Luận văn Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn năm 2010

Mục lục

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH 1

1.1. Phân tích kinh tế trong hoạt động kinh doanh 1

1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 1

1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5

1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 6

1.2. Các phương pháp phân tích 8

1.2.1.Phương pháp so sánh 8

1.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn 11

1.2.3.Phương pháp số chênh lệch 14

1.2.4.Phương pháp cân đối 14

Chương 2:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN 17

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17

2.2. Cơ sở vật chất và lực lượng lao động 20

2.2.1. Lực lượng lao động 20

2.2.2. Cơ sở vật chất 20

2.2.2.1. Bất động sản và kho bãi 20

2.2.2.2 Đội tàu 21

2.3.Bộ máy tổ chức và lực lượng lao động của công ty 24

2.4.Các lĩnh vực kinh doanh 41

 

 

Chương 3:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN NĂM 2010 42

3.1. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của

Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010 42

3.1.1. Đặc điểm tình hình 42

3.1.2. Phân tích chung KQHĐKD của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010 45

3.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của công ty

CP vận tải biển Sài Gòn năm 2010 49

3.2.1. Mục đích , ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu sản lượng 49

3.2.1.1. Mục đích 50

3.2.1.2.Ý nghĩa 50

3.2.2. Nội dung phân tích 50

3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu

sản lượng đội tàu theo từng nghiệp vụ 52

3.2.3.1. Vận tải đường biển 52

3.2.3.2. Vận tải đường sông 54

3.2.4. Phân tích khối lượng vận chuyển của đội tàu theo mặt hàng 55

3.2.4.1. Mặt hàng Gạo 55

3.2.4.2. Phân bón 56

3.2.4.3. Hạt điều 58

3.2.4.4. Bã đậu nành 59

3.2.4.5. Sắt thép 59

3.2.4.6.Quặng 60

3.2.4.7. Mặt hàng khác 61

3.2.4.8. Container hàng đông lạnh 61

3.2.4.9. Container hàng khô 62

3.3. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của công ty 63

3.3.1.Mục đích và ý nghĩa 63

3.3.2.Doanh thu khai thác tàu biển 66

3.3.3. Doanh thu khai thác tàu sông 66

3.3.4. Doanh thu từ dịch vụ hàng hải 66

3.3.5. Doanh thu từ hoạt động Trung tâm kho vận 67

3.3.6. Doanh thu cho thuê văn phòng 69

3.3.7. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên 70

3.3.8.Doanh thu từ các chi nhánh 70

3.3.9.Doanh thu từ hoạt động tài chính 73

3.3.10.Doanh thu khác 74

3.4.Phân tích tình hình thực hiện chi phí năm 2010 74

3.4.1.Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc phân tích tình

hình thực hiện chi phí 74

3.4.1.1. Khái niệm 74

3.4.1.2.Mục đích 75

3.4.1.3.Ý nghĩa phân tích tình hình thực hiện chi phí í76

3.4.2. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo

nghiệp vụ kinh doanh 77

3.4.2.1. Giá vốn hàng bán 79

3.4.2.2. Chi phí bán hàng 81

3.4.2.3. Chi phí tài chính 81

3.4.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 82

3.4.2.5. Chi phí khác 83

3.4.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo các yếu tố sản xuất 85

3.4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu 86

3.4.3.2. Chi phí nhân công 86

3.4.3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) 86

3.4.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 87

3.4.3.5. Chi phí sản xuất chung 88

3.4.3.6. Chi phí hoạt động tài chính 88

3.4.3.7. Chi phí khác 88

3.5. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và đánh giá khả năng sinh lời của Công ty năm 2010 90

3.5.1. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuân 90

3.5.2.Đánh giá khả năng sinh lời 91

3.5.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 91

3.5.2.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 91

3.5.2.3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 92

3.5.2.4.Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 92

3.6. Phân tích tình hình thực hiện đối với nhà nước 93

 

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIỆN NGHỊ 95

4.1.Kết luận 95

4.2. Kiến nghị 96

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8665 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,959,908 2,487,079,710 406 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6,083,072,098 -10,869,076,563 -16,952,148,661 -179 3.1.2. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010: ( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán) BẢNG 1: Đánh giá chung kết quả HĐSXKD của Công ty năm 2010. Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên của công ty trong năm 2010, ta nhận thấy: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đạt 122,616,960,675 (vnđ) đạt 104.32% kế hoạch và so với năm 2009 thì tỷ lệ đạt là 163%. Tốc độ tăng là 63% về tương đối và tuyệt đối là 47,371,170,66(đ). Đây thực sự là một dấu hiệu tốt, nó chứng tỏ là Công ty đang nổ lực trong công tác kinh doanh thu hút khách hàng để bù đắp lại sự thiếu hụt từ năm trước, mặc dù năm 2010 vẫn là một năm đầy khó khăn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Giai đoạn này nền kinh tế chúng ta đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 vì thế vẫn chưa đi vào ổn định. Bên cạnh đó, sự biến động giá cả của một số mặt hàng nhạy cảm được nhà nước điều chỉnh cho phù hợp với giá cả của khu vực và thế giới đồng thời đảm bảo nguồn tài nguyên của Việt Nam ngày càng cạn kiệt,như xăng,dầu, điện, nước... đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước cũng như doanh thu của công ty. Việc tăng doanh thu tới hơn 63% còn thể hiện sự năng động trong công tác điều hành sản xuất của Ban Giám Đốc công ty. Các khoản giảm trừ trong năm 2010 cũng giống như năm 2009 đều là không có. Đây cũng là một biểu hiện tốt, nó sẽ làm giảm chi phí đầu vào của giá thành đơn vị và như vậy sẽ làm cho khả năng cạnh tranh về giá cước tăng lên, sẽ làm tăng sản lượng. Công ty nên phát huy điều này. So với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn hàng bán trong năm 2010 cũng tăng vọt, tăng 50,064,727,511 đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 79%, so với doanh thu thuần năm 2009 thì tốc độ tăng giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn lượng tăng doanh thu thuần, biểu hiện này chưa được tốt, nó cho thấy chi phí để tạo ra sản phẩm năm 2010 tăng lên. Như vậy xét về tổng thể thì lượng của doanh thu tăng chậm hơn lượng tăng của giá vốn hàng bán, đây là nguyên nhân khách quan do tác động của thị trường. Tuy doanh thu thuần tăng nhanh nhưng giá vốn bán hàng cũng tăng theo đã làm cho lợi nhuận gộp năm nay không cao, thậm chí còn thấp hơn năm trước, cụ thể là lợi nhuận gộp năm 2010 đạt 9.3 tỷ đồng kém năm trước gần 2.9 tỷ đồng (giảm 22% so với năm 2009). Dấu hiệu này ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của Công ty đối với các nhà đầu tư. Nên Công ty cần điều chỉnh lại công tác quản lý chi phí cũng như có kế hoạch cụ thể để thu hút các khách hàng tiềm năng. Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm sút, doanh thu là hơn 6 tỷ đồng chỉ đạt 47% kế hoạch trong khi đó doanh thu tài chính năm 2009 là hơn 7.1 tỷ đồng. Vậy doanh thu tài chính năm 2010 giảm gần 1.1 tỷ, khoảng 16% về mặt tương đối so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2010 giảm mạnh chỉ bằng 47% của năm 2009. Thêm vào đó, chi phí tài chính cũng tăng khá mạnh, năm 2010 công ty phải chi 24.054 tỷ đồng cho hoạt động tài chính tăng 137% so với dự kiến, tỷ lệ tăng 153% so với năm 2009, đạt tới con số 8.367 tỷ đồng. Nguyên nhân do Công ty phải trả nợ vay ngân hàng để đóng tàu Saigon Queen là 1.6 tỷ đồng, đong tàu Saigon Princess là 12.6 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá là 9.857 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng nhẹ, tổng chi phí là 6.329 tỷ đồng đạt 97.37 % kế hoạch,chỉ tăng hơn 329 triệu đồng khoảng 5% so với năm trước. Con số này tăng nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận và vẫn được kiễm soát, trong năm Công ty đã cân đối và có biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các chi phí không cần thiết ở trụ sở Công ty Do sự gia tăng mạnh của các loại chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay nên đã khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD năm 2010 đạt, lỗ khoảng 15 tỷ đồng trong khi năm 2009 Công ty chỉ lỗ khoảng 2.5 tỷ. Như vậy năm nay Công ty lỗ ở mức đáng quan tâm,tăng rất cao so với năm 2009 là 491%. Các khoản thu chi khác:Năm 2010, tổng thu khác của Công ty là 12.06 tỷ đồng đạt 402.04 % kế hoạch nhưng vẫn giảm 37 % so với năm trước. Các nguồn thu chủ yếu là nhượng bán tài sản được 4.621 tỷ đồng, thu từ chênh lệch đánh giá tài sản góp vốn vào Công ty liên doanh Bình Minh là 4.412 tỷ đồng, tiền đền bù và bồi thường là 356 triệu và các khoản thu nhỏ khác. Còn về các khoản chi, tổng số tiền chi ra là 4.213 tỷ đồng đạt 284.4 % kế hoạch,giảm 34 % so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã quản lý các khoản chi rõ ràng hơn, hiệu quả hơn vì các khoản chi khác là các khoản chi nhỏ, không được kế toán vào khoản mục riêng nên việc chi phí này quá cao chứng tỏ công ty đã không chủ động được các khoản chi làm cho công tác tài chính của Công ty không được rõ ràng minh bạch. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 lỗ 10.869 tỷ đồng trong khi kế hoạch là lãi 6.174 tỷ đồng, giảm 279 % so với năm 2009. Trong năm 2010, chi phí kinh doanh đã phát sinh quá cao nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ cho nên Công ty đã chọn phương án là nhượng bán tài sản để bù đắp khoản lỗ này. Tóm lại: Công ty CP vận tải biển Sài Gòn hoạt động dựa trên ba chức năng chính là vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho bãi văn phòng và dịch vụ hàng hải nên phụ thuộc rất lớn vào sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Bởi vì thế mà sự hồi phục nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 2010, chỉ tiêu doanh thu tăng cao nhưng việc kinh doanh lại không đạt hiệu quả, cụ thể là lỗ gần 10.87 tỉ đồng. Đây là hệ quả của công tác quản lý lỏng lẻo và chiến lược phát triển chưa thích đáng.Trong thời điểm nền kinh tế cả thế giới đang trong tình trạng xuống dốc, đóng băng thì Công ty lại quyết định quá mạo hiểm là vay ngân hàng để đóng tàu Saigon Princess và tiếp sau đó là tình trạng lãi suất cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng của lạm phát nên cũng tăng lên dẫn đến thực trạng Công ty không có khả năng trả được nợ buộc phải chi trả số tiền lãi vay cao. Như vậy để giải được bài toán này, Công ty cần có một kế hoạch quản lý chi phí chặt chẽ cũng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng tăng doanh thu cho Công ty, điều quan trọng nhất trong thời điểm này là phải tìm ra phương án hoàn trả những khoản nợ trên một cách nhanh chóng. 3.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của công ty CP vận tải biển Sài Gòn năm 2010: 3.2.1. Mục đích , ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu sản lượng: 3.2.1.1. Mục đích: Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải nhằm các mục đích sau: Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo kế hoạch và cũng đồng thời giúp cho công tác lập kế hoạch cho những năm sau dựa trên những nhân tố khách quan và chủ quan đặc biệt là trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt của cảng trong khu vực. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các mặt, từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm,những nguyên nhân chủ yếu tác động đến tình hình thực hiện này để phát triển những tiềm năng chưa được khai thác của doanh nghiệp Đề xuất những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để cũng cố thế mạnh của doanh nghiệp, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi cơ cấu sản xuất….Từ đó xác định con đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai về cả quy mô lẫn cơ cấu sản xuất. 3.2.1.2.Ý nghĩa: Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng rất cần thiết và quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả phân tích chỉ tiêu sản lượng làm cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác một cách rõ ràng chính xác hơn. Nếu việc phân tích đạt những yêu cầu: đầy đủ, khách quan, triệt để và thực hiện được các mục đích trên sẽ tạo điều kiện xác định được nguyên nhân gây ra tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện để người quản lý doanh nghiệp thấy được tình hình thực tế cũng như những tiềm năng tương lai của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn trong công tác dự báo kế hoạch và điều chỉnh được hiệu quả SXKD của công ty cũng như việc thực hiện các chính sách chế độ trong công tác tài chính về đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước đã mang lại cho công ty nhiều tiềm năng mới. 3.2.2. Nội dung phân tích: Trên cơ sở sự khác biệt của môi trường di chuyển, ngành vận tải chia ra vận tải thủy, vận tải bộ và vận tải hàng không. Trong vận tải thủy bao gồm các doanh nghiệp vận chuyển, doanh nghiệp xếp dỡ, doanh nghiệp đóng mới, sữa chữa phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, các doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng đại lý, dịch vụ hàng hải, cho thuê kho bãi….Nhưng trong đó chỉ có hoạt động vận chuyển và xếp dỡ tạo ra sản phẩm vận tải, còn các hoạt động khác chỉ nhằm hỗ trợ cho hai hoạt động trên. Thế nên khi ta phân tích chỉ tiêu sản lượng của Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn thì ta chỉ phân tích về sản lượng vận chuyển của đội tàu, theo các chỉ tiêu sau: Khối lượng hàng hóa vận chuyển: là khối lượng hàng hóa mà đội tàu đảm nhiệm chuyên chở. Chỉ tiêu này nói lên mức độ phục vụ của doanh nghiệp vận tải đối với các ngành khác Cự ly vận chuyển là khoảng cách dịch chuyển của hàng hóa trong không gian. Khối lượng hàng hóa luân chuyển: chỉ tiêu này được tính bằng tích số giữa khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển. Chỉ tiêu này biểu hiện toàn bộ khối lượng công việc vận chuyển của doanh nghiệp. PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 So sánh Chênh lệch Mức độ ảnh hưởng đến Ql Tuyệt đối Tương đôí 1 Khối lượng hàng vận chuyển Q Tấn 56,230 133,100 237% 76,870 195,711,020 137% 2 Cự ly vận chuyển bình quân L HL 2,546 2,678 105% 132 17,569,200 12% 3 Khối lượng hàng luân chuyển Ql THL 143,161,580 356,441,800 249% 213,280,220 3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng đội tàu theo từng nghiệp vụ: 3.2.3.1. Vận tải đường biển: ( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán) Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2010 đạt 356,441,800 THL tăng hơn 149% (tương ứng 213,280,220 THL) so với năm 2009. Sự tăng vọt này là do sự gia tăng về cả khối lượng lẫn cự ly vận chuyển, đặc biệt là khối lượng vận chuyển đã tăng vọt từ 56.230 tấn lên đến 133,100 tấn. Tuy nhiên khối lượng vận chuyển này vẫn chưa tương xứng với khả năng vận chuyển của cả đội tàu. Vì đội tàu của công ty có tổng trọng tải là 13,300 DWT chuyên phục vụ cho các tuyến Đông Nam Á và Tây Á, thì thời gian vận chuyển bình quân chỉ mất khoảng 1 tháng/ chuyến. Từ đó ta có thể thấy, nếu xét ở điều kiện thời tiết thuận lợi thì ít nhất 1 năm đội tàu cũng phải thực hiện được 24 chuyến (hai tàu), tương ứng với tổng khối lượng vận chuyển là khoảng 280,000 tấn (chỉ tính cho chiều đi, chiều về chạy rỗng). Do đó, dù sản lượng vận chuyển có tăng nhưng công ty cũng không nên quá chủ quan mà cần cố gắng tìm ra giải pháp khai thác triệt để khả năng vận chuyển của đội tàu để đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Nhưng trước tiên ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sản lượng vận chuyển của đội tàu trong năm 2010: Sỡ dĩ khối lượng vận chuyển của năm 2010 tăng lên rất nhiều so với năm 2009 là vì đến tháng 10 năm 2009 thì việc đóng tàu Saigon Princess mới hoàn thành và được đưa vào khai thác cùng với tàu Saigon Queen. Ở năm 2010, số ngày dừng tàu chưa đạt theo ý muốn vì phụ thuộc vào thời tiết, cầu cảng, thời gian bốc xếp ở Cảng, tàu Sài Gòn Princess mất 10 ngày dừng tàu để giải quyết tranh chấp thiếu hụt hàng hóa. Vì vậy, bộ phận khai thác của Công ty cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ về tuyến đường cũng như thời tiết mỗi khu vực mà tuyến tàu đi qua để chủ động công tác phòng tránh và tính toán thời gian vận chuyển cho phù hợp. Mặt khác, cần thiết lập một hợp đồng vận chuyển chặt chẽ với các khoản mục rõ ràng, nhất là việc hao hụt mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp làm đình trệ thời gian chạy tàu. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010 tàu Saigon Queen được Công ty T.K.B Đan Mạch thuê định hạn nên trong thời gian này chỉ có tàu Saigon Princess trực tiếp khai thác. Điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng cả đội tàu. 3.2.3.2. Vận tải đường sông: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG VẨN CHUYỂN ĐƯỜNG SÔNG STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 So sánh Chênh lệch Mức độ ảnh hưởng đến Ql Tuyệt đối Tương đôí 1 Khối lượng hàng vận chuyển Q TEU 1,180 793 67% -387 -79,722 -33% 2 Cự ly vận chuyển bình quân L Km 206 213 103% 7 5,551 2% 3 Khối lượng hàng luân chuyển Ql TEU.Km 243,080 168,909 69% -74,171 ( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán) Đội tàu sông của Công ty gồm có 2 tàu là Long Phú 1 và Long Phú 2 với tổng trọng tải là 1960 DWT, chuyên phục vụ tuyến Sài Gòn – đồng bằng sông Cửu Long. Qua bảng tổng hợp ta thấy khối lượng vận chuyển năm 2010 đạt con số 793 TEU, giảm 33 % so với năm 2009 với giá trị tuyệt đối là 387 TEU. Nguyên nhân là do từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010 cả 2 tàu ngưng khai thác tuyến Saigon- Sadec do khách hàng không nhập hàng thức ăn gia sức bằng container và không có hàng thủy sản xuất khẩu vận chuyển bằng đường sông nên phải tìm khách hàng khai thác ở khu vực Sài Gòn. Mặt khác, do từ đầu tháng 2 năm 2010 trục đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương đã chính thức được thông xe, điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến sản lượng của đội tàu, vì trục đường này đã san sẻ bớt lượng hàng từ các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long đi thành phố Hồ Chí Minh thay vì đi bằng đường thủy như trước kia và đây cũng là nguyên nhân làm tăng cự ly vận chuyển bình quân năm, chỉ tiêu này cũng tăng nhẹ khoảng 7 Km so với năm 2009. Điều này cho thấy Công ty đang mở rộng thị trường dần xuống khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tiềm năng rất lớn về sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là lúa gạo, trái cây và thủy sản đông lạnh. 3.2.4. Phân tích khối lượng vận chuyển của đội tàu theo mặt hàng: Đội tàu của Công ty là loại tàu bách hóa tổng hợp chuyên chở nhiều loại hàng khác nhau nên việc phân tích sản lượng vận chuyển riêng từng mặt hàng cũng góp phần tích cực trong việc đánh giá cũng như đề xuất phương án phát triển trong thời gian tới của Công ty. Mỗi mặt hàng vận chuyển đều có yêu cầu bảo quản, cách thức xếp dỡ và cước phí vận chuyển khác nhau, cho nên nhờ việc phân tích sản lượng ta biết được mặt hàng nào là mặt hàng chủ lực của Công ty hay sản lượng của từng mặt hàng có xu hướng biến động như thế nào và nguyên nhân biến động chính là gì…để chuẩn bị công tác bố trí tàu cho thật phù hợp, tận dụng năng suất, hệ số trọng tải của tàu. Từ đó đưa ra các phương án phù hợp với khả năng của Công ty 3.2.4.1. Mặt hàng Gạo: Gạo là một trong những mặt hàng tiềm năng nhất của đội tàu, có sản lượng chuyên chở hàng năm khá cao và ổn định vì nước ta là nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan và là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai trong nước , sau hạt điều. Hơn nữa, mặt hàng này là chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng xuất khẩu đổ về thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, điều đó đã làm cho sản lượng gạo năm 2010 đạt mức 28,890 tấn tăng 120 % tức khoảng 15, 796 tấn so với năm 2009 chiếm 22% tỉ trọng trong tổng khối lượng hàng mà đội tàu chuyên chở góp phần làm tăng sản lượng của cả đội tàu lên cao hơn năm trước. Trong năm 2010, Công ty đã tìm kiếm thu hút được một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo ở miền Tây Nam Bộ ký kết hợp đồng vận chuyển lúa gạo đi Trung Quốc, Ấn Độ, I-rắc, Philippines…nhất là thị trường Trung Quốc chiếm 30.15% sản lượng vận chuyển gạo của cả đội tàu vì nước này phải nhập một lượng lúa gạo lớn để bù đắp sản lượng lương thực bị giảm sút do thiên tai hạn hán ở vùng Tây Nam gây ra, sau đó là thị trường Ấn Độ và I-rắc chiếm lần lượt 27.58% và 24.94%, đây là các thị trường thế mạnh của Công ty vì đội tàu của Công ty thường xuyên khai thác các tuyến Tây Á nên nắm bắt khá rõ tình hình thời tiết trên tuyến và có quan hệ tốt cũng như thông thạo tập quán của các cảng ở những nước này làm cho việc vân chuyển xếp dỡ hàng rất thuận lợi nên thường đi đúng theo lịch trình dự kiến, nên được các chủ hàng rất tin cậy. Do năm 2010 có sự dịch chuyển đổi ngôi giữa thị trường nhập khẩu gạo là Trung Quốc và Ấn Độ (năm 2009 Ấn Độ dẫn đầu về sản lượng nhập khẩu gạo của đội tàu với 34.57%) nên đã làm cho cự ly vận chuyển bình quân của năm 2010 dịch chuyển đạt con số là 3,980.1 HL giảm xuống 3% tương ứng với giá trị 135.7 HL. Đây là nhân tố làm ảnh hưởng giảm 7% đến khối lượng luân chuyển gạo của năm, chỉ tiêu này đạt 115,343,298.00 THL chiếm tỷ trọng 32% trong tổng giá trị khối lượng luân chuyển của cả đội tàu trong năm, tăng 113% tương ứng với 61,080,590.80 THL. Sự gia tăng này đã ảnh hưởng đến tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển của năm là 43%. Điều này chứng tỏ mặt hàng gạo có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vận chuyển của đội tàu, đây là mặt hàng một trong những mặt hàng chủ lực mà Công ty cần có chính sách duy trì và phát triển. 3.2.4.2. Mặt hàng phân bón: Phân bón cũng là một trong những mặt hàng chủ lực vận chuyển của Công ty, đây là mặt hàng tiềm năng và truyền thống vì đa số khách hàng là các nước Châu Á là các nước đang phát triển nên vẫn còn chú trọng nền nông nghiệp như các tuyến đi từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Quatar sang Phillipines, Ai Cập sang Thái Lan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên năm 2010 sản lượng mặt hàng này đột nhiên giảm sút chỉ chiếm 6% tổng khối lượng vận chuyển trong khi đó ở năm 2009 nó chiếm đến 19% tỉ trọng và là mặt hàng được vận chuyển nhiều thứ ba sau hạt điều và gạo. Năm 2010, đội tàu của Công ty vận chuyển được 8,614 Tấn giảm đến 20% tương ứng với lượng là 2,178 Tấn so với năm 2009. Việc sụt giảm khối lượng hàng vận chuyển đã làm ảnh hưởng đến khối lượng hàng phân bón luân chuyển trong năm, cụ thể là làm giảm 4,711,928.76 THL về mặt tuyệt đối và 20% về tương đối. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm việc sản xuất phân bón trong nước phát triển, sản phẩm cũng được người dân tin dùng hơn, mặt khác tỉ giá ngoại tệ năm 2010 không ngừng tăng lên khiến việc nhập khẩu với giá thành cao, không cạnh tranh được với sản phẩm quốc nội nên các doanh nghiệp cũng hạn chế nhập mặt hàng này. Thêm vào đó hai cuối tháng cuối năm 2010 Nhà Nước đã chỉ thị cấm xuất khẩu phân bón để dự trữ tiêu dùng trong nước cho vụ mùa Đông Xuân. Trái lại, cự ly vận chuyển bình quân năm 2010 lại tăng lên 36% đạt mức 2,937.3 HL làm cho khối lượng hàng hóa luân chuyển bị ảnh hưởng tăng lên 29% cụ thể là 6,666,202,32 THL, điều này biểu hiện cho sự dịch chuyển mở rộng tuyến đường vận chuyển của mặt hàng này. Trước đây,công ty chỉ vận chuyển mặt hàng này sang các nước lân cận như Thái Lan, Philipines… thì năm 2010 Hàn Quốc lại là nước xuất phân bón cho Việt Nam nhiều nhất, sản lượng phân bón chuyên chở từ quốc gia này tăng gấp 8 lần so với năm 2009, còn Ấn Độ là nơi nhập khẩu nhiều phân bón nhất của Việt Nam. Tốc độ gia tăng về khoảng cách vận chuyển bình quân lớn hơn tốc độ giảm về khối lượng vận chuyển nên đã làm cho sản lượng hàng phân bón luân chuyển tăng lên, đạt mức 25,301,902.2 THl tăng 8% so với năm 2009, kéo theo làm tăng tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu tăng lên 1% cụ thể là tăng 1,954,273.56 THl. 3.2.4.3. Mặt hàng hạt điều: Đây là mặt hàng mà Công ty nhận vận chuyển nhiều nhất nhờ có mối quan hệ tốt với một số chủ hàng ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, họ là những doanh nghiệp có mật độ xuất hàng đi thường xuyên, chủ yếu là qua thị trường Trung Quốc, Singapore, Thái Lan….Năm 2010 thị trường xuất khẩu điều khá nhộn nhịp nên khối lượng vận chuyển mặt hàng này trong năm cũng khá cao, đạt mức 46,875 tấn tăng 196% so với năm 2009, điều này góp phần ảnh hưởng tới việc gia tăng của khối lượng luân chuyển mặt hàng này trong năm, khiến cho chỉ tiêu này tăng lên 196% về mặt tuyệt đối là 51,033,300.36 THL. Đây cũng là mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn nhất trong năm, chiếm 35% tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu. Thêm vào đó, cự ly vận chuyển bình quân năm tăng 7% so với năm 2009, với con số là 1758.6 Hl làm đẩy khối lượng luân chuyển tăng lên 5,361,562.5 THL (tăng 21%) so với năm trước. Do cả hai chỉ tiêu trực tiếp ảnh hưởng đến khối lượng luân chuyển hạt điều trong năm đều gia tăng nên khối lượng này đạt mức 82,434,375 THl trong năm 2010 tăng 217% so với năm 2009 làm cho tổng khối lượng luân chuyển của cả đội tạo tăng lên 39% ứng với con số là 56,394,862.86 Thl. Qua việc phân tích ta thấy, sự biến động về khối lượng mặt hàng này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng của đội tàu, nên công ty cần có chiến lược duy trì và phát triển các hợp đồng vận chuyển mặt hàng này. Đồng thời vì đây là mặt hàng có yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt nên cần chú trọng công tác bảo quản xếp dỡ tránh trường hợp mất mát hư hỏng trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. 3.2.4.4. Mặt hàng bã đậu nành: Đây là mặt hàng mà sản lượng nhập tương đối cao, vì sản xuất trong nước không có thế mạnh, hơn nữa chi phí sản xuất mặt hàng này cao hơn so với nhập từ nước ngoài về nên cũng là một trong những mặt hàng có nhu cầu vận chuyển cao. Cụ thể là trong năm 2010 đội tàu nhận hợp đồng vận chuyển 19,330 tấn bã đậu nành, tăng 167% và chiếm 15% trong tổng khối lượng hàng chuyên chở. Lý do là năm 2010 giá cả mặt hàng này trên thị trường thế giới đã giảm xuống so với năm 2009, giá bình quân năm 2010 là 800 VNĐ/ kg so với năm 2009 là 1000 VNĐ/kg; hơn nữa năm 2010 nước ta đã dần thoát khỏi đại dịch cúm gia cầm cũng như dịch lỡ mồm lông móng ở heo nên việc chăn nuôi cũng dần phục hồi nhu cầu thức ăn gia súc là rất lớn,khiến cho nhu cầu nhập khẩu bã đậu nành tăng cao. Trong năm 2010 này, Ấn Độ là quốc gia mà các khách hàng của Công ty nhập hàng nhiều nhất nên cự ly vận chuyển hàng bình quân cũng gia tăng, chỉ tiêu này đạt 3,254 Hl tăng 18% so với năm 2009 với mức độ ảnh hưởng lên khối lượng luân chuyển mặt hàng này là 47%, tức làm tăng 9,501,081.6 THl. Do đó, tổng khối lượng luân chuyển của mặt hàng này trong năm đạt 62,899,820 THl, tăng 214% so với năm 2009 và ảnh hưởng đến tốc độ tăng của khối lượng luân chuyển tất cả các mặt hàng là 30% tương ứng với 42,882,889.92 THl. 3.2.4.5. Mặt hàng sắt thép: Sắt thép là một trong những mặt hàng được vận chuyển rất thấp, không phải là mặt hàng chủ lực của Công ty như gạo, hạt điều và bã đậu nành. Nhưng trong năm 2010 do nhu cầu mặt hàng này trên thị trương tăng cao, nên khách hàng của Công ty cũng vận chuyển nhiều hơn. Nếu như năm 2009 mặt hàng này chỉ chiếm 8% về tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển thì năm 2009 mức độ ảnh hưởng của nó tăng lên 12%. Do việc kinh doanh xây dựng ngày càng nhiều nên thị trường vật liệu xây dựng ngày càng được chú trọng hơn, các doanh nghiệp gia tăng việc sản xuất sắt thép với chất lượng ngày càng được nâng cao đã thu hút nhiều nhà nhập khẩu không những ở các nước Đông Nam Á mà còn cả các vùng ở Tây Á vì nhìn chung thì giá sắt thép ở Việt Nam tương đối thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên Việt Nam cũng là một trong những nước nhập khẩu thép lớn, chủ yếu là từ Trung Quốc sang. Tính về mặt sản lượng, tổng khối lượng vận chuyển thép năm 2010 đạt 15,570 tấn tăng 252%, cự ly vận chuyển bình quân đạt con số 2069,2 Hl, giảm 16% so với năm 2009.Xét về mức độ ảnh hưởng đến tổng khối lượng luân chuyển thép trong năm, thì khối lượng vận chuyển làm tăng khối lượng luân chuyển lên 27,612,393.83 Thl, tăng 252%, còn cự ly vận chuyển bình quân ảnh hưởng làm giảm 6,344,307.9 THL ( giảm 58%). Cho nên chỉ tiêu này đạt 32,217,444 Thl, tăng 194% so với năm 2009, góp phần làm tổng khối lượng luân chuyển của cả đội tàu trong năm tăng thêm 21,268,085.93 THL, mức độ ảnh hưởng là 15%. 3.2.4.6. Quặng: Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy khối lượng vận chuyển quặng trong năm 2010 tăng vọt, đạt mưc 10,790 tấn, tăng 258% so với năm 2009, là mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất trong các loại mặt hàng mà công ty chuyên chở. Do việc khai thác và xuất khẩu quặng được nhà nhước kiểm soát nên trong những năm qua sản lượng mặt hàng này xuất đi không cao. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ quặng trong nước thấp nên đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, các thị trường nhập khẩu chủ yếu cũng là Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là Ấn Độ, tăng 86.6% sản lượng nhập so với năm 2009. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho cự ly vận chuyển tăng lên, đạt con số 2,796.5 Hl, tăng 45% so với năm trước với mức độ ảnh hưởng lên khối lượng luân chuyển quặng trong năm là 161% tăng tương ứng là 9,363,346.2 THl. Cho nên chỉ tiêu này đã đạt 30,174,235 THl, tăng 419% so với năm 2009. 3.2.4.7. Mặt hàng khác: Ngoài những mặt hàng chủ lực trên Công ty thỉnh thoảng còn nhận thêm một số đơn đặt hàng với khối lượng vận chuyển nhỏ lẻ như đường, muối, gỗ….Tổng khối lượng vận chuyển của các mặt hàng này trong năm đạt 2,941 tấn tăng 70% so với năm 2009 và chỉ chiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74998161-Bctt-Tot-Nghiep.doc
Tài liệu liên quan