MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU.1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU.2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .4
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại .4
2.1.2 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng .4
2.1.3 Chức năng tín dụng .6
2.1.4 Vai trò của tín dụng .7
2.1.5 Hình thức tín dụng.9
2.1.6 Các vấn đềcơbản trong việc cho vay.10
2.1.7 Quy trình xét duyệt cho vay .13
2.1.8 Một sốkhái niệm khác .14
2.1.9 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng .14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.15
2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu, tài liệu .15
2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu .16
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠBẢN CỦA PGD KHÁNH HƯNG – Chi
nhánh NHNo& PTNT SÓC TRĂNG . 17
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.17
3.2 CƠCẤU TỔCHỨC - CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG NGHIỆP VỤ.18
3.2.1 Cơcấu tổchức.18
3.2.2 Chức năng nhiệm vụcủa từng phòng nghiệp vụ.19
3.3 KHÁI QUÁT VỀKẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM22
3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .25
3.4.1 Thuận lợi .25
3.4.2 Khó khăn .26
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PGD TRONG NĂM 2007.27
3.5.1 Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007 .27
3.5.2 Các giải pháp tín dụng.27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD
KHÁNH HƯNG . 29
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG .29
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY.33
4.2.1 Phân tích doanh sốcho vay .36
4.2.2 Phân tích doanh sốthu nợ.42
4.2.3 Phân tích tình hình dưnợ.49
4.2.4 Phân tích nợquá hạn .55
4.3 MỘT SỐCHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.59
4.3.1 Dưnợtrên vốn huy động.59
4.3.2 Hệsốthu nợ.60
4.3.3 Nợquá hạn trên tổng dưnợ.60
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng .61
4.4. MỘT SỐTHÀNH TỰU CỦA HỆTHỐNG NHNO& PTNT SÓC TRĂNG
CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG . 63
5.1 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN.63
5.2 VỀHOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯTÍN DỤNG .64
5.3 HẠN CHẾRỦI RO.65
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 67
6.1 KẾT LUẬN.67
6.2 KIẾN NGHỊ.68
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Khánh Hưng – Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh ngày càng gay gắt, ngân hàng ngày
càng phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền, đầu tư cho công tác huy động
vốn nhiều hơn, do cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm, huy động từ
tiền gởi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng khá cao. Thêm vào đó các khoản mục chi
phí khác như: chi lương, chi quản lý công cụ, chi dự phòng - bảo hiểm,… cũng
tăng qua các năm. Đặc biệt là chi phí dự phòng - bảo hiểm ở năm 2005 tăng
mạnh làm cho lợi nhuận giảm mạnh ở năm 2005.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 36 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
* Về lợi nhuận:
Đây là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà kinh doanh nào và đó cũng là
mục tiêu của ngành ngân hàng, với phương châm tối đa hoá lợi nhuận đồng thời
giảm thiểu rủi ro. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ PGD Khánh Hưng luôn xem
lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận của PGD có sự tăng trưởng
không đều qua các năm, ở năm 2005 giảm đột ngột rồi lại tăng lên rất mạnh, cụ
thể:
Năm 2004 lợi nhuận là 2.752 triệu đồng. Sang năm 2005, lợi nhuận giảm
đi rất nhanh chỉ còn 1.199 triệu đồng giảm 1.553 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
56,4% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tổng chi năm 2005 có tốc độ tăng
cao hơn so với tổng thu, mặc dù ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng vay vốn.
Đến năm 2006, thì lợi nhuận có xu hướng tăng lên với 1.614 triệu đồng
tăng 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 34,6% so với năm 2005. Nguyên nhân là
do tổng thu của năm này cao hơn so với tổng chi.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.4.1 Thuận lợi
- Trụ sở mới của PGD Khánh Hưng nằm ở vị trí khá thuận lợi (Khu dân
cư Minh Châu) là nơi tập trung dân cư đông đúc, với nhiều loại hình hoạt động
kinh tế phong phú không riêng về sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngân hàng
rất có ưu thế trong giao dịch với khách hàng .
