MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU. . . 1
1.1 Lý do chọn đề tài . . . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . . . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . . . 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . . . 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu . . . 2
1.3.1 Phạm vi không gian. . . 2
1.3.2 Phạm vi thời gian . . . 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu. . . 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
2.1 Cơ sở lý luận . . . . 3
2.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại . . 3
2.1.2Hoạt động kinh doanh của ngân hàng . . 5
2.1.3Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng . 7
2.1.4Phân tích báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của NHTM . 9
2.1.5 Phân tích ma trận SWOT. . . 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu . . . 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . . . 16
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu. . . 16
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH
CẦN THƠ. . . . 17
3.1.Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
(MHB) . . . . 17
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình pháttriển . . 17
3.1.2 Phương hướng phát triển . . . 18
3.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng . . 19
3.2.1 Huy động tiền gửi . . . 19
3.2.2 Hoạt động cho vay . . . 19
3.2.3 Kinh doanh mua bán ngoại tệ . . . 20
3.2.4 Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư . . 20
3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ . . 20
3.3.1 Sơ đồ tổ chức . . . 20
3.3.2 Chức năng của các phòng ban . . . 21
3.3.3Nhận xét về cơ cấu tổ chức . . . 23
3.4 Phân tích sơ lược về cơ cấu nguồn vốn và tài sản tại MHB Cần Thơ . 23
3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn . . . 23
3.4.2 Cơ cấu tài sản. . . 26
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG MHB –CHI NHÁNH CẦN THƠ . . 29
4.1.Phântích hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB –Chi nhánh Cần Thơ . 29
4.1.1 Phân tích tình hình lợi nhuận. . . 29
4.1.2 Tình hình thu nhập . . . 33
4.1.3 Phân tích tình hình chi phí . . . 37
4.1.4 Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng . . . . 42
4.2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB
–Chi nhánh Cần Thơ . . . 46
4.2.1 Điểm manh và điểm yếu của ngân hàng . . 46
4.2.2 Cơ hội và thách thức . . . 49
4.2.3 Phân tích ma trận Swot. . . 52
Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦANGÂN HÀNGMHB CHI NHÁNH CẦN THƠ . 54
5.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn . . 54
5.2 Giải pháp về tình hình cho vay . . . 55
5.3Tăng cường quản lý rủi ro . . . 55
5.3.1 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng . . . 55
5.3.2 Phân tích kỹ vềkhách hàng trước khi cho vay . . 56
5.3.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng . . . 57
Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 58
6.1.Kết Luận . . . . 58
6.2.Kiến nghị. . . . 59
6.2.1 Đối với Ngân hàng . . . 59
6.2.2 Đối với các cơ quan Nhà Nước . . 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
67 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HB)
Loại hình doanh nghiệp : Ngân Hàng
Lĩnh vực hoạt động : Tài Chính - Bảo Hiểm - Đầu Tư
Địa chỉ : 9 Võ Văn Tần, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 84-8-39302501
Fax : 84-8-39302512
Địa chỉ trên MaroStores :
Website :
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân Hàng Thương
mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của
Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ là 800 tỷ đồng.
Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo
cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy
động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc
biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ
thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà
Nội và gần 130 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên
khắp cả nước.
Trong đó, ngân hàng MHB Cần thơ được thành lập từ năm 1999, đến nay hoạt động
của Ngân hàng MHB Cần Thơ ngày càng trên đà phát triển. Lợi nhuận và doanh thu năm
sau luôn cao hơn năm trước. Với mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước, uy tín của MHB
nói chung và MHB Cần Thơ nói riêng ngày càng được củng cố và phát triển. Qua hơn 10
năm hoạt động, thương hiệu MHB Cần Thơ đã trở thành biểu tượng của chất lượng đồng
thời tạo được uy tín và sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng trong nhiều năm liền.
Năm 2005, MHB Cần Thơ đạt được Bằng Khen của Thủ tướng Chính Phủ công
nhận là tập thể lao động xuất sắc, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ
quốc.
Năm 2006 Chi nhánh được tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Trong năm 2007, doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước tính đạt trên 135 % kế hoạch
được giao, mức tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 30%, với hơn 9.000 khách hàng thân
thiết thường xuyên giao dịch tại Chi nhánh. Từ những thành tích đã đạt được, đơn vị đã
được đề nghị Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen cho cá nhân và Huân chương lao động
hạng III cho tập thể Chi nhánh Cần Thơ. Đây chính là phần thưởng xứng đáng qua hơn 10
năm hình thành và phát triển của MHB Cần Thơ.
Hiện nay Chi nhánh đã có 3 Phòng Giao dịch có mặt ở các địa bàn trọng điểm của
thành phố Cần Thơ (Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt). Sắp tới, đơn vị dự kiến sẽ mở thêm một
số Phòng giao dịch ở những nơi dân cư tập trung.
3.1.2 Phương hướng phát triển
Chi nhánh luôn phát huy và thực hiện phương châm An toàn - Hiệu quả -
Phát triển và Bền vững, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động,
dư nợ và các chỉ tiêu kinh doanh, giảm tỉ lệ nợ xấu.
Bám sát định hướng cho vay của Hội Đồng Quản Trị, thực hiện tốt kiểm soát
tín dụng để nâng cao chất lượng và có biện pháp xử lý kịp thời nợ xấu, nợ quá hạn.
Tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình quy chế cho vay của Tổng Giám Đốc, thường
xuyên đánh giá kết quả kinh doanh và chất lượng tín dụng, phát triển kịp thời các
sản phẩm công nghệ cao phục vụ khách hàng.
Đề xuất các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận, hạ thấp chi phí, thực
hiện tốt quy chế tài chính của Trung Ương. Quản lý tốt dự án nâng cấp đô thị qua
việc thu hồi nợ gốc và lãi, thực hiện gói thầu đúng quy định.
Để hoàn thành tốt các chủ trương trên, Chi nhánh đã đề ra những giải pháp cụ
thể sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, đảm bảo kết quả đạt được hàng
tháng đồng đều, tránh tình trạng chạy nước rút vào những tháng cuối năm. Kịp thời
trình Tổng Giám đốc và Hội Đồng Quản Trị để có giải pháp phù hợp và linh hoạt
3.2 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG
3.2.1 Huy động tiền gửi
Ngân hàng MHB huy động tiền gửi bằng nhiều hình thức, với các loại kỳ hạn
đa dạng tương ứng với các mức lãi suất cao thấp khác nhau. Ngân hàng ngoài việc
nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngân hàng còn nhận tiền gửi của các loại ngoại
tệ mạnh. Ngân hàng nhận tiền gửi bằng nhiều hình thức: bằng tiền mặt hoặc bằng
chuyển khoản, hoặc bằng các loại séc (đang trong thời hạn hiệu lực).
3.2.2 Hoạt động cho vay
Ngân hàng tổ chức cho vay trên nhiều lĩnh vực như:
- Ngân hàng cho các đơn vị kinh tế và cá nhân vay các khoản ngắn hạn, trung và dài
hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu, đáp ứng kịp thời các nhu
cầu về vốn trong quá trình hoạt động. Các hình thức cho vay chủ yếu là:cho vay từng lần,
cho vay theo hạn mức.
- Ngân hàng còn cho vay xây dựng, mua, sửa chửa nhà, đất; mua sắm trang trí nội
thất; mua xe... Với các hình thức cho vay đa dạng: thế chấp; tín chấp; bảo lãnh.
- Các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, phương tiện vận tải
thủy bộ, thi công công trình, mua sắm phương tiện tiêu dùng, hợp tác lao động và các nhu
cầu về đời sống.
- Tài trợ xuất - nhập khẩu.
3.2.3 Kinh doanh mua bán ngoại tệ
Ngân hàng còn tham gia kinh doanh các loại ngoại tệ mạnh như đồng USD, đồng
bảng Anh, đồng Euro.
3.2.4 Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư
Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư
Ngoài những dịch vụ Ngân hàng truyền thống, Chi nhánh còn triển khai nhiều dịch
vụ mới, hiện đại như: Đại lý nhận lệnh chứng khoán; thanh toán tiền qua thẻ ATM (thấu
chi thẻ ATM), máy POS; chương trình tiền gửi tiết kiệm đa linh hoạt, gởi một nơi rút nhiều
nơi; dịch vụ hỗ trợ du học; thanh toán mua bán nhà qua Ngân hàng... MHB Cần Thơ là
Ngân hàng thương mại duy nhất trên địa bàn được Ngân hàng Thế giới (WB) chọn làm đối
tác trong việc cho vay nâng cấp sửa chữa nhà đối với những hộ dân ở trong vùng chịu ảnh
hưởng trực tiếp của Dự án nâng cấp đô thị do WB tài trợ, đã giải ngân cho 877 hộ vay với
số tiền hơn 10 tỷ đồng.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG MHB – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.3.1 Sơ đồ tổ chức
MHB Cần Thơ được thành lập vào tháng 05/1999, lúc đầu chỉ với khoảng hơn 20 cán
bộ công nhân viên từ NHNN và các NHTM chuyển sang. Sau một thời gian hoạt động, Chi
nhánh đã dần kiện toàn bộ máy các phòng ban, sắp xếp và đào tạo cán bộ, củng cố hoạt
động, phát triển kinh doanh, đến nay đã thành lập được 3 phòng giao dịch (Ô Môn, Ninh
Kiều, Thốt Nốt) nâng số lượng cán bộ công nhân viên lên 110 người. Cốt lõi của sự phát
triển vững chắc trong những năm qua là việc chú trọng trong khâu quản lý, điều hành và sự
đoàn kết gương mẫu, nhất trí cao của Ban Lãnh đạo đến chất lượng công việc của từng cá
nhân, từng mảng công việc và từng loại hình dịch vụ cụ thể. Đồng thời luôn đảm bảo sự
phát triển cân đối hài hòa của tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh. Đây cũng
là thành quả của sự đầu tư cho con người cũng như sự nỗ lực không ngừng của cả một tập
thể và mỗi cá nhân.
Để thấy rõ quan hệ giữa các phòng ban tại Ngân hàng, ta xem xét sơ đồ cơ cấu tổ
chức sau đây:
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của MHB – chi nhánh Cần Thơ
3.3.2 Chức năng của các phòng ban
Ban Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Ký kết,
phê duyệt các hợp đồng tín dụng. Được ký các quyết định về công tác cán bộ như: khen
thưởng, kỷ luật, trừ lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiễm đối với các chức danh quản
lý công việc không trái với điều lệ và các nội quy, quy định của Ngân hàng MHB.
Phòng Kinh doanh: Nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn để lập kế
hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn; tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp
vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh và tái bảo lãnh; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay
đúng quy trình nghiệp vụ và trình cấp trên phê duyệt; đôn đốc thu hồi các khoản đến hạn,
quá hạn, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý nợ xấu; thực hiện công tác thông tin phòng
ngừa rủi ro, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tính dụng.
BAN GIÁM ĐỐC MHB
CHI NHÁNH CẦN
THƠ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
&
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
NGUỒN
VỐN
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
HỖ TRỢ
KHÁCH
HÀNG
PHÒNG
QUẢN
LÝ RỦI
RO
PHÒNG
KIỂM
SOÁT
NỘI BỘ
PHÒNG GIAO
DỊCH NINH KIỀU
PHÒNG GIAO
DỊCH Ô MÔN
PHÒNG GIAO
DỊCH THỐT NỐT
Phòng hỗ trợ khách hàng: Hỗ trợ những thông tin cần thiết cho khách hàng về các
dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, việc chi trả lãi, hoàn chỉnh hồ sơ khách hàng…
Phòng quản lý rủi ro: Quản lý hồ sơ của các khách hàng vay tại Ngân hàng; quyết
định cho vay hay không cho vay (trong phạm vi quyền hạng được cho phép); thẩm định tài
sản, phương án kinh doanh của khách hàng, ra quyết định cho vay…
Phòng Nguồn vốn: Có chức năng huy động các nguồn vốn trong dân cư, thường
xuyên theo dõi lãi suất của thị trường để có lãi suất huy động thích hợp và đưa ra kế hoạch
huy động. Đồng thời, phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của Ngân
hàng.
Phòng Kế toán & Ngân quỹ: Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản gửi tiền, chuyển
tiền theo đúng quy định của Ngân hàng MHB; lập báo cáo về hoạt động kinh tế tài chính,
quản lý các loại vốn, tài sản, quản lý các hồ sơ thế chấp, bảo lãnh, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ,
tài liệu kế toán và thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ (phát sinh trong
ngày; phát hiện và ngăn chặn tiền giả).
Phòng Hành chánh-Nhân sự: Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động,
đào tạo nhân viên, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ
lao động, thực hiện công tác văn thư, hành chính quản trị; lập các báo cáo về công tác cán
bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính – quản trị theo quy định.
Phòng kiểm soát nội bộ: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của
nhân viên theo đúng pháp luật và điều lệ của Ngân hàng MHB; lập báo cáo kết quả công
tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất, phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của
Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính trọng việc thanh tra, kiểm tra tại
Chính nhánh.
3.3.3 Nhận xét về cơ cấu tổ chức
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB Cần Thơ đã thể hiện sự quản lý bao quát của Ban
Giám Đốc xuống các phòng ban chức năng cũng như các phòng giao dịch trực thuộc. Điều
này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành và nắm bắt tình hình hoạt động của
toàn chi nhánh dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các
phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một
mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của các phòng chức năng không bị
đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Bên cạnh
đó, sự phân tách gần đây của Phòng Nghiệp vụ kinh doanh thành 3 phòng: Phòng Kinh
doanh, Phòng Hỗ trợ khách hàng và Phòng Quản lý rủi ro giúp Ngân hàng ngày càng hoàn
thiện trong các nghiệp vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh là hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi. Sự cơ cấu lại về mặt tổ chức của MHB Cần
Thơ còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn trong xu thế cạnh tranh hội nhập như ngày
nay, đặc biệt là trong bước đường cổ phần hóa của chính bản thân ngân hàng.
3.4 PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI MHB
CẦN THƠ
3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết
sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về
chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả. Vì thế, việc tìm hiểu đánh giá, xác định cơ cấu
nguồn vốn giúp ngân hàng chủ động và kịp thời đưa ra những chiến lược huy động vốn tốt
nhất cho từng thời kỳ.
Bảng 3: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của MHB qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Khoản mục 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 254.814 345.050 424.404 90.236 35,41 79.354 22,99
Vốn điều chuyển từ hội sở 389.659 529.186 659.234 139.527 35,8 130.048 24,57
Tài sản nợ khác 10.107 25.622 40.709 15.515 153,5 15.087 58,88
Tổng 654.580 899.858 1.124.347 245.278 37,47 224.489 24,94
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2006, tổng
nguồn vốn của Ngân hàng là 654.580 triệu đồng, sang năm 2007 tổng nguồn vốn đạt
39%
59%
2%
38%
59%
3%
38%
58%
4%
899.858 triệu đồng, tăng 245.278 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 37,47% so với
năm 2006. Đến năm 2008, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 1.124.347 triệu đồng, tăng
224.489 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 24,94% so với cùng kỳ năm trước. Ta
xem xét tỷ trọng từng khoản mục vốn của chi nhánh qua biểu đồ sau:
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Vốn khác
Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ từ 2006-2008
Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là
vốn huy động từ địa phương và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn điều chuyển từ ngân hàng
cấp trên chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%) và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006,
vốn điều chuyển từ hội sở là 389.659 triệu đồng, sang năm 2007, nguồn vốn này tăng
35,8% (tương đương tăng 139.527 triệu đồng) so với năm 2006. Đến năm 2008, vốn điều
chuyển tiếp tục tăng 24,57% (tương đương tăng 130.048 triệu đồng) so với cùng kỳ năm
trước. Ta thấy, Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Điều
này làm giảm tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động đầu tư và cho vay. Thêm vào
đó, việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn điều chuyển còn khiến Ngân hàng phải gánh chịu
thêm một khoản chi phí, do sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất từ việc sử dụng
nguồn vốn điều chuyển. Sự gia tăng chi phí gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết
quả hoạt động của Ngân hàng.
Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy
động được tại địa phương (chiếm trên 35%) và khoản mục này có sự gia tăng qua 3 năm.
Năm 2006, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 254.814 triệu đồng. Sang năm 2007, vốn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
huy động đạt 345.050 triệu đồng, tăng 35,41% (tăng 90.236 triệu đồng) so với năm 2006.
Đến năm 2008, nguồn vốn này đạt 424.404 triệu đồng, tăng 22,99% (tăng 79.354 triệu
đồng). Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự gia tăng qua các năm do
Ngân hàng đa dạng các hình thức huy động như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang,
gởi tiền tặng tiền... bên cạnh đó mức lãi suất huy động cũng rất hấp dẫn. Điều này chứng tỏ
Ngân hàng vẫn luôn quan tâm, có định hướng và những chính sách huy động vốn kịp thời
nhằm duy trì được khách hàng cũ, đồng thời mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng
vốn huy động. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn khá hạn chế do
áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng thương mại khác trong cùng thành phố.
Khoản mục sau cùng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là các khoản vốn khác,
bao gồm: thu nhập giữ lại, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, các khoản phải trả, hao
mòn tài sản cố định... Các khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (dưới 4%) nhưng
có xu hướng tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2006, nguồn vốn này là 10.107 triệu đồng.
Sang năm 2007, nguồn vốn này tăng 15.515 triệu đồng so với năm 2006. Và đến năm 2008,
tiếp tục tăng 15.087 triệu đồng so với năm 2007.
3.4.2 Cơ cấu tài sản
Tài sản có của mỗi Ngân hàng thể hiện việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh
doanh. Chất lượng tài sản có tốt có nghĩa là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Phân tích
tình hình cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng nguồn vốn
của Ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của Ngân
hàng.
Đối với một NHTM, tài sản có được phân loại theo khả năng sinh lời của nó, khi đó
tài sản được phân thành nhóm tài sản sinh lời và nhóm tài sản không sinh lời. Đối với Ngân
hàng MHB Cần Thơ, tài sản sinh lời đó là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho
Ngân hàng như: tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán
hoặc các khoản phải thu... Tài sản không sinh lời bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tài sản cố
định...
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu Ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình vào tài sản
sinh lời như thế nào thông qua sự thay đổi của loại tài sản này trong tài sản có.
Bảng 4: Cơ cấu tài sản có theo tài sản sinh lời và không sinh lời
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1. Tài sản sinh lời 474.931 72,56 609.351 67,72 691.542 61,51
2. Tài sản không sinh lời 179.649 27,44 290.507 32,28 432.805 38,49
Tổng tài sản 654.580 100,00 899.858 100,00 1.124.347 100,00
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)
Triệu đồng
200 000
400 000
600 000
800 000
1 000 000
1 200 000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tài sản không sinh lời
Tài sản sinh lời
Hình 3: Cơ cấu tỷ trọng tài sản của Ngân hàng
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tổng tài sản của Ngân hàng sự gia tăng qua
các năm.
Trong đó, tỷ trọng của nhóm tài sản sinh lời của Ngân hàng có xu hướng giảm qua
các năm. Cụ thể, năm 2006 tài sản sinh lời chiếm 72,56% trong tổng tài sản, năm 2007
chiếm 67,72% và năm 2008 chiếm 61,51%. Mặc dù tỷ trọng của tài sản sinh lời giảm qua
các năm nhưng tỷ trọng của nó vẫn chiếm đa số trong tổng tài sản (trên 60%), vẫn đang là
một tỷ trọng tương đối tốt. Và về mặt giá trị thì tài sản sinh lời vẫn có sự gia tăng qua các
năm. Nên tỷ trọng này giảm một phần là do sự gia tăng của tổng tài sản. Và sự giảm bớt về
nguồn vốn mà Ngân hàng đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời đã được chuyển sang nhóm tài
sản còn lại là nhóm không sinh lời.
Khoản mục thứ 2 trong tổng tài sản chính là tài sản không sinh lời và tỷ trọng khoản
mục này có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006 khoản mục này chiếm 27,44% trong
tổng tài sản; năm 2007 chiếm 32,88%; và năm 2008 chiếm 38,49%. Nguyên nhân là do
Ngân hàng thực hiện một số chính sách và chủ trương của nhà nước trong việc điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia. Nhóm tài sản này bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN... được
sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro. Cho nên sự tăng trưởng về
tỷ trọng của tài sản không sinh lời sẽ làm giảm thu nhập của Ngân hàng nhưng có thể
phòng tránh rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng. Đây là một sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi
nhuận mà khi kinh doanh các NHTM phải lựa chọn.
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG MHB - CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB - CHI
NHÁNH CẦN THƠ.
4.1.1 Phân tích tình hình lợi nhuận
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử
dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận
không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà
còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Trong kinh doanh tiền tệ, các NHTM một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận
do Ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải tuân thủ đối với những quy định chính sách của
NHNN về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi
nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy
định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mình.
Trong 3 năm 2006 - 2008, kết quả mà Ngân hàng đã đạt được thể hiện rõ định hướng
đúng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần
Thơ. Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong điều kiện môi trường kinh doanh
diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Để thấy rõ hơn
kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu
sau:
Bảng 5: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng MHB qua 3 năm
2006, 2007, 2008
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Khoản mục 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
1.Tổng thu nhập 90.747 116.860 162.633 26.113 28,78 45.773 39,17
- Thu nhập lãi suất 84.372 108.927 152.840 24.555 29,10 43.913 40,31
- Thu nhập ngoài lãi 6.375 7.933 9.793 1.558 24,44 1.860 23,45
2.Tổng chi phí 70.040 89.117 137.636 19.077 27,24 48.519 54,44
- Chi phí lãi suất 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86
- Chi phí ngoài lãi 19.236 24.044 19.944 4.808 24,99 (4.100) (17,05)
Lợi nhuận ròng 14.909 19.975 17.997 5.066 33,98 (1.978) (9,90)
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)
Trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế đã có rất nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu đã và đang diễn ra hiện nay. Đặc biệt, năm 2008 được đánh giá là
một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành ngân hàng. Bắt nguồn từ chủ trương thắt
chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng, lãi suất tín
dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Điều này được biểu hiện rõ nhất thông qua bảng số liệu trên. Trong năm 2006, lợi
nhuận của Ngân hàng đạt 14.909 triệu đồng và đến năm 2007 lợi nhuận đã tăng lên 33,98%
(tương đương với 5.066 triệu đồng) so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, lợi nhuận
giảm 9,90% (tương đương với 1.978 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận trong
năm 2008 giảm như vậy là do 6 tháng đầu năm Ngân hàng phải đối mặt với chính sách
thắt chặt tiền tệ và những khó khăn về thanh khoản. Đây là năm đầu tiên trong
khoảng 5 năm trở lại đây nhiều ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh
doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang
thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện rõ qua bảng tỷ
trọng và đồ thị sau:
Bảng 6: Tỷ trọng thu nhập và chi phí của Ngân hàng MHB qua 3 năm
2006, 2007, 2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1.Tổng thu nhập 90.747 100 116.860 100 162.633 100
- Thu nhập lãi suất 84.372 92,97 108.927 93,21 152.840 93,98
- Thu nhập ngoài lãi 6.375 7,03 7.933 6,79 9.793 6,02
2.Tổng chi phí 70.040 100 89.117 100 137.636 100
- Chi phí lãi suất 50.804 72,54 65.073 73,02 117.693 85,51
- Chi phí ngoài lãi 19.236 27,46 24.044 26,98 19.944 14,49
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ)
20 000
40 000
60 000
80 000
100 000
120 000
140 000
160 000
180 000
2006 2007 2008
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Hình 4: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng MHB
Triệu đồng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình thu nhập của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Cụ
thể, thu nhập năm 2006 là 90.747 triệu đồng, đến năm 2007 thu nhập tăng 26.113 triệu
đồng (hay 28,78%) so với năm 2006. Và thu nhập trong năm 2008 đã tăng lên 45.773 triệu
đồng (hay 39,17%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân gia tăng của thu nhập chủ yếu
do sự gia tăng trong khoản thu nhập từ lãi suất của Ngân hàng. Vì khoản mục này chiếm
một tỷ trọng khá cao (năm 2006: 92,97%; năm 2007: 93,21%; năm 2008: 93,98%) và tăng
đều qua các năm (năm 2007 tăng 29,10% so với năm 2006; năm 2008 tăng 40,31% so với
năm 2007). Nguyên nhân là do Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt
động thu hút khách hàng như: lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao
trình độ cán bộ tín dụng...
Bên cạnh việc thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm nhưng lợi nhuận
của Ngân hàng lại có lúc tăng lên (năm 2007 lợi nhuận tăng 33,98% so với năm 2006), lúc
giảm xuống (năm 2008 lợi nhuận giảm 9,90% so với năm 2007) là do chi phí tăng với tốc
độ khá cao. Chi phí năm 2006 là 70.040 triệu đồng, năm 2007 chi phí của Ngân hàng tăng
19.077 triệu đồng (tương đương với 27,24%) so với năm 2006. Và đến năm 2008, chi phí
tăng lên khá cao 48.519 (tương đương với 54,44%), tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng
của thu nhập (là 39,17%) so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tăng cao như vậy là do Ngân
hàng tăng cường hoạt động tín dụng nên phải chi trả nhiều hơn cho lĩnh vực này. Ngoài ra,
Ngân hàng còn tăng cường các khoản chi khác ngoài chi tín dụng nhằm mục đích thu hút
khách hàng như các chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm thưởng thêm lãi suất – tặng thêm
tiền mặt”, tặng quà cho những khách hàng thân thiết... Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tăng
cường, mở rộng các hoạt động về dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ
ATM nên chi phí đã không ngừng tăng lên. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và có tính
cạnh tranh khốc liệt đối với Ngân hàng khi một mặt phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mhb chi nhánh cần thơ.pdf