Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2005, giá vốn hàng bán của Công ty là 939.762.672 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2004 một khoảng 166.605.713 (ngàn đồng) tương đương 15.06%. Năm 2006, Công ty có giá vốn hàng bán là 811.121.540 (ngàn đồng), so với năm 2005 thì giá vốn này đã giảm xuống 128.641.132 (ngàn đồng) tức là giảm đi 13.7%. Nguyên nhân giá vốn thay đổi mạnh trong các năm qua là do sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được dùng cho chế biến xuất khẩu. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về tính thời vụ, thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phát triển thị trường, giữ mối quan hệ với các thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho Công ty (đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, lập các Lệnh sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng).
- Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ ở các thị trường.
- Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ Quốc tế và trong nước.
- Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận ien quan đúng qui định của Công ty.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh công ty cổ phần Cafatex ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phụ trách xuất hàng ở cảng TPHCM.
- Quan hệ với hải quan, hãng tàu, cơ quan kiểm dịch,…
- Mua các loại vật tư, bao bì tại TPHCM.
- Quản lý hàng của Công ty gởi các kho tại TPHCM.
- Làm cầu nối thông tin giữa khách hàng tại TPHCM (cả trong và ngoài nước) với văn phòng chính ở Cần Thơ.
3.2.3 Tình hình nhân sự của Công ty
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động
Đơn vị tính: người
STT
Cơ cấu lao động
Số lao động
1
Lao động gián tiếp
200
2
Lao động trực tiếp
2.100
3
Tổng số lao động
2.300
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính của Công ty Cafatex)
Nhận xét: Qua bảng 1, cho đến thời điểm này, lực lượng lao động toàn xí nghiệp là 2.300 người. Trong đó:
+ Trực tiếp sản xuất có 2.100 người (chiếm 91,3%)
+ Gián tiếp có 200 người (chiếm 8,7%). Trong đó: kỹ sư 120 người, trung cấp có 60 người, còn lại 20 người đều là những nguời quản lý và có chức trách trong Công ty. Công ty từng bước đào tạo nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Bên cạnh đó, xí nghiệp đảm bảo thu nhập tiền lương cho nhân viên bình quân khoảng 1.500.000 đồng/người/tháng.
Qua số liệu trên cho thấy tổng số lao động phổ thông trong Công ty còn khá cao (91,3%) so với tổng số lao động trong toàn Công ty. Trong tổng số lao động phổ thông thì chủ yếu là lao động trực tiếp, chính vì vậy để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty Cafatex đang từng bước đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành và quá trình hội nhập WTO trong tương lai.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty.
3.3 Quy trình công nghệ sản xuất cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu:
Kỹ nghệ chế biến thực phẩm đông lạnh là một trong những kỹ nghệ phức tạp được thực hiện theo chu trình kín bắt đầu từ khâu tiếp nhận xủa lý nguyên liệu đầu vào tuỳ theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng. Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet dạng Block, IQF (đông rời).
Có 2 giai đoạn chủ yếu trong quy trình chế biến, sau đây là quy trình điển hình về chế biến cá đông lạnh xuất khẩu:
3.3.1. Giai đoạn đánh giá chuẩn bị nguồn nguyên liệu: kiểm tra đánh giá cở loại, sản lượng từng ao để lên kế hoạch sản xuất, lấy mẩu tại ao nuôi mang về nhà máy kiểm kháng sinh nhằm đảm bảo nguyên liêu cá đưa vào sản xuất không vượt quá dư lượng kháng sinh theo qui định.
3.3.2. Giai đoạn chế biến:
- Tiếp nhận nguyên liệu: Cá nguyên liệu phải còn sống, được vớt lên từ ghe đục 2 đáy, vận chuyển nhanh bằng xe kéo đến khu tiếp nhận, cá trước khi đưa và sản xuất phải được đánh giá xem có đáp ứng yêu cầu chất lượng nguyên liệu cần thiết để chế biến hay không.
- Giết cá, fillet, lạng da:
Cá đựơc cho vào bồn nước với nhiệt độ thích hợp, cắt hầu, đâm rún cho ra hết tiết.
Dùng dao chuyên dùng tách hai miếng thịt cá ra khỏi thân cá.
