MỤC LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: 2
1. Phương pháp thu thập số liệu: 2
2. Phương pháp phân tích: 2
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
PHẦN NỘI DUNG: 4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN: 4
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG: 4
1. Khái niệm: 4
2. Vai trò: 5
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU: 5
1. Khái niệm: 5
2. Vai trò: 6
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU: 6
CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TYCỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX: 10
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX: 10
1. Quá trình hình thành và phát triển: 10
2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty: 10
2.1. Mục tiêu: 11
2.2. Chức năng: 11
2.3.Cơ cấu tổ chức: 11
2.3.1. Ban tổng giám đốc: 13
2.3.2. Hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất công ty: 13
2.3.3. Tình hình nhân sự và tiền lương: 18
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTS CAFATEX TỪ 2003 – 2005: 19
CHƯƠNG 3:TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX: 22
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ 2003 – 2005: 22
II. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA CỦA CÔNG TY: 31
III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA CỦA CÔNG TY Ở THỊ TRƯỜNG EU: 34
1. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng: 35
2. Đánh giá về cơ cấu sản phẩm cá tra, basa: ` 36
CHƯƠNG 4:CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG EU: 40
I. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN: 40
1. Đặc điểm của thị trường EU: 40
1.1. Vài nét về EU: 40
1.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của EU: 40
1.2.1. Tây Ban Nha: 42
1.2.2. Pháp: 43
1.2.3. Ý: 45
1.2.4. Các thị trường EU khác: 46
1.3. Kênh phân phối: 48
1.3.1. Vài nét về hệ thống phân phối thuỷ sản của EU: 48
2. Chính sách quản lý hàng nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU: 50
2.1. Thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng thuỷ sản: 51
2.2. Các chính sách về kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường: 53
2.3. Các quy chế về môi trường trong việc sản xuất, chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào EU: 57
2.4. Các quy định về đóng gói bao bì, kí mã hiệu và dán nhãn đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang EU: 58
3. Đối thủ cạnh tranh: 60
4. Nguyên liệu: 63
II. NHÂN TỐ CHỦ QUAN: 67
1. Quan hệ thương mại: 67
2. Chính sách kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty: 69
2.1. Chính sách bán hàng: 69
2.2. Kế hoạch bán hàng và phạm vi cung cấp: 69
2.3. Giá bán sản phẩm: 70
2.4. Chiến lược chào hàng quảng cáo của công ty: 70
2.5. Kế hoạch thu thập thông tin: 70
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY: 71
1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được: 71
2. Những hạn chế và khó khăn, bất lợi: 74
IV. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: 76
V. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY CPTS CAFATEX VÀO THỊ TRƯỜNG EU: 77
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 80
I. KẾT LUẬN: 80
II. KIẾN NGHỊ: 81
1. Đối với nhà nước: 81
2. Đối với Công ty: 81
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4548 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty cổ phần thủy sản cafatex vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng siêu thị của thị trường này đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản này.
