Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể. 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.4.1.Không gian. 3

1.4.2.Thời gian . 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3

1.5. Lược khảo tài liệu . 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6

2.1. Phương pháp luận . 6

2.1.1. Một sốphương pháp luận vềphân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của

ngân hàng . 6

2.1.2. Tổng quan vềNgân hàng thương mại. 7

2.1.3. Nghiệp vụhuy động vốn. 8

2.1.4. Nghiệp vụcho vay . 10

2.1.5. Các hoạt động dịch vụ . 16

2.1.6. Các chỉtiêu phân tích. 17

2.1.7. Hiệu quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 19

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 21

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin. 21

2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá. 21

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG

THƯƠNG . 22

3.1. Lịch sửhình thành và phát triển . 23

vi

3.2 .Cơcấu tổchức bộmáy Ngân hàng Sài Gòn Công Thương . 23

3.3. Chức năng của các phòng, ban . 24

3.4. Các dịch vụcung cấp . 26

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ . 28

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn . 28

4.2. Phân tích tình hình cho vay vốn . 33

4.3. Hoạt động dịch vụngân hàng . 40

4.3.1. Dịch vụthanh toán . 40

4.3.2. Hoạt động thẻ . 41

4.4. Phân tích kết quảhoạt động kinh doanh. 42

4.4.1. Phân tích thu nhập. 42

4.4.2. Phân tích chi phí. 45

4.4.3. Phân tích lợi nhuận . 47

4.4.4. Phân tích các tỷsốsinh lời . 49

4.5. Các thuận lợi/ lợi thếvà khó khăn/ hạn chếcủa ngân hàng . 54

4.5.1. Các thuận lợi/ lợi thế. 54

4.5.2. Các khó khăn/ hạn chế . 55

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP . 56

5.1. Vềhuy động vốn.56

5.2. Vềtín dụng, chất lượng tín dụng .58

5.2.1. Vềtín dụng.58

5.2.2. Vềchất lượng tín dụng.59

5.2.3. Vềcông tác thu nợ .60

5.2.4. Vềdưnợ, nợquá hạn.60

5.3. Vềphát triển sản phẩm dịch vụ, công nghệthông tin .61

5.4. Vềthu nhập.62

5.5. Vềchi phí.62

5.6. Vềlợi nhuận. 63

5.7. Vềsuất sinh lời của tài sản (ROA) . 64

vii

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 66

6.1. Kết luận. 66

6.2. Kiến nghị. 67

pdf83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu) , chi tiền theo yêu cầu (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản thanh toán giữa ngân hàng chi nhánh Cần Thơ với Sài Ngòn Công Thương Ngân hàng hội sở chính, kiểm kê tài sản của ngân hàng theo định kỳ 6 tháng, 1 năm để lập báo cáo về Hội Sở chính. - Tham mưu cho Ban Giám Đốc xây dựng, phân tích kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng). - Theo dõi ghi chép bảo quản tài sản của ngân hàng và khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gởi và tiền vay. - Làm thủ tục giải ngân theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ theo đúng quy định. - Lưu trữ hồ sơ theo chế độ. - Sao kê nợ đến hạn, quá hạn, lãi phải thu, phối hợp chặt chẽ với phòng tín dụng đôn đốc thu hồi nợ đến hạn. - Báo cáo quyết toán định kỳ, hàng tháng, quý, năm theo chế độ. - Thực hiện công tác thu – chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, và chấp hành chế độ ra vào kho theo quy định. c) Phòng ngân quỹ: - Là nơi mà các khoản thu, chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến lĩnh tiền ở phòng ngân 26 quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ kiểm tra số tiền khi đơn vị đến nộp tiền vào Ngân hàng. d) Tổ Phục vụ (Tổ hành chánh): Phục vụ cho cả cơ quan, làm công tác bảo vệ, làm vệ sinh cơ quan, mua sắm công cụ, đưa đón thủ trưởng. * Nhận xét về cơ cấu tổ chức: Với quy mô hoạt động và điều kiện cho phép với sự chỉ đạo của ngân hàng Hội Sở, việc bố trí cơ cấu của Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ là phù hợp với điều kiện của ngân hàng hiện có. Tuy nhiên, so