Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU . 1

1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu. 1

1.1.1. Sựcần thiết của đềtài. 1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn . 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

1.2.1. Mục tiêu chung . 3

1.1.2. Mục tiêu cụthể . 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu. 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu . 4

1.4.1. Không gian . 4

1.4.2. Thời gian . 4

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. 4

1.5. Lược khảo tài liệu tham khảo. 4

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU . 5

2.1. Phương pháp luận . 5

2.1.1. Một sốvấn đềvềtín dụng . 5

2.1.1.1. Khái niệm tín dụng . 5

2.1.1.2. Chức năng của tín dụng . 5

2.1.1.3. Vai trò của tín dụng. 6

2.1.1.4. Phân loại tín dụng. 6

2.1.1.5. Nguyên tắc cho vay . 7

2.1.2. Một sốvấn đềvềrủi ro tín dụng. 7

2.1.2.1. Rủi ro tín dụng. 7

2.1.2.2. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra . 7

2.1.3. Tín dụng trung và dài hạn. 8

2.1.3.1. Khái niệm . 8

2.1.3.2. Các hình thức cho vay trung và dài hạn . 8

2.1.4. Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng. 9

2.1.4.1. Tổng dưnợtrên vốn huy động . 9

2.1.4.2. Dưnợtrên tổng nguồn vốn. 9

2.1.4.3. Hệsốthu nợ. 9

2.1.4.4. Nợquá hạn trên tổng dưnợ . 9

2.1.4.5. Vòng quay vốn tín dụng . 10

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 10

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu . 10

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu. 10

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔPHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN . 12

3.1. Giới thiệu tổng quan vềNgân hàng thương mại cổphần Sài Gòn

Thương Tín . 12

3.2. Giới thiệu vềNgân hàng thương mại cổphần Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Cần Thơ . 13

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển . 13

3.2.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh. 14

3.2.3. Cơcấu tổchức . 15

3.2.4. Phân đoạn thịtrường mục tiêu. 17

3.2.5. Các sản phẩm dịch vụcủa chi nhánh. 18

3.3. Kết quảhoạt động kinh doanh . 20

3.3.1. Thu nhập. 21

3.3.2. Chi phí . 22

3.3.3. Lợi nhuận. 22

3.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn Thương Tín . 23

Chương 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN SÀI GÒN HƯƠNG TÍN –