Mặt khác EU là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Mấy năm gần đây sản lượng nuôi trồng khai thác thuỷ sản của EU giảm mạnh nên đã không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Sau khi xãy ra dịch bệnh ở bò và gia súc những năm cuối thế kỷ XX thì người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển qua những sản phẩm đạm thay thế đối với mặt hàng thuỷ sản nhiều hơn. Trong khi đó sản phẩm thuỷ sản của công ty ngày càng đáp ứng cao hơn đối với thị trường này. Riêng mặt hàng cá tra, cá basa philê đông lạnh là sản phẩm mới đã tạo thêm sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm thuỷ sản của công ty. Cá tra, cá basa có hàm lượng dinh dưỡng cao (như chất DHA) hơn nữa giá thành lại rẻ (cá tra, cá basa dễ nuôi trong điều kiện sông nước như ĐBSCL, giá nhân công rẻ). Ngoài ra công ty đã đáp ứng được các điều kiện về kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm: ISO 9001 – 2000, HACCP, …
2. Đánh giá về cơ cấu sản phẩm cá tra, basa:
Do EU là thị trường mới đối với mặt hàng cá tra, basa của công ty. Sau khi xãy ra vụ kiện của Mỹ công ty Cafatex và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác của Việt Nam mới bắt đầu chuyển sang tìm kiếm thị trường thay thế, nên công ty chỉ mới bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này vào Châu Âu năm 2003. Hiện nay công ty xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường EU bao gồm 2 loại sản phẩm là: Đông Block truyền thống và sản phẩm cao cấp. Tình hình xuất khẩu 2 loại sản phẩm này vào thị trường EU như sau:
Bảng 13: Giá trị xuất khẩu 2 loại sản phẩm cá tra, basa của công ty ở EU
ĐVT: USD
Mặt hàng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
2004/2003
2005/2004
Giá trị
Tăng trưởng (%)
Giá trị
Tăng trưởng (%)
Đông Block
truyền thống
-
-
72.200
3,55
560.097
12,46
72.200
-
487.897
675
Cá đông
cao cấp
197.871
100
1.963.575
96,54
3.934.064
87,54
1.765.704
892
1.970.488
100
Tổng cộng
197.871
100
2.035.775
100
4.494.162
100
1.837.904
2.458.386
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty)
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2003 sản phẩm của công ty xuất khẩu sang EU chỉ có cá đông cao cấp do đây là năm đầu tiên công ty xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường này. Tuy nhiên đến năm 2004 thì 2 loại sản phẩm trên đều có mặt ở thị trường này nhưng cá đông cao cấp vẫn chiếm tỷ trong tuyệt đối 96,54%, và đặc biệt là sản phẩm cá đông cao cao cấp tăng kỷ lục đạt giá trị xuất khẩu là 1.963.575,9 USD tăng 892% so với năm 2003. Đến năm 2005 thì tình hình cũng diễn ra tương tự sản phẩm cá đông truyền thống chiếm 12,46% đạt giá trị xuất khẩu là 560.097,75 USD tăng 675%, trong khi đó cá đông cao cấp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn tới 87,54% và đạt giá trị xuất khẩu là 3.934.064,6 USD tăng 100% so với năm 2004. Qua đó ta thấy người tiêu dùng có khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cá đông cao cấp hơn là cá đông truyền thống. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của công ty vào thị trường EU tăng là do ảnh hưởng từ vụ kiện bán phá giá của Mỹ công ty đã không còn tập trung xuất khẩu vào thị trường này mà đã tìm kiếm được thị trường mới đó là EU, hơn thế nữa sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng EU và thương hiệu của công ty Cafatex đã có mặt cũng như đã được thừa nhận ở EU. Để thấy rõ hơn tình giảm tăng giảm về giá trị xuất khẩu của 2 loại sản phẩm trên vào thị trường EU ta tiến hành phân tích tình hình tăng giảm của từng nước trong khối này.
Bảng 14: Giá trị xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex ở từng nước trong khối EU
ĐVT: USD
Mặt hàng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
2004/2003
2005/2004
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tăng trưởng (%)
Giá trị
Tăng trưởng (%)
Đông Block truyền thống
72.200
3,55
560.097
12,46
72.200
-
487.897
676
Tây Ban Nha
72.200
3,55
271.152
6,03
72.200
-
198.952
276
Đan Mạch
72.600
1,62
-
72.600
-
Đức
11.900
0,26
-
11.900
-
Hà Lan
204.445
4,55
-
204.445
-
Cá đông
cao cấp
197.871
100
1.963.575
96,54
3.934.064
87,54
1.765.704
892
1.970.488
100
Thụy Sĩ
197.871
100
504.147
24,76
620.909
13,82
306.276
155
116.762
23
Đan Mạch
151.529
7,44
368.467
8,20
151.529
-
216.938
143
Hà Lan
1.029.875
50,59
1.627.091
36,20
1.029.875
597.216
58
Tây Ban Nha
48.420
2,38
127.596
2,84
48.420
-
79.176
164
Thụy Điển
229.604
11,28
794.267
17,67
229.604
-
564.662
246
Đức
390.618
8,69
-
390.618
-
Bồ Đào Nha
5.115
0,11
-
5.115
-
Tổng cộng
197.871
100
2.035.775
100
4.494.162
100
1.837.904
929
2.458.386
121
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty)
Qua bảng phân tích ta thấy năm 2003 sản phẩm cá tra, basa của công ty xuất sang EU chỉ tập trung ở Thuỵ Sĩ và chỉ có mặt hàng là cá đông cao cấp. Sang năm 2004 thì tình hình tăng trưởng sản phẩm này ở EU rất lớn tăng 929% so với năm 2003, trong đó cá đông cao cấp tăng tới 892% và đã có mặt ở 5 nước trong khối EU, đặc biệt là mặt hàng cá đông truyền đã có mặt ở thị trường Tây Ban Nha qua đó góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá tra, basa của công ty. Sang năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng ở thị trường nay vẫn rất cao tăng 121% so với năm trước, trong đó cá đông truyền thống tăng tới 676% và đã có mặt ở 4 nước trong khối, cá đông cao cấp tăng 100% và đã có mặt ở 7 nước trong khối EU.