với cơ cấu tổ chức của một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay là còn hạn chế và chưa có sự chuyên môn hóa cao, chẳng hạn như không có sự tách biệt về chuyên môn giữa phòng kinh doanh và phòng tín dụng tại ngân hàng. Điều đó cũng gây ảnh hưởng đến nghiệp vụ của nhân viên và hạn chế việc chuyên môn hóa trong công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng vì phòng tín dụng tại ngân hàng kiêm luôn công tác này. Đồng thời, nhiệm vụ mà phòng kinh doanh tại ngân hàng vừa đảm nhiệm công tác tín dụng, vừa đảm nhiệm cho việc kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng. 3.4. CÁC DỊCH VỤ CUNG CẤP Hoạt động chủ yếu của Sài Gòn Công Thương Chi Nhánh Cần Thơ: - Huy động vốn: huy động các loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. - Hoạt động kinh doanh: + Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và đầu tư với các phương thức như: cho vay món, cho vay trả góp, vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư. + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước như: bảo lãnh tiền gửi ứng trước hay đặt cọc, các bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán nước ngoài (mua hàng trả chậm, vay vốn...). + Thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu dưới các hình thức: tín dụng chứng từ (L/C), và nhờ thu (D/A, D/P). 27 + Mua bán ngoại tệ trong nước và quốc tế theo phương thức: gia hạn, kỳ hạn, hoán đổi. + Nhận chuyển tiền đi và đến trong nước, quốc tể, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh quốc tế Money Gram. + Thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Master, JCB. - Các dịch vụ ngân hàng khác: Nhận kiểm, đếm hộ, nhận tiền tại trụ sở của khách hàng, chi hộ lương cho các tổ chức kinh tế,... Hiện nay Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ đã và đang tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động khai thác mọi tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư vào ngành chiến lược nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế. Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2005 – 2007 Đơn vị tính: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 45.736 48.775 73.034 3.039 6,64 24.259 49,74 Tiền gửi của TCKT 6.181 4.681 12.384 -1.500 -24,27 7.703 164,56 Tiền gửi tiết kiệm 39.467 43.846 59.780 4.379 11,10 15.934 36,34 Tiền gửi khác 88 248 870 160 181,82 622 250,81 Vốn điều chuyển 170.038 201.654 330.068 31.616 18,59 128.414 63,68 Tổng 215.774 250.429 403.102 34.655 16,06 152.673 60,96 Nguồn: Phòng kế toán. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy: Vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn chính là vốn do chi nhánh tự huy động được và vốn điều chuyển do ngân hàng Hội Sở chuyển đến. Vốn tự huy động năm 2006 chiếm 19,48% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, giảm so với năm 2005 chiếm 21,20%; sang năm 2007, vốn tự huy độngchiếm 18,12%, giảm 1,36% so với năm 2006. Trong khi đó nguồn vốn điều chuyển chiếm phần lớn, 29 năm 2005 chiếm 78,80% trong tổng vốn huy động, năm 2006 chiếm 80,52%,tăng 1,72% so với năm 2005; bước sang năm 2007 chiếm 81,88%, tăng 1,36% so với năm 2006. a) Về khoản vốn điều chuyển: Nguồn vốn của ngân hàng mẹ là nguồn vốn chính để Saigonbank Cần Thơ hoạt động liên tục đáp ứng nhu cầu vay vốn các dự án lớn ngày càng tăng. Nguồn vốn huy động tại địa phương chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng có dự án vay vốn vừa và nhỏ. Do đó, ngân hàng Hội Sở đã phải điều chuyển thêm nguồn vốn về để ngân hàng có thể giải quyết nhu cầu vốn ngày càng gia tăng tại Thành Phố Cần Thơ. - Năm 2005 vốn điều chuyển là 170.038 triệu đồng. - Năm 2006 vốn điều chuyển là 201.654 triệu đồng, tăng 31.616 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 18,59%. - Năm 2007 vốn điều chuyển là 330.068 triệu đồng tăng 128.414 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 63,68%. Vốn điều chuyển năm sau tăng cao hơn năm trước là do ngân hàng cần thêm vốn để cho vay, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, bên cạnh đó là sự cạnh tranh của nhiều kênh huy động vốn mới như tiết kiệm bưu điện, các loại hình bảo hiểm, thị trường chứng khoán,... Đặc biệt là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán cuối năm 2006 đầu năm 2007, đã thu hút một lượng vốn lớn của nền kinh tế, làm giảm đi thị phần huy động vốn của Saigonbank. Song song đó, khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán nóng lên cao độ, nhu cầu vay vốn để đầu tư cho mảng thị trường này càng nhiều, do đó ngân hàng phải cần một lượng lớn vốn điều chuyển để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngoài ra, việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã khuyến khích các khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu kinh doanh lĩnh vực may mặc, tiêu biểu là Công ty may Tây Đô) vay vốn để đầu tư cho các lô hàng xuất khẩu. Nhu cầu vay vốn tăng lên, tuy nhiên nguồn vốn do chi nhánh tự huy động được thì chỉ có hạn, do đó Ngân hàng đã phải đi vay lượng vốn còn thiếu hụt ở Hội Sở. b) Về khoản vốn huy động: 30 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung, vốn huy động qua các năm đều tăng. Chứng tỏ Saigonbank đã có những chính sách huy động vốn đúng đắn, đã đưa ra những sản phẩm huy động vốn và lãi suất phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên đã thu hút được lượng vốn đáng kể của nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm thì khác nhau. Cụ thể là: - Năm 2005 vốn huy động đạt 45.736 triệu đồng. - Năm 2006 vốn huy động là 48.775 triệu đồng, tăng 3.039 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm này đạt 6,64%. Vốn huy động tăng lên là do: + Tiền gửi tiết kiệm tăng 4.379 triệu đồng, tương ứng tăng 11,10%. + Tiền gửi khác tăng 160 triệu đồng tương, ứng tăng 181,82%. Tiền gửi tăng lên chủ yếu vào những tháng cuối năm 2006 do ngân hàng tăng lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tăng trung bình từ 0,66% đến 0,76%/năm) đồng thời do dịch vụ thanh toán của ngân hàng phát triển, nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử được áp dụng rộng khắp bảo đảm nhanh chóng và kịp thời, giảm thời gian vốn đọng trong thanh toán. Đặc biệt là dịch vụ phát hành, thanh toán thẻ ngân hàng có tốc độ phát triển rất cao (năm 2006 ngân hàng phát hành thêm 2952 thẻ ATM). Điều này chứng tỏ các tổ chức kinh tế, người dân mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đã đặt lòng tin vào ngân hàng, đây là một biểu hiện tốt. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý thêm về khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị sụt giảm 1.500 triệu đồng tương ứng giảm 24,27%, làm cho khoản vốn huy động giảm đi 1.500 triệu đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị sụt giảm là do các khách hàng doanh nghiệp trong nước chú trọng vào việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO), nên tất cả nguồn vốn đều tập trung cho việc đầu tư này, do đó, khoản tiền gởi có kỳ hạn đã được rút ra để trang trải cho công việc này. 31 - Năm 2007 vốn huy động là 73.034 triệu đồng, tăng 24.259 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm này đạt 49,74%. Trong đó: + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 164,56% làm cho vốn huy động tăng lên 7.703 triệu đồng. + Tiền gửi tiết kiệm tăng 36,34% làm cho vốn huy động tăng tương ứng 15.934 triệu đồng. + Tiền gửi khác tăng 250,81% làm cho vốn huy động tăng thêm 622 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh hơn so với tiền gửi tiết kiệm là do sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc thanh toán qua ngân hàng cũng tăng lên, do đó khoản mục tiền gởi không kỳ hạn của cá tổ chức