- Các dự án của tỉnh đã và đang phát huy tốt hiệu quả kinh tế - xã hội,
ngày càng thu hút nhiều hơn sự đầu tư ở các thành phần kinh tế trong và ngoài
tỉnh.
- Kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ có bước phát
triển về số lượng và quy mô hoạt động.
- Được sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo & PTNT Sóc Trăng trong việc thực
hiện nghiêm túc các cơ chế, làm cho hoạt động ngân hàng thêm lành mạnh, từng
bước đáp ứng được yêu cầu tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, tháo gỡ cho
PGD những khó nhăn trong hoạt động kinh doanh .
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 37 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
- Trong thời gian qua Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để
phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với thế mạnh
mạng lưới rộng khắp tận các vùng nông thôn đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ
trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tận
tụy với công việc, tạo uy tín đối với khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.
3.4.2 Khó khăn
- Giá xăng dầu, giá vàng tăng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn nhất
nguồn trung hạn. Ngành khai thác thủy sản lợi nhuận giảm thấp, ảnh hưởng trực
tiếp đến việc thực hiện kế hoạch trả nợ vay ngân hàng.
- Nắng hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu ở nhiều nơi gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt, dịch cúm gia cầm tác động
không nhỏ đến giá cả sinh hoạt của đại bộ phận người dân, ảnh hưởng đến đại bộ
phận người chăn nuôi và các dịch vụ kèm theo.
- Nguồn vốn huy động hầu hết từ tiền gởi dân cư có tính chất ổn định
nhưng tốc độ tăng trưởng rất chậm, không huy động tiền gởi từ các tổ chức kinh
tế, tiền gởi kho bạc nên lãi suất huy động bình quân cao.
- Tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt và đa dạng giữa các tổ chức tín
dụng trong tỉnh. Hiện trên địa bàn có 04 NHTM Nhà nước: Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng
Phát triển nhà; 04 NHTM cổ phần: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng
Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Đông Á; 01 Quỹ
tín dụng nhân dân, đặc biệt về lãi suất, phí dịch vụ thanh toán, nới lỏng điều kiện
vay, mở thêm các điểm giao dịch.
- Cơ sở vật chất còn yếu kém ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư, hiện đại
hóa của ngành ngân hàng.
- Luật đât đai và chính sách thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã tác
động đến giá cả bất động sản và tài sản gắn liền với đất. Thị trường bất động sản
đóng băng đã ảnh hương trực tiếp đến hoạt động tiền tệ tín dụng của ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 38 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PGD TRONG NĂM 2007
3.5.1 Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007
- Về huy động vốn: phấn đấu số dư nguồn vốn đạt 22.000 triệu đồng, tăng
100 đến 150% so với năm trước.
- Về tổng dư nợ: phấn đấu tổng dư nợ đạt 116.000 triệu đồng, tăng 13% so
với năm trước.
- Về cơ cấu nợ trung – dài hạn: phấn đấu đạt 35.000 triệu đồng đạt tỷ lệ
35%/Tổng dư nợ.
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 0,5% không để nợ tồn đọng phát sinh do
nguyên nhân chủ quan.
3.5.2 Các giải pháp tín dụng
- Quán triệt trong toàn thể cán bộ công nhân viên, phải coi nguồn vốn là
nền tảng để mở rộng kinh doanh, chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động,
mở rộng dịch vụ để thu hút khách hàng, chú trọng nguồn vốn trung hạn. Nhận
thức rõ huy động vốn là nghiệp vụ khó, đòi hỏi phải có chiến lược, phương pháp,
nghệ thuật cũng như các tiện ích phục vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng, do đó cần phải xác định rõ những nhóm khách hàng tiềm tàng,
địa bàn trọng điểm.
- Có chính sách khách hàng hợp lý, không ngừng phát triển thương hiệu
xây dựng văn hóa doanh nghiệp: “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng,
hiệu quả”, phát triển nghiệp vụ và nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên.