Biểu đồ 3:Tỷ trọng xuất khẩu cá tra, basa của công ty ở từng nước trong khối EU năm 2005
(Nguồn: phân tích bảng báo cáo xuất khẩu của công ty CPTS Cafatex năm 2005)
Qua biểu đồ ta thấy Hà Lan là nước có giá trị xuất khẩu cả 2 loại sản phẩm cá đông truyền thống và cá đông cao cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 40,75%, kế đến là Thuỵ Điển chiếm 17,67%, Đan Mạch chiếm gần 10%, Tây Ban Nha và Đức mỗi nước chiếm gần 9%, còn các nước còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp do công ty chỉ mới thâm nhập vào thị trường này. Qua đó cho thấy thị trường EU còn rất lớn và công ty xác định đây là thị trường tiềm năng cũng như chủ lực của công ty trong tương lai về mặt hàng cá tra, cá basa.
Biểu đồ 4:Cơ cấu mặt hàng cá tra, basa của công ty ở EU năm 2005
(Nguồn: phân tích bảng báo cáo xuất khẩu của công ty CPTS Cafatex năm 2005)
Cá tra, basa của công ty thâm nhập vào thị trường EU là loại sản phẩm cá đông cao cấp. Qua đó cho thấy sản phẩm này là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vào thị trường này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây sản phẩm cá đông Block truyền thống cũng ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản phẩm cá tra, cá basa của công ty chỉ có 12,46% trong khi đó cá đông cao cấp chiếm tỷ trọng tới 87,54%. Qua đó cho thấy EU là thị trường tiêu thụ cao cấp, thị hiếu tiêu dùng của những người dân ở những nước này là những sản phẩm có chất lượng cao. Do đó công ty muốn đẩy mạnh gia tăng xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường này thì cần phải đầu tư vào chất lượng sản phẩm, phải tạo ra sự đa dạng, sự phong phú về chủng loại sản phẩm đối với sản phẩm cá đông cao cấp cũng như cá đông truyền thống nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân EU.
CHƯƠNG 4
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÁ TRA, BASA CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG EU
I. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN:
1. Đặc điểm của thị trường EU:
1.1. Vài nét về EU:
Liên minh Châu Âu (European Union - EU) thành lập ngày 25/3/1957. Hiện nay EU bao gồm 25 nước: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Lucxembourg, Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, …với dân số trên 500 triệu người.
1.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của EU:
EU là 1 trong 3 khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Châu Âu đạt mức kỷ lục 23,7 tỷ đô la năm 1998, tăng 31,6% so với năm 1991. Trong những năm gần đây, thị trường nhập khẩu thuỷ sản không có sự tăng trưởng, nó đã đạt gần tới mức bảo hoà. Nhưng giá trị nhập khẩu của EU hiện nay vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 30,3% giá trị nhập khẩu thuỷ của thế giới. Với sự bổ sung thêm 10 nước thành viên mới, với dân số trên 500 triệu thì nhu cầu thuỷ sản của thị trường này là rất lớn. Nhu cầu chi phí cho việc mua thuỷ sản của người dân EU hiện nay tương đối cao. Sau đây là bảng chi phí bình quân cho việc tiêu dùng thuỷ sản của người dân EU:
Bảng 15: Chi phí bình quân trên đầu người cho tiêu dùng thuỷ sản của EU năm 2005
ĐVT: EUC/người
Tên nước
Số tiền
1. Luxembourg
2. Ý
3. Bỉ
4. Tây Ban Nha
5. Hy Lạp
6. Phần Lan
7. Pháp
8. Bồ Đào Nha
9. Thụy Điển
10. Đức
356
355
342
307
289
282
279
279
267
254
(Nguồn: www. Eurounion. Org)
Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của các nước EU rất đa dạng: tươi sống, đồ hộp, đông lạnh ở tất cả các mặt hàng: cá, tôm, mực, cua, nhuyễn thể 2 mãnh. Tuy nhiên tuỳ theo từng nước mà nhu cầu tiêu dùng có khác nhau. Ở Pháp tổng sản phẩm tiêu thụ cá được tiêu thụ ở mức 28 – 30 kg/người/năm, trong đó sản phẩm chủ yếu là cá cắt miếng, gói sẵn, đồ thuỷ sản bao hộp đã chế biến sẵn, các loại đồ hộp dễ mở, xa lát thuỷ sản, … Ở Ý nhu cầu chung về thuỷ sản là cá biển, việc sử dụng cá nước ngọt còn hạn chế.
Bảng 16: Những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn ở Châu Âu năm 2005
ĐVT: triệu USD
Tên nước
Số tiền
1. Tây Ban Nha
2. Pháp
3. Ý
4. Đức
5. Anh
6. Đan Mạch
7. Hà Lan
8. Bỉ
9. Bồ Đào Nha
10. Thuỷ Điển
3351
2983
2535
2262
2184
1806
1161
1027
860
709
(Nguồn: www. Eurounion. Org)
Qua bảng số liệu ta thấy có 8 thị trường có giá trị nhập khẩu hàng năm vượt 1 tỷ USD và các thị trường này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Châu Âu.
1.2.1. Tây Ban Nha:
Với trên 40 triệu người (năm 2005) cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm, Tây Ban Nha là nước tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của EU với mức trung bình hàng năm từ 1,7-1,8 triệu tấn . Trung bình mỗi người dân Tây Ban Nha sử dụng tới 44 kg thuỷ sản/năm. Do sản xuất trong nước có hạn chế nên hàng năm Tây Ban Nha phải nhập khẩu từ 1,4-1,5 triệu tấn thuỷ sản mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Biểu đồ 5: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Tây Ban Nha trong những năm gần đây
ĐVT: triệu USD
(Nguồn: www. Eurounion. org)
Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 trên thế giới (sau Nhật Bản và Mỹ) và đứng thứ nhất ở Châu Âu. Giá trị nhập khẩu mỗi năm trên 3 tỷ USD, chiếm 16,8% toàn EU.
Bảng 17: Cơ cấu hàng thuỷ sản nhập khẩu của Tây Ban Nha
ĐVT: %/năm
Các nhóm sản phẩm nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 2001-2005
Cá các loại
Giáp xác và nhuyễn thể
Các loại khác
53,0
42,9
4,1
(Nguồn: www. Eurounion. org)
Qua bảng cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản ta thấy Tây Ban Nha chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm cá và giáp xác.
1.2.2. Pháp:
Với gần 59 triệu dân (năm 2005), hàng năm tiêu thụ trung bình từ 1,7 – 1,8 triệu tấn thuỷ sản, trong đó khối lượng nhập khẩu trung bình là 1,4 – 1,5 triệu tấn vì tổng sản lượng thuỷ sản sản xuất trong nước của Pháp bị hạn chế ( khoảng 0,8 triệu tấn). Mức tiêu thụ thuỷ sản của người dân Pháp khá cao (30kg/người/năm) cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm nên nhập khẩu thuỷ sản là vấn đề hết sức quan trọng đối với Pháp. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản hàng năm chiếm khoảng 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực, thực phẩm và 1% giá trị nhập khẩu của Pháp.
Biểu đồ 6: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Pháp từ 2001 – 2005
ĐVT: triệu USD
(Nguồn: www. Eurounion. org)
Từ bảng phân tích ta thấy giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Pháp đạt kỷ lục là 3,5 tỷ USD năm 2003 nhưng sau đó thì giảm dần và chỉ còn 2,98 tỷ USD năm 2005. Tuy nhiên hiện nay Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 trên thế giới và thứ 2 ở Châu Âu.
Bảng 18: Cơ cấu hàng thuỷ sản nhập khẩu của Pháp
ĐVT: %/năm
Các nhóm sản phẩm nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 2001-2005
Cá tươi, cá đông và hộp
Giáp xác và nhuyễn thể
Sản phẩm khác
58,9
35,6
6,5
(Nguồn: www. Eurounion. org)
Qua bảng phân tích các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu của Pháp ta thấy có 3 nhóm sản phẩm chính nhập khẩu vào thị trường này là cá tươi, cá đông, giáp xác nhuyễn thể và hộp thuỷ sản.
Trong các mặt hàng nhập khẩu thuỷ sản thì cá fillet là có giá trị lớn nhất, giá trị nhập khẩu trung bình những năm gần đây khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 16% giá trị nhập khẩu của thuỷ sản Pháp. Đối với mặt hàng tôm thì giá trị nhập khẩu của Pháp có xu hướng giảm và đang ngày một yếu đi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi đối với các mặt hàng cá xuất khẩu vào Pháp.
1.2.3. Ý:
Tổng sản lượng thuỷ sản của Ý rất hạn chế khoảng 0,6 triệutấn/năm. Với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm thì mức tiêu thụ thuỷ sản của Ý là rất lớn (1,2 – 1,3 triệu tấn) nên hàng năm Ý phải nhập khẩu từ 0,9 – 1 triệu tấn thuỷ sản, thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Ý là rất lớn đứng thứ 5 thế giới và thứ 3 ở EU với diễn biến như sau:
Biểu đồ 7: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Ý từ 2001 - 2005
ĐVT: triệu USD
(Nguồn: www. Eurounion. org)
Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Ý đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD năm 2003 giảm xuống 2,5 tỷ USD năm 2005. Thị trường nhập khẩu của Ý hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản năm 2005 chiếm 10,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1,1% giá trị nhập khẩu của Ý.
Bảng 19: Cơ cấu nhóm hàng thuỷ sản nhập khẩu của Ý thời kỳ 2001 – 2005
ĐVT: %/năm
Các nhóm sản phẩm nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 2001-2005
Cá
Giáp xác và nhuyễn thể
Sản phẩm khác
45,6
33,9
20,5
(Nguồn: www. Eurounion. org)
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Ý là hộp cá ngừ, mực đông lạnh, tôm và cá fillet đông. Các nước cung cấp chủ yếu các mặt hàng này cho Ý là Thái lan, Argentina, Ecuado, Đan Mạch, Ấn Độ. Tuy là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhưng thị trường Ý đang ở giai đoạn ổn đinh và có chiều hướng suy giảm. Trong thời gian sắp tới thị trường này cũng chỉ giữ ở mức như hiện nay.
1.2.4. Các thị trường EU khác:
Tiếp theo 3 thị trường Tây Ban Nha, Pháp, Ý là các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của EU như Đức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha. Nhìn chung các thị trường này hoặc giữ ở mức ổn định hoặc đang có xu hướng giảm xúc.
Bảng 20: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của một số thị trường ở EU:
ĐVT: triệu USD
Các thị trường
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Đức
2623
2288
2262
Anh
2384
2277
2184
Đan Mạch
1704
1771
1806
Hà Lan
1230
1304
1163
Bỉ
1061
1063
1027
Bồ Đào Nha
926
1017
860
(Nguồn: www. Eurounion. Org)
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ có duy nhất Đan Mạch có mức tăng trưởng nhập khẩu thuỷ sản, còn các nước thành viên khác của EU đều giảm sút. Đây là xu hướng chung về nhập khẩu thuỷ sản của khối này.
Nhìn chung: thị hiếu tiêu dùng của người dân EU chủ yếu là cá. Qua 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất EU thì giá trị cá nhập khẩu chiếm trên 45% trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, qua đó cho thấy nhu cầu tiêu dùng cá của người dân EU là rất lớn. Thực tế đối với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam qua vụ kiện bán phá giá cá da trơn đến nay rất nhiều nhà nhập khẩu và phân phối của Châu Âu biết đến cá da trơn Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn lượng cá tra, basa xuất khẩu vào EU năm 2005 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2004. Sản lượng cá tra, basa xuất khẩu vào thị trường này năm 2005 khoảng 22.420 tấn, tăng 236% so với năm 2004, với tổng giá trị xuất khẩu cá tra, basa khoảng 68 triệu USD. Trong đó số lượng xuất khẩu của công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex vào thị trường này là 2.325.253 kg với giá trị là 11.526.359 USD chiếm khoảng 5% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam vào thị trường này năm 2005. Mặc dù giá trị xuất khẩu cá tra, basa của công ty CPTS Cafatex vào thị trường EU năm 2005 có sự tăng trưởng đột biến so với năm 2004 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng giá trị xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam ở thị trường này. Hiện tại công ty đã đưa vào hoạt động Xí nghiệp chế biến thủy sản Tây Đô chuyên chế biến fillet cá tra, basab đông lạnh xuất khẩu với công suất chế biến 15000 tấn thành phẩm/năm, sẽ góp phần làm gia tăng số luợng xuất khẩu mặt hàng cá tra, basa vào thị trường đầy tìm năng này. Nếu công ty hiểu rỏ đầy đủ thông tin về thị trường EU và lập kế hoạch phát triển đúng hướng sản phẩm cá tra, basa vào thị trường này thì trong tương lai EU sẽ là thị trường chủ lực với giá trị kim ngạch xuất khẩu rất lớn đối với công ty. Vì Eu là thị trường giàu có, thu nhập bình quân đầu người trên 15000USD nên giá fillet cá tra, basa vào thị trường này luôn ở mức cao hơn với các thị trường khác trên thế giới. Mỗi tấn cá fillet xuất khẩu sang EU cao hơn các thị trường khác từ 2800-3800 USD/tấn. Điều đó cho thấy ngay từ bây giờ công ty cần phải đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng từng nước trong thị trường EU và có kế hoạch đúng đắn để phát triển thị trường này.
Nhu cầu tìềm năng cá tra, basa của thị trường EU rất lớn, nhưng hiện nay sản phẩm này chỉ được một vài nước biết đến. Trong đó có bốn nước nhập khẩu với giá trị lớn là Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Pháp.
Bảng 21: Giá trị xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex ở thị trường EU năm 2005
ĐVT: USD
Nước nhập khẩu
Giá trị
Đan Mạch
Đức
Bồ Đào Nha
Hà Lan
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Thụy Sĩ
441.067,40
402.518,00
5.115,00
1.831.536,50
398.748,80
794.267,10
620.909,25
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex)
Qua bảng số liệu ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của công ty ở những nước này vẫn còn thấp. Cấu trúc về thị trường không đều nhau, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung ở Hà Lan chiếm tới 40,75% giá trị xuất khẩu cá tra, basa của công ty vào EU. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Hà Lan là nước có thương cảng thuận lợi cho việc hoạt đông nhập khẩu và là đầu mối phân phối lại ở các nước thành viên khác.
Hiện tại sản phẩm cá tra, basa của công ty chỉ có mặt ở vài nước Châu Âu trong khi những nước khác cũng có nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm này. Tuy nhiên đây chỉ mới là bước khởi đầu vì người dân EU chỉ biết đến sản phẩm này ở 3 năm gần đây sau vụ kiện cá da trơn của Mỹ. Song những gì xãy ra đã cho thấy sản phẩm cá tra, basa Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân EU. Thực tế chỉ sau 1 năm thâm nhập thị trường đã có sự tăng trưởng đột biến về giá trị xuất khẩu. Do EU là liên minh kinh tế thống nhất cho nên một khi sản phẩm công ty đã thâm nhập thị trường này nó sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường sang các nước thành viên khác.
Biểu đồ 8: Cơ cấu thị trường EU đối với sản phẩm cá tra, basa của công ty
(Nguồn: Phân tích từ bảng báo cáo xuất khẩu năm 2005 của công ty Cafatex)
1.3. Kênh phân phối:
1.3.1. Vài nét về hệ thống phân phối thuỷ sản của EU:
Mỗi nước thành viên thuộc EU có hệ thống phân phối thuỷ sản khác nhau. Tuy nhiên đa số các nước đều có điểm chung trong hệ thống phân phối là hiện bán sản phẩm qua 2 kênh: Kênh bán cho nhà chế biến thuỷ sản và kênh bán cho các nhà thương mại để phân phối cho người tiêu dùng.
Các đội tàu đánh
bắt của EU
Nơi bán đấu giá thuỷ sản
Cơ sở chế
biến công
Công ty đánh bắt nước ngoài
Công ty
nước ngoài
Xí nghiệp chế
biến thuỷ sản
Nơi bán đấu giá ở nước ngoài
Hãng/ công ty nhập khẩu thuỷ sản
* Kênh phân phối thuỷ sản cho chế biến công nghiệp của EU thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn: Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam - Nhà xuất bản thống kê – PGS.TS Võ Thanh Thu
Qua sơ đồ cho thấy các công ty thuỷ sản nước ngoài (trong đó có công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex) có thể đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản vào EU theo hai cách để cung cấp cha các nhà chế biến thuỷ sản của EU hoặc là cung cấp cho các công ty nhập khẩu thuỷ sản hoặc bán trực tiếp cho các xí nghiệp chế biến thuỷ sản.
Nơi bán đấu giá thuỷ sản ở nước ngoài
Công ty đánh bắt nước ngoài
Công ty thuỷ sản nước ngoài
Siêu thị
Chợ bán buôn
Nhà hàng
Tiệmăn
Các đội tàu đánh
bắt của EU
Nơi bán đấu giá thuỷ sản
* Kênh phân phối thuỷ sản cho tiêu dùng EU thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn: Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam - Nhà xuất bản thống kê – PGS.TS Võ Thanh Thu
Qua sơ đồ cho ta thấy các công ty xuất khẩu thuỷ sản khi đưa hàng vào EU phục vụ cho người tiêu dùng có hai cách bán qua chợ bán buôn hoặc bán buôn trực tiếp qua các siêu thị. Nhìn chung hệ thống phân phối thuỷ sản của EU không phức tạp.
* Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty Cafatex:
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
TẬP ĐOÀN THƯƠNG MẠI
THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH CÁC LOẠI
DỰ ÁN
CHẾ BIẾN
ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU
NGƯỜI TIÊU DÙNG
NHÀ HÀNG, SIÊU THỊ
Nguồn: Công ty Cafatex
Qua sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty, cho thấy công ty xuất khẩu thuỷ sản ra nước ngoài theo 2 cách: một là bán cho các tập đoàn thương mại ở nước nhập khẩu, hai là phân phối cho tập đoàn chế biến thực phẩm, từ đó tập đoàn này sẽ phân phối lại cho người tiêu dùng. Như vậy hiện nay công ty đã thâm nhập được vào hai kênh phân phối thuỷ sản của EU. Công ty đã tận dụng được các kênh phân phối đó để đa dạng hoá nguồn tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là mục tiêu làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu và phát triển công ty.
Do tính chất đặc thù của sản phẩm cần được bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt nên phuơng châm sản xuất kinh doanh là chế biến đến đâu tiêu thụ đến đó, hạn chế tồn kho ở mức tối đa. Doanh nghiệp tiến hành cải tiến phương thức mua bán nguyên liệu, sản phẩm, mở rộng vào thị trường như đã nêu. Khâu chất lượng nguyên liệu sản phẩm sẽ rất được chú trọng, đi đôi với việc tiệt kiệm chi phí sản xuất, lưu thông nhằm đảm bảo giá thành đến mức người tiêu dùng có thể chấp nhận được, đồng thời thường xuyên cải tiến chất lượng bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm của dự án nhất định sẽ cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước.