CHI NHÁNH CẦN THƠ . 24

4.1. Phân tích cơcấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn . 24

4.1.1. Cơcấu nguồn vốn. 24

4.1.1.1 Vốn huy động . 24

4.1.1.2 Vốn điều chuyển. 25

4.1.2. Tình hình huy động vốn . 27

4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm . 27

4.1.2.2 Tiền gửi của các tổchức kinh tế . 28

4.1.2.3 Tiền gửi của các tổchức tín dụng khác . 29

4.2. Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn. 30

4.2.1. Doanh sốcho vay . 30

4.2.1.1. Doanh sốcho vay theo mục đích sửdụng vốn . 30

4.2.1.2. Doanh sốcho vay theo thành phần kinh tế . 33

4.2.2. Tình hình thu nợ . 37

4.2.2.1. Doanh sốthu nợtheo mục đích sửdụng vốn . 37

4.2.2.2. Doanh sốthu nợtheo thành phần kinh tế . 40

4.2.3. Dưnợtrung và dài hạn . 44

4.2.3.1. Dưnợtheo mục đích sửdụng vốn. 44

4.2.3.2. Dưnợtheo đối tượng sửdụng. 46

4.2.4. Nợxấu trung và dài hạn . 50

4.2.4.1. Nợxấu theo mục đích sửdụng vốn . 50

4.2.4.2. Nợxấu theo đối tượng sửdụng . 53

4.3. Đánh giá tình hình tín dụng của Sacombank qua các chỉtiêu. 56

4.3.1. Dưnợ/ tổng nguồn vốn. 56

4.3.2. Dưnợ/ Vốn huy động . 57

4.3.3. Hệsốthu nợ. 57

4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng . 58

4.3.5. Hệsốrủi ro tín dụng. 58

Chương 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN

HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN SÀI GÒN THƯƠNG

TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ . 59

5.1. Tồn tại và nguyên nhân. 59

5.2. Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank Cần

Thơ . 60

5.2.1 Mởrộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh. 60

5.2.2. Tăng cường hoạt động huy động vốn . 61

5.2.3. Chú trọng đến các sản phẩm, dịch vụcá nhân, đem lợi ích đến khách

hàng . 61

5.2.4. Nâng cao hiệu quảcơcấu tổchức cán bộnhân viên . 62

5.2.5 Quan tâm nhiều hơn đến tín dụng nông nghiệp. 62

5.2.6. Phát huy các điểm mạnh mà Ngân hàng đã đạt được . 62

Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 64

6.1. Kết luận . 64

6.1.1. Những khó khăn còn tồn tại . 64

6.1.2. Những mặt tích cực mà Ngân hàng đã đạt được. 64

6.2. Kiến nghị . 65

6.2.1. Đối với cơquan nhà nước . 65

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước . 65

6.2.3. Đối với Ngân hàng Hội sở . 66

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc chi phí tăng cao đã làm tốc độ tăng lợi nhuận chỉ còn 6,82%, đạt 16.292 tỷ đồng. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 24- SVTH: Lê Hữu Trị Từ tình hình trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn tăng đều qua các năm và ổn định với mức tăng trưởng bình quân trên khá cao. Sacombank Cần Thơ có lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đang phát triển, cùng với uy tín và nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh liên tục được nâng cao, xứng đáng là chi nhánh trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 3.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn: Năm 2009, chi nhánh Cần Thơ cố gắng tăng huy động VND đạt 617,9 tỷ, huy động USD 1,69 triệu USD, huy động vàng 2.700 lượng. Dư nợ cho vay dự kiến đạt 901 tỷ đồng, 6,338 USD và 170 lượng vàng. Dự kiến tốc độ tăng trưởng dư nợ quy ra VND tăng hơn 100% so với năm 2008. Kế hoạch thu dịch vụ năm 2009 là 3, 941 tỷ, tăng 31% so với năm 2008. Kế hoạch kinh doanh tín dụng: Kế hoạch tổng thu nhập đạt 40,70 tỷ đồng, chi phí 14,6 tỷ, lợi nhuận trước DPRR là 26,04 tỷ, tăng 4,8% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 24,07 tỷ. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 25- SVTH: Lê Hữu Trị Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ ĐVT : Triệu đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiển TT (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 312.501 44,28 431.469 49,53 499.275 48,05 118.968 38,06 67.806 15,71 Vốn điều chuyển 393.238 55,72 439.605 50,47 539.895 51,95 46.367 11,79 100.290 22,81 Tổng nguồn vốn 705.739 100,00 871.074 100,00 1039.170 100,00 165.335 23,42 168.096 19,29 (Nguồn: Phòng kế toán và quỹ) Nhìn chung vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2007 đạt 871.074 triệu đồng, tăng 23,43% so với năm 2006, sang năm 2008 đạt 1.039.170 triệu đồng, tăng 19,30% so với năm 2007. Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ hai nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển, việc tăng lên hay giảm xuống của tổng nguồn vốn là do tác động của hai nguồn này. 4.1.1.1 Vốn huy động Tình hình huy động vốn của chi nhánh có nhiều biến động do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước. Cụ thể, vốn huy động năm 2007 đạt 431.469 triệu đồng, tăng 38,07% so với năm 2006. Sở dĩ năm 2007 tăng nhanh là do Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 26- SVTH: Lê Hữu Trị nền kinh tế nước ta phát triển nhanh trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động có lãi, đời sống người dân có những bước tiến triển, văn minh hơn, họ sử dụng các dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cũng như cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng càng nhiều để kiếm lợi nhuận và tránh rủi ro khi giữ tiền mặt, chính vì vậy, đã đẩy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhanh trong năm 2007. Sang năm 2008 nguồn vốn này đạt 499.275 triệu đồng, cao hơn 67.806 triệu đồng so với năm 2007, tuy nguồn vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng chỉ còn 15,72%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 thị trường tiền tệ có nhiều biến động, lãi suất không ổn định, bên cạnh đó giá vàng lại có xu hướng tăng có lúc lên đến 19,17 triệu đồng/lượng, điều này khiến nhiều người không dám gửi tiền vào Ngân hàng mà chuyển sang đầu tư vàng… trong giai đoạn khó khăn này, Ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp thu hút nguồn vốn như: Tiết kiệm Bảo An – tích lũy định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi tuần năng động, chứng chỉ huy động bằng vàng, tiết kiệm nhà ở,… Nhờ những biện pháp này mà nguồn vốn huy động năm 2008 vẫn tăng tuy chỉ với mức thấp. 4.1.1.2 Vốn điều chuyển Ngoài nguồn vốn huy động được từ dân cư thì Ngân hàng còn có thêm nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Trong trường hợp chi nhánh không huy động đủ nguồn vốn hoạt động thì sẽ nhận nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở với lãi suất cao. Năm 2007 vốn điều chuyển đạt 439.605 triệu đồng, tăng 46.367 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 11.79%. Năm 2008 đạt 539.895 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2007. Mặc dù, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng nhưng vẫn không bù đắp những khoản cho vay của Ngân hàng, Ngân hàng vẫn phải vay từ Hội sở, khoản vay này chịu một chi phí cao . Qua kết quả phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy, Ngân hàng vẫn hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn điều chuyển hay nói cách khác, Ngân hàng huy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 27- SVTH: Lê Hữu Trị động được vốn ít, tỷ trọng của vốn điều chuyển luôn cao hơn vốn huy động, nhưng tình hình có cải thiện qua các năm nhờ sự cố gắng trong huy động vốn của Ngân hàng. Do nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhanh ở năm 2007 nên tỷ trọng từng khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể. Năm 2006 tỷ trọng của nguồn vốn huy động là 44,28%, vốn điều chuyển là 55,72%, nhưng đến năm 2007 tỷ trọng vốn huy động đã tăng lên, chiếm tỷ trọng 49,53%, vốn điều chuyển chỉ còn chiếm 50,47%. Ngân hàng đã có các chính sách cơ cấu nguồn vốn hợp lý, huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nên khoản vay từ Hội sở có tăng nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Như vậy, năm 2007 tình hình huy động vốn của Ngân hàng khá tốt, Ngân hàng có thể giảm bớt chi phí cho nguồn vốn vay. Năm 2008, nguồn vốn huy động có tỷ trọng giảm so với năm 2007 nhưng không đáng kể, chiếm 48,05% trong tổng nguồn vốn, vốn điều chuyển chiếm 51,95%. Nguyên nhân của sự giảm đi là do năm 2008 Ngân hàng huy động có tăng nhưng không đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của mình nên Ngân hàng phải vay từ Hội sở nhiều. Nguồn vốn vay này chịu chi phí cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng khá hợp lý vì nguồn vốn điều chuyển không cao hơn vốn huy động nhiều, Ngân hàng vẫn có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, đem lại lợi nhuận cao Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 28- SVTH: Lê Hữu Trị 4.1.2. Tình hình huy động