- Tăng cường công tác quản lý tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn, định
kỳ hạn nợ tùy tiện nhằm che dấu thực trạng nợ xấu. Coi chất lượng là sự nghiệp
tồn tại của PGD, có biện pháp triệt để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và
tập trung thu hồi vốn sau khi đã xử lý rủi ro. Cho vay dự án trung hạn phải nâng
cao một bước khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, cảnh giác trong việc
cho vay mua lại nợ của ngân hàng khác, khi dự án không có khả năng trả nợ ngân
hàng.
- Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến
rủi ro của ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác thông
tin phòng ngừa rủi ro.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 39 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
- Thường xuyên phân loại khách hàng để áp dụng chính sách, biện pháp
tín dụng, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp không đủ điều kiện vay
vốn, dự án kinh doanh không có hiệu quả.
- Về nguồn nhân lực nên hạn chế trong việc luân chuyển cán bộ tín dụng
sang địa bàn khác vì ảnh hưởng đến việc quản lý tín dụng và xử lý nợ do cán bộ
tín dụng mới chưa quen công việc.
- Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ, giao chỉ tiêu các khoản nợ phải
thu, lãi phải thu đến từng cán bộ tín dụng. Đối với các khoản nợ đã được xử lý
rủi ro, phải tổ chức theo dõi và có kế hoạch thu hồi. Thường xuyên đánh giá kết
quả thực hiện của từng cán bộ tín dụng, đề ra biện pháp xử lý thu hồi triệt để, để
góp phần nâng cao năng lực tài chính, cũng cố kỹ cương, nâng cao nhận thức cho
cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng. Gắn kết quả thu hồi nợ vào tiêu chí
đánh giá năng lực cán bộ.
- Xác định tăng trưởng lợi nhuận là nhiệm vụ hàng đầu của NHTM. Thực
hiện phân tích tài chính khách hàng hàng quý kịp thời, để đánh giá việc thực hiện
kế hoạch. Phát hiện sớm các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh, để có phương pháp điều chỉnh kịp thời. Thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu,
chống lãng phí. Đảm bảo có lợi nhuận theo kế hoạch và đủ lương cho cán bộ
công nhân viên.
- Thống kê nợ xấu, phân công cụ thể người chịu trách nhiệm xử lý. Đồng
thời tích cực xử lý nợ tồn đọng.
- Gắn bó hoạt động đồng bộ giữa Đảng, chính quyền các Đoàn thể, chăm
lo giáo dục đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn
thành kế hoạch, phong trào thi đua phát huy truyền thống đơn vị anh hùng thời
kỳ đổi mới.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 40 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH KHÁNH HƯNG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh, nguồn vốn huy động đóng
vai trò rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trưởng càng lớn thể hiện khả năng chủ
động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh
doanh sẽ được nâng cao. Việc khơi nguồn vốn là vấn đề khó khăn đang thách
thức và đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp phù hợp để thu hút khách
hàng gởi tiền vào ngân hàng.
Nhận thức rõ phương châm: “Đi vay để cho vay” những năm qua PGD
Khánh Hưng không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, cố
gắng huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức
kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến nay ngân
hàng có nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gởi dân cư bao gồm tiền gởi tiết
kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gởi tiết kiệm
trên 12 tháng. Tình hình nguồn vốn của PGD qua 3 năm thể hiện ở bảng 2.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 41 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Tổ Kế toán)
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chi tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Số
tiền % Số tiền %
1.Vốn huy
động không
kỳ hạn
572 24,5 3.813 55,3 1.802 16,8 3.241 566,6 -2.011 -52,7
-Tiền gởi
không kỳ hạn 508 21,8 3.780 54,8 1.038 9,7 3.272 644,1 -2.742 -72,5
-Tiền gởi tiết
kiệm không
kỳ hạn
64 2,7 33 0,5 764 7,1 -31 -48,4 761 2215,2
2. Vốn huy
động có kỳ
hạn dưới 12
tháng
127 5,4 1.828 26,5 5.964 55,8 1.701 1339,4 4.136 226,3
-Tiền gởi tiết
kiệm dưới 12
tháng
127 5,4 1.828 26,5 4.894 45,5 1.701 1339,4 3.066 167,7
-Kỳ phiếu có
kỳ hạn dưới
12 tháng
- - - - 1.070 10,0 - - 1.070 -
3.Vốn huy
động có kỳ
hạn trên 12
tháng
1.633 70,1 1.248 18,2 2.928 27,4 -385 -23,6 1.680 134,6
-Tiền gởi tiết
kiệm trên 12
tháng
1.633 70,1 1.248 18,2 2.928 27,4 -385 -23,6 1.680 134,6
Tổng 2.332 100 6.889 100 10.694 100 4.557 195,4 3.805 55,2
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng
liên tục 3 năm. Cụ thể năm 2004 nguồn vốn huy động tại ngân hàng là 2.332
triệu đồng, sang năm 2005 nguồn vốn huy động lên tới 6.889 triệu đồng tăng
đáng kể so với năm 2004 là 4.557 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 195,4% so
với cùng kỳ năm trước, đến năm 2006 nguồn vốn huy động đạt 10.694 triệu đồng
tiếp tục tăng 3.805 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 55,2% so với năm 2005.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 42 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Vốn huy động không kỳ
hạn
Vốn huy động có kỳ hạn
dưới 12 tháng
Vốn huy động có kỳ hạn
trên 12 tháng
Hình 3: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm
Năm 2005 nguồn vốn tăng trưởng chủ yếu ở vốn huy động không kỳ hạn
có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong đó tăng mạnh nhất là tiền gởi thanh toán không
kỳ hạn, nếu năm 2004 chỉ tiêu này chỉ đạt 508 triệu đồng thì đến năm 2005 đã
tăng đột ngột đến 3.780 triệu đồng tương ứng mức tăng 3.272 triệu đồng và tỷ lệ
tăng 566,6% so với năm 2004. Kế là tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới12 tháng
tăng chậm hơn so với tiền gởi thanh toán nhưng vẫn ở mức tăng cao là 1.828
triệu đồng tăng 1.701 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1339,4% so với năm
trước.
Bên cạnh đó, nguốn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng của năm 2005
là 1.248 triệu đồng giảm 385 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 23,6%. Tuy nhiên,
tốc độ giảm của nguồn vốn này không cao lắm nên không làm giảm nguồn vốn
của năm này.
Nguyên nhân: Nguồn vốn năm này tăng là do ngân hàng có các chính
sách lãi suất hợp lý, có chương trình khuyến khích người dân gởi tiền vào ngân
hàng như: rút thăm trúng thưởng, gởi tiền được quà tặng,... và đội ngũ nhân viên
của ngân hàng có những giải thích thuyết phục người dân gởi tiền nhàn rỗi của
mình vào ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ ân cần, niềm nở đã giúp ngân
hàng giữa được khách hàng truyền thống và khai thác được lượng khách hàng
mới gởi tiền vào ngân hàng.
Sang năm 2006, nguồn vốn cũng tiếp tục tăng nhưng chỉ tập trung vào
nguồn vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng mà cụ thể là tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn
dưới 12 tháng (loại tiền gởi nhằm mục đích lấy lãi) tăng rất cao trong năm. Vì
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 43 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
trong năm này trên địa bàn tình hình kinh doanh thuận lợi, ngân hàng huy động
với lãi suất tương đối cao nên họ nhanh chóng đầu tư vào ngân hàng. Ở năm
2005 loại tiền gởi này chỉ có 1.828 triệu đồng và có tăng 1339,4% nhưng đến
năm 2006 con số này lên đến 4.894 triệu đồng tăng 3.066 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ tăng 167,7% so với năm 2005. Còn các chỉ tiêu còn lại đều tăng, trừ tiền gởi
thanh toán không kỳ hạn, ở năm 2006 tiền gởi thanh toán không kỳ hạn là 1.038
triệu đồng giảm 2.742 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 72,5%. Nguyên nhân là do
năm này trên địa bàn có nhiều ngân hàng cạnh tranh huy động với lãi suất cao
thu hút được nhiều khách hàng hơn, nhất là những khách hàng có tài khoản ngân
hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ thẻ ATM và có nhiều chính sách ưu đãi cho
khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM: miễn phí phát hành thẻ, miễn phí thường
niên,....
* Xét về tỷ trọng nguồn vốn qua 3 năm ta thấy:
Đối với nguồn vốn huy động không kỳ hạn qua 3 năm lần lượt là 24,5%;
55,3%; 16,8%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gởi thanh toán tăng giảm
qua các năm rất mạnh. Nguồn vốn tại PGD là các khoản tiền gởi của các tổ chức
kinh tế tại địa phương, nguồn vốn này tăng giảm phụ thuộc vào tình hình thanh
toán chi trả của các tổ chức kinh tế, mà trong những năm này do tình hình thanh
toán chi trả của các tổ chức kinh tế tại PGD gặp biến động lớn nên 2 nguồn này
tăng trưởng không đều.
Đối với nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng, tỷ trọng qua 3 năm lần
lượt là 70,1%; 18,2%; 27,4%. Nguồn vốn này cũng tăng giảm qua các năm.
Như vậy, qua các năm chỉ có tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng
luôn tăng trưởng ở mức độ cao, cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn (55,8%). Kết quả như vậy là do:
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc cùng với những
chính sách kinh tế phù hợp đúng đắn của địa phương đã góp phần tăng thu nhập,
tăng tích lũy, ổn định đời sống trong dân chúng. Từ đó, làm lượng tiền gởi vào
ngân hàng càng ngày càng tăng.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động
vẫn còn một số hiện tượng tồn tại cần được quan tâm như: hiện tượng người dân
rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn, rút trước thời hạn do trong quá trình sản xuất
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 44 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
kinh doanh bị ảnh hưởng giá cả thị trường, chi phí đầu vào nguyên vật liệu luôn
biến động và điều kiện tự nhiên trong những năm gần đây xấu: thiên tai, lũ lụt
thường xuyên,...
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
Cho vay vốn là nghiệp vụ chủ yếu của hoạt động ngân hàng, việc cho vay
vốn để phục vụ trược tiếp cho nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế và mang
lại thu nhập chính cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương,
PGD Khánh Hưng đã cung cấp lượng vốn rất lớn cho tất cả các thành phần kinh
tế để mở rộng phát triển ngành nghề. Có được kết quả trên là do sự nổ lực của
lực lượng cán bộ tín dụng nắm bắt nhu cầu vốn của khách hàng, xây dựng các dự
án cho vay nhằm khai thác tốt các tiềm năng của địa phương.
- Tiếp nhận với các doanh nghiệp để thẩm định lựa chọn khách hàng đủ
điều kiện vay vốn, để mở rộng đối tượng đầu tư trong lĩnh vực cho vay thương
nghiệp, dịch vụ,…. Chú trọng đầu tư tín dụng theo hướng đa dạng hóa khách
hàng ở các thành phần kinh tế, ngành nghề nhằm từng bước thực hiện xã hội hóa
ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản
đảm bảo nợ vay, theo dõi kỳ hạn trả nợ từng món vay để chủ động đôn đốc, nhắc
nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, không để phát sinh nợ xấu do nguyên nhân chủ
quan. Nhờ có định hướng hoạt động tín dụng đúng đắn mà hoạt động tín dụng
của PGD trong thời gian qua tăng trưởng về doanh số cho vay kể cả dư nợ.
- Tập trung chỉ đạo xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Đây là một
trong những nhiệm vụ đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo và thực hiện xuyên suốt.
Thường xuyên phân loại khách hàng để áp dụng các chính sách, biện pháp tín
dụng phù hợp, loại bỏ những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn, dự án sản
xuất kinh doanh không có hiệu quả.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 45 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm được thể hiện cụ
thể ở bảng sau:
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệnh
2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho
vay 39.232 83.184 143.677 43.952 112,0 60.493 72,7
Doanh số thu nợ 20.817 40.538 120.539 19.721 94,7 80.001 197,4
Dư nợ 38.114 80.761 103.899 42.647 111,9 23.138 28,7
Nợ quá hạn - 140 630 140 - 490 350
(Nguồn: Tổ Kế toán)
Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện qua doanh số
cho vay và doanh số thu nợ. Doanh số cho vay càng lớn phản ánh quy mô được
mở rộng, doanh số thu nợ càng cao thì kết quả thu hồi nợ càng cao.Bên cạnh đó,
cũng có sự phát sinh của nợ quá hạn.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
Hình 4: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm
Qua số liệu trên ta thấy, năm 2004 doanh số cho vay là 39.232 triệu đồng,
đến năm 2005 con số này tăng lên đáng kể là 83.184 triệu đồng tăng với mức
43.952 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 112%, còn doanh số thu nợ cũng tăng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 46 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
mạnh đạt 40.583 triệu đồng tăng 19.721 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
94,7% so với năm 2004.
Sang năm 2006, cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng đáng
kể. Năm nay doanh số cho vay đạt 143.677 triệu đồng tăng 60.493 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 72,7% so với năm 2005, còn doanh số thu nợ cũng tiếp tục
vượt trội với 120.539 triệu đồng tăng với mức 80.001 triệu đồng và tỷ lệ 197,4%
so với năm 2005.
Đạt được như vậy là do trong những năm qua PGD mở rộng quy mô cho
vay đối với các thành phần kinh tế và thu về doanh số rất khả quan.
Còn về dư nợ tăng đều qua 3 năm, ở năm 2004 dư nợ đạt 38.114 triệu
đồng. Sang năm 2005 dư nợ tăng mạnh là 80.761 triệu đồng tương ứng mức tăng
42.647 triệu đồng và tỷ lệ tăng 111,9% so với năm 2004. Đến năm 2006, chỉ tiêu
này tiếp tục tăng lên là 103.899 triệu đồng tương ứng mức tăng 23.138 triệu đồng
và tỷ lệ tăng là 28,7% so với năm 2005. Như vậy, dư nợ liên tục tăng qua 3 năm,
phù hợp với mục tiêu phấn đấu hàng năm của PGD. Có được kết quả trên là do
ngân hàng đã thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng như: phát triển nhiều loại
hình tín dụng, áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với
nhu cầu tiêu dùng của công nhân viên chức và các cơ quan Nhà nước, thường
xuyên cải tiến quy trình thủ tục hồ sơ vay vốn, xây dựng phong cách làm việc
giao tiếp với khách hàng văn minh lịch sự.
Còn về nợ quá hạn lại tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2004, ngân hàng duy
trì rất tốt là không có nợ quá hạn. Nhưng sang năm 2005 nợ quá hạn tăng 140
triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn tiếp tục tăng với 630 triệu
đồng tương ứng mức tăng 490 triệu đồng và tỷ lệ 350% so với năm 2005. Do
ngân hàng có những chính sách thông thoáng trong quá trình cho vay, cộng với
điều kiện kinh doanh không thuận lợi nên các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm
tình trạng nợ quá hạn tăng lên.
