sản--------------------------------------------------------------- 25

3.5.3. Kết quảhoạt động kinh doanh----------------------------------------------- 29

Chơng 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNGTHÔN

HẬU GIANG-----------------------------------------------------------------------------32

4.1. Phân tích tổng quát tình hìnhhoạt động tính dụng của ngân hàng------------ 32

4.1.1. Vềtình hình dưnợvà vòng quayvốn tín dụng---------------------------- 33

4.1.2. Tìnhhình nợxấu, tổng quỹdựphòng vàtổng giá trịtài sản đảm bảo--37

4.2. Phân tích hoạt động tín dụng trung và dàihạn----------------------------------- 39

4.2.1. Vềtình hình dưnợtrung và dài hạn----------------------------------------- 40

4.2.2. Về vòng quayvốn tín dụng trung và dàihạn-------------------------------40

4.2.3. Hệsốthu nợcủangân hàng trong banăm qua---------------------------- 42

4.2.4. Vềtình hình nợxấu trung và dài hạn--------------------------------------- 43

4.3. Phân tích hoạt động tính dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế----------- 44

4.3.1. Tìnhhình dưnợ trung và dàihạn phân theo ngành kinh tế-------------- 44

4.3.2. Vòng quayvốn tín dụng trung và dài hạn theo nganh kinhtế----------- 48

4.3.3. Tìnhhình thu nợtrung và dài hạn phân theo ngành kinh tế------------- 50

4.3.3. Nợxấu trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế------------------------- 52

 

4.3.4. Phân tích chỉsốnợxấu trên dưnợtrung và dài hạnphân theo

ngành kinhtế--------------------------------------------------------------------------- 56

4.4. Phân tích hoạt động tín dụng trung và dàihạn theo loại hình doanh nghiệp-

----------------------------------------------------------------------------------------------- 58

4.4.1. Dưnợ trung và dài hạn theo loại hình doanh nghiệp--------------------- 58

4.4.2. Phân tích tình hình nợxấu trung và dàihạn phân theo loại hìnhDN--- 64

4.4.3. Phân tích chỉsốnợxấu trên dưnợtrung và dài hạnphân theo

loại hình doanh nghiệp--------------------------------------------------------------- 68

4.5.Tổnghợp nhữ nhântố ảnhhởng đến hoạt động tíndụng trung và dàihạncủa

ngân hàng trong banăm qua------------------------------------------------------------- 70

Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG------------------------------------------------------------------------------- 71

5.1. Nhữngmặt đạt đợc và hạn chếcủa ngânhàng--------------------------------- 71

5.1.1. Nhữngmặt đạt đợc trong ba nămqua------------------------------------- 71

5.1.2. Những còn hạnchế------------------------------------------------------------ 73

5.2. Giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động tín dụng-------------------------------- 75

5.3. Giải pháp nângcao hiệu quả huy động-------------------------------------------- 77

Chơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận--------------------------------------------------------------------------- 78

6.2. Kiến nghị-------------------------------------------------------------------------- 79

6.2.1. Kiếnnghị đối với NHNN----------------------------------------------------- 79

6.2.2. Kiếnnghị đối với NHNo&PTNT TW--------------------------------------80

6.2.3. Kiếnnghị đối với Chính quyền địa phơng-------------------------------- 81

6.2.4. Kiếnnghị đối với Ban giám đốc NHNo&PTNT Hậu Giang------------ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------- 83

