MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1:CHƯƠNG MỞ ĐẦU .1
1.1. Lý do chọn đềtài: . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
1.2.1. Mục tiêu chung.3
1.2.2. Mục tiêu cụthể .3
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.3.1. Không gian nghiên cứu .3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu .3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.3
1.4. Lượt khảo tài liệu nghiên cứu . 3
CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5
2.1. Phương pháp luận . 5
2.1.1. Khái niệm vềngân hàng thương mại. .5
2.1.2. Nguồn vốn ngân hàng thương mại.5
2.1.3. Những vấn đềchung vềtín dụng. .6
2.1.4. Rủi ro và các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng .11
2.1.5. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.12
2.1.6. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. .13
2.1.7. Phân loại tín dụng.14
2.1.8. Một sốlý luận khác liên quan đến tín dụng .16
2.1.9. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động của tín dụng.17
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 19
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀCHI NHÁNH SACOMBANK TẠI CẦN THƠ .17
3.1. Đặc điểm tình hình tại thành phốCần Thơ. 17
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank nói chung và chi nhánh
Sacombank tại Cần Thơnói riêng .17
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD:Th.s NGUYỄN THỊLƯƠNG8 SVTH:NGUYỄN LONG TRUNG
3.2.1. Khái quát vềNgân hàng Sài Gòn Thương Tín .17
3.2.2. Khái quát vềSacombank Cần Thơ.18
3.3. Chức năng, nhiệm vụvà cơcấu tổchức. .20
3.4. Hoạt động kinh doanh chủyếu của Sacombank Cần Thơ .22
3.4.1. Hoạt động huy động vốn .22
3.4.2. Hoạt động tín dụng.22
3.4.3. Dịch vụ .23
3.5. Khái quát thực trạng và kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh
Sacombank Cần Thơ 23
3.5.1. Thu nhập.24
3.5.2. Chi phí .25
3.5.3. Lợi nhuận.26
3.5.4. Các chỉtiêu đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ
qua 3 năm. 27
3.6. Tình hình huy động vốn .30
3.6.1. Tiền gửi của các tổchức kinh tế .32
3.6.2. Tiền gửi tiết kiệm .33
3.6.3. Tiền gửi của các tổchức tín dụng khác .35
3.7. Tình hình sửdụng vốn .36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ.40
4.1. Phân tích hoạt động cho vay . 40
4.1.1. Phân tích doanh sốcho vay.40
4.1.2. Phân tích tình hình thu nợ .52
4.1.3. Phân tích tình hình dưnợ .62
4.2. Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng . 74
4.2.1. Hệsốthu nợ.75
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD:Th.s NGUYỄN THỊLƯƠNG9 SVTH:NGUYỄN LONG TRUNG
4.2.2. Tỷsốnợquá hạn .76
4.2.3. Dưnợtrên vốn huy động.76
4.2.4. Nợxấu trên tổng dưnợ.77
4.2.5. Vòng quay vốn tín dụng . 77
CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN VÀ
HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ .79
5.1. Biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng . 79
5.2. Yếu tốcon người trong hoạt động tín dụng.80
5.3. Biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng.81
5.3.1.Một sốbiện pháp hạn chếnợquá hạn. .81
5.3.2. Nâng cao công tác thẩm đinh .82
5.3.3. Biện pháp xửlý rủi ro .82
5.3.4. Phân tán rủi ro.83
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. .84
6.1. KẾT LUẬN. . 84
6.2. KIẾN NGHỊ . . . 85
106 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín và các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh sacombank Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất và các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra thì thị trường chứng
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 47 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
khoản sôi động và trở nên phổ biến đối với người dân và các doanh nghiệp, dẫn
đến xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh
tranh với hệ thống NHTM.
Tổng huy động vốn của Ngân hàng trong năm tăng so với các năm trước với
tốc độ tăng bình quân là 37,24%. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư năm
2007 đạt 403.326 triệu đồng tăng 108.825 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng
tăng 36,95% chiếm tỷ trọng 93,48%/tổng huy động và 46,30%/tổng tài sản. Năm
2006, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và trong dân cư đạt 294.501 triệu
đồng tăng 2.296 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 0,97%. Tình hình
huy động vốn đạt tăng trưởng rất cao, nhất là năm 2007 tăng khoảng 38 lần so với
năm 2006 (0,97%). Sự dịch chuyển cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng nhỏ lẻ
cho thấy việc mở rộng mạng lưới, mở rộng địa bàn hoạt động, cùng với hệ thống
cơ sở vật chất khang trang bề thế đã phát huy rất tốt tác dụng, đây là một lợi thế
của chi nhánh trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay.