Để chứng minh cho điều này đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phân tích hoạt
động tín dụng thông qua 3 loại chỉ tiêu: theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử
dụng vốn và theo thành phần kinh tế.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 47 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Bên cạnh sự nổ lực đầu tư huy động vốn cho ngân hàng thì hoạt động cho
vay cũng không kém phần quan trọng đối với sự sống còn của ngân hàng.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và sự phối hợp của cán bộ công nhân
viên cấp dưới, tình hình cho vay của ngân hàng đã đạt được một số kết quả như
sau:
Doanh số cho vay năm 2004 đạt 39.232 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt
83.184 triệu đồng tương ứng mức tăng 43.952 triệu đồng và tỷ lệ 112% làm thay
đổi đáng kể về tình hình cho vay của năm 2005. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tiếp
tục tăng mạnh đạt 143.677 triệu đồng tương ứng mức tăng 60.493 triệu đồng và
tỷ lệ 72,7% làm doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do ngân hàng
phạm vi cho vay và nhờ vào điều kiện kinh doanh thuận lợi tạo uy tín cho khách
hàng đến vay vốn nên keo theo sự gia tăng về doanh số cho vay của ngân hàng.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
PGD đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng theo loại hình cho vay
ngắn hạn và trung hạn. Kết quả doanh số cho vay theo thời hạn cho vay được thể
hiện ở bảng 4:
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số
tiền %
Số
tiền % Số tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Cho vay
ngắn hạn 22.614 57,6 62.845 75,5 103.047 71,7 40.231 177,9 40.202 63,9
Cho vay
trung hạn 16.618 42,4 20.339 24,5 40.630 28,3 3.721 22,4 20.291 122,1
Tổng 39.232 100 83.184 100 143.677 100 43.952 112 60.493 72,7
(Nguồn: Tổ Kế toán)
* Xét về tỷ trọng:
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Vì đây
là mục tiêu đầu tư chủ yếu của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 cho vay ngắn hạn
chiếm 57,6%; cho vay trung hạn chiếm 42,4%. Sang năm 2005, cho vay ngắn
hạn chiếm 75,5%; cho vay trung hạn chiếm 24,5% trong tổng doanh số cho vay.
Đến năm 2006, cho vay ngắn hạn chiếm 71,7%; cho vay trung hạn chiếm 28,3%
trong tổng doanh số cho vay.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 48 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
* Xét về tốc độ tăng trưởng:
Doanh số cho vay ngắn hạn: năm 2004 đạt 22.614 triệu đồng. Sang năm
2005 đạt 62.845 triệu đồng tương ứng mức tăng 40.231 triệu đồng và tỷ lệ
177,9% so với năm 2004. Đến năm 2006 đạt 103.047 triệu đồng chỉ tiêu này tiếp
tục tăng tương ứng với mức 40.202 triệu đồng và tỷ lệ 63,9% so với năm 2005.
Từ kết quả trên cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng đều qua
các năm và chiếm tỷ trọng cao trong việc cho vay của ngân hàng. Đây là thành
phần tạo thu nhập ổn định cho ngân hàng vì đặc tính của loại cho vay này là xuất
theo chu kỳ kinh doanh ngắn hạn, vòng quay vốn nhanh. Còn doanh số cho vay
trung hạn cũng tăng qua các năm, dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng đây cũng là đối
tượng mà ngân hàng nhắm tới, quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, nhu
cầu tiêu dùng của người dân.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thu 49 Lớp: Kế toán 01
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Ths Lê Phước Hương
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn
Gồm cho vay kinh doanh dịch vụ; xây dựng và sửa chữa nhà; đời sống và
tiêu dùng; cho vay khác được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Doanh số cho vay theo mục đích.
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Kinh doanh
dịch vụ 17.116 43,6 56.296 67,7 112.892 78,6 39.180 228,9 56.596 100,5
Xây dựng
& sửa chữa
nhà
14.584 37,2 22.375 26,9 23.426 16,3 7.791 53,4 1.051 4,7
Đời sống &
tiêu dùng 7.530 19,2 2.550 3,1 3.082 2,1 -4.980 -66,1 532 20,9
Cho vay
khác - - 1.963 2,3 4.277 3,0 1.963 - 2.314 117,9
Tổng 39.232 100 83.184 100 143.677 100 43.952 112 60.493 72,7
(Nguồn: Tổ Kế toán)
* Xét về tỷ trọng:
Doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các
năm, đó cũng là mục tiêu và mong muốn của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 cho
vay kinh doanh dịch vụ chiếm 43,6%; cho vay xây dựng và sửa chữa nhà chiếm
37,2%; cho vay đời sốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại PGD Khánh Hưng – Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng.pdf