kinh tế đã tăng lên rất nhanh, (tiền gửi của các tổ chức kinh tế phần lớn là loại tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu dùng để giao dịch thanh toán). Thêm vào đó, nguyên nhân vốn huy động của các tổ chức kinh tế tăng nhanh do nhiều doanh nghiệp thực hiện IPO, số vốn thu về lớn nhưng chưa sử dụng đến, tạm thời gửi Ngân hàng. Một số doanh nghiệp bán cổ phần cho cổ đông chiến lược, phát hành cổ phần tăng vốn, quỹ thặng dư vốn và số vốn điều lệ tăng thêm chưa đầu tư được cũng tạm thời để trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu tiền sử dụng đất, tiền bán căn hộ, tiền bán nhà xây thô... của khách hàng, chưa sử dụng đến cũng tạm thời gửi Ngân hàng. Vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là từ tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng lên 36,34%. Đây là một thành công lớn của Saigonbank. Như chúng ta đã biết, năm 2007 là năm cạnh tranh khốc liệt nhất, bên cạnh sự xuất hiện nhiều kênh huy động vốn mới như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, các loại hình bảo hiểm, các ngân hàng khác mở thêm chi nhánh,.. còn có sự tăng lên đột ngột của giá vàng khiến cho người dân có xu hướng mua vàng để đầu cơ tích trữ cũng phần nào làm cho thị phần vốn huy động giảm đi. Tuy nhiên, việc áp dụng lãi suất linh hoạt, 32 cùng với việc thực hiện những chính sách khuyến mãi như tặng quà, tiết kiệm có thưởng,… đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng của các loại tiền gửi khác cũng tăng đáng kể, chủ yếu là từ khoản mục k ý quỹ (bằng VNĐ) song, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn thời gian qua cũng cho thấy, trong những tiêu chí quan trọng để người dân lựa chọn ngân hàng để gửi tiền chính là khả năng cung ứng nhiều tiện ích thuận tiện chứ không chỉ đơn thuần là chức năng cất trữ tiền tệ và kiếm lời qua lãi suất. Do đó, khách hàng sẽ luôn tìm đến những ngân hàng có uy tín, lãi suất hấp dẫn, phong cách phục vụ tốt, sản phẩm dịch vụ phong phú, tiếp thị hiệu quả, phân phối và cung ứng dịch vụ thuận tiện. Chính vì vậy, để hoạt động huy động vốn trong dân đạt hiệu quả, Sài Gòn Công Thương sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh nhà. Mặt khác, thực tiễn thời gian qua cho thấy, cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày một nâng lên, các tổ chức kinh tế đang mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá và người dân đã đặt lòng tin vào Ngân hàng, đây là một biểu hiện tốt. Trong điều kiện nguồn vốn trong dân cư đang bị giằng xé bởi nhiều cơ hội đầu tư, thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động và tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, nhà đất đang có dấu hiệu ấm lại, nhịp độ đầu tư kinh doanh trong dân cư đang lên cao… Chưa hết, những nguy cơ từ việc ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia thị trường, các ngân hàng ngoại bắt đầu được huy động vốn VNĐ.. mà Saigonbank vẫn đạt được kết quả khả quan như trên thì ngoài việc mở rộng mạng lưới hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn như: áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết tiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu khách hàng, tặng quà khuyến mãi và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền thuận lợi cho khách hàng... 33 Để tăng cường lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng, hàng năm Saigonbank đều được chi cho việc mua sắm các trang thiết bị, phương tiện để phục vụ ngày càng nhanh chóng thuận tiện hơn cho khách hàng như máy kiểm đếm tiền, phương thức thanh toán trực tiếp qua mạng, máy rút tiền tự động ATM. Đồng thời cán bộ ngân hàng cũng không ngừng được học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự đã được khách hàng tin tưởng. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN Bảng 4.2. Tình hình cho vay vốn Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Stt Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1 Doanh số cho vay Triệu đồng 456.807 628.925 1.041.579 172.118 37,68 412.654 65,61 2 Doanh số thu nợ Triệu đồng 442.419 600.858 887.611 158.439 35,81 286.753 47,72 3 Dư nợ Triệu đồng 223.191 251.258 405.225 28.067 12,58 153.967 61,28 4 Dư nợ bình quân Triệu đồng 215.997 237.217 328.242 21.220 9,82 91.025 38,37 5 Dư nợ quá hạn Triệu đồng 827 37 89 -790 -95,53 52 140,54 6 Hệ số thu nợ % 96,85 95,54 85,22 -1,31 - -10,32 - 7 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,37 0,01 0,02 -0,36 - 0,01 - 8 Vòng quay tín dụng Lần 2,05 2,53 2,70 0,48 - 0,17 - Nguồn: Phòng tín dụng. 34 Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua, ta sẽ lần lượt phân tích cụ thể từng hoạt động sau: 1) Doanh số cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Qua bảng 4.2. ta thấy: Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2005 đạt 456.807 triệu đồng, sang năm 2006 là 628.925 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 37.68%, tương ứng với số tiền là 172.118 triệu đồng. Doanh số cho vay năm 2007 đạt 1.041.579 triệu đồng, tốc độ tăng 65.61%, tương ứng với số tiền là 412.654 triệu đồng. Doanh số cho vay năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, chứng tỏ nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng tăng, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà chỉ có ngân hàng là nơi đáp ứng nguồn vốn cho họ kịp thời và đúng lúc. Trong thời gian này, ngân hàng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ, trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay 3 năm qua đều tăng hàng năm. Việc sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, khoản mục này chiếm tỷ trọng cao hơn khoản cho vay trung và dài hạn. Khách hàng 35 của ngân hàng là các thành phần kinh tế tư nhân, các công ty cổ phần và thành phần kinh tế cá thể, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là thành phần kinh tế cá thể. Nguyên nhân của việc cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung dài hạn có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vì ngân hàng có quy mô và nguồn vốn có hạn, đồng thời ngân hàng cũng muốn đồng vốn cho vay nhanh chóng được thu hồi để phục vụ cho mục đích kinh doanh khác. Những lĩnh vực thu hút khối lượng lớn vốn tín dụng ngân hàng trong năm 2007 đó là đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, đầu tư bất động sản mà đặc biệt là các dự án khu nhà ở mới và khu đô thị mới, đầu tư vốn trong lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ, ... Bên cạnh đó, đối tượng đầu tư chứng khoán, vàng, tiêu dùng... cũng thu hút một khối lượng rất lớn vốn tín dụng. 2) Doanh số thu nợ: Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua Ngân hàng Nhà Nước,… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động các ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo toàn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trước hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được các ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi vì một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng công tác thu nợ làm sao để bảo đảm đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khi phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn 36 trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Để thấy rõ công tác thu nợ của ngân hàng có tốt không, ta cùng phân tích bảng 4.2. Nhìn chung công tác thu nợ đều tăng khá tốt qua 3 năm, cụ thể là: Doanh số thu nợ năm 2005 là 442.419 triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 600.858 triệu đồng, tăng 158.439 triệu đồng, đẩy tốc độ tăng trưởng lên 35,81% so với năm 2005, năm 2007 đạt 887.611 triệu đồng, tăng lên 286.753 triệu đồng, tương ứng tăng 47,72% so với năm 2006. Năm 2006, doanh số thu nợ không cao, nguyên nhân là do trong năm này, ngân hàng cho vay trung và dài hạn (cho vay các dự án đầu tư), khoản vay này chiếm một tỷ lệ khá cao 18,32% trong tổng doanh số cho vay (xem thêm phụ lục Tình hình cho vay thu nợ phân theo loại hình kinh tế năm 2006). Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định kỳ nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá tình hình thực tế trong năm. Kết quả thu nợ cao trong năm 2007 là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án/phương án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Đồng thời, trong năm 2007, các món vay chủ yếu chủ yếu là ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 95,88% trong doanh số cho vay (xem thêm phụ lục Tình hình cho vay thu nợ phân theo loại hình kinh tế năm 2007). Nhờ đó, ngân hàng mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác. 3) Dư nợ: Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. 37 Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các ngân hàng thương mại, dư nợ năm 2006 và 2007 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Qua phân tích bảng số liệu trên, ta thấy: Dư nợ năm 2005 đạt 223.191 triệu đồng . Dư nợ năm 2006 là 251.258 triệu đồng, tăng 28.067 triệu đồng, tương ứng tăng 12,58% so với 2005. Dư nợ năm 2007 là 405.225 triệu đồng, tăng 153.967 triệu đồng tương ứng tăng 61,28% so với 2006. Dư nợ qua các năm đều tăng cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng, chứng tỏ trong thời gian này ngân hàng luôn luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và thu hút thêm được lượng khách hàng mới. Dư nợ tăng trưởng phù hợp với tốc độ gia tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng. Tiền cho vay chủ yếu được khách hàng đầu cơ vào đất đai và chứng khoán, hay nói cách khác là người dân có xu hướng đầu tư tập trung vào các tài sản sinh lời ngắn hạn. 4) Dư nợ bình quân: Cùng xu hướng với dư nợ, dư nợ bình quân qua các năm đều tăng. Dư nợ bình quân năm 2005 là 215.997 triệu đồng. Dư nợ bình quân năm 2006 đạt tăng 21.220 triệu đồng (tăng 9,82%) so với năm 2005. Dư nợ bình quân năm 2007 tăng 91.025 triệu đồng (tăng 38,37%) so với năm 2006. Dư nợ bình quân tăng lên do dư nợ qua các năm tăng lên. 5) Dư nợ quá hạn: 38 Nhìn chung, trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực trong công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn. Cụ thể là: Năm 2005, dư nợ quá hạn là 827 triệu đồng. Năm 2006, ngân hàng đã thu hồi được 790 triệu đồng nợ quá hạn, làm giảm đi 95,53% tỷ lệ nợ quá hạn so với năm trước. Năm 2007, nợ quá hạn có tăng thêm 52 triệu đồng, tương ứng tăng 140,54%, tỷ lệ nợ quá hạn so với năm 2006. Nợ quá hạn tăng lên chủ yếu là do hoạt động tín dụng tăng lên, trong đó có một số món vay bị chuyển sang quá hạn. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì các khoản nợ quá hạn chỉ chiếm 0,02% trong tổng nợ cho vay, đó là một tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Năm 2006, nguyên nhân các khoản nợ dẫn đến quá hạn là do các công ty vay vốn làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, còn đối với các hộ kinh doanh cá thể thì do bị chiếm dụng vốn trong mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh. Các khoản nợ chuyển sang quá hạn trong năm 2007 chủ yếu là do sự tăng giá đột ngột của xăng dầu, dẫn đến các doanh nghiệp vay vốn làm ăn không hiệu quả (do phát sinh chi phí cao), nên không trả được vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi tiến hành cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ,…. Tất cả các công việc này cần thực hiện chặt chẽ trong suốt quá trình vay vốn của khách hàng. 6) Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của ngân hàng đạt được hiệu quả cao và ngược lại. Qua bảng 4.2 ta thấy tình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan