Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Thủy

MỤC LỤC

# "

LỜI CẢM TẠ: . i

LỜI CAM ĐOAN :. ii

NHẬN XÉT CỦA CƠQUAN THỰC TẬP :. iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : . iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN :. v

TOM TẮT NỘI DUNG :. xii

TÀI LIỆU THAM KHẢO : . xiv

PHỤLỤC : . xv

Chương 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU . 1

1.1.1 Sựcần thiết nghiên cứu . 1

1.1.2 Căn cứkhoa học và thực tiễn . 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1 Mục tiêu chung . 2

1.2.2 Mục tiêu cụthể. 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2

1.3.1 Phạm vi vềthời gian. 2

1.3.2 Phạm vi vềkhông gian . 3

1.3.3 Phạm vi vềnội dung. 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

. 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4

2.1.1 Các khái niệm vềhoạt động tín dụng. 4

2.1.2 Chức năng của tín dụng. 5

2.1.3 Phân loại tín dụng . 5

2.1.4 Các hình thức huy động vốn. 6

2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng. 7

2.1.6 Một sốvấn đềtrong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 8

2.2 Phương pháp nghiên cứu. 12

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. 12

Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn

GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊTHÚY DIỄM 8

2.2.2 Phương pháp thu thập sốliệu. 12

2.2.3 Phương pháp phân tích sốliệu .12

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ

NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG. 13

3.1 Đặc điểm tình hình của huyện VịThủy. 13

3.1.1 Vịtrí địa lí. 13

3.1.2 Dân số, lao động và việc làm. 13

3.1.3 Đặc điểm kinh tế. 14

3.2 Một sốtình hình cơbản của ngân hàng. 15

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện VịThủy

. 15

3.2.2 Cơcấu tổchức bộmáy quản lý của NHNo & PTNT huyện VịThủy

. 15

3.2.3 Chức năng nhiệm vụtừng phòng ban. 16

3.2.4 Tìmh hình nhân sự. 17

3.3 Kết quảhoạt động kinh doanh 3 năm qua. 18

3.4 Phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT VịThủy. 19

3.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng. 19

3.4.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng. 20

3.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng. 23

3.4.4 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. 23

3.5 Phân tích thực trạng nhu cầu vay vốn của khách hàng. 24

3.5.1 Chi phí sản xuất lúa (1 công). 25

3.5.2 Chi phí trồng mía (1công). 26

3.5.3 Chi phí nuôi heo thịt (1 con) . 26

3.5.4 Chi phí nuôi Thuỷsản (cá nước ngọt). 27

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG

. 28

4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh sốcho vay theo địa bàn. 28

4.2 Doanh sốcho vay theo ngành kinh tế. 31

4.3 Phân tích doanh sốcho vay theo thành phần kinh tế. 34

Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn

GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊTHÚY DIỄM 9

4.4 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kết quảvà hiệu quảhoạt động của

ngân hàng. 38

4.4.1 Tình hình thu nợcho vay. 38

4.4.2 Phân tích tình hình dưnợ. 46

4.4.3 Phân tích nợquá hạn qua 3 năm . 52

4.4.4 Đánh giá tình hình sửdụng vốn tài chi nhánh . 58

4.5 Cơcấu nguồn vốn sản xuất nông nghiệp và sự đáp ứng vốn của ngân hàng

cho các hộsản xuất. 61

4.5.1 Cơcấu vốn sản xuất của hộgia đình. 61

4.5.2 Cơcấu vốn trồng lúa. 61

4.5.3 Cơcấu vốn trồng mía. 62

4.5.4Cơcấu vốn nuôi heo thịt. 63

4.5.5Cơcấu vốn nuôi cá nước ngọt. 64

Chương 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG. 66

5.1 Đánh giá vềhoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng. 66

5.1.1 Điểm mạnh. 66

5.1.2 Điểm yếu. 67

5.1.3 Cơhội. 67

5.1.4 Thách thức. 67

5.2 Một sốbiện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng. 67

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn. 67

5.2.2 Đối với hoạt động cho vay. 68

5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ. 69

5.3 Các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp. 70

5.4 Các giải pháp làm hài lòng khách hàng đểngân hàng ngày càng thu hút

khách hàng hơn. 71

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 72

6.1 KẾT LUẬN. 72

6.2 KIẾN NGHỊ. 73

6.2.1 Đối với chi nhánh NHNo& PTNT huyện VịThủy. 73

Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn

GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊTHÚY DIỄM 10

6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang. 74

6.2.3 Đối với Chính Quyền địa phương. 75

pdf87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng I. Trồng trọt Lúa ha 41.654 Mía ha 2.735 Cây ăn trái ha 2.302 Hoa màu ha 2.077 II. Chăn nuôi Heo con 85.865 Bò con 1.985 Gia cầm con 675.625 III. Thủy sản Cá Ha 185 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 36 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Thủy 2006) CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT VỊ THỦY 4.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng Để biết được 3 năm qua công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy như thế nào. Ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng. Đầu tiên để biết được tình hình huy động vốn, ta cần xem xét bảng lãi suất sau: Bảng 4: Lãi suất huy động vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy qua 3 Năm 2004-2006 ( Đơn vị tính: %) Năm Chênh lệch Loại tiền gửi 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 1.Tiền gửi không kỳ hạn 0,20 0,20 0,25 0 0,05 2.Tiền gửi có kỳ hạn + Kỳ hạn 1 tháng 0,35 0,4 0,5 0,05 0,1 + Kỳ hạn 2 tháng 0,40 0,45 0,55 0,05 0,1 + Kỳ hạn 3 tháng 0,55 0,58 0,6 0,03 0,02 + Kỳ hạn 5 tháng 0,58 0,60 0,63 0,02 0,03 + Kỳ hạn 6 tháng 0,60 0,62 0,65 0,02 0,03 + Kỳ hạn 7 tháng 0,62 0,65 0,67 0,03 0,02 + Kỳ hạn 9 tháng 0,65 0,67 0,69 0,02 0,02 + Kỳ hạn 12 tháng 0,68 0,69 0,7 0,01 0,01 + Kỳ hạn 13 tháng 0,70 0,72 0,74 0,02 0,02 + Kỳ hạn 18 tháng 0,71 0,74 0,78 0,03 0,04 + Kỳ hạn 24 tháng 0,72 0,75 0,8 0,03 0,05 (Nguồn phòng tín dụng) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 37 Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm là tương đối ổn định và ở mức hợp lý để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn huyện Vị Thủy. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh trong huyện thì đây là mức lãi suất cạnh tranh tốt. Từ đó, xem xét nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006. 4.1.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn. Qua bảng 4 ta thấy tình hình nguồn vốn tăng qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2004 doanh số huy động là 41.319 triệu đồng, chiếm 29,5% trên tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho sản xuất, điều này cho thấy ngân hàng huy động một số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cung cấp nguồn vốn cho nông dân sản xuất trong địa bàn nhằm giải quyết những khó khăn về vốn cho nông dân. Ngân hàng là trung gian giữa bên dư thừa vốn và bên thiếu vốn. Năm 2005 vốn huy động là 55.975 triệu đồng chiếm 36,1% trong tổng nguồn vốn, tăng hơn so với năm trước là 554 triệu đồng hay tăng 35,47%. Trong đó, nguồn huy động chủ yếu là từ tiền gửi kho bạc. Năm 2006 nguồn vốn huy động đạt được là 57.562 triệu đồng chiếm 35,1% tổng nguồn vốn. Trong năm 2006 thì tiền vốn kho bạc giảm so với năm 2005 giảm 2.362 triệu đồng hay giảm 5,26% nguyên nhân là do kho bạc rút tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, trong năm này thì tiền gửi tiết kiệm tăng lên một lượng 4.280 triệu đồng là do ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, rút thăm trúng thưởng. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 38 Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao chủ yếu phục vụ cho việc trồng lúa. Nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, Ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hoà của Ngân hàng tỉnh. Do đó, nguồn vốn điều hoà luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2005 tăng lên 24.280 triệu đồng hay tăng 27,90%, nguồn vốn điều hoà càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Đặc biệt là năm 2006 nguồn vốn điều hoà lại tăng 15.364 triệu đồng hay tăng 12.54%. Nguyên nhân của sự tăng này là do Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay và mở rộng thị trường cho vay, đặc biệt trong năm 2005 đã xảy ra dịch bệnh ở gà, heo còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy. Vì vậy, Ngân hàng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nông dân sản xuất. Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm điều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ. Biến động của nguồn vốn được thể hiện cụ thể như sau: 0 50000 100000 150000 200000 250000 2004 2005 2006 Năm Tr đ Vốn huy động Vốn điều hoà TỔNG CỘNG Hình 4: Tình hình nguồn vốn năm 2004-2006 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 39 Bảng 5: Tình hình huy động vốn qua 3 năm ( ĐVT: Triệu đồng) Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 41.319 55.975 57.562 14.656 35,47 1.587 2,84 Tiền gửi khách hàng 926 1.480 1.119 554 59,83 -361 -24,39 Tiền gửi tổ chức TD 154 234 150 80 51,95 -84 -35,90 Tiền gửi tiết kệm 5.661 8.870 13.150 3.209 56,69 4.280 48,25 Tiền gửi kho bạc 34.200 44.944 42.582 10.744 31,42 -2.362 -5,26 Kỳ phiếu 378 447 561 69 18,25 114 25,50 Vốn điều hoà 98.760 99.258 106.281 554 0,51 7.023 7,08 TỔNG CỘNG 140.079 155.233 163.843 15.154 10,82 8.610 5,55 (Nguồn: Phòng tín dụng) 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN Khi phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng ta cần phân tích hoạt động cho vay theo địa bàn xã, thị trấn. từ đó mới biết đựơc qui mô của từng xã, thị trấn trong huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn một cách hợp lý nhất. Địa bàn của từng xã có những đặc điểm kinh tế khác nhau vì vậy nhu cầu về vốn cũng khác nhau, do đó Ngân hàng đã chia doanh số cho vay theo từng địa bàn khác nhau được thể hiện cụ thể trong bảng 12. Qua bảng 12 cho thấy doanh số cho vay của các xã không điều nhau, do mỗi xã có đặc thù về điều kiện sản xuất khác nhau. Tổng doanh số cho vay qua 3 năm như sau: Năm 2004 là 129.818 triệu đồng, năm 2005 đạt 163.352 tăng 33.534 triệu đồng hay tăng 25,83% so với năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay là 174.870 tăng 11.518 hay tăng 7,05 %. Nhìn chung, doanh số cho vay tăng hàng năm là do ngân hàng ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp để cải tạo vườn và nuôi trồng thủy sản, ở mỗi xã có thế mạnh riêng chẳng hạn như: ¾ Thị trấn Nàng Mau: Người dân ở thị trấn sống chủ yếu bằng nghề mua bán kinh doanh nên nhu cầu vốn cao chiếm18,01% trong tổng doanh số cho vay Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 40 toàn huyện. Nguồn vốn vay chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay năm 2004 là 23.387 triệu đồng, năm 2005 là 28.471 triệu đồng tăng 5.084 triệu đồng hay tăng 21,7 % so với năm 2004, Năm 2006 là 30.010 triệu đồng tăng 1.539 triệu đồng hay tăng 5,4% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng liên tục cho thấy trong những năm gần đây người dân có xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này cho thấy kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh đó cũng là do ngân hàng hỗ trợ vốn cho các thương gia kinh doanh nhằm phát triển kinh tế xã hội. ¾ Xã Vị Thanh: Đây là xã mà nông dân chủ yếu là trồng mía vì gần nhà máy đường và diện tích đất ở đây bị nhiểm phèn nhẹ nên thích hợp cho việc trồng mía, vì vậy nhu cầu vốn không cao chỉ chiếm 6,94% doanh số cho vay của Ngân hàng, nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho chi phí sản xuất nông nghiệp, được thể hiện cụ thể như sau: năm 2004 doanh số vay 9.015 triệu đồng, năm 2005 là 11.015 triệu đồng tăng 2.000 triệu đồng hay tăng 22,2% so với năm 2004, năm 2006 là 11.732 triệu đồng tăng 717 triệu đồng hay tăng 6,5% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số tăng hàng năm là do bà con nông dân có xu hướng cải tạo vườn tạp để trồng mía, cây ăn trái. ¾ Xã Vị Trung: Doanh số cho vay của xã chiếm 9,42% tổng doanh số cho vay toàn huyện, nhu cầu vốn trong những năm gần đây tăng lên qua các năm như sau: năm 2004 là 12.235 triệu đồng, năm 2005 là 15.719 triệu đồng tăng 3.484 triệu đồng hay tăng 28,5% so với năm 2004, năm 2006 là 16.612 triệu đồng tăng 893 triệu đồng tương ứng tăng 5,7% so với năm 2005. Doanh số cho vay của xã tăng lên hàng năm là do nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong những năm gần đây vì dịch bệnh rầy nâu trên cây lúa nên nguồn vốn của người dân còn đầu tư cho lĩnh vực nuôi cá đồng như: cá lốc, cá rô nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, một số nông dân đã chuyển sang cải tạo vườn, trồng cây ăn trái,…và nguồn vốn còn phục vụ cho việc mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 41 doanh số cho vay của xã tăng liên tục là vì bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì bà con nông dân đã mở rộng thêm chăn nuôi heo thịt nhưng với số lượng mang tính chất gia đình. ¾ Xã Vị Thắng: Nguồn vốn của người nông dân chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Doanh số cho vay của xã chỉ chiếm 5% trong tổng doanh số cho vay của toàn huyện, đây là xã có doanh số cho vay thấp nhất vì mang tính đặc thù của xã trồng nông nghiệp, bên cạnh đó đây là xã có ít dân cư và vừa mới tách ra từ Thị trấn. Năm 2004 là 5.238 triệu đồng chiếm 4,03% doanh số cho vay của toàn huyện. Năm 2005 là 8.491 triệu đồng tăng 3.253 triệu đồng hay tăng 62,10% so với năm 2004. Năm 2006 là 9.157 triệu đồng, tăng 666 triệu đồng, tương ứng tăng 7,84% so với năm 2005.. Vì vậy, trong những năm sắp tới ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đầu tư vào các xã có doanh số vay thấp nhằm mở rộng thêm địa bàn hoạt động và thu hút nhiều người đến vay tiền hơn. Bảng 6: Doanh số cho vay theo địa bàn (ĐVT: Triệu đồng) Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Xã 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % TTNM 23.387 28.471 30.010 5.084 21,74 1.539 5,41 Vị Thắng 5.238 8.491 9.157 3.253 62,10 666 7,84 VỊ Đông 20.619 26.366 27.118 5.747 27,87 752 2,85 Vị Bình 11.732 12.487 12.815 755 6,44 328 2,63 Vị Trung 12.235 15.719 16.612 3.484 28,48 893 5,68 Vị Thanh 9.015 11.015 11.732 2.000 22,19 717 6,51 Vị Thuỷ 9.737 9.568 10.887 -169 -1,74 1.319 13,79 Vĩnh Trung 10.713 13.240 14.728 2.527 23,59 1.488 11,24 Vĩnh.T. Tây 16.330 21.674 23.937 5.344 32,73 2.263 10,44 Vĩnh Tường 10.812 16.321 17.874 5.509 50,95 1.553 9,52 Tổng Cộng 129.818 163.352 174.870 33.534 25,83 11.518 7,05 (Nguồn: Phòng tín dụng) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 42 4.3 DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ Ở Vị Thủy với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vậy, ngân hàng xác định khách hàng chủ yếu của ngân hàng là vùng nông thôn và tập trung đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp với tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay. ¾ Nông nghiệp: Là lĩnh vực của ngân hàng chú trọng đầu tư. Trong lĩnh vực này, NHNo & PTNT huyện Vị Thủy đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: Trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp,…Năm 2004 doanh số cho vay đạt 89.522 triệu đồng. Năm 2005 là 126.204 triệu đồng, tăng 36.682 triệu đồng hay tăng 40,98% so với năm 2004. Năm 2006 là 130.152 triệu đồng, tăng 3.948 triệu đồng, tương ứng 3,135% so với năm 2005. Qua bảng 13 cho thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm trên 70% doanh số cho vay của ngành. Trong những năm gần đây thường xảy ra dịch bệnh trên cây lúa như bệnh rầy nâu, vàng lùn,… nên người nông dân chuyển sang nuôi thuỷ sản, trồng cây và chăn nuôi, vì vậy nhu cầu vốn luôn tăng lên qua các năm. ¾ Tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ : Trong lĩnh vực này ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho vay theo chủ trương của Huyện là củng cố và phát triển các ngành nghề ở địa phương nhằm nâng cao giá trị của ngành trong những năm sắp tới. Ngoài ra ngân hàng còn đầu tư vào xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các khu chợ, đồng thời giúp người dân mở rộng các cơ sở hiện có. Doanh số cho vay của ngành chỉ chiếm trên 13% tổng doanh số cho vay. Năm 2004 là 14.485 triệu đồng, năm 2005 là 25.363 triệu đồng, tăng 10.878 triệu đồng hay tăng 75,1% so với năm 2004. Năm 2006 ngân hàng đã cho vay 27.315 triệu đồng, tăng 1.952 triệu đồng, tương ứng tăng 7,7% so với năm 2005. Nhìn chung, ba năm qua 2004 – 2006 Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến đối tượng kinh doanh thương mại, vì trong những năm gần dây cùng với sự phát triển của nông nghiệp thì ngành này cũng phát triển không kém do các thương gia làm ăn có hiệu quả nên nguồn vốn liên tục tăng. ¾ Thủy sản: Đây là một ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai vì dịch bệnh xảy ra đối với chăn nuôi. Trước đây, ngân hàng ít chú trọng lĩnh vực này vì việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, chỉ có nuôi theo hộ gia Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 43 đình với diện tích rất thấp. Hiện nay ngân hàng bắt đầu chú ý đến ngành này vì trên địa bàn huyện đã xuất hiện 5 cơ sở chuyên cung cấp cá giống cho người dân nuôi, vì vậy nhu cầu về vốn cho ngành này tăng qua các năm. Năm 2004, 2005 mặc dù có nuôi nhưng đa số qui mô nhỏ vì vậy chưa có nhu cầu vay, đến năm năm 2005 Thủy sản bắt dầu phát triển mạnh và người dân đã mạnh dạn đầu tư cho ngành này, cụ thể doanh số cho vay năm 2005 là 11.803 triệu đồng chiếm6,75% trong tổng doanh số cho vay toàn ngành. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2004 2005 2006 Năm T rđ Nông nghiệp KD- TMDV Thủy sản Ngành khác Tổng Hình 5: Doanh số cho vay vốn theo ngành kinh tế ¾ Ngành nghề khác: Bên cạnh cho vay ngành nông nghiệp và thương mại – dịch vụ, NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy còn cho vay nhiều mục đích kinh tế khác như: cho vay xây dụng cơ bản, sửa chữa nhà ở, cho vay mua sắm phục vụ đời sống… Doanh số cho vay các ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 13-29% trong tổng doanh số cho vay, và nhóm ngành này chiếm tỷ trọng cho vay liên tục giảm qua các năm, do cho vay nhóm ngành này khó thu được nợ vay, nên Ngân hàng giảm vốn đầu tư cho nhóm ngành này. Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động cho vay theo mục đích sử dụng vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy có những thay đổi theo sự thay đổi của hệ thống NHNo & PTNT Việt nam, chính là đã có những thay đổi theo hướng đầu tư đa dạng hóa các ngành nghề Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 44 Bảng 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (ĐVT: Triệu đồng, %) Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 89.522 126.204 130.152 36.682 40,98 3.948 3,13 KD-TMDV 14.485 25.363 27.315 10.878 75,10 1.952 7,70 Thủy sản - 3..257 5.723 3.257 - 2.466 75,7 1 Ngành khác 25.811 8.528 11.760 -17.283 -66,96 3.232 37,9 9 Tổng cộng 129.818 163.352 174.870 33.534 25,83 11.518 7,05 (Nguồn: Phòng tín dụng) 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Theo số liệu điều tra tại phòng thống kê, cho đến nay trên địa bàn huyện Vị thủy có hơn 54 doanh nghiệp tư nhân, 33 cơ sở sản xuất sản phẩm các loại và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong số các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ có thành phần cá thể, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất. Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá nhân, hộ sản xuất, và có xu hướng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2004, trong số 129.818 triệu đồng cho vay, thành phần cá thể, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 85% còn công ty CP-TNHH chiếm 10% và hợp tác xã chỉ chiếm 5%. Năm 2005 doanh số cho vay là 163.352 triệu đồng trong đó cá thể, hộ sản xuất có tỷ trọng 78%, còn công ty CP-TNHH chiếm 12% và hợp tác xã chỉ chiếm 8%. Doanh số cho vay năm 2006 là 174.870 triệu đồng trong đó thành phần kinh tế cá thể, hộ sản xuất với tỷ trọng 75% còn công ty CP-TNHH chiếm 16% và hợp tác xã chỉ chiếm 9%Cụ thể như sau: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 45 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2004 2005 2006 Năm T r Cá thể, hộ SX Cty CP- TNHH HTX Tổng cộng Hình 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ¾ Đối với cá thể, hộ sản xuất: Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất mà thành phần cho vay chủ yếu là nông dân, vì theo Ngân hàng nông dân là khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và uy tín của Ngân hàng. Như theo lời phát biểu của Giám Đốc NHNo & PTNT Việt Nam: “ thực tế hoạt động tín dụng trên thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là khách hàng vay trả sòng phẳng; người dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng hành có uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam”. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này. Những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay là 110.345,3 triệu đồng. Năm 2005 doanh số cho vay cá thể, hộ sản xuất là 127.414,6 triệu đồng, tăng 17.069,26 triệu đồng với tốc độ tăng 15,47% so với năm 2004. Năm vừa qua, doanh số cho vay của thành phần này tiếp tục tăng đạt 131.152,5 triệu đồng, tăng hơn 75% so với năm 2005 ứng với số tiền là 3.737,94 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất tăng lên bao gồm sự tăng của cả cho vay đối với sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức dần phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 46 Vì vậy, địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng nông thôn nên hầu như các món vay đều có giá trị nhỏ. Khách hàng phần lớn là những hộ nông dân phân tán trên địa bàn rộng lớn nên việc thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó thì nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này ngày càng tăng do cá thể, hộ sản xuất ngày càng đổi mới phương thức sản xuất và kết hợp các mô hình sản xuất mới. ¾ Đối với công ty cổ phần- trách nhiệm hữu hạn: Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của huyện. Doanh số cho vay thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng vì đây không phải là đối tượng hướng đến cho vay của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh, sản xuất của các thành phần kinh tế này không nằm trong chuyên môn hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng chỉ cho vay để đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng. Năm 2004 doanh số cho vay chỉ đạt 12.981,8 triệu đồng. Đến năm 2005 doanh số cho vay tăng lên đạt 19.602,24 triệu đồng, tăng 6.620,44 triệu đồng với tốc độ tăng 50,99% so với năm 2005. Đến năm 2006 doanh số này tiếp tục tăng đạt 27.979,2 triệu đồng, tăng hơn 42,73% so với năm 2005 ứng với số tiền 8.376,96 triệu đồng. Sự gia tăng này phù hợp với quy hoạch phát triển chung của toàn huyện. Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Doanh số cho vay đối với cá thể, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng nhưng doanh số cho vay đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn, dần tăng tỷ trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của Ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của huyện và kế hoạch đã đề ra trước của Ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự chưa đáp ứng được Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 47 Ngoài ra, còn một thành phần kinh tế nữa là Hợp tác xã nhưng nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và hiện nay thì dường như Ngân hàng không thực hiện giải ngân cho thành phần kinh tế này, vì trong những năm gần đây các thành viên trong hợp tác xã có xu hướng tách ra làm ăn cá thể nên việc thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này ngày càng khó khăn hơn. Như vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng rỏ rệt qua 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, trong đó doanh số cho vay theo cá thể, hộ sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất là 85% trong tổng doanh số cho vay, đây là thế mạnh của ngân hàng vì trong lĩnh vực nông nghiệp ngân hàng rất chú trọng và xem đây là khách hàng truyền thống, các cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn, nhằm hạn chế rủi ro, giúp ngân hàng ngày càng tăng thêm lợi nhuận, hoạt động có hiệu quả hơn. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 48 Bảng 8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế (ĐVT: Triệu đồng, %) (Nguồn: Phòng tín dụng) 4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Với phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” thì cùng với doanh số cho vay, thì thu nợ là một vấn đề mà chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. 4.5.1 Tình hình thu nợ cho vay 4.5.1.1 Phân tích doanh số thu nợ theo địa bàn Qua bảng 15 cho thấy công tác thu hồi nợ theo địa bàn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, thể hiện ở doanh số thu hồi nợ tăng dần qua các năm. Điều đáng mừng là trong năm 2005 tình hình thu nợ ở các xã đều tăng cao hơn so với năm trước như: xã Vị Đông, Vĩnh Tường, Vĩnh thuận Tây, Vị Trung, Vị Thanh. Năm 2006 doanh số thu nợ của các xã có phần tăng đó là do ảnh hưởng của một số xã như: Thị Trấn Nàng Mau, Vĩnh Trung, Vị Đông, Vĩnh Thận Tây. Năm 2004 doanh số thu hồi nợ chỉ có 109.980 triệu đồng, năm 2005 thu được 133.965 triệu đồng, tăng 23.985 triệu đồng, tương ứng tăng 21,81% so với năm 2004. Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể, hộ SX 110345.3 0.85 127414.6 0.78 131152.5 0.75 17069.26 15.47 3737.94 2.9 Công ty CP- TNHH 12981.8 0.1 19602.24 0.12 27979.2 0.16 6620.44 50.99 8376.96 42.73 Hợp tác xã 6490.9 0.05 13068.16 0.08 15738.3 0.09 6577.26 101.33 2670.14 20.43 Tổng cộng 129818 1 163352 1 174870 1 33534 25.83 11518 7.05 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 49 Năm 2006 doanh số thu nợ là 149.581 triệu đồng, tăng 15.616 triệu đồng hay tăng 11,6% so với năm 2005. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự nổ lực thu hồi nợ của chi nhánh mà trực tiếp là các cán bộ tín dụng phụ trách ở các xã, điều này cũng nói lên việc vay vốn phục vụ cho sản xuất của nông dân ngày một tốt hơn thể hiện qua khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhìn chung Ngân hàng cho vay tăng qua các năm thì bên cạnh đó công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng tăng lên, đều này còn nói lên tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vị thủy.pdf
Tài liệu liên quan