Đưa miếng cá qua máy lạng da để loại bỏ da cá
- Sửa cá:
Dùng dao chuyên dùng gọt bỏ phần thịt hồng/đỏ, mỡ, xương, định hình miếng cá theo yêu cầu đơn đặt hàng.
- Kiểm ký sinh trùng, phân màu, phân cỡ:
Kiểm kí sinh trùng nhằm loại bỏ những miếng cá nhiểm ký sinh trùng.
Phân màu, phân cỡ nhằm xếp các miếng cá cùng màu cùng kích cỡ theo qui định với nhau.
- Xử lý, xếp khuôn:
Dùng hoá chất (cho phép sử dụng trong thưc phẩm) xử lý là cho miếng cá được trong, dai, bắt mắt.
Xếp miếng cá vào khuôn theo qui cách đơn đặt hàng.
- Cấp đông, rà kim loại, đóng gói:
Cấp đông (nhiệt độ từ -400C đến -300C) tạo môi trường nhiệt độ cần thiết nhằm bảo quản an toàn chất lượng cá thành phẩm.
Rà kim loại để phát hiện và loại ra những miếng cá bị dính kim loại.
Đóng gói để bảo quản cá đã qua cấp đông theo qui cách đơn đặt hàng.
- Bảo quản thành phẩm trong kho trữ đông:
Bảo quản thành phẩm trong kho trữ đông ở nhiệt độ dưới -180C.
3.4 Một số thuận lợi và khó khăn, mục tiêu tương lai của công ty.
3.4.1 Thuận lợi.
- Sự đoàn kết, nhất trí của đội ngũ cán bộ: Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.
- Đội ngũ lao động có tay nghề, cán bộ quản lý đầy năng lực: Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời, từ đó, làm cho hoạt động trong toàn Công ty luôn được hài hoà với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm, … đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để Công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác.
- Thiết bị máy móc hiện đại: Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Công ty Cafatex có nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn khi Công ty cần.
- Đã tạo được uy tín ở một số thị trường lớn: Hiện nay, công ty Cafatex đã tạo được uy tín cao trên thương trường. Chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng được ổn định và đa dạng hoá, mặt hàng có giá trị gia tăng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giá trị xuất khẩu ngày càng lớn và lợi nhuận bình ổn qua các năm, thể hiện rõ sự vững chắc trong việc phát triển Công ty và đó là niềm cổ vũ rất lớn cho Công ty.
- Phương tiện vận chuyển đầy đủ, dễ dàng. Đối với việc vận chuyển hàng ra nước ngoài thì Công ty thuê các đơn vị vận chuyể với cước phí thích hợp.
3.4.2 Khó khăn.
- Sự biến động ở các thị trường lớn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn vay tương đối lớn nên chi phí lãi vay cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước: Hiện nay, trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, thể hiện ở các chính sách như giảm giá bán, khuyến mãi… mà Công ty từ trước tới nay lại không chú trọng nhiều đến khâu khuyến mãi, vì vậy, những chính sách này đã làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp không ít những khó khăn so với các công ty khác cùng trong ngành.
- Nguồn nguyên liệu chưa ổn định: Vấn đề nguyên liệu đầu vào là một vấn đề đáng lo ngại không chỉ riêng của công ty Cafatex mà của tất cả các công ty hoạt động trong nghề. Muốn có thành phẩm phải có nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agrifish,… đa số những công ty này đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống như nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cả nguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định.
3.4.3 Mục tiêu tương lai.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường.
- Đa dạng hoá sản phẩm.
- Tăng cường đầu tư, tìm nguồn nguyên liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất.
- Tăng lương, chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên.
3.5 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2008.
- Chế biến cá tra xuất khẩu, đây là mặt hàng hiện nay đang được ưa chuộng ở các thị trường Âu – Mỹ nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới với tiềm năng to lớn và thuận lợi về nguồn nguyên liệu ở ĐBSCL.
- Chế biến đóng gói nhỏ các loại hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực tiếp vào hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.
- Hợp tác chế biến sản xuất các loại rau, củ, đậu đông lạnh xuất khẩu.
- Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu.
- Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.
- Xây dựng hệ thống phân phối hải sản tươi ướp đá và đông lạnh cung cấp cho các nhà hàng cao cấp tại Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
- Với việc đầu tư dự án, bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất đồng bộ sẽ làm gia tăng chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nhằm cung cấp cho hệ thống nhà hàng, siêu thị của thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu,…đang có nhu cầu nhập số lượng lớn đối với thương hiệu Cafatex, đồng thời đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo các chương trình quản lý chất lượng ISO 9002: 2000, HACCP, BRC,….