vốn Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Tình hình huy động vốn 2006 2007 2008 ST % ST % 2. Tiền gửi tiết kiệm 160.032 209.507 207.089 49.475 30,91 -2.418 -1,16 - Không kỳ hạn 4.250 11.418 7.253 7.168 168,65 -4.165 -57,42 - Có kỳ hạn 155.782 198.089 119.836 42.307 27,15 -78.253 -65,30 1. Tiền gửi của các TCKT 134.469 193.819 250.973 59.350 44,13 57.154 22,77 - Không kỳ hạn 125.969 179.082 223.286 53.113 42,16 44.204 19,79 - Có kỳ hạn 8.500 14.737 27.687 6.237 73,37 12.950 46,77 3. Tiền gửi của các TCTD 18.000 28.143 41.213 10.143 56,35 13.070 31,71 Tổng vốn huy động 312.501 431.469 499.275 118.968 38,06 67.806 13,58 (Nguồn: Phòng kế toán và quỹ) 4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Mục đích của loại tiết kiệm này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Tiền gửi tiết kiệm tăng hay giảm là do hai nguồn này. a. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Trong tiền gửi tiết kiệm thì tiết kiệm có kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn, chiếm trên 90%. Sở dĩ khoản tiền tiết kiệm này chiếm tỷ trọng cao là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nên người dân chọn gửi tiền có kỳ hạn để kiếm được mức lợi nhuận cao hơn. Năm 2007, loại tiền tiết kiệm có kỳ hạn đạt 198.089 triệu đồng, tăng 27,16% so với năm 2006. Nguyên nhân của tình hình trên là do trong năm 2007 các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, chủ các doanh nghiệp chủ động tích luỹ tiền mặt do đó Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 29- SVTH: Lê Hữu Trị nguồn tiền gửi tiếtt kiệm có kỳ hạn tăng lên. Bước sang năm 2008, việc huy động vốn gặp một số khó khăn như đã phân tích ở phần vốn huy động, tuy nhiên bằng nổ lực của Ngân hàng trong việc tạo ra các sản phẩm mới nên nguồn tiền gứi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn tăng đạt 199.836 triệu đồng, tuy tốc độ tăng thấp chỉ còn 0,88%. b. Tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết không kỳ hạn chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Năm 2006, khoản tiết kiệm này là 4.250 triệu đồng. Bước sang năm 2007, người dân Cần Thơ đón chào sự kiện năm du lịch quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Cần Thơ đầu năm 2008, do bước chuẩn bị này mà nguồn tiền gửi không kì hạn tăng lên đạt 11.418 triệu đồng tăng 168,66%. Đến năm 2008, do nguồn vốn ngân hàng thu được ngày càng khan hiếm, Ngân hàng có nhiều chính sách thu hút nguồn tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng có xu hướng chuyển sang tiết kiệm có kỳ hạn, điều này làm tiết kiệm không kỳ hạn giảm chỉ còn 7.253 triệu đồng. 4.1.2.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là dùng làm tài khoản thanh toán khi giao dịch, do đó, loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn, Ngân hàng nào càng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao càng có lợi thế về chi phí vốn. Xét về tổng thể thì loại tiền gửi này đều tăng qua các năm, đặc biệt là ở năm 2007 đạt 193.819 triệu đồng, tăng 44,14% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện nhiều chính sách marketing, quảng bá, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, tăng lãi suất huy động, mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng lên đáng kể. Đến năm 2008, mặc dù các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp không thực hiện thanh toán và gửi tiền vào Ngân hàng nhiều như năm 2007 nhưng loại tiền gửi này cũng vẫn tăng lên đạt Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 30- SVTH: Lê Hữu Trị 193.819 triệu đồng, tăng 6,79% so với năm 2007, đây là điều rất đáng mừng, nó cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng hơn vào uy tín cũng như khả năng phục vụ của Ngân hàng, Ngân hàng cần tận dụng tốt điều này như một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. 4.1.2.3 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác khác Các tổ chức tín dụng khác gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán liên Ngân hàng giữa các Ngân hàng với nhau, hay Ngân hàng có thể huy động vốn dưới hình thức vay vốn của các tổ chức tín dụng khác ở thị trường tiền tệ liên Ngân hàng. Chi phí trả vốn vay ở thị trường liên Ngân hàng trong nước lớn hơn chi phí trả cho vốn huy động trực tiếp từ nền kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng chỉ có nhu cầu vay các tổ chức tín dụng khác khi phải đối phó với những rủi ro về thanh khoản và rất hạn chế việc thu hút vốn dưới dạng đi vay này. Do đó, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 đạt 28.143 triệu đồng, tăng 56,35% so với năm 2006, sự tăng nhanh này là do năm 2007 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng mạnh, Ngân hàng không đủ khả năng thanh khoản, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng, mặt khác do các khoản thanh toán liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác nhiều nên họ cần gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ của mình. Đến năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, khả năng thanh khoản của các Ngân hàng càng bị giảm sút, với sức ép trên, các Ngân hàng đã tìm đến giải pháp liên kết với nhau, tăng khoản tiền gửi của mình ở các Ngân hàng khác. Điều này làm nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại Sacombank tăng cao đạt 41.213 triệu đồng với tốc độ tăng lên đến 31,71%. Qua kết quả phân tích cho thấy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng, kết quả trên có được là nhờ sự lãnh đạo của các nhà quản trị Ngân hàng, uy tín, kinh nghiệm, sự nỗ lực của cán bộ nhân viên đã cố gắng cải thiện tình Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 31- SVTH: Lê Hữu Trị hình huy động vốn của mình, giảm thiểu tối đa chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác, với lợi thế về TP. Cần Thơ đã là thành phố trực thuộc trung ương, sự phát triển về kinh tế của thành phố biểu hiện rõ rệt qua việc xây dựng nhiều khu thương mại, khu công nghiệp, môi trường đầu tư dần được cải thiện, mức sống của người dân ngày càng cao, cán bộ công nhân viên chức được tăng lương,… Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều tiền nhàn rỗi từ dân cư, chính sự kết hợp giữa nguồn nội lực và hoàn cảnh thực tế đã tạo nên sự chuyển biến ngày càng khả quan đối với công tác huy động vốn của Ngân hàng. 4.2. Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn 4.2.1. Doanh số cho vay 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Sản xuất kinh doanh 132.235 149.774 151.634 17.539 13,26 1.860 1,24 Tiêu dùng 68.460 74.576 88.890 6.116 8,93 14.314 19,19 Nông nghiệp 36.030 31.213 27.618 -4.817 -13,36 -3.595 -11,51 Tổng 236.725 255.563 268.142 18.838 7,95 12.579 4,92 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 32- SVTH: Lê Hữu Trị (Nguồn: Phòng kế toán và quỹ) Hình 1: Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn a. Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh Nhìn chung doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 132.235 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 149.774 triệu đồng với tốc độ tăng 13,26%, nguyên nhân là do trong những năm qua, kinh tế Cần Thơ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, các doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều làm cho nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh ngày càng cao, đặc biệt vào cuối năm 2006 Việt Nam trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp càng tăng thêm do thị trường tương lai sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài với trình độ quản lý cao và công nghệ tiên tiến, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam càng phải nâng cao bản thân nhiều hơn, điều này làm cho nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể. Bước sang năm 2008, doanh số cho vay có tăng nhưng không đáng kể, đạt 151.634 triệu đồng với tốc độ tăng chỉ đạt 1,24%. Nguyên nhân của tình hình trên là do đầu năm 2008 Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi 132.235 149.774 151.634 68.460 74.576 88.890 36.030 31.213 27.618 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đ ồ n g Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 33- SVTH: Lê Hữu Trị suất cơ bản tăng cao làm giảm khả năng cho vay của Ngân hàng, mặc dù đến cuối năm lãi suất cơ bản có giảm xuống kéo theo lãi suất cho vay giảm, bên cạnh đó Ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với một số đối tượng (thu mua lương thực, xuất khẩu) thấp hơn mức lãi suất cho vay phổ biến từ 1-1,5%/năm nhưng các doanh nhiệp vẫn rất thận trọng