pdf97 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sụt giảm của tổng dư nợ là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, mà cụ thể là việc NHNN yêu cầu các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc với số lượng lớn làm cho nguồn vốn của các NHTM bị hạn chế buộc các PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 34 NHTM (trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam) phải cắt giảm đầu tư cho vay nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác của các ngân hàng. 28,7% 28,4% Năm Năm 2006 2007 71,3% 71,6% 30,4% Năm Tín dụng ngắn hạn 2008 Tín dụng trung và dài hạn 69,6% Hình 3: Đồ thị biểu diễn tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn tín dụng Nhìn chung cơ cấu dư nợ của ngân hàng trong ba năm qua không có nhiều sự thay đổi và dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm một tỷ lệ khá thấp (28,7% vào năm 2006, 28,4% vào năm 2007 và 30,4% năm 2008). Điều đó cho thấy trong ba năm qua ngân hàng chưa thật sự chú trọng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ khá thấp và có sự gia tăng chậm chạm, ngoài quan điểm chỉ đạo chủ quan của Ban giám đốc còn do nhu cầu của khách hàng về nguồn vốn trung và dài hạn chưa cao và có dấu hiệu sụt giảm. Chỉ có một số ít khách hàng yêu cầu ngân hàng cấp tín dụng trung và dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định như mua săm máy móc thiết bị và nâng cấp mở rộng quy mô hoạt động. Còn đại đa số khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn là để bổ sung vốn lưu động, tiêu dùng và đầu tư phân bón thuốc, trừ sâu sản xuất nông nghiệp. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do trong những năm trước đây trên địa bàn Thị xã Vị Thanh phần lớn người PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 35 dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, kinh doanh mua bán nhỏ và ít có nhu cầu đầu tư vào những dự án có quy mô lớn nên không cần thiết phải vay vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong những năm sắp tới cùng với sự phát triển của một trung tâm tỉnh lị thì nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư vào những dự án có quy mô lớn cũng không ngừng gia tăng đặc biệt là những dự án đầu tư vào ngành công nghiệp. Vì vậy, trong những năm sắp tới dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng sẽ có sự gia tăng đáng kể và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nếu ngân hàng dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động này. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng vốn huy động trong hai năm 2006 và 2007 đều lớn hơn 1, cụ thể năm 2006 là 1,23 và năm 2007 là 1,16. Điều này có nghĩa là tất cả nguồn vốn huy động của ngân hàng đều được đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng. Việc đầu tư tín dụng quá nhiều trong hai năm này rất dễ xảy ra rủi ro về tín dụng và về thanh khoản. Một khi xảy ra rủi ro tín dụng thì ngân hàng sẽ không có đủ nguồn vốn để hoàn trả cho khách hàng, đồng thời việc đầu tư tín dụng quá nhiều làm cho lượng vốn tại quỹ rất thấp dễ xảy ra rủi ro thanh khoản vì các khoản đầu tư tín dụng thường có thời hạn dài và ngân hàng có thể không thu hồi kịp. Nhưng trên thực tế những loại rủi ro này đã không xảy ra trong hai năm 2006 và 2007 do thị trường hàng hóa và thị trường tài chính còn khá ổn định, khách hàng còn yên tâm với những khoản tiền gửi của mình. Đến năm 2008 chỉ số tổng dư nợ trên tổng vốn huy động có sự sụt giảm đôi chút và chỉ còn 0,9. Tuy nhiên, không phải do ngân hàng hạn chế đầu tư cho vay mà tạo ra sự sụt giảm của chỉ số này, mà nguyên nhân của nó là do ngân hàng buộc phải giữ lại một lượng vốn từ vốn huy động để đảm bảo hoạt động vì trong năm này vốn điều chuyển của ngân hàng bằng không. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 36 Bảng 7: Tình hình vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: vòng/năm CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 - Doanh số thu nợ 297.010 346.941 365,695 - Dư nợ bình quân 287.997 293.272 271.678 - Vòng quay vốn tín dụng 1,03 1,18 1,35 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Nhìn chung vòng quay vốn của ngân hàng trong ba năm qua luôn đạt mức khá cao (trên 1 vòng/năm) và tỷ số này luôn có sự gia tăng qua các năm. Sở dĩ có được điều đó là do trong thời gian này trong khi dư nợ cho vay của ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm do nhu cầu của thị trường có phần hạn chế thì doanh số thu nợ lại đạt kết quả khá cao do ngân hàng chủ động đẩy mạnh thu hồi vốn đến hạn. Bên cạnh đó việc doanh số thu nợ có sự gia tăng là do trong hai năm 2007 và 2008 lãi suất cho vay có dấu hiệu tăng cao làm cho một bộ phận không nhỏ khách hàng tranh thủ nguồn vốn từ các nguồn khác để trả nợ ngân hàng vì e ngại chi phí trả lãi tăng ngoài khả năng kiểm soát. Trong khi đó một số khác có nhu cầu vay vốn cũng rất thận trọng và cố gắng tiềm kiếm nguồn vốn khác để đầu tư vì e ngại áp lực trả lãi ngân hàng làm cho dư nợ cho vay có sự sụt giảm hoặc tăng khá chậm chạp. Chính những lý do đó đã làm cho vòng quay vốn tín dụng trong ba năm qua luôn giữ ở mức khá cao và không ngừng tăng lên (tuy với tốc độ khá nhỏ). Bảng 8: Hệ số thu nợ của ngân hàng trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: % CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 - Doanh số thu nợ 297.010 346.941 365,695 - Doanh số cho vay 322.205 341.500 327.946 - Hệ số thu nợ (%) 92 102 111 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Nhìn chung trong ba năm qua công tác thu hồi vốn đến hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, trong ba năm qua hệ số thu nợ luôn đạt từ 92% đến 111%, PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 37 điều này có nghĩa là trong ba năm qua có từ 92% đến 111% nguồn vốn đầu tư trong năm được thu hồi. Có được điều này là do trong thời gian này trong khi doanh số cho vay không tăng bao nhiêu do nhu cầu vay vốn của khách hàng có phần hạn chế thì các khoản nợ cho vay trước đó có thời gian đáo hạn rơi vào những năm này đa phần đều được thu hồi khá tốt đặt biệt là các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì hệ số thu nợ của ngân hàng đạt khá cao trong ba năm qua có nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế và đây chưa hẳn là một tín hiệu tốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sở dĩ nói như vậy là vì sự gia tăng này đa phần là do sự sụt giảm hoặc sự gia tăng chậm chạp của doanh số cho vay tạo ra, mà nguyên nhân của nó đã được trình bày ở trên, chứ không phải hoàn toàn do công tác thu nợ của ngân hàng phát huy hiệu quả. 4.1.2. Tình hình nợ xấu, tổng quỹ dự phòng và giá trị tài sản đảm bảo Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm qua (bảng 6 trang 35) chúng ta có thể nhận ra nợ xấu của ngân hàng có sự gia tăng với tốc độ chóng mặt 255,1% năm 2007 và 797,9% năm 2008. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian sắp tới. Nếu không có những biện pháp thu hồi vốn hợp lý và kịp thời thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề và không thể bù đắp nổi. Sở dĩ nói như vậy là vì trong hai năm gần đây trong khi nợ xấu tăng nhanh thì tổng quỹ dự phòng của ngân hàng lại có sự sụt giảm nhanh chóng. Trong năm 2007 trong khi nợ xấu tăng đến 255,1% thì tổng quỹ dự phòng lại giảm 27% so với năm 2006 và 1 đồng nợ xấu được bù đắp bằng 1,89 đồng quỹ dự phòng. Nhưng đến năm 2008 tổng nợ xấu đã là 76.955 Trđ nhưng tổng quỹ dự phòng chỉ có 11.364 Trđ và 1 đồng nợ xấu chỉ được bù đắp bằng 0,15 đồng quỹ dự phòng, điều đó nói lên rằng khả năng bù đắp của quỹ dự phòng khi rủi ro tín dụng xảy ra có sự sụt giảm nghiêm trọng và cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng trong năm 2007 tuy có tăng nhanh so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức khá thấp và tuân thủ theo quy định của NHNN về đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng (theo quy định này thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trên 3% được coi là mất an toàn tín dụng). Cụ thể, trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,8% nhưng đến PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 38 năm 2007 đã tăng lên 2,9 % (gần bằng mức tối đa theo quy định của NHNN) và hoạt động tín dụng vẫn được coi là đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ lệ này có sự gia tăng đột biến và lên đến 30,4% vượt xa so với mức tối đa mà NHNN quy định. Điều đó một lần nửa cho chúng ta thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được đặt trong trạng thái mất an toàn nghiêm trọng và cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu là do trong giai đoạn này, đặc biệt là trong năm 2008, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết TCKT và cá nhân. Đồng thời nó cũng làm cho nhiều TCKT và cá nhân phải gánh chịu thua lỗ, không có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và các khoản nợ của họ bị xếp vào nhóm nợ xấu theo quy định là điều đương nhiên. Một nguyên nhân chủ quan tạo ra sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu là do công tác thẩm định khách hàng và dự báo tình hình kinh tế chưa thực sự chính xác và không mang lại hiệu quả. Thật vậy, một khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng dự án đầu tư của họ không hiệu quả hoặc đầu tư vào một lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong khi cán bộ tín dụng thẩm định không thấu đáo thì khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng này cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì thế, khâu thẩm định khách hàng là một khâu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời quyết định tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Một nguyên nhân khác cũng chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo ra sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu trong năm 2008 là do có sự thay đổi lớn về mặt nhân sự từ một số cán bộ quản lý chủ chốt đến đa phần cán bộ tín dụng. Sở dĩ nói như vậy là vì đa phần khách hàng quen thuộc của ngân hàng khi thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách họ đã trở thành xa lạ và các khoản nợ của họ không được đảo nợ (vay lại) đồng thời các khoản nợ này đã bị xếp vào nhóm nợ xấu. Bên cạnh đó do có sự thay đổi một số vị trí quản lý chủ chốt nên công tác kiểm tra, theo dõi và phân loại nợ cũng trở nên chặt chẽ hơn trực tiếp tạo ra sự gia tăng của nợ xấu. Về tổng giá trị tài sản đảm bảo tín dụng của ngân hàng trong ba năm qua cũng không ngừng giảm sút và giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ suy giảm của tổng dư nợ. Cụ thể, tổng giá trị tài sản đảm bảo giảm 22,2% vào năm 2007 và 30,2% năm 2008 trong khi tổng dư nợ chỉ giảm 1,8% năm 2007 và 13% năm PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 39 2008. Nguyên nhân làm cho tổng giá trị tài sản đảm bảo tín dụng có sự sụt giảm là do trong những năm trước trong khâu xác định giá trị tài sản đảm bảo ngân hàng dựa theo giá thị trường. Còn trong hai năm trở lại đây việc xác định giá trị tài sản đảm bảo dựa vào giá do UBND tỉnh công bố hàng năm mà giá này có sự chênh lệch thấp hơn so với giá thị trường. Chính điều này đã làm cho tổng giá trị tài sản đảm bảo tín dụng có sự giảm sút trong hai năm 2007 và 2008. Tỷ số tổng dư nợ trên tổng giá trị tài sản đảm bảo tuy có tăng nhưng vẫn tuân thủ theo quy định của NHNN về hạn mức cho vay tối đa (từ 75% giá trị tài sản đảm bảo trở xuống). Cụ thể, trong năm 2006 tổng dư nợ trên tổng giá trị tài sản đảm bảo là 42,4%, năm 2007 là 53,6% và năm 2008 là 66,7%. Điều này cho thấy mặc dù hoạt động tín dụng của ngân hàng không mang lại hiệu quả như mong muốn nhưng khả năng bù đắp từ tài sản đảm bảo của khách hàng là khá cao. Một khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng hoàn toàn có khả năng thu hồi được vốn đã đầu tư thông qua tài sản đảm bảo. Đây là biện pháp cuối cùng để xử lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng và khách hàng đều không hề mong muốn. 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN Bảng 9: Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: 1.000.000đ CHỈ TIÊU NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - Dư nợ 84.943 82.558 76.742 -2.385 -2,8 -5.816 -7,0 - Ds cho vay 50.821 48.247 15.710 -2.574 -5,1 -32.537 -67,4 - Ds thu nợ 39.684 50.628 21.526 10.944 27,6 -29.102 -57,5 - Nợ xấu 50 2.903 37.547 2.853 5.706,0 34.644 1.193,4 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) 4.2.1. Về tình hình dư nợ trung hạn và dài hạn Nhìn chung tình hình dư nợ trung và dài hạn cũng giống như tình hình tổng dư nợ của ngân hàng liên tục giảm sút trong hai năm qua với một tốc độ khá cao, giảm 2,8% vào năm 2007 và 7% năm 2008. Ngoài những nguyên nhân được PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 40 trình bày trong phần phân tích tổng dư nợ thì sự sụt giảm của dư nợ cho vay trung và dài hạn còn do những nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, trên địa bàn Thị xã Vị Thanh trong những năm qua chỉ có sự xuất hiện của một vài dự án quy mô nhỏ, không có một dự án lớn nào và vì vậy nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn không tăng bao nhiêu, trong khi thị phần của ngân hàng ngày một bị thu hẹp thì sự sụt giảm trong dư nợ trung và dài hạn là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân thứ hai là do cơ cấu chuyển dịch nông nghiệp trên địa bàn, trong những năm gần đây nông dân trên địa bàn không còn đầu tư vào cây lâu năm như trước mà chuyển sang canh tác lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày nên nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn cũng giảm theo. Nguyên nhân thứ ba tạo ra sự sụt giảm của dư nợ trung và dài hạn là do trong vòng hai năm nay lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục biến động (được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN) làm cho bản thân ngân hàng chủ động cắt giảm đầu tư cho vay trung và dài hạn vì e ngại xảy ra rủi ro về lãi suất. 4.2.2 Vòng quay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn Bảng 10: Tình hình vòng quay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: vòng/năm CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 - Doanh số thu nợ 39.684 50.628 21.526 - Dư nợ bình quân 82.471 83.720 79.650 - Vòng quay vốn tín dụng 0,48 0,60 0,27 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong ba năm qua chúng ta dễ dàng nhận ra vòng quay này là khá chậm chạp và chậm hơn nhiều so với vòng quay vốn chung của cả hoạt động tín dụng. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì tín dụng trung và dài hạn có thời hạn cho vay dài nên việc quay vòng đồng vốn cần phải có nhiều thời gian và đây chưa hẳn là một tín hiệu bất thường trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 41 Tuy nhiên trong năm 2008 vòng quay này có sự sụt giảm nghiêm trọng và chỉ còn 0,27 vòng/năm. Điều đó đồng nghĩa với việc hơn ba năm nguồn vốn đầu tư cho vay trung và dài hạn của ngân hàng mới được quay vòng một lần. Trong khi đó cho vay trung và dài hạn đa phần là các khoản cho vay trung hạn và các khoản cho vay này phần lớn có thời hạn từ ba năm (36 tháng) trở xuống. Điều này phần nào cho chúng ta biết hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đang gặp phải nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả nhu mong đợi. Nguyên nhân tạo ra hiện tượng này là do trong năm 2008 trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn bình quân chỉ có sự sụt giảm đôi chút về số lượng thì doanh số thu nợ trong năm lại sụt giảm quá nhanh. Sở dĩ có sự sụt giảm quá nhanh của doanh số thu nợ trung và dài hạn là do các dự án đầu tư của khách hàng bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng trong năm trước và đáo hạn trong năm 2008 đều gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả do sự suy thoái chung của cả nền kinh tế. Trái ngược với những gì đã xảy ra trong năm 2008, trong hai năm 2006 và 2007 vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng là khá nhanh và hoạt động tín dụng trung và dài hạn mang lại hiệu quả khá cao cho ngân hàng. Có được điều này là do trong hai năm này nền kinh tế khá ổn định làm cho phần lớn những dự án đầu tư từ nguồn vốn vay ngân hàng đều tỏ ra khá hiệu quả và nhóm khách hàng có những dự án thuộc dạng này đã có đủ nguồn lực tài chính để tranh thủ trả nợ cho ngân hàng mặc dầu các khoản vay này có thể chưa đến hạn. Chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ trong hai năm 2006 và 2007 luôn ở mức cao trực tiếp làm cho vòng quay vốn tín dụng khá nhanh và có sự gia tăng đáng kể trong năm 2007. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 42 4.2.3. Tình hình thu nợ cho vay trung và dài hạn trong ba năm qua Bảng 11: Hệ số thu nợ trung hạn và dài hạn của ngân hàng trong ba năm (2006-2008) Đơn vị tính: % CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 - Doanh số thu nợ 39.684 50.628 21.526 - Doanh số cho vay 50.821 48.247 15.710 - Hệ số thu nợ 78% 105% 137% (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình thu nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong ba năm qua chúng ta dễ dàng nhận ra hệ số thu nợ của ngân hàng không ngừng gia tăng và đạt đến 137% vào năm 2008. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là công tác thu hồi vốn của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả mà trái lại nó còn phần nào cho thấy hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đang gặp khó khăn về đầu ra. Sở dĩ nói như vậy là vì sự gia tăng của hệ số thu nợ có nguyên nhân chính là do sự sụt giảm nhanh chóng của doanh số cho vay trong ba năm qua chứ không phải là do sự gia tăng của doanh số thu nợ. Sự sụt giảm nhanh chóng của doanh số cho vay có nguyên nhân sâu xa từ những biến động bất thường của nền kinh tế. Một khi nền kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng bất lợi làm cho nhiều khách hàng không mạnh dạng vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó là sự sụt giảm của nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận trong ba năm qua ngân hàng đã dành nhiều sự quan tâm đến công tác thu hồi vốn, đặc biệt là vốn đầu tư cho vay trung và dài hạn. Thật vậy, trong năm 2007 khi nền kinh tế khá ổn định, hoạt động của hầu hết khách hàng đều mang lại hiệu quả thì công tác thu hồi vốn trung và dài hạn đã phát huy được hiệu quả khá cao, kết quả là doanh số thu nợ đạt đến 50.682 trđ tăng gần 11.000 trđ so với năm 2006. Đến năm 2008 mặc dầu nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và mất ổn định nhưng ngân hàng vẫn cố gắn thu hồi được đến hơn 21.000 trđ, góp phần hạn chế tình trạng nợ xấu và sự thua lỗ của ngân hàng trong năm này. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 43 4.2.4. Tình hình nợ xấu của tín dụng trung hạn và dài hạn Nhìn chung trong hai năm qua nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Cụ thể, trong năm 2007 nợ xấu trung và dài hạn tăng gần 60 lần so với năm 2006, tăng từ 50 Trđ lên 2.903 Trđ. Tuy nhiên sự gia tăng đó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đến năm 2008 nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng đã là 37.547 Trđ, tăng gần 13 lần so với năm 2007 và hơn 75 lần so với năm 2006. Sở dĩ có sự gia tăng chóng mặt của nhóm nợ xấu này là do hầu hết các khoản đầu tư cho vay vào những dự án có thời hạn trả nợ rơi vào hai năm 2007 và 2008 đều không mang lại hiệu quả do sự biến động của thị trường và sự suy thoái chung của cả nền kinh tế. Có thể dễ dàng đưa ra những dự án thuộc dạng này như dự án nhà máy chế biến nước ép trái cây của công ty TNHH Thái Dương với vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động vì nhiều lý do khác nhau. Một dự án khác cũng rơi vào tình trạng như trên đó là dự án của Xí nghiệp in Báo Hậu Giang với lượng vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng đến khi đi vào hoạt động lại không có một đơn đặt hàng lớn nào và xí nghiệp hiện tại đã ngừng hoạt động. Một nguyên nhân khác làm cho nợ xấu trung và dài hạn gia tăng nhanh chóng là do vào khoảng ba bốn năm trước đây nhiều hộ dân đỗ xô vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng để đầu tư trồng cây ăn quả có muối như cam, quýt, bưởi…không mang lại hiệu quả vì nhiều dịch bệnh, đáng nói nhất chính là bệnh vàng lá gân xanh. Điều đó đã làm hàng loạt chủ vườn hầu như phải chặt bỏ toàn bộ số cây ăn quả này và chuyển sang canh tác những giống cây trồng ngắn ngày như mía, lúa, hoa màu và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại thì có không ít hộ thuộc dạng này chưa trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng, trực tiếp tạo ra sự gia tăng của nợ xấu trung và dài hạn. Và nguyên nhân cuối cùng cũng là nguyên nhân xâu xa nhất tạo ra sự gia tăng của nợ xấu trung và dài hạn chính là năng lực thẩm định của CBTD còn hạn chế, khả năng dự báo tình hình biến động của thị trường trong cấp quản lý đặc biệt là dự báo cho những khoảng thời gian dài chưa thật sự chính xác và không phát huy được hiệu quả trong thời gian qua. Bên cạnh đó việc Ban lãnh đạo nghiêm ngặt hơn trong công tác phân loại nợ cũng tạo ra sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu trung và dài hạn đặc biệt là trong năm 2008. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 44 4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ 4.3.1. Tình hình dư nợ trung hạn và dài hạn phân theo nghành kinh tế Bảng 12: Dư nợ trung hạn và dài hạn phân theo nghành kinh tế ba năm qua Đơn vị tính: 1.000.000đ NGÀNH KINH TẾ NĂM 2007 SO 2006 2008 SO 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Nông nghiệp 434 559 1.408 125 28,8 849 151,9 2. CN&TMDV 73.080 74.818 57.727 1.738 2,4 -17.091 -22,8 3. Ngành khác 11.429 7.181 17.607 -4.248 -37,2 10.426 145,2 Tổng 84.943 82.558 76.742 -2.385 -2,8 -5.816 -7,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2009) Ghi chú: CN&TMDV: Công nghiệp và thương mại dịch vụ 0.5% 0.7% 13.5% 8.7% Năm Năm 2006 2007 86% 90.6% 1.8% Công nghiệp và TMDV 22.9% Năm Nông nghiệp 2008 Ngành khác 75.2% Hình 4: Đồ thị biểu biễn tỷ trọng dư nợ phân theo ngành kinh tế PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng SVTH: Lương Quốc Khanh 45 4.3.1.1. Nông nghiệp Dư nợ cho vay trung và dài hạn vào lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua có sự gia tăng với tốc độ khá cao nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, năm 2007 dư nợ cho vay trung và dài hạn vào lĩnh vực nông nghiệp tăng đến 28,8% so với năm 2006 nhưng chỉ đạt 559 Trđ và chỉ chiếm 0,7% trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Năm 2008 dư nợ cho vay trung và dài hạn vào lĩnh vực này có sự gia tăng nhanh chóng, đạt 1.408 Trđ tăng hơn 2 lần so với năm 2007 nhưng tỷ trọng cũng chỉ đạt 1,8%. Trong năm 2007 trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn để cải tạo vườn giảm 210 Trđ thì cho vay chăm nuôi tăng đến 335 Trđ làm cho tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn vào lĩnh vực nông nghiệp có sự gia tăng như đã trình bày ở trên. Sở dĩ như vậy là vì trong năm 2007 nghề chăm nuôi mang lại hiệu quả khá cao đặc biệt là chăm nuôi súc vật lâu năm như trâu, bò thịt, dê, bò sữa. Trong khi các nhà vườn phải điêu đứng vì dịch bệnh và giá cả bấp bênh của nhiều mặt hàng trái cây đặc biệt là giá khóm. Điều đó đã làm cho nhiều hộ nông dân chuyển từ trồng cây ăn trái sang chăn nuôi với hi vọng tìm kiếm nguồn thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Vì vậy, đa phần hộ nông dân không mặn mà với việc cải tạo vườn mà chuyển sang vay vốn ngân hàng để phục vụ mục đích chăm nuôi. Đến năm 2008 diễn biến của thị trường có chiều hướng ngược lại, giá cả của nhiều sản p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hậu giang.pdf
Tài liệu liên quan