2. Chính sách quản lý hàng nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU:
Hiện nay, Việt Nam được công nhận vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU và công ty CPTS Cafatex là 1 trong những doanh nghiệp của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường này. Đây là điều kiện thuận lợi và là thành tựu quan trọng của công ty trong hoạt động xuất khẩu kinh doanh. Tuy nhiên để duy trì tốc độ tăng trưởng gía trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty vào thị trường EU thì cần phải nắm vững những quy chế của thị trường này đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu.
2.1. Thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng thuỷ sản:
Mức thuế thuỷ sản nhập khẩu vào EU được xác định dựa vào hai căn cứ:
- Căn cứ vào nguồn gốc (nước xuất xứ) của thuỷ sản.
- Căn cứ vào tính nhạy cảm của các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Châu ÂU.
* Về xuất xứ thuỷ sản:
Tuỳ vào hàng hoá thuỷ sản từ đâu mà EU quy định mức thuế nhập khẩu có khác nhau. Nhìn chung biểu thuế nhập khẩu thuỷ sản vào EU có 3 cột: cột thuế chung, cột thuế áp dụng cho các nước đang phát triển và cột thuế áp dụng riêng cho hàng nhập khẩu từ Thái Lan. Những nước nghèo nhất được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP – The Generalized Systems Prefertial) thuế nhập khẩu thuỷ sản bằng không khi nhập khẩu vào EU.
* Về tính nhạy cảm của mặt hàng thuỷ sản:
Mức thuế nhập khẩu thuỷ sản đưa vào EU còn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của sản phẩm mà thị trường phân thành bốn nhóm:
+ Sản phẩm rất nhạy cảm.
+ Sản phẩm nhạy cảm.
+ Sản phẩm bán nhạy cảm.
+ Sản phẩm không nhạy cảm.
Từ đó EU sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá không nhạy cảm loại thuỷ sản mà EU không sản xuất được hoặc sản xuất ít và áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cao đối với hàng thuỷ sản nhạy cảm như: cá trích, cá tuyết, cá thu, cá bơn, …
Lưu ý mức thuế suất nhập khẩu đánh vào mặt hàng thuỷ sản khi đưa vào EU còn phụ thuộc vào mùa vụ và mức độ chế biến của sản phẩm thuỷ sản.
* Quy chế GSP của EU:
+Quy chế 2501/2001 của EU về GSP được áp dụng từ ngày 1/1/2002 cho nhiều nước trong đó có Việt Nam. So với quy chế áp dụng trong thời gian từ năm 1999 – 2001 thì quy chế này đơn giản hơn nhiều, chỉ chia hàng hoá thành 2 loại nhạy cảm và không nhạy cảm. Các nước khác nhau sẽ được hưởng những mức thuế GSP khác nhau theo cách sắp xếp của EU nhằm khuyến khích bảo vệ quyền lợi người lao đông và môi trường.
+ Ưu đãi thuế quan GSP dựa vào mức thuế MFN và giảm tỷ lệ thuế xuống tuy nhiên cũng có những trường hợp giảm hẳn bằng cách trừ đi một tỷ lệ thuế nhất định.
+ Tất cả các loại hàng hoá nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan đều phải tuân thủ quy định về xuất xứ hàng hoá của EU.
+ Để hổ trợ cho các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, EU đã áp dụng Quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập đối với 1 số nước và 1 số mặt hàng thuỷ sản nhất định nhập khẩu vào EU. Theo Quy chế này thuế suất đối với các sản phẩm quy định của các nước được hưởng ưu đãi sẽ được áp dụng 1 mức thuế suất thấp, thậm chí đôi khi có thuế suất bằng 0%. Đều này tạo cho sản phẩm của các nước đó có được lợi thế về giá để thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường EU dễ dàng hơn.
+ Theo quy chế GSP của EU thì:
@ Những nước đang phát triển nào được đấnh giá là đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường EU thì sẽ không được hưởng thuế suất ưu