khi vay vốn Ngân hàng, còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ muốn vay vốn, nhưng phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng khiến NH phải mất công thẩm định, vốn tự có thường thấp hơn so với quy định (30%), phương án trả nợ thiếu rõ ràng, minh bạch,…tài sản thế chấp thường có giá trị thấp, tính thanh khoản không cao, nên số tiền được vay không lớn, nên hồ sơ vay vốn không làm cẩn thận, ngại thuê tư vẫn làm hồ sơ. Về phía Ngân hàng, trước những biến động trên thị trường tiền tệ, họ cũng rất thận trọng hơn trong các quyết định cho vay của mình, mặt khác thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, Ngân hàng còn chịu sức ép của cổ đông, phải ưu tiên cho mục tiêu an toàn hơn trước khi tính toán đến lợi nhuận. Từ những ảnh hưởng trên, mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng cùng với những chính sách hỗ trợ cho vay nhưng doanh số cho vay năm 2008 cũng chỉ tăng nhẹ. b. Doanh số cho vay tiêu dùng Tiêu dùng là nhu cầu không thể thiếu đối với người dân. Ngày nay, việc vay tiền xây nhà, trang trí nội thất, mua xe,… là điều thường xuyên, chính vì vậy mà doanh số cho vay tiêu dùng luôn tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 68.460 triệu đồng, đến năm 2007, doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên đạt 74.576 triệu đồng, tăng 8,93% so với năm 2006. Tình hình khả quan trên có được là do ngân hàng ngày càng có nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn như cho vay chuyển nhượng, xây dựng sửa chữa bất động sản, cho vay mua xe ôtô, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay đầu tư vàng,… trong năm 2007 đời sống của người dân ổn định, họ quan tâm nhiều hơn và nhận ra các tiện ích của các dich vụ này, người dân tiêu dùng nhiều hơn làm doanh số cho vay tăng. Sang năm 2008 tỷ trọng tín dụng tiêu dùng tiếp tục Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 34- SVTH: Lê Hữu Trị tăng đạt 88.980 triệu đồng với tốc độ tăng 19,19%. Nguyên nhân của tình hình trên là do đầu năm 2008 Cần Thơ lần đầu tiên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, nhiều lễ hội, hội chợ được tổ chức, hàng hoá phong phú, nhu cầu tiêu dùng của người dân càng tăng cao làm doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh so với năm 2007. Việc tăng liên tục về tốc độ của doanh số cho vay cho thấy đây là một lĩnh vực tín dụng hấp dẫn và ổn định, có tiềm năng mở rộng do đó Ngân hàng cần có chiến lược phát triển lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả cho hoạt động tín dụng. c. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Trong các mục đích vay vốn thì Ngân hàng cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay trong việc trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do chi nhánh, phòng giao dịch đặt tại thành phố là chủ yếu nên lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Năm 2006, doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp chỉ có 36.030 triệu đồng, chiếm 15,23% doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Đến năm 2007 doanh số cho vay là 31.213 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,21%, sang năm 2008 doanh số tiếp tục giảm chỉ còn 27.619 triệu đồng và chỉ chiếm tỷ trọng 10,30%. Nguyên nhân của tình hình trên là do thành phố Cần Thơ đang chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp, cùng với đặc thù của nghành nông nghiệp là chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, giá cả biến động rất thất thường, có lúc người nông dân không lấy được vốn…Đây là lĩnh vực tiêu dùng chứa đựng rất nhiều rủi ro, theo đó là sự cạnh tranh mạnh của các Ngân hàng Nông nghiệp, chính vì thế mà doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp của Sacombank có xu hướng giảm trong thời gian qua. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 35- SVTH: Lê Hữu Trị 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KiNH TẾ Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp quốc doanh 6.392 4.411 2.896 -1.981 -30,99 1.515 -34,35 Doanh nghiệp tư nhân 21.021 27.978 31.721 6.957 33,10 3.743 13,99 Cá thể 209.312 223.174 233.525 13.826 6,62 10.351 4,64 Tổng 236.725 255.563 268.142 18.838 7,95 12.579 4,92 (Nguồn: Phòng kế toán và quỹ) Hình 2: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 4.411 2.8966.392 21.021 27.978 31.721 209.312 223.174 233.525 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đ ồ n g Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp tư nhân Cá thể Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 36- SVTH: Lê Hữu Trị a. Doanh nghiệp nhà nước Định hướng phát triển của Sacombank trong thời gian tới là hướng đến mô hình tập đoàn ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, các chi nhánh không ngừng nâng cao hoạt động phục vụ cho các khách hàng cá nhân là chủ yếu. Chính vì lẽ đó mà doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước của chi nhánh Sacombank Cần Thơ dần được thu hẹp lại cả về doanh số và tỷ trọng. Năm 2006, doanh số cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước đạt 6.392 triệu đồng, năm 2007 giảm 1.981 triệu đồng chỉ còn 4.411 triệu đồng, năm 2008 tiếp tục giảm chỉ còn 2.896 triệu đồng. Khi xét về tỷ trọng thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng liên tục giảm, năm 2006 doanh nghiệp nhà nước vay để phục vụ sản xuất chiếm 2,7% doanh số cho vay trung và dài hạn, năm 2007 chỉ chiếm 1,73% và đến năm 2008 tỷ trọng chỉ còn 1,08%. Đây là xu hướng chung của các Ngân hang Thương mại trong địa bàn thành phố. Nguyên nhân là do chính sách phát triển kinh tế nước ta đang hướng đến nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước, Nhà nước chủ trương không can thiệp trực tiếp vào những ngành không thực sự nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng và kinh tế đất nước. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thành những doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy lượng khách hàng đến vay tiền ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước có phần giảm sút. Hơn thế nữa trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước không đủ mạnh để cạnh tranh được trên thị trường đầy khốc liệt khi mà sự bảo hộ của nhà nước dần bị tháo dỡ. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, việc xử lý tài sản thế chấp thuộc về nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, Ngân hàng chỉ cho vay đối với doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả và có uy tín. b. Doanh nghiệp tư nhân Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng qua các năm. Năm 2006, doanh số Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ GVDH: Đinh Công Thành - Trang 37- SVTH: Lê Hữu Trị cho vay theo đối tượng này đạt 21.021 triệu đồng, năm 2007 đạt 27.978 triệu đồng với tốc độ tăng 30,10%. Nguyên nhân của tình hình trên là do xu hướng hiện nay của các Ngân hàng thương mại là chuyển sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì các doanh nghiệp này chịu sức ép của thị trường nên thường rất năng động, khả năng trả nợ Ngân hàng cao, bên cạnh đó là việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang được tiến hành mạnh mẽ, các doanh nghiệp Nhà nước còn lại chủ yếu ở các nghành chủ chốt, an ninh quốc gia, nguồn vốn các doanh nghiệp này chủ yếu được cung cấp bởi Ngân hàng nhà nước, do đó các Ngân hàng Thương mại chuyển dần sang các doanh nghiệp tư nhân là một xu hướng tất yếu phù hợp với thị trường và xu hướng phát triển của nền kinh tế. Bước sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt 31.721 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 13,99%. Nguyên nhân của tình hình trên là do đầu năm 2008 Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, cùng với việc các doanh nghiệp chủ trương co cụm lại trong giai đoạn kinh tế khó khăn, đến nữa cuối năm 2008 nền kinh tế dần ổn định, chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn, cùng với việc ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp kích cầu, hỗ trợ lãi suất,…chính điều này làm doanh số cho vay tăng lên. c. Doanh số cho vay cá thể Quan sát biểu đồ hình 2 cho thấy doanh số cho vay cá thể luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, do đó đối tượng cho vay này luôn được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay cá thể đạt 209312 triệu đồng, năm 2007 đạt 223.174 triệu đồng, tăng 6,62% so với năm 2006. Đối tượng vay cá thể của Ngân hàng rất đa dạng, từ những người nông dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan