Luận văn Phân tích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. . . 1

1.1. Sụ cần thiết của đề tài nghiên cứu. . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. . . . 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu . . . 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU . . . . 3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . . .3

2.1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN.3

2.1.2 CƠ CHẾ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN . .8

2.1.3 RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN. .14

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 18

2.2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU. . 18

2.2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH . . 18

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

KIÊN GIANG . . . 20

3.1 Quá trình hình thành và phát triển . . 20

3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban . .21

3.2.1 Cơ cấu tổ chức . . . 21

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban . . 21

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm. 22

3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh

NHCT Kiên Giang. . . 24

3.4.1 Thuận lợi . . . 24

3.4.2 Khó khăn. . . 25

3.4.3 Định hướng phát triển. . .25

3.5 Các phương thức cho vay trung và dài hạn đang áp dụng tại chi nhánh

. . . . 26

3.5.1 Phương thức cho vay từng lần . . 26

3.5.2 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư. . 26

3.5.3 Phương thức cho vay đồng tài trợ. . 27

3.6 Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHCT Kiên Giang: . 27

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ

DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN

GIANG. . . . 28

4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN . . .28

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn . . . 29

4.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn . . 32

4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN .36

4.2.1 Doanh số cho vay . . . 36

4.2.2 Doanh số thu nợ . . . 40

4.2.3 Dư nợ. . . .42

4.2.4 Nợ quá hạn. . . 45

4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KIÊN GIANG. .48

4.3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .48

4.3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. . 50

4.3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN THEO NGÀNH KIN TẾ . . .53

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KIÊN

GIANG. . . . 58

5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn .

5.1.1 Kết quả đạt được . . . 58

5.1.2 Những tồn tại . . . 59

5.2 Nguyên nhân của những tồn tại . . 63

5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

tại chi nhánh NHCT Kiên Giang . . .64

5.3.1 Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn. . 64

5.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đánh giá chất lượng tín

dụng . . . . 65

5.3.3 Thực hiện tốt quy chế cho vay . . 66

5.3.4 Cải thiện chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng. . 67

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm

5.3.5 Thực hiện chính sách khách hàng. . 69

5.3.6 Định giá, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố . .69

5.3.7 Đẩy mạnh hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm phân tán rủi ro. .70

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 71

6.1 KẾT LUẬN. . . 71

6.2 KIẾN NGHỊ. . . 72

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương . . 72

6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước . . 73

6.2.3 Đối với Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Kiên Giang. 74

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ NHCT Việt Nam. Cơ cấu vốn được thể hiện qua biểu đồ sau: Bieåu ñoà 01: CÔ CAÁU NGUOÀN VOÁN 54.89 43.46 17.61 45.11 56.54 82.39 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 2004 2005 2006 Naêm % Voán ñieàu hoaø Voán huy ñoäng a/ Vốn huy động Tổng nguồn vốn của NHCT Kiên Giang ngày càng gia tăng và đi vào ổn định. Tuy nhiên tỉ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn vào năm 2004 là 82,39%, năm 2005 nguồn vốn huy động chiếm 56,54% trên tổng nguồn vốn, giảm 25,85% so với năm 2004. Đến năm 2006 tỉ trọng này là 45,11%, giảm 11,43% so với năm trước. Sự sụt giảm này là do trong năm 2006 giá nhiên liệu tăng mạnh đã có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với một số ngành kinh tế thế mạnh của Kiên Giang khai thác thuỷ hải sản, du Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm lịch, xi măng…. Ngoài ra, thị phần nguồn vốn trên địa bàn cũng giảm nhẹ do có nhiều kênh đầu tư, đồng thời một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thực hiện sự chuẩn bị đầu tư đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Từ đó, nguồn vốn của Chi nhánh ảnh hưởng lớn nhất bởi chính sách rút vốn của một số doanh nghiệp, còn nguồn vốn từ dân cư tăng không đáng kể. Một nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá mạnh, nên hệ thống Ngân hàng trên địa bàn gặp phải khó khăn trong huy động vốn tại chỗ từ nền kinh tế và dân cư, vì phần lớn nguồn lực tài chính trong xã hội được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng của các thành phần kinh tế vượt quá khả năng của các Ngân hàng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ dân cư không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều hoà của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm nguồn vốn huy động đã ảnh hưởng đến tình hình tự chủ và chủ động trong việc cho vay của Chi nhánh, đồng thời cũng làm tăng chi phí cho Chi nhánh, bởi vì chi phí đi vay luôn cao hơn chi phí Ngân hàng trả cho tiền gửi của các thành phần kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động mà chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tuy nguồn vốn này không ổn định nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu vốn cho Ngân hàng. b/ Vốn điều hòa Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn điều hòa chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Năm 2004, tỉ trọng của nguồn vốn này là 17,61% chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.Sang năm 2005, tỉ trọng này tăng lên 43,46% tương đương tăng 25,85% so với năm 2004. Năm 2006, tỉ trọng này là 54,89% tăng 11,43% so với năm 2005, do dư nợ cho vay nền kinh tế tăng. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự án đầu tư như dự án lấn biển, công trình đô thị, nhà ở… ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn cho đầu tư là rất lớn. Nhưng nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này hầu như không đủ do nguồn vốn huy động từ nền kinh tế gặp khó khăn, vốn tài trợ từ tổ chức tín dụng nước ngoài lại Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm không có. Vì vậy, Chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng chứ không phải do ngân hàng huy động vốn kém hiệu quả. Mặc dù vậy Ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hạn chế nhận vốn điều hoà đến mức thấp nhất. Tóm lại: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để phù hợp với tình hình nội bộ cũng như thực tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn có tính ổn định không cao, việc tăng giảm còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của một vài doanh nghiệp có vốn tiền gửi lớn. Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm 4.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn Nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng. Vốn huy động của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCTD khác. Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận vốn điều hòa của NHCT Việt Nam khi cần thiết. Tình hình nguồn vốn u273 dược thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình biến động nguồn vốn của Ngân Hàng Công Thương Kiên Giang qua 3 năm 2004, 2005, 2006 ĐVT: tỉ đồng (N guồn: Phòng tín dụng- NHCT Kiên Giang) a/ Vốn huy động * Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh toán cho khách hàng gửi tiền. Do đó, tiền gửi doanh nghiệp có tính ổn định không cao, việc tăng giảm nguồn vốn phụ thuộc vào chính sách đầu tư sử dụng vốn của một số doanh nghiệp có lượng tiền gửi nhiều. Nhiều doanh nghiệp có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới có tính cạnh tranh để chiếm thị phần. Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn huy động 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ Tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 379 82,39 281 56,54 266,4 45,11 -98 -25,9 -14.6 -5,2 - Tiền gửi DN 295 64,1 204 41,0 166,1 28,1 -91 -30,8 -37,9 -18,6 - Tiền gửi dân cư 84 18,3 76,5 15,4 100,3 17,0 -7,5 -8,9 23,8 31,1 -Tiền gửi TCTD 0 0 0,5 0,1 0 0 Vốn điều hòa 81 17,61 216 43,46 324,1 54,89 135 166,7 108,1 50,0 Tổng nguồn vốn 460 100 497 100 590,5 100 37 8,0 93,5 18,8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp gửi tiền. Năm 2004, tiền gửi doanh nghiệp là 295 tỉ đồng chiếm 64% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2005, tiền gửi của doanh nghiệp là 204 tỉ đồng, giảm 91 tỉ, về tỉ lệ giảm 30,8% so với năm 2004. Năm 2006, Tiền gửi doanh nghiệp lại tiếp tục giảm xuống còn 166,1 tỉ đồng, giảm 38 tỉ so với năm 2005 với tỉ lệ giảm là 18,6%. Như vậy, tiền gửi của doanh nghiệp có sự sụt giảm là do tiền gửi phân tán ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau trên địa bàn. Đáng chú ý là có các doanh nghiệp rút vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu như Công ty Xi Măng Hà Tiên II rút 28,5 tỉ đồng, Bưu điện Tỉnh rút 45 tỉ đồng. Hiện nay, tiền gửi doanh nghiệp chiếm khoảng 71% nguồn vốn huy động. Do đó, có thể nói việc giảm tiền gửi doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nguồn vốn huy động. * Tiền gửi dân cư Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưng lượng tiền gửi dân cư vẫn ổn định. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn mà ngân hàng cần khai thác nhiều hơn do tính ổn định của nó. Cụ thể, đến cuối năm 2005, số dư tiền gửi dân cư là 76,5 tỉ đồng, chiếm 15% trong tổng nguồn vốn, giảm 7,5 tỉ so với năm 2004. Tuy nhiên, tỉ lệ giảm của tiền gửi dân cư không đáng kể chỉ giảm 8% so với năm 2004. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư cuối năm 2006 có sự gia tăng đạt 100,3 tỉ đồng, tăng 23,8 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 31% so với năm 2005. Sự gia tăng của tiền gửi dân cư là do hiện nay nền kinh tế đã có sự phát triển tương đối cao, đời sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể. Do vậy, người dân có vốn tích luỹ tạm thời nhàn rỗi, họ có ý thức trong việc giữ đồng tiền của mình sao cho an toàn lại có khả năng sinh lời cho nên họ chọn biện pháp gửi tiền trong Ngân hàng. Tiền gửi dân cư có xu hướng tăng nhưng không đáng kể và không thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn đã bị sụt giảm. Tiền gửi dân cư có tính ổn định khá cao nhưng chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn, đồng thời khó tăng trưởng nhanh. Vì vậy tiền gửi dân cư không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng, giảm của nguồn vốn huy động. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 8 SVTH: Nguyễn Thị Tâm * Tiền gửi của các TCTD khác Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chỉ phát sinh vào năm 2005 với số tiền là 500 triệu. Thực tế tiền gửi của các TCTD khác vào Ngân hàng Công thương Kiên Giang là rất ít và không ổn định. Các TCTD khác chỉ gửi tiền vào khi có nhu cầu giao dịch thanh toán. Nguồn vốn này chỉ chiếm 0,2% tổng vốn huy động vào năm 2005. Tóm lại, nguồn vốn huy động của NHCT Kiên Giang phụ thuộc chủ yếu vào lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế như: Công ty Xi Măng Hà Tiên II, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ban quản lý các dự án, điện lực Kiên Giang… Trong năm 2005 và 2006 các doanh nghiệp này có nhu cầu đầu tư sử dụng vốn làm cho tiền gửi huy động của Chi nhánh giảm mạnh. Năm 2005 nguồn vốn huy động là 291 tỉ giảm 98 tỉ so với năm 2004, trong đó tiền gửi doanh nghiệp giảm 91 tỉ, tiền gửi dân cư giảm 7,5 tỉ , tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng 0,5 tỉ đồng. Năm 2006 tiền gửi doanh nghiệp giảm 37,9 tỉ; tiền gửi dân cư tăng 23,8 tỉ; tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm 0,5 tỉ nên nguồn vốn huy động giảm 14,6 tỉ. NHCT Kiên Giang đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp mời gọi các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào Chi nhánh trong đó chú trọng nâng cao tiền gửi dân cư do tính ổn định của nó. Nhưng tạm thời nguồn vốn tăng từ các khách hàng mới vẫn chỉ đủ bù đắp số tiền gửi của một số doanh nghiệp lớn rút về đầu tư. Do đó, về tổng thể nguồn vốn huy động vẫn chưa có sự tăng trưởng đáng kể. Chi nhánh đã tăng lượng khách hàng giao dịch nhờ các phương thức huy động đa dạng như: phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng… Tuy nhiên lãi suất huy động cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn. Về lĩnh vực này, Chi nhánh không có ưu thế cạnh tranh so với các Tổ chức tín dụng cổ phần. b/ Vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam Năm 2005 nguồn vốn điều hòa là 216 tỉ đồng chiếm 44% tổng nguồn vốn, tăng 135 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 166% so với năm 2004. Sự gia tăng này là do dư nợ cho vay nền kinh tế phát triển và vốn huy động của Chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân nên phải nhận vốn điều hòa. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 9 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Số dư nguồn vốn này đến ngày 31/12/2006 là 324,1 tỉ đồng, tăng 108,1 tỉ đồng so với năm 2005 với tỉ lệ tăng là 50%. Sự gia tăng nguồn vốn điều hòa của NHCT KG không phải do ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà do nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng cao. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải hạn chế nguồn vốn này nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ và giảm lãi suất tín dụng cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tóm lại, nguồn vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm 2005 tổng nguồn vốn Ngân hàng tăng 37 tỉ là do nguồn vốn điều chuyển tăng 135 tỉ còn nguồn vốn huy động giảm 98 tỉ. Tổng nguồn vốn của năm 2006 tăng 93,5 tỉ do tác động của sự gia tăng của nguồn vốn điều hoà là 108,1 tỉ trong khi đó nguồn vốn huy động giảm 14,6 tỉ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 0 SVTH: Nguyễn Thị Tâm 4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN 4.2.1 Doanh số cho vay a/ Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ĐVT : triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 148.181 286.025 297.543 137.84 92,6 11.518 4 - QD 2.218 12.983 501 10.765 485,35 -12.482 -96,14 - NQD 145.963 273.042 297.042 127.079 187,1 24.542 108,98 (Nguồn: Phòng tín dụng – NHCT Kiên Giang) Trong tổng doanh số cho vay cuả Chi nhánh thì cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) lại tăng trưởng cao và chiếm phần lớn tỷ trọng cho vay. Cụ thể: năm 2004 chiếm 98,5% doanh số cho vay, sang năm 2005 là 95.5% và năm 2006 tỉ lệ này là 99,8%. Trong khi đó doanh số cho vay các doanh nghiệp quốc doanh (QD) chỉ chếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể: năm 2004 là 1,5%, năm 2005 là 4,5 % và tỷ lệ này giảm mạnh ở năm 2006 chỉ còn 0,2 %. Nguyên nhân là do Chi nhánh đang rất chú trọng đến chất lượng tín dụng, bởi vì các doanh nghiệp NQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều nên thời hạn vay thường ngắn, ít rủi ro hơn. Còn các QD thì cần vốn lưu động chủ yếu cho đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và các công trình lớn,… nên thường vay với chu kỳ dài hơn, và thường không có tài sản thế chấp làm cho đồng vốn chu chuyển chậm, nhiều rủi ro. Nhìn chung, doanh số cho vay các doanh nghiệp quốc doanh (QD) qua 3 năm không ổn định và có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân việc giảm doanh số cho vay ở các doanh nghiệp QD là do các doanh nghiệp này thường không có tài sản đảm bảo, cộng với việc chi nhánh rất chú trọng đến chất lượng tín dụng nên chỉ cho vay chủ yếu ở các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và việc thực hiện Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm chính sách đổi mới cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chưa phù hợp với một số chính sách cho vay cuả Ngân hàng. Cụ thể năm 2004 Chi nhánh đã cho vay 2.218 triệu đồng (chủ yếu là cho Công Ty CBTPXK_KG vay với dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nước dứa cô đặc với số vốn đầu tư là 54.938 triệu đồng chiếm 13,29% dư nợ của chi nhánh. Năm 2005 thì mức cho vay đã tăng lên 12.983 triệu đồng tức tăng 10.765 triệu đồng hay tăng 485,35%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang quan hệ tín dụng với chi nhánh đều hoạt động ổn định, có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng. Chỉ có duy nhất Công ty Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Kiên Giang là gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ gốc và lãi do dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước dứa cô đặc chưa phát huy được hiệu quả, vì nguồn nguyên liệu thiếu và không ổn định. Trong năm 2005 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CBTPXK-KG có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn hạn chế, việc sản xuất kinh doanh còn mang tính chất thời vụ. Năm 2006 số tiền cho vay giảm mạnh còn 501 triệu đồng, tức giảm 12.482 trđ hay giảm 96,14% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 chỉ tăng dư nợ ở các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả. Hạn chế cấp tín dụng và thực hiện biện pháp quản lý, kiểm soát nợ chặt chẽ đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình thực hiện đổi mới, sắp xếp lại. Mặc dù, theo qui định cuả NHNN thì các doanh nghiệp QD và các doanh nghiệp NQD đều có quyền hạn như nhau hay được hưởng chính sách ưu đãi công bằng nhưng nhìn chung doanh số cho vay của các doanh nghiệp NQD luôn ở mức cao. Cụ thể năm 2004 cho vay 145.963 triệu đồng đã tăng lên 273.042 triệu đồng ở năm 2005 tức tăng 127.079 triệu đồng tương đương 187,1% so với năm 2004 và chiếm 72,87% trong tổng dư nợ. Năm 2006 khoản mục này lại tiếp tục tăng 297.042 triệu đồng tức tăng 24.524 triệu đồng, hay tăng 108,98% so với năm 2005. Nguyên nhân là do đặc điểm kinh tế tại địa phương nên chi nhánh chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt, chế biến hải sản, đổi mới trang thiết bị. Đây là ngành mũi nhọn phát triển mạnh của tỉnh nhà và hoạt động có hiệu quả nên chiếm tỷ trọng rất lớn cuả khối NQD. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 2 SVTH: Nguyễn Thị Tâm b/ Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ĐVT : triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 148.181 286.025 297.543 137.84 92,6 11.518 4 N-L-N 72.013 164.768 136.024 92.755 128,8 -28.744 -17,45 CN-XD 17.558 35.026 18.288 17.168 99,49 -16.738 -47,79 TM-DV 20.655 28.556 26.697 7.901 38,25 -1.859 -6,51 CB CNV 4.605 1.144 1.979 -3.461 -75,16 835 72,99 Các ngành khác 33.350 56.531 114.555 23.181 69,5 58.024 102,64 (Nguồn: Phòng tín dụng – NHCT Kiên Giang) * Ngành nông – lâm - ngư nghiệp Doanh số cho vay theo ngành kinh tế đối với tín dụng trung và dài hạn qua các năm đều không ngừng tăng lên. Trong đó, cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, còn nếu xét theo ngành kinh tế thì cho vay đối với ngành Nông lâm – ngư nghiệp '6Cà chủ yếu vì đây là ngành chủ lực và có nhiều tiềm năng nhất của tỉnh, vì vậy nhu cầu về vốn rất lớn chiếm khoảng 40% S dư nợ của Chi Nhánh. Cụ thể, năm 2004 là 72.013 triệu đồng đã tăng lên 164.768 triệu đồng ở năm 2005 tức tăng 92.755 triệu đồng với tỷ trọng tăng là 128,8%, là do nhu cầu đóng mới nâng cấp tàu thuyền. Sang năm 2006 giảm bớt còn 136.024 triệu đồng hay giảm 28.744 triệu đồng với tỷ trọng giảm là 17,45% so với năm 2005. Mặt khác, Chi nhánh đã mở rộng qui mô hoạt động tín dụng đến các vùng sâu vùng xa của tỉnh, đơn giản hóa các thủ tục cho vay và có chính sách linh hoạt về lãi suất nhằm tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất hàng hóa nông lậm ngư nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến … tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm * Ngành công nghiệp – xây dựng Nhìn chung doanh số cho vay ở ngành công nghiệp – xây dựng không ổn định. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay là 17.558 triệu đồng đã tăng lên 35.026 triệu đồng hay tăng 17.468 triệu đồng với tỷ trọng tăng l 99,49 %. Việc tăng doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp xây dựng là do hiện nay tỉnh đang xây dựng và phát triển dự án lấn biển, việc xây dựng và sửa chữa các công trình đô thị hóa nhà ở…. Nên nhu cầu về vốn rất lớn, dư nợ tăng chủ yếu là ở vốn vay lưu động của công ty tư vấn thiết kế xây dựng. Năm 2006 giảm bớt còn 18.288 triệu đồng với tỷ trọng giảm là 47,79%. Nguyên nhân giảm là do việc thực hiện các chỉ tiêu do Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao về việc giảm cho vay không có tài sản đảm bảo và một số vướng mắc về luật đất đai. * Ngành thương mại - dịch vụ Nhìn chung doanh số cho vay đối với ngành này tăng ở năm 2005 và có xu hướng giảm ở năm 2006. Cụ thể năm 2004 là 20.655 triệu đồng đã tăng lên là 28.556 triệu đồng ở năm 2005 hay đã tăng 7.901 triệu đồng với tỷ trọng tăng là 38,52% so với năm 2004. Nguyên nhân là do cho vay thương mại và dịch vụ đã mở ra một loại hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cụ thể là việc cho vay mua lại gạo xuất khẩu tạm trữ. Sang năm 2006 thì khoản mục này đã giảm xuống còn 26.697 triệu đồng với tỷ lệ giảm không đáng kể khoảng 6,51%. * Cán bộ công nhân viên Đối với cán bộ công nhân viên ta thấy quy mô của món vay nhỏ vì nhu cầu vay của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quy trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này. Cụ thể, doanh số cho vay đối với cán bộ công nhân viên năm 2004 là 4.605 triệu đồng giảm xuống còn 1.144 triệu đồng ở năm 2005, đã giảm 3.461 triệu đồng với tỷ trọng giảm là 75,16% so với năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay tăng lên 1.979 triệu đồng, đã tăng là 835 triệu đồng, tỷ trọng tăng là 72,99% so với 2005 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm 4.2.2 Doanh số thu nợ a/ Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ĐVT : triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DS thu nợ 74.608 229.325 217.867 154.717 207,4 -11.458 -5 - QD 3.128 11.983 6.501 8.855 283,09 -5.482 -45,75 - NQD 71.480 217.342 211.366 145.862 204,06 -5.976 -2,75 (Nguồn: Phòng tín dụng – NHCT Kiên Giang) Doanh số thu nợ của các doanh nghiệp QD qua các năm chưa được ổn định, doanh số thu nợ năm 2005 tăng mạnh trong khi đó lại giảm ở năm 2006. Cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ là 3.128 trđ đã tăng lên 11.983 trđ ở năm 2005, tức đã tăng 8.855 trđ vơí tỷ trọng tăng là 283,09% so với năm 2004. Mặc dù, doanh số thu nợ ở các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng sự gia tăng doanh số thu nợ ở các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn tại chi nhánh. Năm 2006 doanh số thu nợ giảm so với năm 2005 chỉ còn 6.501 trđ, đã giảm 5.482 trđ với tỷ trọng giảm là 45,75%, nguyên nhân doanh số thu nợ giảm là do trong năm 2006 Chi nhánh đã giảm doanh số cho vay ở các doanh nghiệp QD. Do đó dư nợ trong năm đã giảm so với các năm trước. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và sự an toàn cuả nguồn vốn tín dụng. Trong tổng doanh số thu nợ cuả Chi nhánh thì khối NQD chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ là 71.480trđ tăng lên 217.342 trđ năm 2005, tức đã tăng 145.86 trđ với tỷ trọng tăng là 204,06% so với năm 2004. Nguyên nhân của việc tăng doanh số thu nợ ở năm 2005 là do chi nhánh đã rất coi trọng việc thực hiện tốt công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Cơ cấu dư nợ đã được thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, cho vay đối với DNNN. Đẩy mạnh cho vay các Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm doanh nghiệp NQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế tại địa phương và đồng thời cũng nhằm mục đích phân tán rủi ro, năm 2006 số tiền thu được ở các doanh nghiêp NQD là 211.366 trđ đã giảm 5.976 trđ tức giảm 2,75% so với năm 2005. b/ Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Bảng 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ĐVT : triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch % Chênh lệch % DS thu nợ 74.608 229.325 217.867 154.717 207,4 -11.458 -5 N-L-N 18.815 108.468 128.574 89.653 476,49 20.106 18,54 CN-XD 6.771 35.326 17.268 28.555 421,73 -18.058 -51,12 TM-DV 11.216 28.066 20.117 16.850 150,23 -7.949 -28,32 Cán bộ CNV 4.473 944 3.459 -3.529 -78,89 2.515 266,4 Các ngành khác 1.004 56.521 48.449 55.517 55,3 -8.072 -14,3 (Nguồn: Phòng tín dụng – NHCT Kiên Giang) * Ngành nông – lâm - ngư nghiệp Căn cứ vào bảng trên ta thấy doanh số thu nợ của nông nghiệp chuyển biến tích cực và khá tốt. Năm 2005 doanh số thu nợ là 108.468 trđ đã tăng 89.653 trđ so với năm 2004 với tỷ trọng tăng là 476,49%. Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 128.574 triệu đồng đã tăng 20.106 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ trọng tăng là 18,54%. Để đạt được kết quả đó nông nghiệp đã tạo điều kiện bằng cách hỗ trợ vốn cho khách hàng phát triển, ngược lại khách hàng đã tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng bằng cách sử dụng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ trả nợ của mình. Kết quả đó cũng thể hiện sự đầu tư đúng chỗ và sự cố gắng của từng cán bộ tín dụng . * Ngành công nghiệp – xây dựng Doanh số thu nợ của ngành này năm 2004 là 6.771 triệu đồng đã tăng lên 35.326 triệu đồng ở năm 2005 tức tăng 28.555 triệu đồng, với tỷ trọng tăng là 421,73% . Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Năm 2006 doanh số thu nợ đã giảm xuống còn 17.268 triệu đồng, đã giảm 18.058 triệu đồng so với năm 2005, tỷ trọng giảm là 51,12%. Nguyên nhân việc giảm doanh số thu nợ ở ngành này là do hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp không hiệu quả: công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang với dự án nhà máy chế biến nước dứa cô đặc hiện nay chỉ mang tính chất cầm chừng để duy trì hoạt động. * Ngành thương mại - dịch vụ Đây là ngành có doanh số thu nợ cao trong tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn. Năm 2004 là 11.216 triệu đồng đã tăng lên 28.066 triệu đồng năm 2005 tức tăng 16.850 triệu đồng với tỷ trọng tăng là 150,23%. Sang năm 2006 giảm còn 20.117 triệu đồng tức giảm 7.949 triệu đồng tỷ trọng giảm là 28,32% so với năm 2005. * Cán bộ công nhân viên Nhìn chung doanh số thu nợ biến động không ổn định. Năm 2004 doanh số thu nợ là 4.473 triệu đồng đã giảm còn 944 triệu đồng năm 2005, với tỷ trọng giảm là 78,89% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số thu nợ lại tăng 3.459 triệu đồng, đã tăng 2.515 triệu đồng với tỷ trọng tăng là 266,4% so với 2005. Như '76ậy trong năm khách hàng đã trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh hay Chi nhánh đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. 4.2.3 Dư nợ a/ Dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT : triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Dư nợ 219.300 276.000 356.200 56.700 37,43 80.200 30,02 - QD 64.000 65.000 59.000 1.000 1,56 -6.000 -9,23 - NQD 155.300 211.000 297.200 55.700 35,87 86.200 40,25 (Nguồn: Phòng tín dụng – NHCT Kiên Giang) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50029 .doc
Tài liệu liên quan