Luận văn Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex

Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhìn chung thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu nên khoản chi phí về bán hàng chủ yếu chỉ là chi phí vận chuyển hàng hoá nên khi kim ngạch xuất khẩu tăng thì chi phí này tăng và ngược lại. Qua bảng 8 ta thấy năm 2007 chi phí này tăng so với năm 2006 là 23,2% do sau khi cổ phần hoá đã có sự thay đổi cơ cấu và cách quản lý, bên cạnh đó là kim ngạch xuất khẩu tăng nên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng. Đến năm 2008, công ty đã củng cố và cải cách cơ cấu bộ máy quản lý, có chính sách cắt giảm chi phí nên năm này đã giảm 45,6% khoản hơn 12 tỷ đồng.

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ nhu cầu lao động trong đó có nhu cầu tăng số lượng lao động theo kế hoạch 1.450 người) để thực hiện theo tình hình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mới. Đối với bộ máy điều hành tổ chức, sắp xếp lại vị trí phòng ban, đồng thời cải tiến cơ chế điều hành. Công tác đào tạo nguồn cán bộ kế cận phải được quan tâm, coi trọng thông qua quy hoạch dài hạn để đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Việc bố trí, sử dụng cán bộ sẽ đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài,có tính kế thừa và đan xen hợp lý. Đối với khu vực kinh doanh: tổ chức, sắp xếp lại địa điểm kinh doanh; có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề để lao động trong công ty nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, có chính sách ưu đãi đối với công nhân viên có năng lực, thực hiện quy chế dân chủ để phát huy sức mạnh tập thể và để mọi cán bộ công nhân viên đều ý thức được việc làm chủ, đóng góp vào công ty cổ phần. 3.6.2. Chiến lược kinh doanh sản phẩm và phân phối phù hợp Hầu hết máy móc thiết bị của công ty được đầu tư vào năm 1996-1999, hiệu quả hoạt động không cao do vậy công ty sẽ xem xét để đầu tư mới có thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng lực chế biến hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh tăng hiệu quả hoạt động. Công ty tiếp tục củng cố và phát huy việc sản xuất các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh chủ yếu của công ty. Trên cơ sở phân loại thị trường cho từng loại sản phẩm khác nhau, phân loại đối tượng khách hàng, Công ty sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách phân phối sản phẩm, bao gồm các nhóm sản phẩm hiện đang kinh doanh sẽ kinh doanh, phù hợp với tính cách, đặc điểm của từng nhóm khách hàng nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các nhà sản xuất thủy - hải sản khác. Về vốn lưu động: sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động tự có tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng: để bổ sung vốn kinh doanh và dự trữ hàng hóa, tận dụng các nguồn vốn mua hàng trả chậm từ các nhà sản xuất … nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất. Tranh thủ nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng để triển khai các dự án mở rộng của Công Ty. Phát hành cổ phần nhằm huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Tập trung nguồn vốn sau khi phát hành thêm để đầu tư mới toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh của Công Ty. Tăng cường công tác đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo có đầy đủ nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu cho xuất khẩu. Mở rộng vốn đầu tư thêm nhiều trang trại nuôi trồng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sạch, chất lưọng cao, chủ động được nguồn hàng. 3.6.3. Công tác thị trường và chăm sóc khách hàng Tổ chức lại bộ phận tiếp thị, bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận đầu tư phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, khai thác tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, dự báo thị trường, đẩy mạnh hoạt động đầu tư phục vụ công tác quản lý, liên doanh liên kết phát triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu các chính sách chế độ chăm sóc khách hàng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển. Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng định kỳ. Xem xét việc tổ chức lại bộ máy quản lý của Công ty trên nguyên tắc đảm bảo tinh gọn nhưng nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh. 3.6.4. Công tác quản lý Tiếp tục nghiên cứu, sữa đổi bổ sung các định mức khoán cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mới, tình hình quản lý thực tế và phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng mạng nội bộ, bao gồm các bước: phổ cập hóa tin học cho cán bộ chủ chốt, tăng cường công tác điều hành quản lý hoạt qua mạng …. 3.6.5. Giải pháp cắt giảm chi phí Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế phù hợp với đặc điểm ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý trình độ trang bị của Công ty. Các định mức được phổ biến đến tận người thực hiện công bố công khai cho người lao động trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Phải định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá thành sản phẩm của cônh ty nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời. Chương 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CASEAMEX 4.1. TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Tài sản và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua Bảng 7 như sau: Bảng 7. TÀI SẢN - NGUỒN VỐN TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 I Tài sản 225.758 520.189 499.708 294.431 130,4% (20.481) (3,9%) 1 Tài sản ngắn hạn 178.011 400.907 378.315 222.896 125,2% (22.592) (5,6%) 2 Tài sản dài hạn 47.747 119.282 121.393 71.535 149,8% 2.111 1,8% II Nguồn vốn 225.758 520.189 499.708 294.431 130,4% (20.481) (3,9%) 1 Nợ phải trả 190.016 405.039 380.216 215.023 113,2% (24.823) (6,1%) 2 Vốn chủ sở hữu 35.743 115.149 119.492 79.406 222,2% 4.343 3,8% Nguồn: Phòng Kế toán Cty Caseamex Qua bảng số liệu bên trên ta thấy được sự thay đổi sâu sắc về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty giữa 2 năm 2006 và 2007, cụ thể là tổng tài sản và nguồn vốn năm 2007 đã tăng lên hơn 294 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 230% so với cùng kỳ năm 2006; có được điều này cho do chính sách của công ty đã chủ trương cổ phần hoá (đi vào hoạt động từ 1/7/2006) doanh nghiệp, tạo điều kiện hội nhập và mở rộng kinh doanh cho công ty, bằng chứng là vốn chủ sở hữu năm 2007 đã có bước nhảy vọt thần kỳ đạt tăng trưởng 322% tăng hơn 79 tỷ đồng sao với năm trước đó, tạo điều kiện cũng như cơ hội mới trong thời kì hội nhập. Chính điều này đã giải thích lý do vì sao doanh thu và sản lượng trong năm này tăng khá cao và vượt mức như vậy. Sau khi cổ phần hoá, công ty Caseamex dần đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên, năm 2008, dưới sự ảnh hưởng cục bộ của cơn bão suy thoái tài chính vào cuối năm đã làm tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty dao động và giảm nhẹ, cụ thể là đã giảm 3,9% tương đương khoản hơn 20 tỷ đồng. Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy được quy mô của Công ty đã ngày càng được mở rộng dưới sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế chung của cả nước. Điều này thể hiện quyết tâm và khả năng của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên công ty dưới thời đại mới, vận hội mới mà trong đó cơ hội tuy nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ… Trong năm 2009, sau khi nền kinh tế thế giới dần ổn định, tôi tin rằng Công ty Caseamex sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng nguồn vốn kinh doanh của mình với sự thuận lợi về độ ổn định và tiềm năng của mình. 4.2. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Như ta đã biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, để hiểu được tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty ta hãy xem xét qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: ( xem Bảng 8) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Công ty có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2007 giảm 22,9% (hơn 3 tỷ) sao với năm 2006 và giảm 34,3% lợi nhuận sau thuế (tương đương 4,2 tỷ) giữa năm 2008 và 2007. Tại sao lợi nhuận lại giảm? Như ta biết: lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, vì thế nếu tăng được doanh thu sẽ trực tiếp góp phần tăng lợi nhuận. Doanh thu thuần là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận, doanh thu thuần năm 2007 tăng hơn 225 tỷ đồng ứng với mức tăng trưởng 161,5% so với năm 2006. Bên cạnh đó, doanh thu thuần năm 2008 lại giảm hơn 314 tỷ đồng ứng với tỷ lệ - 53,1% so với năm 2007, điều này là do năm 2007 điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, các đơn đặt hàng đều tăng ở khu vực châu Á và châu Âu, tình hình nền kinh tế ổn định và có đà phát triển từ năm trước đó. Tuy nhiên trong năm 2007 - năm đầu tiên sau khi cổ phần hoá, nên Công ty vẫn vướng phải sự thiếu ổn định ở các khâu sản xuất, điều này thể hiện qua sự chênh lệch và mâu thuẫn lớn giữa doanh thu và lợi nhuận: như ta biết, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng (khi chi phí không đổi) , nhưng trong năm này, doanh thu đã tăng thêm 61,5% trong khi đó lợi nhuận lại giảm 22,9% so với năm 2006. Chính điều này đã nói lên rằng không chỉ có doanh thu quyết định đến mức lợi nhuận mà còn tồn tại các yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vậy chúng ảnh hưởng như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm ở chương sau! Bảng 8. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần 366.395 591.667 277.415 225.272 61,5% (314.252) (53,1%) Giá vốn hàng bán 319.270 528.630 238.703 209.360 65,6% (289.927) (54,9%) Lợi nhuận gộp 47.125 63.037 38.712 15.912 33,8% (24.325) (38,6%) Doanh thu HĐTC 1.616 (1.154) 2.637 (2.770) (171,4%) 3.791 328,5% Chi phí tài chính 7.327 20.141 17.067 12.814 174,9% (3.074) (15,3%) Chi phí bán hàng và QLDN 22.606 27.847 15.140 5.241 23,2% (12.707) (45,6%) Lợi nhuận thuần từ HĐKD 18.808 13.895 9.143 (4.913) (26,1%) (4.752) (34,2%) Lợi nhuận khác (52) 570 358 622 1.196,2% (212) (37,2%) Tổng lợi nhuận trước thuế 18.757 14.465 9.501 (4.292) (22,9%) (4.964) (34,3%) Chi phí thuế TNDN 2.814 2.170 1.425 (644) (22,9%) (745) (34,3%) Lợi nhuận sau thuế 15.943 12.295 8.076 (3.648) (22,9%) (4.219) (34,3%) Nguồn: Phòng Kinh doanh Cty Caseamex Chú thích: HĐTC: Hoạt động tài chính QLDN: Quản lý doanh nghiệp HĐKD: Hoạt động kinh doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đến tổng doanh thu do đó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu Công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm, giá vốn giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 hơn 209 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 65,6% và năm 2008 so với năm 2007 thì giá vốn hàng bán lại giảm 54,9% tương đương hơn 289 tỷ đồng. Trong đó năm 2006 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 87,1% so với doanh thu thuần, năm 2007 chiếm tỷ trọng 89,4% trong doanh thu thuần, và năm 2008 có tỷ trọng là 86,1%. Giá vốn 89,4% Giá vốn 86,1% Giá vốn 87,1% Hình a Hình b Hình c Chú thích: Doanh thu thuần = 100% Hình 7. TỶ TRỌNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN SO VỚI DOANH THU THUẦN TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Điều này có nghĩa là khi có 100 đồng doanh thu thuần thu về thì năm 2006 công ty bỏ ra 87,1 đồng vốn, năm 2007 Công ty phải bỏ tới 89,4 đồng vốn và năm 2008 phải bỏ ra 86,1 đồng vốn, như vậy chỉ tiêu vào năm 2007 cao hơn so với những năm khác, chính điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công, dẫn đến lợi nhuận năm 2007 giảm như ta đã biết trong khi doanh thu lại tăng. Nguyên nhân của chỉ tiêu giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn như trên là do việc quản lý vốn của Công ty chưa có hiệu quả, đồng thời giá cả của nguyên vật liệu thường không ổn định và chỉ tập trung vào mùa nên cũng làm cho giá vốn không ổn định. Chi phí tài chính (chi phí lãi vay): đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Công ty. Trong năm 2006 khoản chi phí này do Công ty Caseamex vay và phân bổ xuống cho đơn vị dưới dạng phải trả nội bộ, năm 2006 lượng hàng hoá tiêu thụ giảm nên các khoản chi phí tiêu tốn cũng giảm nên Công ty cũng đã hạn chế được phần nào các khoản vay. Đến năm 2007 và 2008 - hai năm đầu tiên hoạt động dưới hình thức cổ phần, lúc này khoản phải trả nội bộ được thay thế bằng khoản vay trực tiếp từ ngân hàng mà không thông qua Công ty như trước nữa, tổng vay ngắn hạn năm tăng cao làm cho khoản chi phí tài chánh cũng tăng cao, mức tăng trưởng của hai năm 2007 và 2008 xấp xỉ 200% sao với năm 2006. Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhìn chung thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu nên khoản chi phí về bán hàng chủ yếu chỉ là chi phí vận chuyển hàng hoá nên khi kim ngạch xuất khẩu tăng thì chi phí này tăng và ngược lại. Qua bảng 8 ta thấy năm 2007 chi phí này tăng so với năm 2006 là 23,2% do sau khi cổ phần hoá đã có sự thay đổi cơ cấu và cách quản lý, bên cạnh đó là kim ngạch xuất khẩu tăng nên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng. Đến năm 2008, công ty đã củng cố và cải cách cơ cấu bộ máy quản lý, có chính sách cắt giảm chi phí nên năm này đã giảm 45,6% khoản hơn 12 tỷ đồng. Do nguồn thu chủ yếu của công ty là ngoại tệ nên doanh thu hoạt động tài chính của công ty luôn không ổn định, thường bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch tỷ giá sau khi bán ra và thu vào. Cụ thể năm 2006 và 2008 lời hơn 1 tỷ và 2 tỷ từ việc biến động của tỷ giá nhưng năm 2007 lại lỗ hơn 1 tỷ cũng từ sự biến động. Do doanh thu hoạt động tài chính có được do chênh lệch tỷ giá và lãi từ tiền gửi ngân hàng nên không có khoản chi phí cho hoạt động này. Với điều kiện và môi trường kinh tế năng động hiện nay, ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư hơn thì Công ty cũng nên có chủ trương đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này để mang lại khoản lợi nhuận hoạt động tài chính cao hơn bên cạnh hoạt động kinh doanh hiện nay. 4.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là kết quả giữa Doanh thu hoạt động tài chính và Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) đã đề cập ở phần trên. Vì khoản chi phí lãi vay lớn hơn rất nhiều so với khoản thu từ hoạt động tài chính nên chỉ tiêu lợi nhuận này luôn là số âm, tức là làm giảm lợi nhuận chung của công ty: Bảng 9. LỢI NHUẬN THEO CƠ CẤU TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Lợi nhuận HĐKD 24.520 130,8 35,190 209,8 23,573 248,1 Lợi nhuận HĐTC (5.711) (30,5) (21.295) (113,2) (14,430) (151,9) Lợi nhuận khác (52) (0.3) 570 3,4 358 3,8 Tổng 18.757 100 14.465 100 9,501 100 Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 8 Chú thích: HĐKD: Hoạt động kinh doanh Hình 8. BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN THEO CƠ CẤU TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) % HĐTC: Hoạt động tài chính Qua hình trên có thể thấy tuy là lợi nhuận hoạt động kinh doanh đều tăng qua 3 năm trong cơ cấu lợi nhuận chung, chiếm cao nhất là 248,1% nhưng bên cạnh đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng tăng qua 3 năm 2006 đến 2008 làm giảm cao nhất 151,9% lợi nhuận trong năm 2008. Mặt dù một phần đã được thu nhập từ hoạt động tài chính bù đắp nhưng do chi phí tài chính quá cao đã làm cơ cấu này ngày càng tăng từ khi Công ty đi vào cổ phần hoá, đều này thể hiện sự khát vốn cua công ty để mở rộng qui mô và hoạt động kinh doanh. Đây là vấn đề công ty cần xem xét, cổ phần hoá chính là giải pháp khả thi để tăng nguồn vốn kinh doanh và không phải thông qua ngân hàng, chính điều này sẽ làm giảm áp lực từ chi phí lãi vay, từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho công ty Caseamex. Từ đây có thể thấy, vấn đề hợp thức hoá việc cổ phần hoá và chuẩn bị kế hoạch xúc tiến để Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ có thể chính thức gia nhập thị trường cổ phiếu là vấn đề thiết yếu để công ty phát triển. 4.3. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN 4.3.1. Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta cần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu tài chính khác sau đây: Bảng 10. CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NĂM 2006 - 2008 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần triệu đồng 366.395 591.667 277.415 225.272 (314.252) Vốn kinh doanh triệu đồng 225.758 520.189 499.708 294.431 (20.481) Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 18.757 14.465 9.501 (4.292) (4.964) Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 15.943 12.295 8.076 (3.648) (4.219) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / doanh thu thuần lần 0,05 0,03 0,03 (0,02) 0 Tỷ suất lợi nhuận ròng / doanh thu thuần lần 0,04 0,02 0,03 (0,02) 0,01 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / vốn kinh doanh lần 0,08 0,03 0,02 (0,05) (0,01) Tỷ suất lợi nhuận ròng / vốn kinh doanh lần 0,07 0,02 0,02 (0,05) 0 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Qua Bảng 10 ta có thể đánh giá về tình hình kinh doanh của công ty như sau: Về tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần: ta thấy rằng năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu thuần mang lại cho công ty 0,05 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2007 thì 1 đồng doanh thu thuần chỉ mang lại 0,03 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,02 đồng lợi nhuận sau với năm trước đó. Đây là lý do giải thích nguyên nhân vì sao doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 đến hơn 225 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế thì lại giảm hơn 3 tỷ đồng. Trong năm 2008 thì tỷ suất này khá ổn định so với năm 2007, vẫn mang về 0,03 đồng lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu thuần, tuy nhiên, do lợi nhuận không cao (chỉ hơn 9 tỷ đồng) nên thuế không làm giảm nhiều sự chênh lệch nên trong năm này tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế không đổi (0,03) so với doanh thu thuần. Nguyên nhân tạo sự chênh lệch giữa năm 2006 với 2007 và 2008 là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn trên thị trường, công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng nhưng cũng phải hạ giá thành để có thể thâm nhập sâu vào thị trường thế giới và khẳng định thương hiệu công ty, chính vì thế mà năm 2007 và 2008 lợi nhuận thu được thấp hơn so với năm 2006. Về tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh: chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lãi thực tế. Từ bảng ta thấy 1 đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra sẽ thu lại được 0,08 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,07 đồng lợi nhuận ròng trong năm 2006, đây là con số khá lý tưởng nhờ vào môi trường kinh doanh thuận lợi trong năm này. Đến năm 2007, tình hình được điều tiết và sự cạnh tranh trở nên khó khăn hơn, nên lợi nhuận thu được đã giảm đến 0,05 đồng trong 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra, tức là, chỉ còn 0,03 đồng trước thuế hay 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 đồng vốn mang ra kinh doanh, và tỷ suất này ổn định ở mức 0,02 đồng lợi nhuận cả trước và sau thuế trong năm 2008. Để thấy rõ hơn nữa về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình thực hiện lợi nhuận chúng ta cần phải nghiên cứu thêm các nhân tố có liên quan. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở chương sau nên trước hết chỉ đề cập đến tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng trong phần này. 4.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Như ta đã biết, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh thì biện pháp hiệu quả và ưu việt nhất là phải tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, đồng thời kết hợp với việc huy động thêm nguồn vốn cố định vào sản xuất. Để đánh giá và hiểu rõ hơn tình hình sử dụng nguồn vốn trong công ty Caseamex, ta hãy xem xét một số chỉ tiêu về vốn trong 3 năm gần đây (2006 - 2008) trong bảng bên dưới: Bảng 11. CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần Triệu đồng 366.395 591.667 277.415 225.272 (314.252) Tổng tài sản Triệu đồng 225.758 520.189 499.708 294.431 (20.481) Vốn lưu động Triệu đồng 178.011 400.907 378.315 222.896 (22.592) Vốn cố định Triệu đồng 47.747 119.282 121.393 71.535 2.111 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1,62 1,14 0,56 (0,49) (0,58) Vòng quay vốn lưu động Vòng 2,06 1,48 0,73 (0,58) (0,74) Vòng quay vốn cố định Vòng 7,67 4,96 2,29 (2,71) (2,67) Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy năm 2006 vẫn là năm luôn đạt chỉ số cao nhất trong 3 năm vừa qua tại công ty và năm 2008 đạt thấp nhất trong chỉ số vòng quay về vốn này. Do tình hình hiện nay công ty đang tập trung đầu tư mở rộng trang thiết bị và cơ sở vật chất nên vòng quay về vốn không cao do vốn còn ứng động và chưa sinh lợi được. Về vòng quay toàn bộ vốn của công ty, trong năm 2006 (1,62 vòng) và 2007 (1,14 vòng) chứng tỏ doanh thu cao hơn số vốn đã bỏ ra đầu tư, có nghĩa là công ty đã tận dụng khá tốt nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn và sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh nên việc xuất khẩu hàng gặp nhiều khó khăn nên vòng quay vốn đã càng ngày càng giảm, không giữ được trạng thái ban đầu, đỉnh điểm là năm 2008, sự khó khăn đã gây nên tình trạng ứ động vốn, hàng tồn kho nhiều nên số vòng quay đã giảm chỉ còn 0,56 vòng. Trong đó, vòng quay vốn cố định luôn khả quan và có khả năng thu hồi vốn nhanh trong những năm qua, đây là chỉ số sinh lời nhiều nhất vì vốn cố định luôn là cơ sở phản ánh sự phát triển của công ty. Thực tế tình trạng liên tục giảm vòng quay vốn cố định trong 2 năm 2007 và 2008 là do công ty vừa mới mở rộng và đầu tư thêm trang thiết bị, vốn cố định tăng nhanh và mạnh (hơn 71 tỷ đồng trong năm 2007) nên làm chỉ số này sụt giảm. Tuy nhiên, có thể dự đoán được chỉ số này sẽ tăng trở lại và ổn định hơn trong những năm sắp tới sau khi ổn định việc sản xuất. Vòng quay vốn lưu động luôn là trọng tâm trong chiến lược phát triển của công ty, nó phản ánh thực trạng kinh doanh nói chung và sự phát triển của công ty nói riêng. Không nằm ngoài ảnh hưởng chung trong tình hình hiện nay, chỉ số này cũng giảm dần từ 2006 đến nay và suy giảm chỉ còn 0,73 vòng trong năm 2008 chủ yếu là do việc khó khăn trong xuất hàng, các khách hàng không có nhu cầu mua do việc thiếu vốn, các ngân hàng thắt chặt tín dụng… nên lượng tiền trong lưu thông bị ứ động dẫn đến việc tạm ứng, các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng. Bảng 12. THÀNH PHẦN VỐN LƯU ĐỘNG TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Vốn bằng tiền 9.655 7.436 6.698 (2.219) (23,0) (738) (9,9) Các khoản phải thu 134.025 239.828 211.734 105.803 78,9 (28.094) (11,7) Hàng tổn kho 33.613 148.875 145.177 115.262 342,9 (3.698) (2,5) Tài sản lưu động khác 718 4.768 14.706 4.050 564,1 9.938 208,4 Tổng vốn lưu động 178.011 400.907 378.315 222.896 125,2 (22.592) (5,6) Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Ta có thể thấy lượng vốn lưu động bình quân trong năm 2007 và 2008 đã tăng hơn 222 tỷ 896 triệu đồng so với năm 2006 đạt mức tăng trưởng 225,2%. Trong đó, các khoản tăng mạnh là các khoản phải thu, hàng tồn kho và vốn lưu động khác (chủ yếu là tạm ứng) tăng mạnh. Bên cạnh đó, công ty đã không giữ khoản vốn bằng tiền nhiều trong công ty, điều này chứng tỏ tính linh động trong việc sử dụng vốn và hiệu quả của việc tài tư tài chính của công ty trong 3 năm vừa qua. Công ty càng khai thác nhiều hơn những khoản thu từ việc đầu tư tài chính vì hiện nay chính sách về hoạt động này chỉ thiên về hình thức, chưa áp dụng nhiều trong thực tế để có thể thu được nguồn lợi lớn hơn. 4.3.3. Các chỉ tiêu cơ bản khác Dưới đây là một vài chỉ tiêu hoạt động khác để phản ánh đầy đủ hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Caseamex trong 3 năm vừa qua. Bảng 13. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN KHÁC TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2006 2007 2008 1. Tỷ số về khả năng thanh toán ---Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 0,94 1,08 1,08 ---Hệ số thanh toán nhanh lần 0,76 0,68 0,67 2. Tỷ số về cơ cấu tài chính ---Tỷ số nợ lần 0,84 0,78 0,76 3. Tỷ số hoạt động ---Kì thu tiền bình quân ngày 129,34 115,07 242,60 4. Tỷ số doanh lợi ---ROS - Doanh lợi tiêu thụ % 4,35 2,41 2,91 ---ROA - Doanh lợi tài sản % 7,06 2,74 1,62 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty: năm 2006 là 0,94 lần, năm 2007 và 2008 ổn định ở mức 1,08 lần ta thấy rằng mức độ thay đổi qua các năm không lớn, điều này nói lên rằng mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn hay tích luỹ thêm của công ty là khá tốt, khả năng trả nợ khi đến hạn là rất cao. Về khả năng thanh toán nhanh: hệ số thanh toán nhanh này tuy có giảm qua 3 năm nhưng dao động không nhiều và vẫn ở mức cao (0,67 lần trong năm 2008) cho thấy công ty có khả năng đáp ứng nhanh những khoản nợ ngắn hạn, khả năng chi trả rất tốt, không gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. Về tỷ số nợ: ta thấy tỷ số nợ qua các năm có giảm nhưng không nhiều, vẫn dao động trong mức cao (0,76 lần trong năm 2008) chứng tỏ tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của công ty là tương đối cao. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của công ty rất tốt, điều này làm cho các chủ nợ an tâm, tin tưởng vào công ty. Về kì thu tiền bình quân: năm 2006 là 129 ngày, qua năm 2007 đã giảm xuống còn 115 ngày nhưng năm 2008 lại tăng đột biến đến 243 ngày đã phản ánh chính xác tình trạng ứng động vốn trong khâu thanh toán của công ty trong năm 2008. Tuy nhiên đây có thể chỉ là tình trạng nhất thời do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, sẽ dần g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex.doc
Tài liệu liên quan