Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần DOCIMEXCO DOCIFISH tại Sa Đéc - Đồng Tháp

MỤC LỤC

 

Trang

 

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

 

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1

 

1.1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài nghiên cứu . 1

 

1.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn. 2

 

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2

 

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

 

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

 

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3

 

1.3.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu . 3

 

1.3.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu. 3

 

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. 3

 

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4

 

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 4

 

2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh . 4

 

2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, bảng Báo cáo tài chính . 6

 

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 9

 

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 9

 

2.2.1. Phương pháp phân tích . 9

 

2.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 13

 

2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA). 13

 

2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 14

 

2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) . 14

 

2.3.4. Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí (%) . 14

 

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY

 

CỔ PHẦN DOCIMEXCO-DOCIFISH. 15

 

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY . 15

 

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 15

 

3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng . 16

 

3.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban . 17

 

 

 

 

 

 

 

3.1.4. Sản phẩm của công ty . 22

 

3.2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 24

 

3.2.1. Thuận lợi . 24

 

3.2.2. Khó khăn . 24

 

3.2.3. Định hướng phát triển . 25

 

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

 

CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO-DOCIFISH . 26

 

4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 3 NĂM 2006-2008. 26

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN . 28

 

4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty . 28

 

4.2.2. Phân tích chung tình hình chi phí của công ty . 53

 

4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận . 60

 

4.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 68

 

4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) . 68

 

4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 69

 

4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) . 68

 

4.2.4. Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí (%) . 69

 

4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 . 70

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 73

 

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY . 73

 

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 73

 

5.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận cho công ty . 73

 

5.2.2. Một số giải pháp khác . 76

 

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 79

 

6.1. KẾT LUẬN . 79

 

6.2. KIẾN NGHỊ . 80

 

6.2.1. Đối với nhà nước . 80

 

6.2.2. Đối với công ty . 81

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

 

PHỤ LỤC . 83

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần DOCIMEXCO DOCIFISH tại Sa Đéc - Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5,44) 270.965 72,62 Dạt tăng trọng - 1.332.674 805.142 1.332.674 - (527.533) (39,58) Chú thích: - BTP: Bán thành phẩm (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) BẢNG 4 : SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU CỦA SẢN PHẨM TIÊU THỤ NỘI ĐỊA Đơn vị tính: 1000 đồng Chi tiêu Năm 2006 2007 2008 Giá trị Sản lượng (tấn) Giá trị Sản lượng (tấn) Giá trị Sản lượng (tấn) Tổng doanh thu nội địa 15.191.453 1.139 26.653.489 1.260 30.257.087 1.492 Dạt BTP loại 1 8.962.957 508 16.791.698 663 15.531.115 611 Dạt BTP loại 2 3.342.120 319 7.196.442 420 10.498.978 616 Dè thịt vụn đông block 729.190 56 586.377 46 2.012.854 129 Dạt thành phẩm đông block 638.041 38 374.059 22 764.885 41 Vụn cá tra tươi 1.519.145 218 372.239 39 805.142 57 Dạt tăng trọng - - 1.332.674 70 644.113 38 (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish Đồ thị 2: DOANH THU TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008 35.000.000 30.000.000 25.000.000 20.000.000 15.000.000 10.000.000 5.000.000 0  15.191.454  26.653.489  30.257.087  Doanh thu nội địa 2006 2007 2008 b. Mặt hàng xuất khẩu Doanh thu của công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản. Thông qua bảng doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng (xem trang 35) ta thấy rằng tổng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu đều tăng qua các năm, bao gồm hai mặt hàng chính là sản phẩm đông block và sản phẩm mới, trong đó doanh thu từ sản phẩm đông block chiếm tỷ trọng rất cao và góp phần rất lớn vào tăng lên của tổng doanh thu. Năm 2006: Doanh số tiêu thụ từ thị trường xuất khẩu là 355.360.831 ngàn đồng trong đó doanh số bán của sản phẩm đông block đạt giá trị là 350.404.824 ngàn đồng và doanh số bán của sản phẩm mới là 4.956.007 ngàn đồng. Năm 2007: Doanh số bán của sản phẩm đông block và phẩm mới trong năm thu được là 373.895.315 ngàn đồng tăng 18.534.484 ngàn đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ 5,22%, trong đó doanh thu có được từ sản phẩm đông block đem lại doanh số bán nhiều hơn sản phẩm mới. Do sản phẩm đông block là sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi cho việc sử dụng và giá bán cũng phù hợp được khách hàng chấp nhận, nên số lượng đặt hàng nhiều hơn sản phẩm mới dẫn đến doanh số bán mặt hàng này tăng cao. Năm 2008: Doanh số tiêu thụ đạt 380.296.187 ngàn đồng tăng so với năm 2007 một khoảng là 6.400.872 ngàn đồng, tương ứng 1,71%. Trong tổng doanh số tiêu thụ thì doanh số sản phẩm đông block đạt 369.424.247 ngàn đồng và doanh số của sản phẩm mới là 10.871.940 ngàn đồng. Sản phẩm đông block luôn chiếm tỷ lệ cao và đóng góp rất lớn vào sự tăng lên trong tổng doanh thu. GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -34- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU Bảng 5 : DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008) Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % Sản phẩm đông block 350.404.824 98,61 366.059.591 97,9 369.424.247 97,14 15.654.767 4,47 3.364.656 0,92 Cá tra trắng 276.384.590 78,88 334.837.099 91,47 283.428.069 76,72 58.452.509 21,15 (51.409.030) (15,35) Cá tra hồng 22.426.972 6,4 5.518.258 1,51 32.678.058 8,85 (16.908.714) (75,39) 27.159.800 492,18 Cá tra vàng nhạt 34.688.144 9,9 12.578.303 3,44 42.207.883 11,43 (22.109.841) (3,74) 29.629.580 235,56 Cá tra vàng đậm 4.535.349 1,29 1.154.513 0,32 - - (3.380.836) (74,54) - - Cá tra tươi 12.369.769 3,53 11.971.418 3,27 11.110.237 3,01 (398.351) (3,22) (861.181) (7,19) Sản phẩm mới 4.956.007 1,39 7.835.724 2,1 10.871.940 2,86 2.879.717 58,11 3.036.216 38,75 Cá tra trắng tươi xiên que 1.840.333 37,13 2.401.107 30,64 2.638.665 24,27 560.773 30,47 237.558 9,89 Cá tra vàng nhạt xiên que 2.008.971 40,54 5.434.617 69,36 4.644.088 42,72 3.425.646 170,52 (790.529) (14,55) Cá tra fillet cuộn 1.106.703 22,33 - - 3.589.187 33,01 (1.106.703) (100) 3.589.187 - Tổng doanh thu 355.360.831 100 373.895.315 100 380.296.187 100 18.534.484 5,22 6.400.872 1,71 (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) Bảng 6: SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA TỪNG MẶT HÀNG THỦY SẢN QUA 3 NĂM (2006-2008) Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Giá trị Sản lượng (tấn) Giá trị Sản lượng (tấn) Giá trị Sản lượng (tấn) Sản phẩm đông block 350.404.824 6.457 366.059.591 6.824 369.424.247 7.052 Cá tra trắng 276.384.590 4.966 334.837.099 6.205 283.428.069 5.387 Cá tra hồng 22.426.972 458 5.518.258 113 32.678.058 637 Cá tra vàng nhạt 34.688.144 711 12.578.303 251 42.207.883 860 Cá tra vàng đậm 4.535.349 126 1.154.513 72 - - Cá tra tươi 12.369.769 196 11.971.418 183 11.110.237 168 Sản phẩm mới 4.956.007 86 7.835.724 166 10.871.940 220 Cá tra trắng tươi xiên que 1.840.333 25 2.401.107 30 2.638.665 32 Cá tra vàng nhạt xiên que 2.008.971 45 5.434.617 136 4.644.088 133 Cá tra fillet cuộn 1.106.703 16 - - 3.589.187 55 Tổng 355.360.831 6.543 373.895.315 6.990 380.296.187 7.272 (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) Đồ thị 3: DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008) 400.000.000 350.000.000  350.404.824  366.059.591  369.424.247 300.000.000 250.000.000 200.000.000 150.000.000 100.000.000  Sản phẩm đông block Sản phẩm mới 50.000.000 0  4.956.007  7.835.724  10.871.940 2006 2007 2008 4.2.1.2. Phân tích doanh thu theo thị trường tiêu thụ Bảng 7: DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Thị trường nội địa 15.191.453 4,1 26.653.489 6,65 30.257.087 7,37 Thị trường xuất khẩu 355.360.831 95,9 373.895.315 93,35 380.296.187 92,63 Tổng doanh thu 370.552.284 100 400.548.804 100 410.553.274 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh công y Docifish) a. Thị trường nội địa Công ty Docifish là một trong những công ty có thị trường xuất khẩu tương đối rộng ở nước ta. Tuy nhiên, nói về thị trường trong nước thì công ty đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ (xem bảng 7). Qua bảng 7 ta thấy tỷ trọng của thị trường nội địa tăng qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng doanh thu của thị trường nội địa là 4,1%, năm 2007 chiếm 6,65% và năm 2008 chiếm 7,37% trong tổng cơ cấu doanh thu của công ty. Bảng 8: DOANH SỐ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG QUA 3 NĂM 2006-2008 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Đồng Tháp 11.065.653 21.601.928 24.477.983 10.536.275 95,22 2.876.055 13,31 Thành phố Hồ Chí Minh 4.125.800 5.051.561 5.779.104 925.761 22,44 727.543 14,40 Tổng doanh thu 15.191.453 26.653.489 30.257.087 11.462.036 75,45 3.603.598 13,52 (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) Đồ thị 4: DOANH SỐ TIÊU THỤ THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA QUA 3 NĂM 2006-2008 35,000,000 32,536,958 30,000,000 25,000,000  21.601.928 20,000,000 15,000,00011.065.654 10,000,000 4,125,800 5,000,000  5,051,561  7,720,129  Đồng Tháp Tp.Hồ Chí Minh 0 2006 2007 2008 Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường tiêu thụ chính của công ty chỉ có Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung qua 3 năm doanh số của hai thị trường này đều tăng, trong đó Đồng Tháp luôn chiếm tỷ trọng cao và góp phần làm tăng tổng doanh thu nội địa. Cụ thể tình hình này như sau: - Đồng Tháp: Năm 2007 tổng doanh thu đạt được là 21.601.928 ngàn đồng, tăng so với năm 2006 mức tuyệt đối là 10.536.275 ngàn đồng, tương ứng với mức tương đối 95,22%. Đến năm 2008 doanh số đạt được là 24.477.983 ngàn đồng, tương ứng với mức tương đối là 13,31% so với năm 2007. - Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2007 doanh số đạt được là 5.051.561 ngàn đồng, tăng so với năm 2006 một mức tuyệt đối là 925.761 ngàn đồng, tương ứng với mức tương đối là 22,44%. Năm 2008 doanh số đạt được là 5.779.104 ngàn đồng, tăng 727.543 ngàn đồng, tương ứng với 14,4% so với năm 2007. Nhìn chung doanh số thị trường nội địa đều tăng qua các năm đều này biểu hiện rất tốt, tuy nhiên doanh số này sẽ tăng cao hơn nếu công ty mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. b. Thị trường xuất khẩu Nhìn chung qua 3 năm (2006-2008) thì sản phẩm của công ty đang có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới (xem bảng 9 trang 40), tổng kim nghạch xuất khẩu biến động tăng giảm ở từng thị trường như sau: Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty chủ yếu thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp, hoạt động xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhìn chung doanh thu xuất khẩu từ năm 2006-2008 đều tăng cụ thể tình hình này như sau: - Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp: Năm 2006 đạt giá trị 337.592.789 ngàn đồng, chiếm 95,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp là là 306.066.124 ngàn đồng, chiếm 97,89% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và năm 2008 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp là 380.296.187 ngàn đồng, chiếm 100% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhìn vào đồ thị 5 (trang 45) ta thấy công ty có 4 thị trường tiêu thụ chính là châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Trong đó thị trường Châu Âu luôn chiếm tỷ trọng cao, và đóng góp rất lớn vào tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Nhìn chung doanh thu tiêu thụ xuất khẩu ở các thị trường tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể tình hình biến động ở từng thị trường như sau: Thị trường châu Âu: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của công ty. Qua báo cáo xuất khẩu của công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu tăng giảm không đều cụ thể năm 2006 có giá trị xuất khẩu 278.554.833 ngàn đồng với tỷ trọng 82,46%, năm 2007 giá trị xuất khẩu là 304.517.095 ngàn đồng với tỷ trọng 83,2% và đến năm 2008 thì giá trị xuất khẩu là 310.816.074 ngàn đồng với tỷ trọng 81,73% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish Bảng 9: DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ QUA 3 NĂM (2006-2008) Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % Tổng kim ngạch xuất khẩu 355.360.831 100 373.895.315 100 380.296.187 100 18.534.484 5,22 6.400.872 1,71 1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 337.806.006 95,06 366.006.124 97,89 380.296.187 100 28.200.118 8,35 14.290.063 3,9 Châu Á 17.363.229 5,14 17.495.093 4,78 14.261.107 3,75 131.864 0,76 (3.233.986) (18,49) -Nhật Bản 7.738.791 44,57 6.084.793 34,78 4.880.151 34,22 (1.653.998) 21,37 (1.204.642) (19,8) -Hàn Quốc 9.624.438 55,43 8.932.994 51,06 8.844.739 62,02 (691.443) (7,18) (88.256) (0,99) -Trung Quốc - - 2.477.305 14,16 536.218 3,76 2.477.305 - (1.941.088) (78,35) Châu Âu 278.554.833 82,46 304.517.095 83,2 310.816.074 81,73 25.962.263 9,32 6.298.979 2,07 -Hà Lan 226.687.923 81,38 253.997.709 83,41 265.219.356 85,33 27.309.786 12,05 11.221.647 4,42 - Bỉ 21.810.843 7,83 19.245.480 6,32 19.705.739 6,34 (2.565.363) 11,76 460.259 2,39 - Thụy Sỉ 17.521.099 6,29 16.778.892 5,51 15.696.212 5,05 (742.207) (4,24) (1.082.680) (6,45) - Thụy Điển - - 8.069.703 2,65 9.821.788 3,16 8.069.703 - 1.752.085 21,71 - Anh 12.534.967 4,5 6.425.311 2,11 372.979 0,12 (6.109.657) 48,74 (6.052.331) (94,2) Châu Mỹ 31.956.448 11,47 39.016.253 12,81 34.226.657 11,01 7.059.805 22,09 (4.789.596) (12,28) Châu Úc 9.931.497 2,94 4.977.683 1,36 20.992.350 5,52 (4.953.813) 49,88 16.014.666 321,73 2. Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác 17.554.825 4,94 7.889.191 2,11 - - (9.665.634) 55,06 (7.889.191) 100 (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -40- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU Đồ thị 5: DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG QUA 3 NĂM (2006-2008) 350.000.000 300.000.000 250.000.000 200.000.000 150.000.000 100.000.000  Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Úc 50.000.000 0 2006 2007 2008 Nhìn chung, thị trường châu Âu là thị trường chủ lực của công ty vì thị trường này đem lại cho công ty nhiều doanh thu nhất. Do đó muốn giữ vững được thị trường này thì công ty phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của Châu Âu như Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỉ, Thụy Điển… Thị trường châu Á: Tình hình tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2008 biến động như sau: Năm 2006 có tổng giá trị xuất khẩu là 17.363.229 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 5,14%, năm 2007 là 17.495.093 ngàn đồng chiếm 4,78% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2008 gía trị xuất khẩu này là 14.261.107 ngàn đồng, chiếm 3,75%. Như vậy năm 2007 so với năm 2006 tăng 131.864 ngàn đồng, tương ứng tăng 0,76%. Đến năm 2008 doanh số ở thị trường này giảm xuống 3.233.986 ngàn đồng, với tỷ lệ 18,49%. Thị trường châu Mỹ: Đây là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường này luôn đầy sóng gió và biến động. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không ổn định qua từng năm cụ thể như sau: Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 31.956.448 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 11,47%, năm 2007 giá trị này là 39.016.253 và chiếm tỷ trọng 12,81% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm còn 34.226.657 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 11,01%. Như vậy năm 2007 so với năm 2006 giá trị xuất khẩu tăng với số tiền 7.059.805 ngàn đồng, tương ứng tăng 22,09%; còn năm 2008 so với năm 2007 giảm 4.789.596 ngàn đồng, tương ứng giảm 12,28%. Do đó công ty cần có nhiều biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của công ty cho phù hợp. Công ty cần quan tâm đến việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường này và nâng cao hiệu quả sản xuất cao hơn nữa trong những năm tới. Thị trường châu Úc: Đây là thị trường mới, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm qua cũng tăng giảm không ổn định cụ thể là năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu là 9.931.497 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 2,94%; đến năm 2007 giá trị xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 4.977.683 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 1,36%; nhưng sang năm 2008 giá trị xuất khẩu tăng đột ngột tăng lên đạt giá trị 20.992.349 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng là 5,52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy năm 2007 so với năm 2006 giảm một khoảng là 4.953.813 ngàn đồng, tương đương với tỷ lệ 49,88%; năm 2008 so với năm 2007 tổng giá trị xuất khẩu của thị trường này tăng 16.014.666 ngàn đồng, tương đương với tỷ lệ 321,73%. Ø Tóm lại, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Docifish đã có những chuyển biến tích cực. Tổng giá trị kim ngạch nói chung của tất cả các thị trường qua 3 năm không tăng cao nhưng lại có chiều hướng giảm vào năm 2008. Trong đó, thị trường chủ yếu của công ty là châu Âu chiếm hơn 80% còn lại chia cho các thị trường châu Mỹ, châu Á và châu Úc. Thị trường châu Âu là một thị trường vốn rất khó tính đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Qua đó cho thấy công ty cần phải nổ lực trong việc tìm kiếm thị trường và cải tiến kỹ thuật công nghệ chế biến, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được kết quả cao và từ đó tăng doanh số tiêu thụ xuất khẩu cao hơn nữa trong tương lai. - Kim ngạch xuất khẩu ủy thác: Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu ủy thác là 17.554.825 ngàn đồng, năm 2007 giá trị xuất khẩu ủy thác là 7.889.191 ngàn đồng, giảm 9.665.634 ngàn đồng, tương ứng với 55,06% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì công ty không phát sinh hợp đồng xuất khẩu ủy thác. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, chiếm khoảng 5% trong tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2006 và giảm dần đến năm 2008 thì hoạt động xuất khẩu ủy thác không còn nữa, đều này biểu hiện rất tốt vì nó cho ta thấy công ty đang ngày càng có uy tín trên thị trường xuất khẩu. 4.1.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Docifish Mục đích của hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là doanh thu và lợi nhuận, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, muốn đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm thì công ty cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng và sau đây là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. a. Chất lượng sản phẩm Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là có chất lượng và có khả năng xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó không những phải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ sinh mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản của công ty Docifish thì chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng này đều được xuất khẩu ra nước ngoài, do đó những sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầuvà đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hiện nay tình hình xuất khẩu dạng nguyên liệu cấp đông chiếm tỷ lệ cao nhưng chất lượng thủy sản của công ty được đanh giá cao ở các thị trường xuất khẩu như châu Mỹ, châu Á, châu Úc, EU,...do nguồn thủy sản của công ty chủ yếu khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của công ty có tính bổ dưỡng cao. Chất lượng sản phẩm thủy sản của công ty được nhiều người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá ngang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ, Banglades. Vì vậy, công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ- khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm nên tính cạnh tranh thủy sản xuất khẩu công ty ngày càng được nâng cao. Cụ thể yêu cầu chất lượng ở một số thị trường sau: Thị trường Nhật Bản: Trước đây, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản chỉ đặt hàng chế biến đơn giản ở công ty và sau này sau khi đã tin tưởng thì Nhật bắt đầu đặt các mặt hàng chế biến phức tạp. Và các sản phẩm đề được Nhật thừa nhận, hầu như không có trường hợp nào bị trả về, Nhật cũng không đòi hỏi các ngành sản xuất chế biến thủy sản phải có CODE hoặc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP như thị trường châu Âu và châu Mỹ. Ngoài ra, Nhật cũng chấp nhận các giải pháp xử lý thủy sản với hóa chất như Chlorine, Sodium Tripoly Phosphste và một số hợp chất khử trùng khác. Nếu không sử dụng các chất khử trùng thì khó đảm bảo điều kiện vô trùng cho các loại thủy sản được nuôi trồng và khai thác tại các nước nhiệt đới hoặc các loại thủy sản chế biến thủ công, đòi hỏi nhiều lao động chân tay. Để đảm bảo uy tín của nhà nhập khẩu Nhật Bản và bảo hộ hàng hóa trong nước, chính phủ Nhật bản đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý chất lượng thực phẩm thuỷ sản như: + Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhật. + Kiểm tra nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu. + Kiểm tra kiểu dáng và công nghệ chế tạo sản phẩm. + Kiểm tra phong bì. Thị trường châu Âu: Đây là thị trường khó tính nhất so với tất cả các thị trường khác, tại thị trường này có rất nhiều quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm mà các thị trường châu Âu đặt ra để nhập khẩu hàng thủy sản. Các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức nhiễm vi, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị: dư lượng hóa chất, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng. Ngoài ra tiêu chuẩn HACCP là điều quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu. Đây là một hệ thống tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc đối với ngành công nghiêp chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm theo quan điểm phân tích và kiểm soát các mối nguy trước khi xãy ra. Nó được áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm. Các doanh nghiệp này buộc phải hiểu rõ những nguy cơ về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm có thể xãy ra ở tẩt cả các giai đoạn của quy trình sản xuất từ việc nuôi lớn, chế biến, sản xuất thành phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Những nguy cơ có thể do những sinh vật như chuột, sâu, bọ gây ra; do vi sinh vật như virut, vi khuẩn, mốc meo; do chất độc như nhiễm hóa chất có hại; hoặc do vật chất tự nhiên như gỗ, kim loại, thủy tinh, vải sợi gây ra. Hệ thống HACCP rất quan trọng đối với công ty, vì công ty phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy định của hệ thống đối với tất cả các dây chuyền sản xuất. Nếu công ty vì một sơ sót nhỏ không thể hiện đã đáp ứng đầy đủ quy định của cơ quan có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu của thị trường này thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của công ty nữa. Để một sản phẩm thủy sản đông lạnh có chất lượng thì khâu đóng gói bao bì đóng vai trò không kém phần quan trọng. Bao bì được xem là yếu tố cần thiết để khẳng định chất lượng sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm bán lẻ tại các siêu thị hoặc tại điểm bán lẻ. Bên cạnh vấn đề vận chuyển, vấn đề môi trường cũng có vai trò đáng kể trong việc đóng gói. Theo xây dựng luật về môi trường, việc tái sử dụng và tái sinh chất liệu bao bì và những yêu cầu cụ thể về đặt tính của môi trường phải hoàn toàn liên quan đến chất lượng bao bì. Bao bì nhựa bên trong thùng carton phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, yêu cầu đóng gói bao bì các loại thủy sản như trọng lượng của sản phẩm, kích cở của sản phẩm, số sản phẩm được đóng gói trong một thùng, mùi của sản phẩm, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng,…Nếu như công ty muốn mở rộng thêm thị trường các nước châu Âu cũng cần biết đến các quy định của châu Âu về chất thải bao bì, để theo đó công ty có những biện pháp thực hiện mới mong duy trì được mối quan hệ với các nước châu Âu. Đồng thời trong thời gian qua công ty Docifish đã thường xuyên cập nhật thông tin, cải tiến công nghệ và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắc khe của thị trường châu Âu. Qua phân tích các chính sách về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường… cho thấy châu Âu là thị trường nghiêm khắc và khó tính nhất hiện nay. Đây là mối đe dọa đối với công ty, nếu công ty không nghiên cứu kỹ về thị trường này và không đáp ứng đủ các yêu cầu đã quy định thì hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm là trở ngại đối với công ty, do đó đòi hỏi công ty phải giám sát chặt chẽ và làm đúng ngay từ đầu quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không để bất cứ sai sót nào có thể xãy ra. Nếu không cẩn thận mà để phạm sai lầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và nhãn hiệu của công ty. Thị trường châu Mỹ: So với hai thị trường Nhật Bản và châu Âu thì thị trường châu Mỹ là một thị trường cũng nghiêm khắc và khó khăn không kém. Đối với châu Mỹ thì chất lượng đóng vai trò quan trọng vì chất lượng của sản phẩm cũng chính là thước đo của sự bền vững trong kinh doanh trên thị trường này. Đây là một thị trường rất minh bạch và cởi mở, tuy nhiên thị trường này đòi hỏi hàng hóa khi nhập vào thị trường phải có chất lượng cao, đơn đặt hàng của thị trường châu Mỹ thường có số lượng lớn và thời gian giao hàng tương đối ngắn. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu châu Mỹ lại dễ dàng dịch chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác nếu phía đối tác của nước ngoài không đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà họ đặt ra. Thị trường này đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, an toàn sức khỏe cho người lao động, khi đã ký hợp đồng làm ăn với phía đối tác thì nhà xuất khẩu nước ngoài cần thực hiện nghiêm túc nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến những vụ tranh chấp phức tạp. Do đó, cũng như công ty khác thì công ty Docifish khi xuất khẩu sang thị trường này cần lưu ý đến những yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm mà châu Mỹ đặt ra để nhằm hạn chế tối đa lượng sản phẩm không đủ chất lượng bị trả về, từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mặt khác, mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty rất cần đến sự bảo quản kỹ lưỡng để giữ chất lượng sản phẩm lúc nào cũng tươi sống và đạt chất lượng tốt nhất. Nếu làm được tất cả những đều đó thì lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng nhiều hơn, và uy tín của công ty sẽ nâng cao cùng với lượng sản phẩm sản phẩm xuất khẩu. Tóm lại, chất lượng sản phẩm là một nhân tố có sự ảnh hưởng rất mạnh đến tình hình tiêu thụ của công ty. Do đó công ty muốn xuất khẩu càng nhiều thì yếu tố chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng, chất lượng sản phẩm góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần docimexco - docifish tại sa đéc - đồng tháp.doc
Tài liệu liên quan