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2004-2006: Căn cứ vào các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận để biết được kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân gây nên để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thủy sản Cafatex
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch 2006/2005
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Doanh thu thuần
1.261.060.689
1.050.796.756
884.003.977
-210.263.933
-16,67
-166.792.779
-18,87
2. Giá vốn hàng bán
1.106.368.385
940.160.358
811.121.540
-166.208.027
-15,02
-129.038.818
-15,9
3. Lợi nhuận gộp
154.692.304
110.636.397
71.882.436
-44.055.907
-28,48
-38.753.961
-53,91
4. Doanh thu hoạt động tài chính
4.199.788
6.123.862
7.737.368
1.924.074
45,81
1.613.506
20,85
5. Chi phí tài chính
14.260.270
22.966.358
23.922.975
8.706.088
61,05
956.617
4,00
6. Chi phí bán hàng
39.672.677
72.581.081
38.359.470
32.908.404
82,95
-34.221.611
-89,21
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
11.799.428
15.351.979
13.996.572
3.552.551
30,11
-1.355.407
-9,69
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
93.159.716
5.860.841
4.340.786
-87.298.875
-93,71
-1.520.055
-25,94
9. Thu nhập khác
2.527.669
4.335.025
5.865.136
1.807.356
71,50
1.530.111
26,09
10. Chi phí khác
2.110.883
2.071.190
4.856.855
-39.693
-1,88
2.785.665
57,35
11. Lợi nhuận khác
406.786
2.263.834
1.008.280
1.857.048
456,52
-1.255.554
-124,52
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
93.576.502
8.124.675
5.349.066
-85.451.827
-91,32
-2.775.609
-51,89
13. Thuế thu nhập DN phải nộp
0.00
0.00
37.465
0.00
0,00
14. Lợi nhuận sau thuế
93.576.502
8.124.675
5.311.601
-85.451.827
-91,32
-2.813.074
-52,96
(Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cafatex)
- Năm 2004 là năm mà lợi nhuận của Công ty đạt rất cao trong điều kiện thủy sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân là do bị các vụ kiện bán phá giá làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành phải điêu đứng, nhưng riêng Công ty Cafatex thì doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng cao. Công ty có thể đạt được điều này là do Ban Giám đốc đã có phương pháp vô cùng linh hoạt, sáng suốt và rất hiệu quả trong kinh doanh. Chính những điều này đã đưa Công ty trở thành một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Ngoài ra, còn có những lý do khác đưa đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, đó là do Công ty trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng. Đồng thời, Công ty không những giữ vững thị trường cũ mà còn tìm được một số thị trường tiêu thụ mới và gần đây nhất là thị trường Nga và Đông Âu. Nguồn nguyên liệu đầu vào đã tương đối ổn định và Công ty sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. Do đó, lợi nhuận của Công ty rất cao vào năm 2004.
- Năm 2005: Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của Công ty đã tụt giảm đáng kể so với năm 2004 và được thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận do chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, là do tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty tăng cao. Chính những điều này đã làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm đi đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí hoạt động tăng là do tác động của các vụ kiện, các mức thuế nhập khẩu của thị trường nhập khẩu tăng và hiệu quả hoạt động của Công ty giảm sút do ban lãnh đạo Công ty còn nhiều lúng túng trước những tranh chấp thương mại, các vụ kiện quốc tế.
Thứ hai, là do tổng doanh thu của Công ty giảm mạnh so với năm 2004, mà nguyên nhân chính là vì doanh thu hàng xuất khẩu giảm. Yếu tố làm cho doanh thu xuất khẩu giảm là do các thị trường xuất khẩu lớn của Công ty như thị trường Mỹ, Nhật Bản nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của Công ty tương đối thấp hơn năm 2004. Hơn nữa, thị trường Nhật đã thay đổi xu hướng tiêu dùng: trước kia người Nhật tiêu dùng nhiều nhất là tôm sú nhưng hiện nay thị trường Nhật tiêu dùng nhiều tôm thẻ chân trắng trong khi tôm thẻ chân trắng lại khó nuôi ở vùng ĐBSCL và người Nhật không sử dụng cá tra hay cá basa trong khi hai loại cá này là thế mạnh của vùng và cũng là thế mạnh của Công ty. Mặt khác, Mỹ lại áp dụng đóng phí bảo lãnh đối với các nhà xuất khẩu thủy sản.
- Năm 2006: doanh thu của Công ty tiếp tục bị giảm nhưng tỉ lệ không đáng kể. Có được sự cải thiện này là do Ban Giám đốc đã khắc phục đựợc vụ kiện bán phá giá năm 2005, từng bước điều chỉnh lại tình hình của công ty, không ngừng mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm, ta phân tích lần lượt các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bảng 3: Tình hình doanh thu của công ty
ĐVT: 1000 VND
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2005/2004
Chên lệch 2006/2005
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
1.261.060.689
1.050.796.756
884.003.976
-210.263.933
-16,84
-166.792.780
-15,87
- Doanh thu bán thành phẩm
1.258.709.815
1.045.006.799
877.714.223
-213.703.016
-17,14
-167.292.576
-16
- Doanh thu bán hàng hoá
0.00
3.944.246
3.038.318
3.944.246
0,00
-905.928
-22,97
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
2.350.874
1.845.710
3.251.435
-505.164
-21,43
1.405.725
76,16
2. Doanh thu hoạt động tài chính
4.199.788
6.123.862
7.737.368
1.924..074
45,81
1.613.506
26,34
3. Thu nhập khác
2.527.669
4.335.025
5.865.136
1.807.356
71,50
1.530.111
35,3
Tổng doanh thu
1.267.788.146
1.061.255.642
897.636.480
-206.532.504
-16,29
-163.619.162
15,42
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex)
BIỂU ĐỒ 1: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CAFATEX
Năm 2005, doanh thu của Công ty bị giảm đáng kể so với năm 2004, cụ thể là đã giảm đi 210.263.933 (ngàn đồng) tương đương với tỷ lệ gần 17%. Doanh thu bị giảm do bán thành phẩm bị giảm xuống và do sự giảm sút của doanh thu cung cấp dịch vụ nhưng sự sụt giảm này ảnh hưởng không lớn đến sự giảm xuống của tổng doanh thu. Đến năm 2006 thì doanh thu của Công ty tiếp tục giảm nhưng có phần cải thiện hơn năm 2005.
Từ việc phân tích trên thì Công ty nên tiếp tục duy trì tình trạng tăng các sản phẩm về cá và tôm đông block. Ngoài ra, Công ty cần tìm thêm thị trường tiêu thụ các sản phẩm là thế mạnh của Công ty như cá tra, cá basa Fillet vì đây là thế mạnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
* Phân tích chung tình chi phí của công ty Cafatex
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, sự biến thiên của chi phí sẽ tác động trực tiếp đến sự biến thiên của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng đột biến và để giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất có nghĩa là làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Bảng 4: Bảng chi phí của Cafatex năm 2004-2006
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch 2006/2005
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Giá vốn hàng bán
1.106.368.385
939.762.672
811.121.540
-166.605.713
-15.06
-128.641.132
13.7
2. Chi phí từ HĐ tài chính
17.389.064
22.966.358
23.922.975
5.577.294
32.07
956.617
4.17
3.Chi phí BH và QLDN
51.472.105
87.737.374
52.356.042
36.265.269
41.33
-35.381.332
-40.33
4. Chi phí từ HĐ khác
2.110.883
2.071.190
4.856.855
-39.693
-1.88
2.785.665
134.5
Tổng chi phí
1.177.340.437
1.052.537.594
882.543.702
121.802.843
10.6
-169.993.892
16.15
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
BIỂU ĐỒ 2: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CAFATEX
NĂM 2004-2006
Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự biến động. Tổng chi phí 2005 là 1.052.537.594 (ngàn đồng) thấp hơn so với năm 2004 một khoảng 121.802.843 (ngàn đồng) tức là giảm 10.6 %. Trong đó:
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2005, giá vốn hàng bán của Công ty là 939.762.672 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2004 một khoảng 166.605.713 (ngàn đồng) tương đương 15.06%. Năm 2006, Công ty có giá vốn hàng bán là 811.121.540 (ngàn đồng), so với năm 2005 thì giá vốn này đã giảm xuống 128.641.132 (ngàn đồng) tức là giảm đi 13.7%. Nguyên nhân giá vốn thay đổi mạnh trong các năm qua là do sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được dùng cho chế biến xuất khẩu. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về tính thời vụ, thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Cụ thể hai loại chí phí này vào năm 2005 tăng 41.33% tương đương 36.265.269 (ngàn đồng) so với năm 2004 và năm 2006 thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm xuống gần bằng với sự tăng lên của chi phí vào năm 2005. Nói cách khác, năm 2006 chi phí đã giảm xuống 40,33% tương đương với 35.381.332. Vào năm 2005, nguyên nhân mà hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là có nhiều lý do, cụ thể là:
Thứ nhất, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bán hàng tăng cao. Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới trong khi sản phẩm của Công ty Cafatex chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài rất nhiều nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước đã tăng nhảy vọt so với những năm trước.
Thứ hai, là chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, khi đời sống vật chất tinh thần của xã hội ngày càng được nâng nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao. Vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì việc tăng tiền lương thưởng là động lực được xem như có hiệu quả nhất để kích thích, thúc đẩy Cán bộ, nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn và sẽ gắn bó với Công ty hơn. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác cũng góp phần không nhỏ trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh, quy mô ngày càng mở rộng nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều và một điều hiển nhiên là nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên buộc Công ty phải vay ngân hàng để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể năm 2004 là 361.488 (ngàn đồng), năm 2005 là 725.474 (ngàn đồng) tăng 100,7 %. Năm 2006 thì khoản lãi vay phải trả này là 267.084 (ngàn đồng). Nguyên nhân làm cho chi phí lãi vay năm 2005 tăng hơn gấp đôi vì Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể là Công ty xây dựng thêm nhà máy để chế biến cá tra Fillet. Công ty quyết định vay với một khoản tiền khá lớn vì Ban lãnh đạo đã nhìn thấy được tiềm năng cá tra và cá ba sa ở vùng đồng bằng phì nhiêu này và đây là một ưu thế của vùng mà Công ty đã tận dụng được bởi vì các quốc gia láng giềng có điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng giống như ta nhưng không thể nuôi được giống cá này. Ngoài ra, còn các khoản chi phí khác gia tăng cũng làm tăng tổng chi phí của Công ty như chi phí tư vấn chuyển giao công nghệ, chi phí bảo trì và sửa chửa tài sản,….
Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Cafatex trong ba năm vừa qua (2004 -2006) có khá nhiều biến động lớn và có chiều hướng giảm dần. Tuy tổng chi phí có giảm nhưng trong từng chỉ tiêu cụ thể thì sự tăng giảm này không giống nhau, cụ thể là: chi phí hoạt động tài chính thì tăng đều qua các năm còn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì năm 2005 tăng gấp đôi năm 2004 và trong năm 2006 lại giảm với tỷ lệ tương tự. Tuy sự biến động này là không nhỏ và có chiều hướng giảm theo thời gian nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp hơn như cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí đến mức có thể, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... Đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
* Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty Cafatex
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex, ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 5: Bảng lợi nhuận sau thuế của Cafatex năm 2004-2006
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch 2006/2005
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Doanh thu thuần
1.261.060.689
1.050.796.756
884.003.977
-210.263.933
-16,67
-166.792.779
-15,87
Giá vốn hàng bán
1.106.368.385
935.762.672
811.121.540
-166.605.713
-15,06
-128.641.132
-13,7
Lợi nhuận gộp
154.692.304
111.034.083
72.882.540
-43.658.221
-28,22
-38.151.647
-34,36
Lợi nhuận từ HĐKD
90.030.923
6.454.213
4.340.786
-83.567.710
-92.83
-2.113.427
-32,74
Lợi nhuận khác
416.786
1.671.944
1.008.280
1.255.158
301.15
-663.664
-39,7
Tổng lợi nhuận trước thuế
90.447.709
8.126.157
5.349.066
-82.321.552
-91.02
-2.777.091
-34,17
Lợi nhuận sau thuế
90.447.709
8.126.157
5.311.601
-82.321.552
-91.02
-2.814.556
34,64
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
BIỂU ĐỒ 3 : TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CAFATEX
NĂM 2004-2006
Nhìn chung, qua ba năm (2004-2006)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex.doc