Bảng 3.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
I. Vốn huy động: 229.098 312.501 431.469
II. Vốn điều
chuyển.
266.504 393.238 439.605
Tổng nguồn vốn 565.602 705.739 871.074
(Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ)
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 48 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
0.000
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
900.000
2005 2006 2007
Vốn điều chuyển.
Vốn huy động:
Biểu đồ 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM
Nguồn vốn huy động được có sự tăng trưởng đột biến là do chi nhanh đẩy
mạnh quảng bá thương hiệu đi cùng với công tác huy động vốn, đa dạng hoá
nghiệp vụ huy động vốn, nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi
lớn, với mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn đã góp phần rất lớn vào kết quả huy động
vốn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã tiến hành đổi mới công tác phục vụ, tạo ấn
tượng thật tốt khi khách hàng đến gửi tiền. Các tiện ích mà Ngân hàng cung cấp
cho khách hàng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nên số lượng
khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà vốn
huy động tại chi nhánh tăng rất nhanh.
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 49 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
Bảng 3.4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM
Đvt: triệu đồng
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%)
- TG tổ chức KT 135.647 134.469 193.819 -1.178 -0,87 59.350 44,14
+ Không kỳ hạn 131.783 125.969 179.082 -5.814 -4,41 53.113 42,16
+ Có kỳ hạn 3.864 8.500 14.737 4.636 119,98 6.237 73,38
- TG tiết kiệm 156.558 160.032 209.507 3.474 2,22 49.475 30,92
+ Không kỳ hạn 9.644 4.250 11.418 -5.394 -55,93 7.168 168,66
+ Có kỳ hạn 146.914 155.782 198.089 8.868 6,04 42.307 27,16
- TG TCTD khác 6.893 18.000 28.143 11.107 161,13 10.143 56,35
Tổng cộng 299.098 312.501 431.469 83.408 36,00 118.968 38,07
(Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ)
Nguồn vốn huy động được của chi nhánh gồm các khoản tiền gửi sau đây:
3.6.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Tình hình huy động vốn biến động và tăng không ngừng. Nguồn vốn tăng là
do những năm gần đây các doanh nghiệp là ăn có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao
cho bản thân các doanh nghiệp, vì vậy lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng cao. Trong
khi, các doanh nghiệp đã quen dần các hoạt động giao dịch buôn bán thông qua
ngân hàng, vì vậy mà lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng tăng cao.
Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là khoản tiền không kỳ hạn
nhằm để thanh toán cho các đối tác làm ăn.
Năm 2005, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 135.647 triệu đồng, qua
năm năm 2006 đạt 134.469 triệu đồng giảm 1.178 triệu đồng so với năm 2005, với
mức giảm tương ứng là 0,87%. Nguyên nhân là do, thời tiết, dịch bệnh, giá cả
không ổn định bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản…ảnh hưởng đến nguồn
thu nhập của phần lớn người dân. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn, nguồn thu nhập giảm do lượng hàng hoá tiêu thụ chậm nên lượng
tiền gửi vào ngân hàng không lớn. Đến năm 2007 đạt 193.819 triệu đồng tăng
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 50 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
59.350 triệu đồng hay tăng 44,14%. Nguyên nhân, sau khi gia nhập WTO nền kinh
tế đất nước phát triển tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp TP. Cần Thơ tăng
cường các hoạt động xuất - nhập khẩu với nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết,
cho nên tiền gửi vào ngân hàng để được thanh toán gia tăng đáng kể. Sản xuất
nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, tiếp tục phát triển;
nông dân yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống.
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn: kết quả hoạt động qua 3 năm như sau, năm
2005 đạt 131.783 triệu đồng, qua năm 2006 đạt 125.696 triệu đồng giảm 1.178
triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 193.819 triệu đồng tăng 59.350
triệu đồng so với năm 2006. Như đã biết lượng tiền gửi không kỳ hạn vào chi
nhánh một phần phụ thuộc vào lượng hàng hoá tiêu thụ của các doanh nghiệp,
trong năm 2007 kinh tế TP. Cần Thơ phát triển nhanh, thu nhập của người dân dần
được cải thiện lượng hàng bán ra của doanh nghiệp tăng vọt nên lượng tiền gửi
này đỗ vào Ngân hàng cũng tăng lên.
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn: kết quả huy động được như sau, năm 2005 đạt
con số 3.864 triệu đồng, qua năm 2006 đạt 8.500 triệu đồng tăng 4.636 triệu đồng
so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền huy động được 14.737 triệu đồng tăng
6.237 triệu đồng so với năm 2006. Khoản tiền huy động có kỳ hạn của các tổ chức
kinh tế liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả và quy mô được mở rộng. Trong thời kỳ hội nhập, có rất nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập nắm được vận hội đó Sacombank Cần Thơ đã có chiến
lượt marketing đến tận các khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh còn có chính sách ưu
đãi đến tận nơi thu tiền đối với các khách hàng lớn và có giao dịch thường xuyên
với Ngân hàng. Năm 2007, chi nhánh Cần Thơ đưa ra sản phẩm huy động tiền gửi
có kỳ hạn ngắn hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với các doanh nghiệp có số tiền nhàn
rỗi ngắn hạn lớn, chính vì vậy mà tiền gửi tăng lên nhanh chóng.
3.6.2. Tiền gửi tiết kiệm.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn.
Trong những năm gần đây Ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 51 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
với nhiều hình thức như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm dự
thưởng…
Tình hình tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm như sau: năm 2005 đạt 156.558 triệu
đồng, sang năm 2006 đạt 160.032 triệu đồng tăng 3.474 triệu đồng so với năm
2005 với tỉ lệ tương ứng là 2,22%; đến năm 2007 thì tiền gửi tiết kiệm là 209.507
triệu đồng tăng 49.475 triệu đồng, với tốc độ tăng là 30,92%. Đây là bước nhảy
vọt khá mạnh trong công tác huy động vốn, từ khoản tiền gửi tiết kiệm đó trong
năm chi nhánh đã đưa ra hàng loạt chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng
như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo vàng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm
tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với thu nhập của mỗi cá nhân.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm vị trí cao và được khách hàng ưa chuộng
do lãi suất cao và khá ổn định, mặt khác khách hàng thường không sử dụng các
khoản tiền này ngay mà đó thường là những khoản thu nhập dôi ra gửi vào Ngân
hàng với mục đích thu được lợi nhuận sau một khoản thời gian nhưng đây là
những sản phẩm truyền thống của các NHTM.
Tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh, nguyên nhân là do sản phẩm tiết kiệm của chi
nhánh đa dạng với nhiều kỳ hạn so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố và
lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường rất có lợi cho khách hàng. Hiện nay chi
nhánh Cần Thơ đang áp dụng chính sách lãi suất năng động cho khách hàng khi
muốn rút tiền trước thời hạn. Khi rút tiền trước thời hạn thì khách hàng không phải
chịu mức lãi suất không kỳ hạn như trước đây với khoản tiền gửi lãnh lãi trước
hạn mà lãnh lãi suất theo kỳ hạn đã thực gửi. Nhờ vậy mà thu hút rất nhiều khách
hàng đến với Sacombank.
Thoái quen người Việt Nam gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn để thanh toán
qua ngân hàng là chưa cao vì họ xem tiền mặt là công cụ chính cho mọi giao dịch.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động huy động
vốn.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng tương ứng với việc tăng lãi suất cho loại
tiền gửi này vì có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ giữa các khối các NHTM trong địa
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 52 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
bàn thành phố, tuy nhiên Sacombank Cần Thơ đã đưa ra nhiều tiện ích cho khách
hàng và khách hàng có thể rút ra bất cư lúc nào khi khách hàng không cần thanh
toán, giao dịch nên số lượng các cá nhân đến chi nhánh mở tài khoản tiết kiệm
không kỳ hạn ngày càng lớn. Tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh chủ yếu là các
khoản ký quỹ tiền vay của khách hàng nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn đối với
các hoạt động tín dụng của chi nhánh, đây là thoả thuận giữa khách hàng và ngân
hàng.
3.6.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
Ngoài các khoản tiền gửi chính chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế và
các tầng lớp dân cư thì các tổ chức tín dụng khác đến gửi tại NHTM khác cũng
tăng lên qua các năm. Năm 2005 tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 6.893 triệu
đồng và năm 2006 đạt 18.000 triệu đồng tăng 11.107 triệu đồng so với năm 2005,
với tốc độ tăng 161,13%; năm 2007 đạt 28.143 triệu đồng tăng 10.143 triệu đồng
so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng khi đó là 56,35%.
Nguyên nhân dẫn đến xu hướng khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng
cao là do uy tín của Sacombank rất lớn, khả năng quan hệ hợp tác với các NHTM
khác trong khu vực khá tốt. Sacombank có rất nhiều quan hệ trong nhiều lĩnh vực.
Trong thời kỳ kinh tế đất nước phát triển và xu hướng hợp tác giữa các NHTM với
nhau và là xu thế chung. Quan hệ thanh toán bù trừ, chuyển khoản từ Ngân hàng
này sang Ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi nên khoản tiền gửi của các tổ
chức tín dụng tại chi nhánh tăng cao. Trong những năm gần đây các ngân hàng mở
chi nhánh tại Cần Thơ rất nhiều và nằm sát nhau. Tiền gửi của các tổ chức tín
dụng tại chi nhánh càng chiếm tỷ trọng càng cao chứng tỏ sản phẩm thanh toán,
thẻ…của chi nhánh ngày càng mở rộng.
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 53 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
0.000
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2005 2006 2007
TG tổ chức KT
TG tiết kiệm
TG TCTD khác
Biểu đồ 3: CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK
CẦN THƠ QUA 3 NĂM
Tóm lại: tình hình huy động vốn qua các năm tiếp tục tăng trưởng cao. Sự
dịch chuyển cơ cấu huy động vốn theo khu vực cho thấy công tác mở rộng mạng
lưới, mở rộng địa bàn hoạt động. Vốn huy động của chi nhánh là rất quan trọng
đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vốn huy động được phần nào xác định
được quy mô hoạt động của chi nhánh có lớn hay không. Tuỳ vào mức vốn huy
động được mà ngân hàng cân đối để cho vay hợp lý. Cơ cấu vốn huy động theo
thời hạn phần nào xác định được cơ cấu vốn cho vay ngắn hạn, cho vay trung và
dài hạn. Hoạt động huy động vốn đạt nhiều, lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt
động tín dụng mang lại sẽ càng lớn.
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 54 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
3.7. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN.
Bảng 3.5: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM
Đvt: triệu đồng
2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST % ST %
DS cho vay 636.422 589.454 736.392 -46.968 -7,38 146.938 24,93
Doanh số
thu nợ 499.627 454.494 569.818 -45.133 -9,03 115.324 25,37
Dư nợ cho
vay 538.878 673.838 840.412 134.960 25,04 166.574 24,72
Nợ quá hạn: 9.376 13.342 15.434 3.966 42,30 2.092 15,68
- Nợ nhóm 2 2.785 5.590 8.045 2.805 100,72 2.455 43,92
- Nợ nhóm 3 3.253 4.563 5.439 1.310 40,27 876 19,20
- Nợ nhóm 4 1.669 2.348 1.157 679 40,68 -1.191 -50,72
- Nợ nhóm 5 1.669 841 793 -828 -49,61 -48 -5.71
(Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ)
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì qui mô và chất lượng tín dụng cũng có
xu hướng gia tăng đáng kể. Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu
nhập chủ yếu của Ngân hàng.
Với chủ trương của Ngân hàng là cũng cố và phát triển, "lấy ngắn nuôi dài",
hoạt động tín dụng theo phương châm "tập trung có trọng điểm và phân tán theo
đề án". Chính vì vậy chi nhánh đã có những bước tiến quan trọng và mạnh trong
công tác sử dụng vốn:
- Doanh số cho vay: dư nợ liên tục tăng, năm 2005 đạt 538.878 triệu đồng,
năm 2006 là 673.838 triệu đồng, tăng 134.960 triệu đồng so với năm 2005 tăng
134.960 triệu đồng tương ứng giảm với tốc độ 25,04%;sang năm 2007 tăng lên
840.412 triệu đồng, tương ứng tăng 24,72%. Tình hình tăng trưởng kinh tế của cả
nước cũng như trên địa bàn ngày càng cao, tổng thể mà nói thì hoạt động sử dung
vốn cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của TP.Cần Thơ mà chi nhánh hoạt
động được duy trì và tăng trưởng. Tuy nhiên, năm 2006 do tình hình bị ảnh huởng
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 55 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
của bão - lũ lớn, dịch cúm gia cầm và nhiều dịch bệnh khác ở gia súc, cây trồng;
những biến động bất thường về giá cả, nhất là giá xăng dầu và những rào cản mới
trong thương mại…hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá thể kém hiệu quả,
năng suất lao động vì vậy cũng bị ảnh hưởng và đạt năng suất tương đối thấp, ảnh
hưởng đến sức mua hàng hoá của người dân. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp
chứa đựng quá nhiều rủi ro, sản lượng về nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm,
lúa gạo đều giảm do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Do đó, nguồn
thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân bị giảm đáng kể. Trong khi
đó, để tránh rủi ro chi nhánh đã có chính sách hạn chế hoạt động chi vay trong lĩnh
vực nông nghiệp vì sự kém hiệu quả của ngành này.
- Doanh số thu nợ: Doanh số thu có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2005 là
499.627 triệu đồng, năm 2006 là 454.494 triệu, giảm 9,03% so với năm 2005.
Nguyên nhân công tác thu hồi nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, dịch lỡ mồm
long móng, cúm gia cầm…làm cho nông dân không có khả năng trả nợ cho Ngân
hàng vì họ bị mất nguồn thu nhập, các loại thuỷ sản rớt giá. Ngoài ra, doanh số
cho vay giảm cũng ảnh hưởng đến sự giảm của doanh số thu nợ của chi nhánh.
Đến năm 2007, doanh số thu nợ tăng cao lên đến 736.392 triệu đồng, tăng 25,37%
so với năm 2006. Trong năm 2007, nền kinh tế nước đang nước hội nhập và phát
triển mạnh mẽ, các cơ quan nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Chính sách, thủ tục đăng
ký kinh doanh thông thoáng hơn vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp được thành lập và thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động
sản xuất.
- Dư nợ: doanh số cho vay tăng của chi nhánh nhìn chung có sự tăng lên nên
dư nợ của Ngân hàng cũng gia tăng theo, năm 2005 là 538.878 triệu đồng, năm
2006 là 673.838 triệu, tăng 25,04%, sang năm 2007 tăng lên 840.412 triệu, tức
tăng 166.574 triệu đồng tương đương 24,72%. Trong năm dư nợ của Ngân hàng là
rất lớn so với các các NHTM khác trong địa bàn TP Cần Thơ, cũng như so với các
chi nhánh khác trong địa bàn thành phố. Để có được mức dư nợ cao trong những
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 56 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
năm vừa qua là do Ngân hàng đã nổ lực trong công tác tiếp thị, đưa hình ảnh
Sacombank đến với khách hàng. Ngoài ra dư nợ cũng phần nào là do thời gian đáo
hạn của các khoản nợ chưa đến. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao,
nhu cầu sản xuất đòi hỏi cũng phải tăng để đáp ứng mức sống của người dân. Cho
nên dư nợ của Ngân hàng tiếp tục tăng cả về số lượng và cơ cấu.
- Nợ quá hạn: một điều dễ nhận thấy là dư nợ liên tục tăng qua các năm thì nợ
quá hạn tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ và tỷ trọng tăng của nợ quá hạn là vô
cùng nhỏ so với tốc độ tăng cũng tỷ trọng của dư nợ qua các năm. Đây cũng là kết
quả kinh doanh có hiệu quả và hợp lý của chi nhánh. Cụ thể năm 2005 là 9.376
triệu đồng, năm 2006 là 13.342 triệu đồng, đến năm 2007 con số nợ quá hạn là
15.434 triệu đồng. Trong đó:
+ Nợ nhóm 2: năm 2006 là 5.590 triệu đồng tăng 2.805 triệu đồng, với tốc độ
tăng là 100,72% so với năm 2005; năm 2007 tăng lên 8.045 triệu đồng tăng 2.455
triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 43,92%. Tình hình nợ cần
chú ý qua 3 năm có xu hướng tăng đây là dấu hiệu không tốt cho Chi nhánh vì nó
cho thấy mức độ ứ động vốn nhất thời của khách hàng là rất lớn. Khoản nợ này
tuy chưa phản ánh đầy đủ sự tổn thất về tín dụng nhưng nó lại góp phần làm cho
chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm, đòi hỏi Ngân hàng phải có sự quan tâm
và có những giải pháp kịp thời như: đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng
cần hỗ trợ và tư vấn cho họ phương án hoạt động kinh doanh hiệu quả hay biện
pháp xử lý tài sản để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Chi nhánh cần
kiểm soát, hạn chế, và xử lý tốt nợ nhóm 2 trước khi chuyển sang nhóm nợ dưới
tiêu chuẩn (nợ nhóm 3).
+ Nợ nhóm 3: đây là nhóm nợ được coi là nợ xấu. Nhóm nợ này tăng nhưng
có xu hướng tăng chậm lại qua các năm. Điều này phản ánh được sự nổ lực của
Chi nhánh trong việc quản lý công tác thu hồi nợ, tiến đến việc nâng chất lượng
hoạt động tín dụng lên, bên cạnh đó cũng thấy được quá trình cấp tín dụng cũng
như quản lý mục đích sử dụng vốn của khách hàng được Chi nhánh kiểm soát
hiệu quả. Cụ thể, năm 2006 nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là 4.563 triệu đồng tăng
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 57 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
1.310 triệu đồng so với năm 2005, ứng với tỷ lệ tăng là 40,27%; đến năm 2007
nhóm nợ tăng nhẹ lên 5.439 triệu đồng tăng 876 triệu đồng với tốc độ tăng là
19,20% so với năm 2006.
+ Nợ nhóm 4 và 5: hai nhóm nợ xấu này có tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư
nợ, bình quân qua 3 năm nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng khoảng 0,27% so với tổng dư
nợ, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng khoảng 0,18% so với tổng dư nợ và cả hai có chiều
hướng giảm xuống. Cụ thể, nợ nhóm 4 năm 2006 là 2.348 triệu đồng tăng 679
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,68%, sang năm 2007 nợ nhóm 4 là 1.157
triệu đồng giảm 1.191 triệu đồng với tốc độ giảm là 50,72% so với năm 2006; đối
với nợ nhóm 5 thì năm 2005 là 1.669 triệu đồng, sang năm 2006 giảm còn 841
triệu đồng với tỷ lệ giảm là 49,61% so với năm 2005, đến năm 2007 giảm xuống
còn 793 triệu đồng với tốc độ giảm là 5,71% so với năm 2006. Qua phân tích trên,
thấy Sacombank Cần Thơ đã nổ lực trong việc đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu
bằng nhiều biện pháp khác nhau và mang lại hiệu quả tốt, kể cả phát mãi tài sản
thế chấp tiền vay. Chính vì vậy đã làm chất lượng tín dụng được nâng lên và cũng
góp phần giảm đáng kể rủi ro chi Ngân hàng.
Tóm lại: trong thời gian qua Chi nhánh tập trung cho vay các hộ kinh doanh
cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rủi ro được phân tán ra và giúp các
nhân viên tín dụng dễ kiểm soát hơn. Cũng trong giai đoạn này, chi nhánh đang
thực hiện theo định hướng là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu với mục đích giảm thiểu
rủi ro đồng thời khách hàng có thể vay nơi này nhưng có thể trả tiền ở nơi khác,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng. Có được
kết quả như trên là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên
Ngân hàng, đặc biệt là ban lãnh đạo của Ngân hàng đã có sự quản lý, chỉ đạo đúng
đắng về việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 58 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY.
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào.
Sự chuyển hoá vốn từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung và đáp ứng nhu
cầu cho các thành phần kinh tế góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và mang
lại ý nghĩa cho NH. Vì nguồn thu nhập chủ yếu của NH là nhờ vào hoạt động cho
vay, từ đó bồi hoàn cho khoản tiền gửi của khách hàng, chi phí hoạt động kinh
doanh và tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh lợi ích có được từ hoạt động cho vay thì đây
cũng là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy các NH cần phải quản lý các khoản
cho vay chặt chẽ để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.
4.1.1. Phân tích doanh số cho vay.
4.1.1.1. Cho vay theo thời hạn.
Hoạt động cho vay của Sacombak Cần Thơ tập trung vào các lĩnh vực thuộc
về thế mạnh của địa phương như: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thuỷ sản…và tại trợ
mạnh cho hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay theo phương chăm nhỏ lẻ
nhưng với số lượng lớn. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư vào các
thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đơn vị bổ sung vào nhu cầu vốn kinh
doanh để phát triển sản xuất. Chi nhánh đầu tư vào tín dụng ngắn, trung & dài hạn
để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và cố định, và đạt được kết quả qua 3 năm như
sau:
a. Tín dụng ngắn hạn.
Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, bình
quân qua 3 năm chiếm khoảng 60% trong tổng doanh số cho vay. Mục đích của tín
dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tài
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 59 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
trợ xuất nhập khẩu, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay ngắn
hạn tại chi nhánh tập trung vào: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đáp ứng nhu
cầu vốn kịp thời, cho vay trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ…Thời gian gần đây
hoạt động cho vay góp chợ và cho vay trả góp của cán bộ công nhân viên phát
triển mạnh, góp phần vào sự tăng trưởng doanh số cho vay của Chi nhánh do chi
nhánh mở rộng và đi đầu trong việc năm bắt được thị trường mới cũng như đáp
ứng tốt nhất, hiệu quả nhất nhu cầu khách hàng của mình.
Việc cấp tín dụng ngắn hạn đã đạt được những kết quả sau: năm 2006 đạt
352.729 triệu đồng giảm 96.967 triệu đồng so với năm 2005, với mức giảm tương
ứng là 21,56%; năm 2007 đạt 480.829 triệu đồng tăng 128.100 triệu đồng so với
năm 2006. Năm 2006 hoạt động cho vay có phần giảm mạnh, nguyên nhân là do
tình hình kinh tế xã hội thành phố có nhiều biến động như: thời tiết, dịch bệnh, giá
cả không ổn định gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đó
là hai thế mạnh đặc trưng về kinh tế của Cần Thơ đứng ở gốc độ nhỏ lẻ và là số
lượng khách hàng lớn của Chi nhánh. TP.Cần Thơ đang phát triển kinh tế mạnh
mẽ, cùng với sự phát triển kinh tế thì thị trường bất động sản cũng trở nên sôi
động hơn do Nhà nước có chính sách phân lô, bán nền, nhiều khu dân cư mới
được xây dựng. Nhu cầu nhà ở tăng cao, dân cư tập trung mua đất để xây dựng
mua đất - xây dựng nhà cửa và kinh doanh nên đã tác động đến sự giảm sút của
hoạt động tín dụng. Công tác tín dụng bước sang năm 2007 có phần rất khả quan,
hoạt động kinh tế có nhiều thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh do
các doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng. Giá cả hàng hoá tăng tương đối với thu
nhập của người dân, các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư vào máy móc - công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm năng cao năng lực cạnh tranh trong thời
buổi kinh tế hội nhập nên nhu cầu về vốn là rất cao. Quá trình hội nhập đã tạo điều
kiện cho kinh tế Cần Thơ bức phá và đạt được những con số phát triển kinh tế ấn
tượng. Trong nông nghiệp giá đầu vào tăng cao: giá phân bón, thuốc trừ
sâu…người dân cần vốn để đầu tư giống, vật tư để sản xuất cho vụ mùa tiếp theo.
Luận Văn Tốt Nghiệp
GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ LƯƠNG 60 SVTH: NGUYỄN LONG TRUNG
Nuôi thuỷ sản được mở rộng do doanh nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ
lớn.
Bảng 4.1: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN
Đvt: Triệu đồng
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu
ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) ST (%)
- Ngắn hạn 449.696 70.66 352.729 59.84 480.829 65.30 -96.967 -21,56 128.100 36,32
- Trung & dài hạn 186.726 29.34 236.725 40.16 255.563 34.70 49.999 26,78 18.838 7,96
Tổng cộng 636.422 100 589.454 100 736.392 100 -46.968 -7,38 146.938 24,93
(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ)
b. Tín dụng trung và dài hạn.
Mục đích của tín dụng trung và dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng
sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất kinh
doanh. Hoạt động tín dụng này bình quân 3 năm chiếm tỷ trọng 34,73% trong tổng
doanh số cho vay và đạt được kết quả qua các năm như sau: năm 2005 đạt 186.726
triệu đồng; năm 2006 đạt 236.725 triệu đồng tăng 49.999 triệu đồng so với năm
2005, tốc độ tăng là 26,78%; đến năm 2007 đạt 255.562 triệu đồng tăng 18.838
triệu đồng so với n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín và các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh sacombank cần thơ.pdf